Hôm nay,  

Tuổi già

04/05/202322:06:00(Xem: 1964)
Tùy bút

daonhu
Ảnh tác giả.

 

(Gửi ông bạn già Phạm Hữu Đạo)

 

Nhiều lúc nghĩ cũng lạ, cái ý nghĩ về tuổi già cứ đeo đẳng mãi trong trí mình không sao quên nó đi được. Nghĩ cũng tại mình. Tuổi tác là vấn đề thuộc thời gian. Sống lâu lên lão làng.  Đó là tự nhiên. Mỗi tuổi đều có những khó khăn riêng, cũng như những bịnh tật. Bà nhà tôi thường bảo nhỏ: hơi đâu mà ông để ý đến chuyên tuổi tác, già nua. Sống khỏe mạnh qua ngày nào mừng ngày đó. Gần 90 rồi mà còn được thấy các con cháu mạnh khỏe, ăn học nên người, xây dựng gia đình, là mừng rồi. Thế là mình được an ủi quá rồi. Hơi đâu mà ông lo chuyện bao đồng, văn chương, chữ nghĩa, thi phú, chính trị, chính em... Các bà ai cũng vậy, thương chồng, muốn chồng được nghỉ ngơi vui sống với tháng ngày còn lại. Nghĩ mà thương các bà. Nhưng biết làm sao bây giờ. Cứ đến 9, 10 giờ tối là buồn ngủ đến híp cả mắt, nhưng ngủ đến nửa khuya thường thức giấc đến hai ba bận. Những lúc đó làm sao cầm lòng cho được. Cứ mỗi lần thức giấc là nhớ đến những chặng đường xưa, bạn bè xưa. những năm tháng chiến tranh khói lửa. Quê nhà thì xa vời vợi. Còn đâu ngày trở về. Già quá rồi! Không biết làm gì để lấp đầy quãng đường còn lại.
     Người xưa thường bảo vợ chồng là duyên nợ. Có lẽ ý tưởng đó đến từ kinh nghiệm sống hơn là tư duy, triết lý. Hai vợ chồng sống với nhau không có nghĩa là ở chung mà là sống chung với nhau với đầy đủ ý nghĩa yêu thương, trách nhiệm đùm bọc lẫn nhau.  Thường là các bà sống lâu và khỏe hơn chồng. Giúp đỡ chồng trong tuổi già. Bà nhà tôi chăm sóc tôi từng bữa ăn, từng giấc ngủ, từng viên thuốc. Về già các bà thường phải chấp nhận những nụ hôn của ông chồng già đầy mũi dãi. Nhưng sau cái hôn ướt át đó (theo nghĩa đen của nó) các cụ không quên xin lỗi vợ làm cho các bà cảm động. Ôi trái tim của các bà thật độ lượng chẳng những cho con cháu mà cả cho chồng lúc về già.  
     Ở đâu cũng vậy, bất cứ xóm làng nào, tỉnh thành nào, Tàu, Tây, Nhật, Mỹ... bà góa bao giờ cũng nhiều hơn đàn ông góa vợ. Các ông thường tái hôn nhiều hơn các bà. Phải chăng đàn ông thường yêu cuồng nhưng cũng quên vội? Những chuyện tréo cẳng ngỗng như vậy, người đời vẫn coi đó là bình thường. Phải chăng vợ chồng già phải biết nâng đỡ cho nhau, lỡ khi tối lửa tắt đèn...
     Mới hôm nào, đến 10 giờ tối thấy bà nhà tôi vẫn còn đọc sách, tôi đến khép cái mành mành kín lại. Bà hỏi, ông làm gì vậy? Tôi cười, em không thấy trăng đang nhìn trộm em sao? Bà nheo mắt nhìn tôi. Đôi mắt bà vẫn còn có đuôi…

Đào Như

(May 3-2023)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuối tuần rảnh, cú phonetalk hai chị em cỡ chừng… hai tiếng chớ nhiêu! Chị hơn tôi 8 tuổi, cùng trang lứa với mấy ông anh tôi, nhưng vì hai chị em đã có dịp đi vượt biên (hụt) với nhau một chuyến, có hơn một tuần lễ vi vu Miền Tây, ăn ngủ cùng nhau, tâm sự đủ điều. Nhất là đêm cuối cùng chờ tàu lớn ra khơi, cả hai thao thức suốt đêm, nghe cả tiếng lục bình vật vờ trôi sông, rồi kể nhau nghe “chuyện con tim”…
Dường như con người có thể phát tiết ra khả năng kỳ lạ để thích ứng với môi trường và hoàn cảnh sống mà có lẽ chính họ đôi khi cũng không ngờ. Khi một người bị khuyết tật từ thuở ấu thời thì họ có thể phát triển một thứ khả năng kỳ diệu đến mức bất khả tư nghì đề bù đắp lại phần bị mất mát. Người chị Thứ Ba của tôi là điển hình như thế. / It appears to be that people can foster an uncanny capacity to adjust to conditions and circumstances that they may not know about. When a person has a disability since childhood, they can have an incredible ability to compensate for the loss. My Third Sister is such an example.
Không hiểu lý do nào ông bà Hai lấy tên Hụi để đặt cho con mình. Lúc còn nhỏ, Hụi trông khôi ngô sáng sủa lắm. Hụi lại ít bị bệnh hoạn và rất chóng lớn. Năm lên bốn tuổi, Hụi đã lớn kịp anh ruột mình là Hùng, lớn hơn Hụi hai tuổi. Hai anh em cũng ham chơi, cũng nghịch ngợm như bao trẻ con cùng trang lứa trong vùng...
Thật ra, cho đến ngày "tan hàng" khăn gói đi tù, Nhạc chưa có một căn nhà cho vợ con chui ra, chui vào. Là một sĩ quan ở đơn vị tác chiến, anh chẳng có phương tiện gì để làm ra tiền, ngoài một đám lính chỉ biết bóp cò, gài mìn và hô xung phong, khi đụng trận. Với số lương trung úy, cộng thêm một vợ, ba con, được khoảng bốn chục ngàn đồng một tháng, mà tiền để xây hay mua một căn nhà nho nhỏ cũng gần hơn triệu bạc, nên Nhạc cứ khất đi, khất lại hoài, với Hậu...
Người Việt bị người Tàu đô hộ hàng ngàn năm, các triều đại phong kiến Tàu ra sức hủy diệt văn hóa Việt, đồng hóa người Việt, sáp nhập đất Việt vào đất Tàu. Lịch sử cho thấy họ không thể làm được việc đó. Người Việt vẫn giữ được nước và bản sắc văn hóa riêng của mình, tuy nhiên bị ảnh hưởng nặng nề về văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử, tư tưởng, thể chế chính trị…
Buổi sáng thênh thang. Nắng dịu dàng vướng trên những ngọn cây. Được nghỉ hai giờ đầu, thằng bé học trò chạy xe qua Phú Nhuận, thả dài lên Tân Định hóng gió. Sài Gòn sớm mai như cô gái vẫn còn ngái ngủ. Tóc mượt mà đen thẫm trên mặt gối trắng tinh. Thằng bé học trò không biết đi đâu. Một tay cầm chắc tay lái chiếc Honda Dame, tay kia thỉnh thoảng lại đưa lên đẩy cặp mắt kính cận cứ chực tuột xuống. Cặp mắt kính thay đã lâu lắm rồi, bây giờ nhìn mọi thứ đã bắt đầu mờ ảo, nhưng chưa dám xin tiền bố mẹ để thay. Con đường Hai Bà Trưng ngập nắng. Chợt một tấm biển quảng cáo phía trên một cửa tiệm đập vào mắt thằng bé học trò. Và nó sực nhớ đã đến lúc phải khám, phải đo xem mắt có tăng độ hay không rồi. Hai con mắt không cận thị bằng nhau, một bên ba độ rưỡi, một bên hai độ bảy mươi lăm. Và cả hai bên nhìn cuộc sống đều nhòe nhoẹt như nhau.
An lớn lên bên cạnh mẹ từ tấm bé, đến khi có trí khôn hiểu biết em cũng chỉ thấy có mẹ. Em không thắc mắc dù trên khai sinh của em tên cha là vô danh. Một đôi lần hiếm hoi lúc mẹ con gần khít bên nhau, rảnh rang như đi hè, ngồi trên bãi biển, trời cao gió mát, biển mênh mông, An vô tình hỏi mẹ vô danh là gì? Mẹ trả lời là không có tên, rồi mẹ cũng giải thích thêm là, ba đi buôn bán xa, tận ngoài Bắc hay đâu đó, bên tàu bên tây, đi lâu quá là lâu rồi, cũng quên liên lạc về nhà nên phải khai như vậy, đặng con có giấy khai sinh đi học...
Thỉnh thoảng, tôi vẫn hồi tưởng lại thời gian hai năm dịch Covid hoành hành, chuyện khẩu trang, cách ly, hand sanitizers, vaccine Pfizer, Astrazeneca... đặng mai mốt còn kể lại cho đám cháu chắt nghe. Chúng sẽ không thể tưởng tượng nổi những cảm xúc mà chúng ta đã trải qua, lo lắng, buồn phiền, âu sầu với những hệ lụy còn kéo dài sau đó. Nhưng hôm nay tôi xin nhớ lại chuyện vui, dẫu sao cũng là chút “điểm sáng vui vẻ” trong những tháng ngày u ám đó...
Chúng tôi rời toà nhà “Tuyên Bố Độc Lập” để đến Quảng Trường Lịch Sử xem chiếc Chuông Tự Do (Liberty Bell) nổi tiếng. “Chuông Tự Do” với đường nứt của nó đã dính liền với nhiều biến cố lịch sử. Những câu chuyện về chuông đôi khi đã trở thành huyền thoại rất nhiều thú vị và cũng đã gây nhiều tranh cãi. Một điều chính yếu mà mọi người công dân Hoa Kỳ không ai chối bỏ và hãnh diện, đó là: “Chuông Tự Do” là một biểu tượng của nền độc lập Hoa Kỳ...
Gia đình tôi có sáu anh chị em. Trước 1975, bố tôi là một công chức, mẹ tôi nội trợ, cho nên cuộc sống rất thanh bạch. Cả nhà theo Đạo Phật kiểu truyền thống gia đình, giống như nhiều gia đình Việt khác. / My family has six siblings. My life was very simple before 1975 because my father was a civil servant and my mother was a housewife. Like many Vietnamese families, my entire family practices traditional Buddhism....
Căn nhà của cha mẹ tôi dựng trên một khu đất rộng, chung quanh có hàng rào, là những cây chè tàu được cắt ngay hàng thẳng lối, có cổng ra vào được xây cao, có bức tường thành bằng quánh bao bọc...
Mẹ ơi thôi đừng khóc nữa / Cho lòng già nặng sầu thương / Con đi say tình viễn xứ / Đâu có quên tình cố hương...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.