Hôm nay,  

Tình yêu là đem không gian đổi lấy thời gian

28/04/202317:02:00(Xem: 1159)
Tạp bút

couple-in-love

Em yêu dấu:
     Anh sẽ kiến giải câu nói thời danh của Marcel Proust (*) để qua đó em có thể cầm nắm được trái tim nóng bỏng của anh trên tay. Marcel Proust nói rằng "Tình yêu là đem không gian đổi lấy thời gian”.
     (1) Không gian là cái gì hữu hình, thời gian là cái gì vô hình. Marcel Proust đã đánh đổi cái hữu hình để lấy cái vô hình hay cái Không cũng thế. Bởi thể tính của Không vốn trừu tượng cho nên Proust tha hồ bay nhảy chụp bắt. Proust có thể tự do xây lâu đài hạnh phúc của mình trong trí tưởng. Proust có thể bay bổng vào cõi thiên đàng để rong chơi trong khu vườn hạnh phúc. Proust có thể sục sạo vào tận chốn địa ngục để tận hưởng những cảm xúc nóng bỏng đang bần bật run trong người chàng.
     Proust thật ngu dại mà cũng thật khôn ngoan. Proust có thể thả lỏng tâm hồn mình như chú bé đang mơ màng dõi nhìn cánh diều bay bổng ở không trung. Proust nào khác đứa bé đang chớp mắt mơ màng ngủ trong nôi mà nó tưởng như đang nằm trong bàn tay âu yếm của bà mẹ. Proust là con quỷ dữ mang trái tim của một thiên thần. Proust là một chàng đãng tử đang ngồi tụng Kinh Bát Nhã. Proust là một người điên, một thiên thần biết yêu.
     (2) Không gian là cái gì nhiễu loạn, thời gian là cái gì âm thầm. Nói một năm, một tháng, một niên đại vui ư? Thời gian nó lặng lẽ qua đi nào có biết gì? Hôm nay anh vui bên em trong khoảnh khắc và thời gian đó được ước tính một ngày. Nhưng thực ra chỉ có con phố ấy, khu vườn ấy, con đường ấy chợt bừng lên trong giây lát và người ta đã tạm ghi nhận dấu ấn ấy bằng chiếc đồng hồ hay chiếc lịch trơ trẽn, khôi hài.
     Em yêu dấu:
     Sở dĩ con người có ý thức về thời gian là vì có ngoại cảnh. Nhìn tòa lâu đài mới ngày nào nay đã trở thành hoang phế. Nhìn mái đầu xanh nay đã bạc trắng. Nhìn trẻ con dần lớn lên. Bao nhiêu diễn tiến hình thành, hủy hoại xảy ra quanh mình cho nên con người mới ý thức về thời gian.
     Vốn có ý thức về thời gian, con người lại muốn nhào lẫn không gian và thời gian làm một. Khi nó vui, nó thấy con phố ấy cũng vui. Khi nó buồn, nó thấy con phố ấy cũng buồn. Hôm nay anh vui bên em, bối cảnh ấy là thiên đường và thời gian ấy cũng thật tuyệt diệu.
     Thế đấy, cả anh và em cũng đều muốn nhào lẫn không gian và thời gian làm một. Có thể nào xóa đi cái ảo tưởng sai lầm đó trong đầu óc con người không?
     – Chỉ khi nào chúng ta không thấy cái gì Già-Chết, cái gì Sinh ra rồi Diệt mất, chẳng thấy cái gì Trước-Sau, chẳng thấy cái gì Hình Thành rồi Hủy Hoại, thì thời gian là cái gì? Nó chẳng phải là cái gì kéo dài từ vô thủy đến vô chung mà chỉ là cái chớp mắt hiện giờ.
     – Khi không gian trộn lẫn với thời gian rồi thì còn đâu là thời gian nữa ? Lúc ấy còn gì để mà nói nữa? Nó khẽ tựa đầu vào vai người đàn bà nó yêu dấu. Có một cái gì đó nhẹ nhàng như hương bay trong gió, tinh khiết như đóa hoa dược lan, sâu xa như vực thẳm, lớn tựa không trung. Không gian và vũ trụ quy vào đây. Chẳng còn ngày còn tháng. Chẳng còn anh còn em. Chỉ còn nhịp đập của trái tim. Thời gian đã quỳ xuống. Thần thánh cũng cúi đầu.
     – Khi khônng gian đã hòa lẫn với thời gian thì thời gian biến mất. Lúc bấy giờ hiện tại cũng là quá khứ, cũng là vị lai vì ba thời đã nhập làm một. Do đó anh yêu em vào giờ phút này đây thì từ vô lượng kiếp trước anh đã yêu em và mãi mãi sau này anh vẫn yêu em. Do đó đem không gian đổi lấy thời gian là lời thề nguyền thắm thiết không thể mờ phai. Cũng như Proust, anh đã yêu em bằng trái tim bất hoại, trái tim bất diệt cũng thế.
     (3) Không gian là cái gì thay đổi, thời gian là cái gì bất biến. Cho dù trái đất này có gặp cơn đại hồng thủy đi nữa, cho dù trái đất này có xụp đổ tan tành thì thời gian nó vẫn còn đó. Thế cho nên tất cả những gì anh và em nhìn thấy trước mắt đây chỉ là những cái hữu hạn và sẽ bị con Quỷ Vô Thường lấy đi qua bốn giai đoạn Thành, Trụ, Hoại, Không. Chỉ có thời gian là tồn tại mãi. Vậy thì nếu như có một đấng sáng tạo giữa chúng ta thì đấng sáng tạo đó chính là Thời Gian vậy.
     Em yêu dấu:
     Proust đã quá khôn ngoan để đổi cái tạm thời lấy cái vĩnh cửu. Proust quá tham lam. Khi yêu, Proust muốn ôm cả vũ trụ vào trong tay. Proust là một người điên biết yêu mà trái tim đã hóa thạch bằng những cảm nghiệm tinh khôi nhất.
     Đối với Proust anh khônng còn gì để nói nữa. Anh cũng nguyện như Proust để được yêu em bằng trái tim không tưởng, bằng niềm hoài vọng khốn cùng. Bởi vì nếu không phải như thế thì đó không phải là tình anh mà đó chỉ là sự toan tính, lừa gạt. Hay nói đúng hơn - một sự trao đổi.
     Em yêu dấu:
     Hãy đem không gian để đổi lấy tình này,
     Hãy đem thời gian để ghi dấu tình này.

 

– Đào Văn Bình

 

(*) Marcel Proust (1871-1922) vừa là nhà văn vừa là bình luận gia Pháp nổi tiếng với tác phẩm À la recherche du temps perdue  (Remembrance of Things Past/ Tiếc Thương Thời Đã Qua).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1975, tôi mới được một tuổi; đến nay, tôi 49 tuổi, coi như đã sống một nửa thế kỷ. Nhìn lại quãng đời vừa qua, tôi thấy đời tôi thật sung sướng, cho đến năm 48. Nhưng năm nay 49 thì, như nhiều người nói, bốn chín chưa qua năm ba đã tới, tôi gặp tai nạn, do chính tôi gây ra, khiến từ nay tôi không còn muốn chường mặt ra xã hội.
Sáng nay tôi thức dậy và tôi đã lên ba tuổi rồi. Mẹ đánh thức tôi bằng nụ hôn và ôm choàng lấy tôi. Mẹ đã làm bánh kếp(*). Ôi! Ngon quá! Trời rất đẹp và chúng tôi đi dạo bây giờ đây. Ánh nắng mặt trời chói lọi mơn man trên mắt tôi. Đến công viên, tôi gặp bạn bè của tôi. Cuộc đời đẹp làm sao!
Mẹ tôi, con gái quê Sơn Tây, sống cùng thời với thi sĩ Quang Dũng, nổi tiếng với bài thơ “Đôi Mắt Người Sơn Tây”. Mẹ đi lấy chồng, gia tài vỏn vẹn một con lợn nái. Mẹ kể mỗi khi ăn no, nó lại nằm ịch ngay giữa nhà, ụt ịt chờ mẹ xoa bụng. Bà ngoại mua để mẹ nuôi, lớn lên bán được số tiền to làm vốn xem như của hồi môn lúc ra riêng...
Vấn là bạn sách đèn thân thiết với Thạnh từ thuở bé. Cha Thạnh với mẹ Vấn cũng là anh em cô cậu ruột. Do vậy, anh chị em Thạnh dù lớn hay nhỏ đều là vai trên của Vấn. Vấn lại rất hiền lành nên cả nhà Trúc đều thương mến. Suốt tuổi học trò Vấn vẫn hay đến nhà Thạnh, nơi đầy đủ tiện nghi cho hơn ở nhà để cùng Thạnh học hành...
Ngày cuối tuần nào cũng như ngày hội, đường phố khu thủ đô tỵ nạn nầy đông khách lạ lùng. Thiên hạ các vùng chung quanh đổ xô đến, thi đua cùng với du khách từ những tiểu bang khác về. Nam thanh nữ tú thướt tha. Áo quần màu mè đủ vẻ đủ dáng. Những tiếng cười dòn tan yêu đời khắp chốn...
Chiếc xe hơi chạy trên con đường hẹp, uốn lượn, hai bên là những cánh đồng lúa mì hầu hết đã được gặt xong, đây đó những bó rơm, cỏ khô được cuộn tròn nằm rải rác, những cánh rừng thưa xanh ngắt, những bụi cỏ lau màu tím hồng phất phơ trong gió, những trang trại với hàng chục con cừu, bò, và cả ngựa đang thong dong gặm cỏ, những căn nhà, quán rượu, nhà thờ…hầu hết được xây bằng đá đã xỉn màu vì thời gian, với những cửa sổ bằng kính có khung sơn trắng và kiến trúc đặc thù của vùng Yorkshire...
Kéo dài được hai năm, cuối cùng thì hắn cũng quyết định bỏ trường để về nhà đi buôn. Đây là một việc cân não mà hắn đã dằn vặt vật vã suốt một thời gian dài. Hắn là sinh viên giỏi, vốn được tuyển thẳng vào trường sư phạm, thật tình mà nói thì hắn muốn vào Bách Khoa chứ chẳng phải sư phạm, chọn sư phạm vì được miễn học phí nên miễn cưỡng chấp nhận...
Suốt cả tuần nay Tokyo chỉ có một ngày nắng, hôm nay mưa đã tạnh thì khăn gói về vùng Kyoto/Osaka. Hai tuần nữa khi về lại đây thì những cây đào mượt mà nầy chỉ còn những cành cây cằn cỗi, phủ đầy rêu, trơ trụi. Vì thế mà chuôi kiếm của người samurai thường khắc cánh hoa đào để biểu tượng cho cuộc đời hào hùng, đẹp đẽ mà ngắn ngủi, đầy bất trắc.
Thành phố đầu tiên chúng tôi dự tính đến thăm là Thành phố Philadelphia, một thành phố đã từng là thủ đô của Hoa Kỳ trong thời kỳ đầu lập quốc mà nay nó đã trở thành cố đô. Sau đó chúng tôi sẽ đi thăm một vài di tích lịch sử, văn hoá và thắng cảnh đặc biệt của Tiểu bang Pennsylvania nếu thời gian cho phép...
Thầy ngồi trên kia, sau cái bàn rộng, chỉ có một quyển sách mỏng trước mặt và không thấy ông mở ra. Như thói quen, ông không viết bài, viết dàn bài trên bảng, phấn với bảng ít khi ông dùng tới, có thể tất cả đã được sắp xếp chuẩn bị chu đáo và có lớp lang trong đầu ông. Đúng vậy, ông vẫn từ tốn nói theo những ý nghĩ dường như vẫn có sẵn trong tâm trí. Ông nói không vấp váp, từ từ, lôi cuốn và thuyết phục. Ông có một « schéma » trình tự đi tới, đi tới không hề áp đảo...
Sau 1975 những người còn ở lại miền Nam Việt Nam không biết những ai đã nghĩ ra và những ai đã là người đầu tiên ra khơi vượt biển đi tìm tự do, để cho dòng người đi sau tiếp nối không bao giờ ngừng nghỉ nếu các trại tị nạn không đóng cửa chấm dứt chương trình cưu mang những người vượt biển. Ai cũng mơ ước, cũng tính đường đi tìm tự do tùy theo hoàn cảnh khả năng tài chính của mình. Bao nhiêu người đã may mắn đến bến bờ và cũng bao nhiêu người bất hạnh bỏ xác ngoài biển khơi!
Ở xóm tôi, từ đầu xóm đến cuối xóm, hầu như nhà nào cũng có người đi vượt biên. Nhưng không phải ai cũng may mắn đến bờ tự do, bởi nếu đếm số người “đi không về và cũng không bao giờ đến” ở xóm cũng cỡ hai chục mạng người, trong đó có cô bạn rất thân yêu của tôi và một gia đình mất một lúc sáu người, đó là gia đình Bà Già Gân...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.