Hôm nay,  

Nào là số và chữ

08/11/202209:36:00(Xem: 3498)

Truyện ngắn

poetry

 

– Giấy để viết tay, thưa bà? Giấy để viết thư ạ? người bán hàng hỏi tôi, vẻ ngạc nhiên.

 

– Không phải, để nhúm lửa. – Tôi đang định trả lời.

 

Nhưng rồi tôi xác nhận với cậu ta. Vâng, tôi muốn viết thư tay. Thật là kỳ lạ, đúng không?

 

Rõ ràng, nhìn thấy vẻ mặt của cậu là biết cậu không thể đáp ứng yêu cầu này. Cậu đã phải gọi sếp của mình, cô ấy đã sắp đến tuổi nghỉ hưu, chắc hẳn là từ xưa giờ có biết về sản phẩm này. Thật đúng như cậu ta nghĩ. Cô ấy đã đi tìm trong kho của cửa hàng và mang cho tôi món hàng mà tôi yêu cầu: một tập giấy Vê-lanh (giấy trắng rất mịn) màu mỡ gà, giống như loại mà đôi khi tôi vẫn thích sử dụng, với phong bì cùng màu.

 

Cậu bán hàng trẻ tuổi lúc nãy và một vài khách hàng có mặt trong cửa hàng cùng bước đến để xem món hàng lạ lẫm này.

 

– Cô viết thư thật sao? Rồi đem đến bưu điện gởi hả cô?

 

– Cô không viết thư điện tử? Không nhắn tin trên điện thoại sao cô?

 

Tôi trả lời cho họ rằng đúng như vậy. Có, tôi có gởi điện thư chứ, tôi cũng có biết gởi tin nhắn trên điện thoại – các cháu nội ngoại của tôi đã dạy cho tôi làm – cho dù lúc đầu tôi rất chậm chạp, và không dễ dàng tí nào, vì phải gõ nhiều lần vào các phím số, để không bị đánh sai, để gõ... chữ. Ôi thật là phiền toái! Thậm chí tôi đã bấm giờ để gõ chữ "nụ hôn" (bisous). Này nhé, tôi đã gõ hai lần

vào số 2, ba lần vào số 4, bốn lần vào số 7, ba lần vào số 6, ôi, không phải, sai rồi, lại nhầm nữa,

nó ra chữ m, bism, rồi bực mình quá, tôi phải gõ bốn lần. Tôi xóa, rồi bắt đầu lại, cuối cùng hai

lần vào số 8. Thôi thì như thế này, tôi sẽ chỉ gởi kèm hình một nụ hôn vào tin nhắn của mình, để

cho khỏi rắc rối cho rồi!

 

Đây là kết quả: một phút hai mươi bốn giây. Còn nếu dùng bút thì bốn giây! Và như thế gọi là sự tiến bộ đó.

 

Tôi không nản lòng, tập lại nhiều lần thì "thành tích" của tôi sẽ khá hơn lên thôi. Đó không phải cực nhọc hay to tát gì như phải ngốn cả đại dương, nếu như nhìn xem bọn trẻ nhỏ luôn gõ, quẹt hết tốc lực, trong tàu điện ngầm hoặc xe buýt. Chắc chắn là chúng đã nắm vững kỹ thuật một cách am tường rồi. Còn tôi thì thấy rằng nếu tôi sử dụng cây bút viết tay của tôi thì sẽ đơn giản và nhanh hơn rất nhiều. Nhưng tôi tự cho mình là một người đàn bà thông thạo thời sự. Thời sự về Internet. Các cháu tôi gửi tin nhắn cho tôi, bất cứ lúc nào trong ngày hoặc ban đêm. Chúng nó chỉ quên rằng lúc nửa đêm thì tôi đã ngủ rồi, và khi có tiếng "bíp" trên bàn nhỏ cạnh giường thì sẽ làm tôi thức giấc.

Thật may là bây giờ tôi không còn hoảng sợ nữa khi điện thoại báo một trong những tin nhắn này vào đêm thật khuya khoắt, lúc tôi đang ngon giấc: “Ai mà gọi cho mình vào giờ này thế nhỉ? Để báo cho tôi biết tin xấu gì đây? Bởi vì chắc hẳn là một tin xấu. Không ai mà gọi vào giữa đêm để nói về trời mưa nắng gió cả.” Nhưng rồi, sự tò mò khiến tôi phải tự hỏi: “Ai vậy? Tại sao?” Rồi phải bật đèn đầu giường, tìm cặp kính đeo vào mắt, và đọc: CHÁU CÁM ƠN BÀ RẤT NHIỀU đã tg ch ng phiếu cho snh 18t của cháu, ng nụ hôn (tặng cháu ngân phiếu cho sinh nhật 18t của cháu, ngàn nụ hôn), (lỗi chính tả sẽ luôn làm cho tôi bực mình, nhưng thôi, không thể nói gì với chúng, điều này là tối kỵ nếu tôi muốn duy trì các cuộc trao đổi "văn thư"của chúng nó và tôi) và Léo của bà ơi , thế là giấc ngủ của Bà Ngoại chắc chắn đã bay lên mây rồi!

 

Tốc độ tin nhắn (À, còn cái này nữa, texto – đây là một từ mà tôi đã thêm vào kho từ vựng của bà già đã được kết nối), dù sao đó là tốc độ nhanh của chúng, rất hữu dụng cho mọi người. Vì vậy, khi một đứa hỏi tôi Chủ nhật cháu có thể đến ăn trưa với bà không, tất nhiên tôi không thể nào gửi cho nó một bức thư tay viết vài chữ rồi gởi qua đường bưu điện để xác nhận cuộc hẹn. Nhất là từ lúc các bác đưa thư hầu như không còn đưa thư nữa, nên người nhận thư sẽ phải chờ đợi lâu lắm. Bạn hãy đi mà tự hiểu tại sao đi nhé!

 

Nhưng tôi còn vài người bạn từ xưa không kết nối với mạng internet, giờ nào trong ngày họ cũng

không dám gọi vì sợ làm phiền và cũng giống như tôi, rất thích tìm thấy trong hộp thư nhà mình

phong bì thực sự, phong bì chứa đựng điều vui thích về một khoảng thời gian nào đó mình đã

cùng vui chơi với người bạn phương xa, với nét chữ rất đặc biệt mà mình sẽ nhận ra trong

muôn vàn nét chữ, viết về những tin tức nào đó, rồi nhận xét về những mẩu tin ấy, và chính tả

của những dòng chữ đó thì không chê vào đâu được, (vâng, điều ấy vẫn hiện hữu và rất được

yêu chuộng), một lá thư mà ta sẽ đọc đi đọc lại hai, ba lần, và để sang một bên để rồi lại tìm lấy

và đọc nữa, để có cảm giác rằng bạn mình vẫn hiện hữu bên mình thêm lâu hơn.

 

Nhớ làm sao ngòi bút lá tre, màu mực tím của tuổi thơ, trong lọ mực bằng sứ để trong lỗ hổng

trên bàn học bằng gỗ, những chữ in hoa thanh lịch, nét đậm nét thanh, nét chữ đẹp làm sao. Lúc còn bé, tôi thường được quà là những tờ giấy viết thư màu phấn nhạt, đôi khi có hình hoa văn, và tôi rất háo hức dùng để viết thư cho các bạn thân cùng lớp, khi chúng tôi phải xa nhau trong những kỳ nghỉ hè. Những tờ giấy êm mịn đó ngày nay đã được thay thế bằng bàn phím lạnh tanh và các phím gõ chữ, số...

 

Hôm qua, Charlotte đã báo cho tôi rằng vào cuối tuần này bé sẽ đến thăm tôi. Tôi lập tức trả lời

tin nhắn của cháu bằng cách nhấn ba lần vào số 6, hai lần vào số 5. Về vấn để hiệu quả, đó là

thượng sách, tôi phải thừa nhận như thế. Đặc biệt là vào lúc nửa đêm! (Nhưng đến mấy giờ thì

chúng đi ngủ kia chứ?)

 

Trên bàn làm việc của tôi, cô bé khám phá nào là những ngòi bút, những lọ mực nhiều màu, rồi có một tờ giấy trắng loại để vẽ màu nước, tôi đã viết tên của cô bé theo kiểu giống như thuật

viết chữ đẹp nhiều lần, theo nét chữ tiếng Anh (copperplate), Rô-man, Gô-tic...

 

– Ôi cháu thích quá bà ơi!

 

– Đó là tất cả nghệ thuật viết chữ đẹp cháu à.

 

– Bà ơi, bà có thể dạy cháu viết như thế không hở bà? Bạn bè của cháu sẽ phục lăn luôn đó bà!

Cháu dám cá với bà rằng chúng cũng sẽ muốn thử viết luôn, bà ạ!

 

Và chúng sẽ bỏ cái điện thoại thông minh ra để cầm bút ngòi lá tre hay sao? Chắc tôi đang mơ?

 

Mone Dompnier

Tháilan dịch

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong tận thâm tâm tôi, thầy là một vì sao sáng, một hiền nhân vô cùng tôn kính giữa nhân gian này. Tôi chưa từng diện kiến hay bái sư nhưng toàn tâm ý của tôi thì thầy là thầy tôi từ quá khứ xa xưa chứ chẳng phải chỉ mỗi kiếp này...
Nằm trên giường tôi vươn vai duỗi chân thật thoải mái làm sao ấy, nhìn lên đồng hồ trên bàn đã 9 giờ sáng, bên ngoài trời Montreal tuyết nhè nhẹ bay trắng xóa thật đẹp. Hôm nay thứ hai đầu tuần, mọi người hàng xóm xung quanh đi làm hết, cả khu nhà yên ắng đến lạ thường, tôi mỉm cười thỏa mãn “mình về hưu rồi mà, phải tự sướng chứ!”
Sau dịp lễ Noel là không khí tháng chạp lấp ló đầu ngõ rồi! Thời tiết mùa đông lạnh lẽo đã dần nhường chỗ cho gió xuân về mơ màng trong sương sớm. Khoảng mùng 5 tháng chạp là mọi người đi tảo mộ đông vui. Đươc gặp bà con, họ hàng nội ngoại chào nhau tíu tít sau một năm tất bật là thấy tết đã sắp sửa cận kề. Tết không chỉ là niềm trông đợi của trẻ thơ mà còn là niềm vui của người lớn. Xưa chừ người ta thường nói vui như tết mà!
Con tàu rú lên tràng còi thất thanh. Âm thanh chuyển từ trầm đục sang cao chói. Chuyện gì vậy. Mọi người hỏi nhau. Sao bỗng dưng còi tàu gầm thét như con thú bị thương vậy. Tàu bỗng dưng chạy chậm hẳn lại. Và tiếng rít của bánh sắt trên đường rầy như mũi khoan nhọn xoáy vào lỗ tai. Người soát vé tất tả chạy trên lối nhỏ giữa hai hàng ghế. Chuyện gì thế ông ơi. Những câu hỏi nhao nhao. Something wrong, very wrong. Mọi người vui lòng ngồi yên tại chỗ. Người soát vé nói vội trước khi mất hút sau khung cửa nối sang toa kế tiếp. Khủng bố hay cầu đường xe lửa bị sập. Mưa lũ đã mấy hôm rồi. Người ta xớn xác hỏi nhau. Tin tức truyền miệng lan nhanh như đám cháy rừng. Không ai biết chắc chuyện gì. Chỉ biết tàu không thể tiếp tục chạy. Nhìn qua cửa sổ, chỉ thấy rừng cây đang vùn vụt dạt về phía sau bỗng chậm dần.
Đọc thơ “nhớ nhà” của Nguyễn Thị Vinh càng thêm nhớ! Ai cũng bảo rằng mùa xuân làm ấm lòng người, nhưng chưa chắc gì. Mùa xuân đó là mùa xuân ở bên ấy, bên Việt Nam họa chăng có ấm lòng, chứ mùa xuân rơi vào tiết mùa đông lạnh lẽo bên trời tây này lạnh vô cùng...
Bà Hai Kỹ lơ mơ ngái ngủ thò chân xuống giường, chợt giật nảy cả người, nước đâu mà linh láng ngập đến tận ống quyển vậy trời. Bà tỉnh ngủ hẳn, hoảng hốt la to: – Dậy, dậy mau, nước vô ngập nhà rồi!
Anh muốn về thăm Việt Nam, chị cũng vậy. Anh nói với chị: Em à, cũng hai năm rồi, tụi mình chưa về thăm Việt Nam. Anh thấy nhớ quá, nhớ hàng cây dâm bụt, gốc ổi, cây dâu đất ngoài quê anh. Nhất là ngôi nhà có bức tường thành và cái cổng bằng xi măng. Anh đã đem theo hình ảnh đó suốt mấy mươi năm rồi, nhưng lúc nào cũng nhớ nó. Mình đi về thăm một chuyến em hè...
Lần này, 2023, tôi chọn đi xem Tuy Hòa (Phú Yên) và Qui Nhơn (Bình Định) hai thành phố nhỏ, không mấy nổi tiếng với hy vọng nhìn thấy, cuộc sống tỉnh lẽ vẫn còn đằm thắm hiền hòa, chưa huyên náo chật chội như Hội An, nơi mỗi ngày có cả chục chuyến xe buýt thả nườm nượp khách du lịch xuống bến...
Những ngày cận tết trời Sài Gòn se se lạnh. Cái lạnh mang theo chút nắng hanh làm đẹp hơn bao chiếc áo len buổi sáng những con đường. Khóa học cuối năm chấm dứt bằng đêm văn nghệ toàn trường của đại học sư phạm...
Ngày Tết ai ai cũng nhớ đến bánh chưng, bánh dầy. Bánh chưng là biểu hiệu của đất trời, là tất cả của vũ trụ và của lòng hiếu thảo, có tự truyện từ lâu đời, từ đời vua Hùng Vương xa xưa. Người trong Nam còn gọi là bánh tét, có lẽ là do chữ tiết hay Tết, ý là bánh của ngày Tết...
Hôm rồi, gia đình chúng tôi bảy người, có đặt bàn tại nhà hàng The Keg (the steak house and bar nổi tiếng ở Canada ) lúc 7.30 pm. Gần tới giờ, chúng tôi phone hỏi nếu chúng tôi đến 7pm được không, họ trả lời ok, và chúng tôi liền chạy xe đến, có mặt trước 15 phút...
Mấy cái rễ chết khô này là những gì còn lại của cây mít mà tự tay tôi trồng mấy chục năm trước, bên mép một hố bom. Chúng đã theo tôi qua chặng hành trình hơn bảy ngàn cây số từ một vùng quê Quảng Nam đến thành phố lớn nhất của nước Úc. Thời chiến quê tôi là vùng đất không người và, có lúc, là vùng “tự do oanh kích”. Trở về đó sau tháng Tư năm 1975, khu vườn xưa của tổ tiên đã là một cái rừng rậm, màu xanh chồng lên màu xanh, mấy tầng, mấy lớp với những táng cây cao thấp chằng chịt dây leo, những chùm chìm bìm phủ từ trên xuống và những bụi đơm xôi đầy gai góc cố thủ bên dưới chờ chực cơ hội ngóc đầu lên, chỉ trừ màu đất sét đỏ quạch của cái hố bom sâu hoắm ở góc vườn, dấu tích của một trận oanh tạc cách đó ba năm, trong “Mùa hè đỏ lửa”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.