Hôm nay,  

Trên vùng đất lạ

14/04/202321:29:00(Xem: 2989)
Truyện

sad woman
Mặt đất khô cứng dưới lưng cô. Trong bóng tối, cô không nhìn rõ khuôn mặt của gã. Nhưng cái mùi của gã thì nồng nặc bao trùm lấy cô, một cái mùi tổng hợp của mồ hôi, thuốc lá, gia vị món ăn… khiến cô muốn lộn mửa. Và thân hình to béo của gã đè nặng lên người cô. Cuộc tra tấn thể xác bắt đầu. Cô nhắm mắt lại, nghiến chặt hai hàm răng, thậm chí nín thở. Như thể đang tự đóng mọi giác quan lại. Và cố gắng không suy nghĩ gì hết. Như một cái xác. Cô ước gì mình là một cái xác thật sự, ước gì mình có thể chết đi ngay tức khắc. Nhưng tận sâu thẳm bên trong, cô biết mình không thể chết, không có quyền chết. Một phút, hai phút, năm phút… hay hàng thế kỷ đã trôi qua cho đến khi gã dừng lại, nằm vật qua một bên…
     Cho đến tận bây giờ, dù đã kỳ cọ tắm rửa hàng bao nhiêu lần, cái mùi của gã vẫn bám chặt lấy ký ức cô, cũng như cái cảm giác cơ thể bị vấy bẩn, mãi mãi không bao giờ có thể gột sạch…
 
***
 
     Alo.
    
     Alo. Có chuyện gì vậy? Sao em không trả lời, sao lại khóc? Em làm anh lo quá.
     Không, không có gì. Bao giờ anh qua đây?
     Anh nói rồi, mẹ anh đã khỏe lại, anh có thể yên tâm mà đi, tiền mọi thứ anh cũng đã gom đủ. Sang tuần tới là anh bắt đầu lên đường. Chỉ vài tháng nữa là chúng mình sẽ gặp lại nhau thôi. Hai đứa chịu khó làm ăn, chỉ vài năm là trả hết nợ cho chuyến đi, thêm vài năm nữa là có ít vốn quay trở về Việt Nam lại… Cố gắng lên em.
 
***
 
Người chủ tiệm nails, Hà, phân trần:
     – Em thấy đấy, làm ăn đâu có ai muốn phá sản hay đóng cửa. Nhưng thật sự là giữa mùa dịch này, đối với những người có nhiều vốn thì người ta gồng được, chờ qua dịch mở lại, còn chị thì không nhiều vốn mà lại vừa một cái tiệm Nails, một cái nhà hàng, chịu hết nổi, phải đóng một cái thôi.
     Từng câu từng câu của Hà vang lên lùng bùng trong tai Linh. Hà còn nói nhiều nữa nhưng Linh không nghe gì vì đầu óc cô đã chìm trong những suy nghĩ lo lắng, buồn phiền. Phát hiện ra điều đó, Hà dừng lại, nhìn cô gái ngồi trước mặt một cách ái ngại.
     Trong số tất cả 10 người thợ làm móng của Hà thì chỉ 4 người là có giấy tờ sống hợp pháp hoặc đang theo học đại học ở Anh, còn lại là dân nhập cư lậu, không một mảnh giấy lận lưng. Nhưng trong 6 người đó, hoàn cảnh của Linh là đáng quan tâm nhất, vì cô chỉ mới đến Anh đâu như 8, 9 tháng và đang mang bầu hơn 8 tháng thì bây giờ tiệm lại phải đóng cửa. Và lúc này cô ngồi đó, mặt cúi xuống, tay vân vê tà áo, mặt buồn xo. Mái tóc mỏng lòa xòa ngang vai, vóc dáng nhỏ bé, cao chỉ hơn thước rưỡi, dù đã 24, 25 tuổi nhưng trông Linh như mới 16, 17. Ngay cả cái bụng bầu vượt mặt cũng không làm cho cô có vẻ gì như một người sắp làm mẹ.
     Thấy Linh vẫn ngồi im lặng, Hà mở ngăn tủ phía dưới cái quầy tiếp tân, lấy ra một phong bì mỏng, đặt lên quầy trước mặt Linh vừa nói:
     – Em cầm lấy ít tiền. Những đứa khác thì chị không lo, chúng nó ở đây lâu rồi, chúng nó sẽ tìm được nơi khác nhanh thôi. Riêng em thì hoàn cảnh mới qua nên chị có gọi hỏi một người bạn ở London, tiệm cũng đang tạm đóng cửa trong mùa dịch, nhưng sẽ mở lại. Em ráng cầm cự qua mùa dịch, đến làm cho cô ấy. Địa chỉ, số điện thoại của cô ấy trong này.
     Linh lí nhí:
     – Cảm ơn chị.
     Linh cầm cái bì thư, nhét đại vào trong túi áo khoác. Và đứng dậy, chào rồi đi ra. Vừa bước ra khỏi cửa, lóng ngóng thế nào cái phong bì từ trong túi Linh rơi xuống đất, vài tờ tiền mệnh giá £20, £50 rơi ra. Linh vội vã cúi xuống nhặt cả tiền, cả phong bì cho vào cái túi cầm trên tay, một cái túi vải dây rút có vẽ hình bản đồ Việt Nam. Rồi cô bước đi, chiếc áo rộng thùng thình che cái bụng bầu, vai gầy dáng mỏng liêu xiêu. Nhìn từ phía sau và trong mắt người bản xứ, Linh càng giống một thiếu niên hơn là một phụ nữ đã trưởng thành.
     Nhìn theo Linh từ bên trong khung cửa kính chạy dài suốt mặt tiền cửa tiệm cho tới khi cô đi khuất, Hà thở ra rồi lại mở tủ, lấy tấm bảng nhỏ viết sẵn, đi ra treo bên ngoài cửa. Tấm bảng, viết bằng thứ tiếng Anh không được chuẩn, thông báo đóng cửa tiệm vĩnh viễn vì lý do đại dịch và làm ăn thua lỗ.
     Khi đóng cánh cửa lại từ bên trong và ngồi xuống ghế, Hà đã hoàn toàn quên mất Linh để quay trở lại với những phiền muộn, lo âu của chính mình. Như vậy là cái tiệm Nails mà cô gầy dựng hơn ba năm nay buộc phải đóng cửa vĩnh viễn! Càng nghĩ càng xót không chịu được. Tiên sư cái thằng đại dịch, tiên sư cái thằng COVID. Hà lầm bầm chửi.
 
***
 
Buổi sáng sớm. Một con đường vắng phía sau một dãy nhà kho. Sao mọi vật xam xám, nhờ nhờ như đang phủ một lớp sương mù?Một chiếc xe tải dài, phía sau có container đông lạnh đang đậu bên đường, cửa xe phía sau mở nửa chừng. Một xác người nằm dài trên mặt đất, ngay gần cửa xe, như thể bị rớt từ trong xe xuống. 2 cái xác nữa, một người phụ nữ tóc dài rũ rượi, hai cánh tay thõng xuống, bên cạnh là hai cái chân của một người đàn ông khác thò ra, nhợt nhạt. Người tài xế da trắng đứng gần chiếc xe có vẻ rối trí, hoảng hốt, đang gọi điện thoại. Một thứ tiếng nước ngoài xa lạ. Cái xác nằm ngửa dưới đất là của một thanh niên người Việt chừng 25, 26 tuổi, không mặc áo, chết vì nóng và ngạt, trước ngực còn đầy những vết cào rướm máu. Khuôn mặt người thanh niên với đôi mắt mở to trừng trừng nhìn lên bầu trời xanh xám trên cao. Chiếc điện thoại vẫn còn cầm chặt trong bàn tay co quắp lại.
Có tiếng còi xe cảnh sát, xe cứu thương từ xa đang tiến đến gần…
 
Linh giựt mình tỉnh giấc. Tiếng còi xe thực đến nỗi cô như vẫn còn nghe thấy, ngay cả khi tỉnh giấc. Và đôi mắt trừng trừng nuối tiếc cuộc đời kia rõ đến mức trái tim Linh thắt lại. Dù buồn ngủ hết sức nhưng Linh cố chống cự, vì cô biết nếu rơi vào giấc ngủ trở lại, giấc mơ kia sẽ lại tiếp nối. Vận dụng tất cả sự cố gắng, cuối cùng Linh cũng ngồi dậy được. Và khi đã ngồi dậy, cơn buồn ngủ cũng trôi đi. Linh ngồi, gục đầu vào hai bàn tay, hai vai rũ xuống.
     Bao nhiêu đêm rồi cô mơ thấy những giờ phút cuối cùng của Việt? Khi thì Việt và những người khác hoảng loạn, đập cửa, kêu gào tuyệt vọng trong cái thùng container tối om, bít bùng, nóng bức như cái hòm di động, khi thì Việt vật vã hớp những hớp không khí cuối cùng, mắt trợn ngược lên như con cá mắc cạn. Và đêm nay cô lại mơ thấy cái xác của Việt bị rơi ra ngoài, trên nền đất…
     Linh với tay bật cái đèn ngủ đầu giường. Không biết làm gì, Linh mở điện thoại ra nhìn giờ. Gần 4 giờ sáng.
     Một cách máy móc Linh mở phần tin nhắn, đọc lại tin nhắn cuối cùng của Việt vào cái ngày định mệnh ấy. “Anh xin lỗi. Anh không thở được. Nhiều người đã chết, có lẽ anh cũng vậy. Anh xin lỗi vì không bảo bọc được cho em suốt đời như đã hứa”. Từng giọt nước mắt lặng lẽ rơi xuống gò má Linh. Những tin nhắn Việt gửi từ lúc bắt đầu chuyến đi cho đến phút cuối cùng Linh đã đọc đi đọc lại không biết bao nhiêu lần và lần nào Linh cũng khóc, vậy mà Linh cứ tưởng nước mắt mình cạn khô rồi sau hai ngày nằm vùi khóc không ăn không uống, khi hay tin Việt và những người Việt Nam khác đã chết trong chiếc container trên đường nhập cư lậu vào nước Anh.
     Khi đó cái bầu trong bụng Linh đã 5 tháng. Nhiều lần gọi điện thoại cho Việt, cô muốn nói sự thật cho Việt nghe về cái thai nhưng rồi cô không sao mở miệng được, chỉ khóc. Việt lại tưởng là cô buồn, cô đơn ở xứ người nên ra sức dỗ dành. Cô tự nhủ thôi cứ để khi Việt qua rồi hãy nói, nếu Việt thông cảm thì tốt, nếu Việt không chấp nhận thì cũng đành chịu… Nhưng rồi Việt đã bỏ cô mà đi mãi mãi…
     Trong những ngày khác cô lại đau đớn với ý nghĩ nếu hai đứa cùng đi một chuyến với nhau, nếu mẹ Việt không đổ bệnh bất ngờ, có lẽ Việt vẫn còn sống, và có lẽ chuyện đó đã không xảy ra với Linh, trong cánh rừng xa xôi của nước Pháp, những ngày khắc khoải chờ sang Anh…
     Nếu và nếu… Những chữ “nếu” không bao giờ xảy ra…
     Linh ngồi lặng lẽ trong đêm. Căn buồng nhỏ hẹp mọi khi có đến ba người cùng thuê ở, nhưng hai cô kia đã quay trở về Việt Nam tháng trước vì mùa dịch, nhiều tiệm nails đóng cửa, không có việc làm.
     Có quá nhiều lý do để Linh không quay về Việt Nam. Món nợ quá lớn vay để có tiền cho chuyến đi chưa trả được bao nhiêu. Không chỉ là tiền, cô đã trả giá quá đắt để đến được đây. Và giải thích làm sao với mẹ, với mọi người về cái bụng bầu này?
     Linh cũng không muốn nhìn thấy căn nhà tuềnh toàng xập xệ chỗ thì bằng gạch, chỗ thì gỗ, có chỗ lại vá víu tạm bợ bằng bìa carton, mảnh vườn xác xơ, thân hình bất động khô héo của người cha nằm dán trên giường từ nhiều năm nay sau một tai nạn giao thông, khuôn mặt buồn rầu, hằn nét chịu đựng của người mẹ cả đời lam lũ, những đứa em lau nhau giành nhau từng cục đường đen, từng miếng cá khô…Tất cả đang mong cô gửi tiền về, chứ không phải chờ nhìn thấy cô trở về với hai bàn tay không. Càng không phải với một cái bụng bầu, thêm một gánh nặng cho cái gia đình vốn đã bị cuộc đời đè đến không thở nổi từ lâu.
     Hai người bạn làm nails kia, dù chỉ mới quen nhau từ khi cùng sống, cùng làm nghề ở đây nhưng có đủ lòng trắc ẩn trước bi kịch của Linh, đã nhét vào tay Linh những tờ tiền nhàu nát và lời chúc may mắn trước khi trở về Việt Nam.
     Linh đứng lên đi vào toilet. Cô mở vòi, rửa mặt, vốc từng bụm nước lạnh vã lên mặt. Nước lạnh làm cô tỉnh ngủ hẳn. Đột nhiên Linh cảm thấy đau nhói ở bụng. Cô gập người xuống, nhăn mặt vì đau, định đứng thẳng người lên thì lại một cơn đau khác ập tới, cô oằn người ôm lấy bụng. Một ý nghĩ hoảng hốt: không lẽ, nhưng mình còn ít nhất mười ngày nữa mới đến ngày sinh kia mà. Giá mà mấy cô bạn kia còn ở đây. Những cơn đau nối tiếp, mỗi lúc một dồn dập, dữ dội hơn. Linh không nén được những tiếng rên.
      Giữa hai cơn đau, Linh cố gắng bước ra ngoài, chộp lấy cái điện thoại định gọi cấp cứu. Nhưng rồi mình sẽ nói gì? Tiếng Anh thì chỉ lõm bõm vài chữ. Rồi nếu người ta phát hiện ra sống không giấy tờ, đuổi về VN? Sự nhút nhát và nỗi sợ bi đuổi về còn lớn hơn cả nỗi sợ chết. Đã đến nước này thì một liều ba bảy cũng liều. Ở nhà Linh từng giúp mẹ sinh em út, rồi lại giúp chị dâu sinh con, chẳng có gì phải sợ hãi. Linh cố chịu đựng cơn đau, lấy cái túi đựng đồ chuẩn bị sẵn để đi sinh dưới chân giường rồi trở lại toilet, lót một cái khăn ra sàn và ngồi bệt xuống.
     Linh nửa nằm nửa ngồi trên sàn toilet nhoe nhoét máu, quần vắt trên nắp bồn cầu, hai chân dạng ra, một cơn đau ập tới, cô vớ lấy một cái khăn nhét vào miệng để chặn tiếng thét, cô quằn quại người vì đau.
     Trong cơn đau Linh thì thầm với Việt: “Anh ơi giúp em.”
     Có phải là linh hồn Việt đã nghe lời van xin của cô hay đứa bé biết thân biết phận mà chui ra rất nhanh. Một hình hài nhỏ bé, làn da nhăn nhúm, một màu da sẫm hơn màu da của mẹ nhiều, khắp thân người nhớp nháp chất nước ối và máu, chuồi ra trên sàn như một con cá, đôi mắt nhắm nghiền nhưng cái miệng đã mở ra khóc rất to. Một đứa con trai. Linh tránh nhìn đứa nhỏ như thể việc không nhìn, không suy nghĩ sẽ giúp cô không có bất cứ cảm xúc hay ký ức gì với cái sinh linh bé nhỏ, xa lạ kia. Cô lấy cái kéo cắt dây rốn, dùng sợi chỉ buộc cuống rốn, làm vệ sinh cho cả hai rồi bế đứa nhỏ được bọc đứa trong cái khăn dày, lết ra ngoài. Đặt đứa nhỏ lên giường, Linh cũng nằm vật xuống một bên và thiếp đi.
 
***
 
Sáng sớm Chủ Nhật, vắng lặng. Một ngôi nhà thờ Tin Lành với kiến trúc cổ, đúng kiểu nhà thờ truyền thống của Anh quốc. Những bức tường đá nặng nề đã xỉn màu vì thời gian. Bao quanh nhà thờ là khoảng đất rộng với những bia mộ bằng đá giản dị, trên mỗi cái bia đều khắc hình cây thánh giá. Trước một vài ngôi mộ vẫn còn những bó hoa của người đến viếng.
     Cổng chính của nhà thờ hé mở, trên bậc thềm một chiếc giỏ đan được để đó. Có tiếng ọ ọe. Người trông nom nhà thờ, một người Anh khoảng trên dưới 60 tuổi, tóc bạc hơn nửa, trên tay cầm một chùm chìa khóa to và một tập thánh ca (hymn book) từ trong nhà thờ đi ra. Nghe tiếng khóc và nhìn thấy cái giỏ, người đàn ông sững lại, cúi xuống nhìn và giựt mình khi thấy một đứa trẻ sơ sinh còn đỏ hỏn bọc kín trong cái tã, đang oe oe khóc. Bên trong cái giỏ còn có cả gói quần áo cho trẻ sơ sinh. Người đàn ông đứng thẳng người đưa mắt nhìn quanh. Không có ai. Cái giỏ có lẽ đã được đặt ở đây sau khi ông mở cửa đi vào bên trong nhà thờ để dọn dẹp buổi sáng, vì trước đó khi bước vào ông không hề thấy.
     Đứa bé lại khóc. Người đàn ông lắc lắc cái giỏ như để dỗ dành đứa bé, lại nhìn quanh lần nữa rồi xách cái giỏ vào trong.
 
***
 
Một sân ga nhỏ ở một thành phố phía Bắc nước Anh. Vắng vẻ. Chỉ có một cặp trẻ tuổi đang ôm nhau, một anh chàng da trắng và một cô gái da màu, miệt mài hôn nhau bất chấp chung quanh, một người nghệ sĩ đường phố tuổi trung niên, có vẻ là dân một nước Đông Âu, dáng dấp gầy gò, ăn mặc tồi tàn, trên tay xách một hộp đàn guitar cũ. Và Linh. Linh ngồi trên băng ghế chờ, khuôn mặt nhợt nhạt, đôi mắt sung húp vì khóc nhiều. Bên cạnh cô là chiếc vali nhỏ cũ kỹ và chiếc túi có hình bản đồ Việt Nam.
     Chẳng ai nói chuyện với ai. Cặp tuổi trẻ vẫn tiếp tục hôn nhau, anh chàng còn thò cả tay vào phía trong quần bạn gái từ phía sau, cô gái cười rúc rích như chuột. Có tiếng còi xe lửa rồi một chiếc xe lửa từ xa tiến tới gần. Xe lửa đi London.
     Chiếc xe lửa từ từ dừng lại. Không có ai bước xuống. Cặp trẻ tuổi và người nghệ sĩ đường phố bước lên xe. Linh cũng lặng lẽ đứng dậy, xách vali và túi bước lên theo, không hề ngoảnh đầu lại…
     Xe lửa từ từ lăn bánh…

 

– Song Chi

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Con người ngậm kín cái tốt vào lòng. Để khỏi mua lấy vạ hiềm nghi ghen ghét. Tôi nhìn đứa bé từ sau lưng, sự rung động khẽ của đôi vai nhỏ bé, vẻ hạnh phúc của cái gáy nhỏ xíu măng tơ. Phút này qua phút khác, có lẽ lâu lắm, cho đến khi đứa bé bắt đầu thỏa mãn, bú chậm lại, nhưng nó vẫn ôm lấy bầu ngực của người đàn bà lạ, ngủ thiếp đi.
Biển đêm như vô thức một màu đen mênh mông, nhưng biển chứa toàn bộ lịch sử con người từ lúc còn là tế bào phôi sống cho đến khi biến thành DNA, rồi từ thú vật tiến lên con người. Lịch sử đó đầy ngập dữ liệu nhưng chôn sâu dưới đáy nước. Hồi tưởng chỉ là những con sóng nổi dập dìu, cho dù sóng lớn dữ dằn trong bão tố vẫn không mang được hết đáy nước lên trên mặt. Vì vậy, biển lúc nào cũng bí mật. Vô thức cũng bí mật. Càng gây thêm khó khăn để chứng minh sự thật vì vô thức có khả năng biến đổi dữ liệu hồi tưởng. Chỉ những người thiếu bản lãnh mới tin vào trí nhớ của mình và của người khác. Nhưng toàn bộ nhân loại sống và tạo ra ý nghĩa hầu hết dựa vào bộ nhớ. Một số ít người hiểu rõ điều này, nhưng không làm gì khác hơn, vì hồi tưởng tự động và tự nhiên xuất hiện dù không đầy đủ, kể cả, khi con người kêu gọi ký ức đến, nó cũng đến trên xe lăn, hoặc chống nạn, hoặc bò lết như kẻ tàn tật.
Chiến tranh là một nỗi đau dằn vặt của nhân loại vì không ai muốn nó xảy ra, nhưng chiến tranh vẫn cứ xảy đến như một điều kiện cần thiết biện minh cho sự tồn tại của thế giới con người. Ngày Ba mươi tháng 4 năm 1975 là một cột mốc đánh dấu một biến cố chính trị trong lịch sử chính trị thế giới, ngày cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) chấm dứt.
Năm mươi năm nhìn lại, sau ngày 30 tháng 04, 1975, cái dấu mốc lịch sử đau thương của đất nước Việt Nam, nói chung, và người dân miền Nam nói riêng. Sự thật lịch sử về ngày này đã được phơi bày rõ ràng trên mọi phương tiện truyền thông, tin tức, và trong thế giới sử. Ai cũng đã rõ, phe thắng trận, sai, phe thua trận, đúng. Điều này không cần bàn cãi nữa; cho dù kẻ chiến thắng cố tình viết lại lịch sử Việt Nam theo ý mình khi sức mạnh của họ nằm trên nòng súng. Phe thua cuộc lại là phe thắng được nhân tâm.
Tháng Tư chuếnh choáng. Say chẳng phải vì rượu dẫu chỉ nhấp môi hoặc thậm chí trong đám bạn có kẻ chẳng uống giọt nào. Nhưng họ vẫn say như thường. Những hồi ức tháng Tư lần lượt xuất hiện như một chất men nhưng không thể làm người ta quên mà chỉ là giây phút hiếm hoi nhắc nhớ để rồi quên. Quên tạm thời nỗi niềm chất chứa mà không làm sao quên hẳn.
Hai tên đeo băng đỏ đưa tôi đến một căn nhà nằm trên đường Tôn Thất Thuyết. Nay mới biết là cơ sở kinh tài của Việt Cộng. Vào bên trong, tôi thấy có một số người bị bắt trước ngồi trên băng ghế đặt ở góc một phòng lớn rộng rãi. Họ ngước mắt nhìn tôi có vẻ ái ngại. Tôi biết những người ngồi đó là thành phần đặc biệt nằm trong danh sách tìm bắt của chúng. Nhìn họ, tôi thấy mấy người quen quen. Hình như họ là viên chức Chính Phủ trong tỉnh. Tôi được đưa đến ngồi cạnh họ. Tất cả đều im lặng, không ai nói với ai lời nào ngay cả khi bất chợt nhìn thấy tôi. Có lẽ im lặng để che đậy cái lý lịch của mình, làm như không quen biết nhau, nếu có khai láo cũng không liên lụy đến người khác.
Trong cuộc đời, ắt hẳn bạn đã nhiều lần bước trên lối mòn giữa một cánh đồng cỏ hay trong một khu rừng? Thoạt đầu, lối mòn ấy cũng đầy hoa hoang cỏ dại như chung quanh, nhưng những bước chân người dẫm lên qua ngày tháng đã tạo thành một con đường bằng phẳng. Ký ức chúng ta cũng tương tự như lối mòn ấy. Những trải nghiệm với cảm xúc mạnh mẽ trong quá khứ được nhớ đi nhớ lại như những bước chân đi trên lối mòn góp phần hình thành ký ức, và cả con người chúng ta. Người Mỹ gọi loại ký ức này là “core memory” mà ta có thể dịch ra Việt ngữ là ký ức cốt lõi. Với tôi, ký ức cốt lõi ấy là những gì xẩy ra cho tôi và gia đình trong quãng thời gian kể từ khi thị xã Ban Mê Thuột thất thủ ngày 12 tháng Ba năm 1975, kéo theo sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam chưa đến bẩy tuần sau đó. Tôi vẫn nhớ, và nhớ rất rõ.
Vốn là một quân nhân, sau khi triệt thoái từ miền Trung về Saigon, tôi được bổ xung cho một đơn vị pháo binh đang hành quân ở vùng Củ Chi, Tỉnh Tây Ninh, yểm trợ sư đoàn 25 Bộ BinhB. Khoảng ba tuần trước khi mất nước tôi bị thương ở chân. Nằm trong quân y viện Tây Ninh vài ngày, bác sĩ cho về nhà dưỡng thương một tháng ở Saigon.
Ngày xưa, thông thường, chồng của cô giáo được gọi là thầy, cũng như vợ của thầy giáo được gọi là cô. Cho dù người chồng hoặc vợ không làm việc trong ngành giáo dục. Nhưng trường hợp cô giáo tôi, cô Đỗ Thị Nghiên, trường Nữ Tiểu Học Quảng Ngãi thì khác. Chồng của cô, thầy Nguyễn Cao Can, là giáo sư dạy trường Nữ Trung Học Quảng Ngãi. Cô Đỗ Thị Nghiên dạy lớp Bốn, trường Nữ Tiểu Học. Trong mắt nhìn của tôi, của con bé mười tuổi thuở ấy, cô Nghiên là một cô giáo rất đặc biệt. Cô nói giọng bắc, giọng nói trầm bổng, du dương. Tóc cô ngắn, ôm tròn khuôn mặt. Da cô trắng nõn nà. Có lần ngoài giờ học, trên đường phố của thị xã Quảng Ngãi, tôi thấy hai vợ chồng thầy Can, cô Nghiên đèo nhau trên xe gắn máy. Cô mặc jupe, mang kính mát, ngồi một bên, tréo chân, khép nép dựa vai thầy. Ấn tượng để lại trong trí của con bé tiểu học là hình ảnh của đôi vợ chồng sang trọng, thanh lịch, tân thời, cùng mang thiên chức cao cả: dạy dỗ lũ trẻ con nên người.
Tháng Tư này tròn 50 năm biến cố tang thương của miền Nam Việt Nam, những người Việt hải ngoại, đời họ và thế hệ con cháu đã trưởng thành và thành công trên xứ người về mọi mặt học vấn cũng như công ăn việc làm. Họ đang hưởng đời sống ấm no tự do hạnh phúc đúng nghĩa không cần ai phải tuyên truyền nhồi sọ. Nhưng trong lòng họ vẫn còn bao nhiêu kỷ niệm thân thương nơi chốn quê nhà.
Có một buổi trưa, hai đứa đang thưởng thức bò bía, đậu đỏ bánh lọt ở chùa Xá Lợi, góc Bà Huyện Thanh Quan và Ngô Thời Nhiệm (?), thì gặp một "cái bang". Đầu đội khăn rằn, đeo mắt kiếng cận nặng, cổ quấn vài ba chiếc khăn đủ màu và ông còn dẫn theo hai con chó, vừa đi vừa múa tay múa chân như người say rượu. Chừng như ông không cần thấy ai, chung quanh chỉ có ông và hai con chó. Người đàn ông "cái bang" đó là nhà thơ, nhà văn, nhà biên khảo nổi tiếng của Việt Nam: Bùi Giáng. Hai con chó vừa đi vừa sủa vang, khiến một số nữ sinh Gia Long đang đứng quanh xe bò bía, vội vã chạy né qua bên kia đường. T
Một ngày nọ, ngài gặp một bà mẹ, bà ôm một đứa con vừa mất vừa đi vừa khóc lóc thảm thiết, ai cũng mũi lòng thương, thông cảm vì mất con là nỗi đau khổ nhứt trong cuộc đời… người ta mách bảo là bà nên gặp Sa Môn Cồ Đàm, bà sung sướng bế con đã mất đi ngay và gặp phật, xin phật dùng phép thần thông cứu sống con bà. Xung quanh phật, các tì kheo đang ngồi cầu nguyện cho chúng sanh được giải thoát và cũng cầu nguyện cho các chúng sanh còn tại thế sẽ may mắn mà gặp được giáo pháp của Như Lai. Rồi người mẹ đau khổ cũng được gặp phật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.