Hôm nay,  

On ơi on! Sà lanh bon tê?

06/05/202310:07:00(Xem: 10957)
Tạp bút

soctrang

Hồi nhỏ có lần vào dịp lễ Ok Om Bok nội dắt tôi đi Sóc Trăng coi lễ hội truyền thống đua ghe Ngo của người Khmer trên sông Nhu Gia ở xã Thạnh Phú. Lớn lên, anh bạn Thạch Sum quê Cù Lao Dung (Sóc Trăng) đưa tôi tới Chùa Dơi coi đàn dơi khổng lồ đeo tòn ten trên cây sao, cây dầu xong xuống kinh Chà Và lội về bến cá Bãi Xàu uống rượu nếp Bãi Xàu say tít cung thang. Tôi còn nhớ buổi nhậu trong một quán lá đơn sơ, lần đầu tiên tôi nghe câu nói lạ tai: "On ơi on! Sà lanh bon tê?",  Sóc Sờ Bai, bòn, tâu na bòn, tâu na bòn ơi”.
     Ngót nửa thế kỷ sau ở quê người tôi lẩn thẩn ngồi nhớ Sóc Trăng.
    Sóc Trăng tên cũ là Ba Xuyên, là một tỉnh ven biển, nằm trong vùng hạ lưu phía Nam sông Hậu. Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang phiên âm tiếng Việt là Sốc-Kha-Lang, gọi tắt là Sóc Trăng. Sóc Trăng được mệnh danh là xứ kho bạc, xứ sở chùa vàng, quê hương của bánh Pía.
    Ờ, Sóc Trăng trong vòng bốn năm ngày, tôi theo anh bạn Thạch Sum vốn ưa thích hoạt động ngoài trời, lượn qua những khu chợ cũ, qua các công trình hành chánh kiến trúc kiểu Pháp, qua nhà máy xay lúa dọc theo kinh xáng Xà No, qua khu bungalow ven sông, qua cầu Phú Lộc, qua nhà thờ Sóc Trăng (xây dựng 1888, giảng đạo bằng tiếng Khmer)… Đi qua những địa danh lịch sử này tôi đều không thích cho bằng buổi thăm viếng một số chùa Miên.
    Nói tới Sóc Trăng là nói tới những người bạn bản xứ Khmer giản dị, hiền lành, sinh sống đông nhất tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Họ xem chùa chiền là nơi thiêng liêng, thờ phượng, nơi tập trung những tinh hoa về văn hóa, nghệ thuật của dân tộc.
    Chùa Khmer có kiến trúc độc đáo dựa trên tinh thần văn hóa Phật giáo Tiểu thừa, như chùa Prêk On Pu (Tầm Vu) xây dựng từ năm 1664, chùa Botum Vongsa Som Rong từ năm 1785, chùa Kh'leang có tuổi thọ 500 năm, chùa Bốn Mặt, ngôi cổ tự 500 năm, chùa Wath Sro Loun (chùa Chén Kiểu) xây dựng từ 1815, chùa Kos Tung xây dựng hơn một thế kỷ trước… Nhưng với tôi, ngôi chùa ở Sóc Trăng thu hút nhiều khách thập phương nhất vẫn là chùa Mahatup tức Chùa Dơi.
    Chùa Dơi còn gọi là chùa Mã Tộc, là ngôi chùa duy nhất thờ Phật Thích Ca của cộng đồng dân tộc Khmer sinh sống trên địa bàn tỉnh. Chùa được khởi công xây dựng vào từ năm 1569, cách nay 454 năm. Gọi là Chùa Dơi vì khuôn viên chùa là nơi sinh sống của hàng ngàn con dơi. Ban ngày dơi treo lủng lẳng trên cành cây sao, cây dầu. Buổi chiều chúng bay đi xa để kiếm ăn mờ sáng hôm sau mới quay về. Dơi trong chùa thuộc loại dơi ngựa to lớn, trọng lượng từ 1kg tới 1.5kg, cánh sải rộng khoảng 1.5m, lông màu vàng đen. Các sư sãi trong chùa cho rằng hiện tượng dơi về chùa là phúc lành nhà Phật nên cần bảo vệ chúng. Đáng tiếc nghe nói ngày nay Chùa Dơi không còn bóng dáng  một con dơi nào.
    Chùa Việt Nam vốn cổ kính, trầm mặc, khác với chùa của người Khmer kiến trúc nổi bật mang màu sắc sặc sỡ. Những hoa văn, họa tiết trang trí ở đây đều mang đặc trưng kiến trúc Khmer với nhiều tháp nhỏ trên mái chùa, phía đầu hồi chạm trổ hình rắn Naga uốn lượn. Bên ngoài chánh điện có các bức phù điêu sặc sỡ được trang trí trên các bức tường, các cột kèo khắc nổi những hình tượng tiên nữ Kâyno xinh đẹp, đầu thần Bayon bốn mặt, chim thần Krud, khỉ Hanuman, chằng tinh Yeak hung dữ... Chùa của người Khmer thường vang vọng những âm thanh từ bộ nhạc ngũ âm truyền thống.
    Ngoài ra, người Khmer còn có các lễ hội cổ truyền, như Chôl Chnăm Thmây (lễ mừng năm mới), Sene Dolta (lễ cúng ông bà), lễ Ok Om Bok (lễ cúng trăng), lễ Lôi Protip (lễ thả đèn nước), lễ Kathina (lễ dâng y), hát múa Rô Băm (hát rẳm), múa rom vong (múa lâm thôn), múa apsara … Đặc biệt là kho tàng nhạc khí dân tộc mang đặc trưng văn hóa của người Khmer, trong đó nghệ thuật có từ lâu đời là Chầm riêng chà pây (chầm riêng nghĩa là hát, chà pây tức là cây đàn chà pây), một loại hình nghệ thuật độc xướng với đàn chà pây đệm theo.
    Xa Sóc Trăng ngót 54 năm ròng tôi vẫn còn nhớ cái tên Khánh Hưng gợi nhớ một đô thị Sóc Trăng phồn hoa xưa ở vùng đất nông thôn còn khá quê mùa. Đặc biệt đặc sản Sóc Trăng thời xa xưa đó luôn là mức lôi cuốn khách thập phương đến với mảnh đất miền Nam hiền hòa này, như bưởi năm roi, vú sữa tím, cá bống sao, bún nước lèo, bún vịt nấu tiêu, bún gỏi dà, hủ tiếu cà ri, cháo cá lóc rau đắng, bò nướng ngói, bánh xèo, bánh phồng tôm, bánh tráng sữa, bánh pía, bánh ống…  
    Miền Nam là vựa trái cây lớn nhất nước nên các loại rượu đều được cất từ cây ăn trái có hương vị độc đáo miền quê sông nước, như rượu dừa, rượu mận, rượu bưởi, rượu gạo, nổi tiếng nhất vẫn là rượu nếp Bãi Xàu.
    Cuối thập niên 1960, dọc theo bến cá Bãi Xàu nằm cặp chợ Mỹ Xuyên có một quán lá của chị Bảy Sophea bán rượu nếp ngon nhất bến. Thạch Sum là khách quen mặt không nói làm gì, riêng tôi vừa bước vào quán đã cảm thấy vui lây với sự tiếp đón nồng nhiệt, mến khách của chị chủ quán. Hào hứng nhất là mỗi lần chị Bảy Sophea bưng rượu tới bàn cho khách, nụ cười tươi tắn luôn nở trên môi đi đôi với câu nói vừa lạ vừa vui tai lại thân tình của chị ai nghe cũng thích: “On ơi on! Sà lanh bon tê?” Hỏi ra tôi mới biết đây là câu tỏ tình vừa bạo gan lại vừa hồn nhiên của đôi trai gái Khmer: “Anh ơi anh! Có yêu em không?” hoặc ngược lại.
    Khi chị Sophea tiễn chúng tôi lảo đảo ra về, chị lại vui vẻ nói như hát: (*) Sóc Sờ Bai, bòn, tâu na bòn, tâu na bòn ơi” có nghĩa là mời gọi mọi người đến nơi đây. Ngôn ngữ Khmer thật tuyệt vời.
    Thạch Sum đã mất năm ngoái đúng vào dịp lễ dâng y Kathina rằm tháng 9 âm lịch ở Cù Lao Dung. Nhớ bạn tôi lại thả hồn vào những kỷ niệm một thời cùng bạn lang thang trên đất Sóc Trăng.

 

Ai về thẳng tới Năm Căn
Ghé ăn bánh hỏi Sóc Trăng, Bãi Xàu.

Đất Sóc Trăng quê mùa nước mặn
Tôi ra Vàm Tấn chở nước về xài
Về nhà sau trước không ai
Hỏi ra em đã theo trai mất rồi.

Ngó lên trời mưa sa lác đác
Ngó xuống đất hạt cát nằm nghiêng
Rượu Ba Xuyên rót đãi người hiền
Trước là đãi bạn, sau giải phiền cho anh.

 

– phan ni tấn

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi khép cánh cửa phòng ngủ, rón rén bước ra, sợ gây tiếng động làm thằng cháu nội lại giật mình thức giấc; thằng bé đã mười tháng tuổi, biết làm đủ thứ trò như con khỉ con, chiếc mũi bé xíu của nó chun lại, đôi môi dầy cong lên, mỗi khi bà nội bảo nó làm xấu, thật dễ thương, canh nó hơi mệt vì phải chơi cho nó đừng chán, lèo nhèo, nhưng chơi nhiều thì sức bà nội có hạn, làm sao chạy theo nó cả ngày được!
Những cái mặt hướng về phía trước. Những cái đầu hơi cúi, những cái lưng hơi còng có lẽ bởi sức nặng của chiếc ba lô đeo sau lưng, hay tại - nói một cách màu mè, văn vẻ, đầy giả dối là - gánh nặng của đời sống. Trước mặt tối đen. Bên phải là những cánh cửa cuộn bằng tôn đóng kín. Những cánh cửa lạnh lùng, vô cảm; lầm lì từ khước, âm thầm xua đuổi. Dưới chân là nền xi măng. Cứng và lạnh. Không thể là nơi tạm dừng chân, nghỉ mệt. Sâu vào phía sát vách là nền lót những viên gạch vuông. Không một cọng rác. Không một bóng chó hoang, mèo lạc. Không cả những hình hài vô gia cư bó gối vẩn vơ nhìn nhân gian qua lại.
Đức hạnh cao quý thể hiện thành tâm vô phân biệt. Tâm vô phân biệt tạo thành một sự bình đẳng tuyệt đối trong giáo pháp của đức phật. Giáo pháp thâm sâu vi diệu của Như Lai thì không phải ai cũng hiểu hết, cũng ngộ được điều đó đa phần các vị đại trí thấu đạt. Còn lòng từ bi của phật thì lan tỏa vô phân biệt như ánh sáng mặt trời soi sáng khắp nơi nơi, như mưa rơi tắm mát đại ngàn. Những lời giảng dậy trên đây được dẫn chứng nhiều và rõ nhứt là ở phật giáo Tây Tạng.
Anh Hai của tôi, sau chuyến vượt biên thất bại, bị giam ở nhà tù Bình Đại Bến Tre chín tháng, khi trở lại trường Phan Thanh Giản, Cần Thơ mới biết đã bị cắt hộ khẩu, mất việc làm, bèn quay về Sài Gòn sống tạm với gia đình, chờ cơ hội vượt biên tiếp theo. Một hôm, anh bị cơn sốt rét tái phát hành hạ, (hậu quả của những ngày trong trại giam), cần phải đến bệnh viện chữa trị, nhưng hộ khẩu không có, anh bèn mượn cái Sổ Sức Khỏe của thằng cháu (con bà chị họ ở kế bên nhà), để đi khám bệnh
Năm đó, tôi qua Arlington,Texas thăm gia đình, rồi ghé Dallas thăm người hàng xóm cũ thân thiết từ khi còn ở Việt Nam . Chú Thím ấy đónvợ chồng tôi nồng hậu như mọi khi, bữa ăn đặc sản món Huế như tôi yêu cầu, sau đó kéo nhau ra phòng khách ăn bánh uống trà . Rồi Thím gọi cháu ngoại: - Thiên Ân ơi, ra đây ca hát cho hai bác Canada nghe đi con.-Cô bé hai, ba tuổi tung tăng ngoan ngoãn khoanh tay chào chúng tôi, rồi bạo dạn chạy ra giữa phòng, tay giả bộ cầm micro phone, rồi nhún nhảy tự nhiên hát một bài hát Tiếng Việt thật rõ ràng .
Ngày xưa rất xa xưa, ở vùng quê thôn dã, người dân sống giản dị, đơn sơ, mộc mạc; người ta trồng tỉa những vườn rau cải, vườn ngô, vườn cà… lấy hoa lợi để sống. Thường thường có chim chóc kiếm ăn đến phá phách, dãi dãi, mổ mổ những hạt mới ươm trồng hay những nụ hoa mới ra, chúng ăn, với con người trồng tỉa lấy hoa lợi là chúng nghịch ngợm và phá hoại, ăn khín. Mới đầu chúng đến một vài con, sau rủ nhau đến nhiều hơn, cả nhà cả đàn chim chóc… và người gia chủ trồng tỉa phải tìm cách bảo vệ hoa màu của họ, nguồn sống của họ.
Người đàn bà với tay kéo tấm bạt vải phủ hai mặt bàn thấp và lổng chổng mấy cái ghế úp lại phía trên. Buổi chiều tháng chín nhả vài vệt nắng vàng sậm trên mấy lùm cây mắm khẳng khiu mọc hoang dại bên hông. Căn nhà chia làm hai, phía trên mặt lộ làm quán lộ thiên, phần còn lại là căn nhà sàn nằm doi ra mặt bờ kinh Cụt. Mặt quán cũng được biến dạng mỗi ngày. Sáng có cà-phê, hàng xôi và thuốc lá. Buổi trưa là quán cơm bình dân cho đám khách hàng chợ Giữa, đến từ các huyện xa xôi. Tối đến, chỉ còn vỏn vẹn thùng thuốc lá bán lẻ. Tất cả sinh hoạt biến dạng dưới bàn tay của người đàn bà và đứa con gái nhỏ. Người ta nhìn thấy trong đôi mắt nâu đen của hai má con in đậm hình ảnh căn nhà chật chội, bày biện lượm thượm những ghế bàn buồn bã, lạnh lùng. Bóng dáng người đàn bà và bếp lửa áo cơm, vẫn không đủ vẽ lên khung cảnh đầm ấm của một gia đình. Đứa con gái mười bốn tuổi, giống má, lầm lũi như chiếc bóng trong nhịp đời hờ hững.
Ai cũng có những hoài niệm mang theo cả cuộc đời, hoài niệm ngày càng nhiều theo tuổi tác dâng lên, người may mắn có nhiều hoài niệm vui hơn buồn để khi chợt nhớ thấy lòng vui vui. Ai cũng có những ước mơ thầm kín để khi hoài niệm thấy mình còn là người, giả như ước mơ cho người yêu cũ có cuộc sống hạnh phúc. Điều ấy nói ra ai tin nên xếp vào ước mơ thầm kín, còn những ước mơ nói ra được chỉ là hoang tưởng nhất thời như thấy chiếc xe đẹp lướt qua, ước gì mình có chiếc xe ấy. Nhưng giả sử ngày mai trúng số, có tiền mua chiếc xe ấy thì ước mơ nói ra được hôm qua đã thay đổi thành chiếc xe mắc tiền hơn nữa và đẹp hơn nữa vì là chiếc xe của hôm nay, của người mới trúng số. Khác với ước mơ thầm kính vui buồn riêng mang coi vậy mà theo ta như hình với bóng, càng thầm kín càng bền lâu sau nỗi buồn chia xa đã gặm nhấm tâm can theo tháng ngày, nghe tin người xưa không hạnh phúc thì nỗi buồn tăng lên gấp đôi nhưng nói ra ai tin trong trời đất bao la này…
Truyện HOÀNG CHÍNH - Thứ Mùa Màng Không Có Thật
Má Chanh mất rồi, đưa vô bệnh viện bị má khó thở, rồi bà đi rất mau, đi ngay trong phòng khám. Ông nói một hơi rồi lặng lẽ khóc… khóc ấm ức, nghẹn! Cứ nhìn ông già khóc vợ nghẹn lời, mà nhớ lại nhiều lần ông còn như muốn kể lể: Cuộc tình của ba với má Chanh gián đoạn rồi kết nối nhiều lần mà không đáng buồn vì là cuối đời ba vẫn yêu quý má, má vẫn yêu thương ba như ngày đầu mới gặp…
Thật khó mà nói về mình khi bước vào tuổi 90-cái tuổi lớn nhưng không thừa, đôi khi lại thiếu- Ở tuổi 90, sức khỏe xuống cấp, lôi theo sự trì trệ thoái hóa của não bộ, trở nên bảo thủ. Đôi khi lại phấn chấn, một chút quá khích, muốn bước thêm những bước dài nữa thì bị hụt hơi. Ngày xưa hăm hở viết, cứ tưởng mình đắc thủ tư tưởng cổ kim nhiều lắm. Bây giờ ở tuổi 90 lại thích đọc, như tim về nơi trú ẩn, tự an trí mình.
Câu chuyện ngày nay kể về một chuyện ngày xưa, một ngày của thuở hồng hoang loài người; hằng triệu năm trước, khi một mảnh đất trên địa cầu, sau cơn địa chấn, tách ra và trôi dạt về phương Nam, ngày càng xa thẵm và nó trôi đến phía cực Nam của trái đất, dừng lại một nơi chốn tận cùng, rồi một biên giới được dựng lên bởi bức tường Băng Tuyết vĩnh viễn. Trên mảnh đất xa xôi, ngàn năm cô đơn ấy, một loài chim Cánh Cụt ríu rít sống bên nhau, yêu thương che chở nhau cho đến chết vì nhau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.