Hôm nay,  

Cảnh sắc Mùa Thu Bắc Mỹ

28/10/202215:42:00(Xem: 6651)
Cảnh sắc Mùa Thu Bắc Mỹ
 
Trịnh Thanh Thủy

 

 

Hằng năm, cứ đến cuối hè là tôi lại hoạch định cho một chương trình đi tìm, ngắm và chụp ảnh cho mùa thu sắp đến. Khác với mọi năm, chỉ quanh quẩn các vùng quanh tiểu bang Cali vào khoảng vài tiếng lái xe, năm nay tôi quyết định đi xa. Theo tiếng gọi của lá phong vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, tôi quyết định lên đường trực chỉ miền đất thơ mộng nổi tiếng, nơi có mùa thu vang vang rực rỡ những sắc màu. Mùa xuân có hoa, mùa thu có lá, đời sống vạn vật đổi thay một cách vô thường.
 

Tuy nhiên, có lẽ không gì huy hoàng và kỳ thú hơn sự chuyển sắc vào cuối cuộc đời của một chiếc lá lại mầu nhiệm đến vậy. Có đến đây các bạn mới cảm và nhận được phút giây huy hoàng rực đỏ trong vòng quay cuộc sống của một chiếc lá. Đặc biệt là chiếc lá phong, từ lúc nó sinh ra cho đến khi trưởng thành, già cỗi rồi từ từ đổi màu từ ngọn cây cho đến toàn thân cây. Khi tàn úa lá phải lìa cành theo tiếng gọi của trăng, sao, muôn ngàn tinh tú và gió để về với lòng đất.

 blank

Nhà trên đồi ở Vermont
blank

Nhà ven bờ hồ ở Vermont

 

 

Tôi bắt đầu cuộc hành trình dài hơn nửa tháng của mình bằng cả ba phương tiện, đường bộ, đường thủy và phi cơ để đi xuyên qua các tiểu bang vùng Bắc Mỹ. Bằng du thuyền thì tàu khởi hành từ Cảng Baltimore, Maryland, rồi đi dọc theo bờ duyên hải đến tận Alma, Brunswick, Canada, xong quay lại Baltimore. Bằng đường bộ, tôi xuôi ngược các nơi với gia đình bằng xe hơi để ghi lại hình ảnh cảnh thu tuyệt vời của miền Đông Bắc. Các tiểu bang tôi ghé qua như Maryland, Virginia, West Virginia, Pennsylvania, NewYork, Boston, Massachussetts, New England, và một phần của Canada, Alma, Brunswick.

 

Chuyến đi dài ngày giúp tôi ngắm được mùa thu tuyệt vời ở các vùng khác nhau tùy theo thời gian và khí hậu. Lá thu có nơi còn xanh nõn, lốm đốm vàng đỏ, nơi đã rực đỏ chín vàng, chỗ thì xanh, đỏ, vàng, cam, hồng, tím đủ mọi hương sắc. Chưa bao giờ mắt tôi lại được no đầy và rộng mở tràn ngập để thu vào những sắc tố đẹp tuyệt vời của lá mùa thu đến vậy.

 blank

Hoàng hôn xuống trên hai nhịp cầu xưa

blankSleepy Hollow Farm ở Vermont

 

 

Buổi sáng, tôi sống, thở và ôm ấp khí thiêng của trời đất khi nhìn sương giá lãng đãng giăng ngang các trang trại còn đang mơ màng nằm yên ngủ. Buổi trưa vào các công viên quốc gia, leo đồi, vượt núi, lên thác, xuống ghềnh để chụp những bức hình ghi lại cảnh quan thiên nhiên hoang dã của trời đất. Buổi chiều tìm đến các bến sông, bờ hồ, con đập, hay các cây cầu để ngắm và chụp cảnh hoàng hôn rực đỏ soi mình trong bóng nước.

Với tôi, có lẽ tiểu bang New England là nơi có lá thu nhiều và đẹp nhất. Du khách thường đến Vermont, New Hampshire và Maine của tiểu bang này đông nhất vào mùa thu. Trước khi viếng thăm bạn nên theo dõi các bản báo cáo dự đoán về thời gian lá chín ở các nơi bạn sắp đến. Không ai có thể xác định được mùa thu mỗi năm lá sẽ chín vào thời điểm nào, nhưng người ta có thể phỏng đoán dựa theo dữ kiện đã xảy ra vào các năm vừa qua. (Lá chín nghĩa là lúc lá rực lên và đẹp nhất). Năm nay lá chín sớm hơn vì sự hâm nóng toàn cầu làm rừng thu thiếu nước, lá khô và đổi màu sớm hơn mọi năm.

 

Đi vào cuối tháng chín , 2022, tôi theo bản dự đoán chạy dọc quanh vùng Vermont từ Bắc xuống Nam và ngược lại để ngắm và chụp ảnh. Phía Bắc lá chín trước rồi đến phía Nam. Sở dĩ tôi chọn nơi này vì lá thu ở đây có nhiều màu sắc khác nhau nhờ loại lá Phong Đường(Native Sugar Maples) khi chuyển sắc, chúng có nhiều màu sáng đẹp, đỏ, vàng, cam. Có cả lá phong Nhật màu hồng nhạt và đậm nữa. Khi chín chúng chỉ rực rỡ khoảng 1 hay 2 tuần, rồi những trận gió thu ào tới là tất cả thi nhau lả tả tìm về với đất. Bạn tính sai ngày giờ, có khi đến, bạn chỉ còn biết ngẩn ngơ nhìn rừng cây đen đủi trơ cành, lá thì phủ đầy dưới đất. Bạn có thể mua và nếm thử những đặc sản của loại lá Phong Đường này hoặc đem về làm quà tặng người thân, bạn bè vì bạn khó tìm ra ở nơi khác. 

 

Vermont được biết đến là vùng đất thơ mộng, yên bình bậc nhất nước Mỹ. Dân số thưa, thấp nhất nhì toàn quốc. Từ cuối tháng 9, những rừng cây đồng loạt thay áo. Xung quanh rừng là những mặt hồ phẳng lặng, con đường trải dài đầy thơ mộng. Đầu tháng 10, những tán cây đã phủ đỏ, vàng các ngôi nhà nhiều màu sắc. Các trang trại với bãi cỏ xanh mượt, ẩn nấp bên rừng cây rực đỏ, cũng là lựa chọn thú vị khi du khách ghé Vermont. Để trải nghiệm cuộc sống vùng quê yên bình, bạn có thể ghé xem Sleepy Hollow, là một trong những trang trại đẹp ở Vermont. Bạn nhớ đặt phòng trước nếu muốn ngủ lại Vermont vì trúng mùa du lịch, giá phòng ngủ rất cao, lại không còn chỗ trống. Bằng không, bạn phải lái xe ra các vùng tỉnh lân cận của New York để qua đêm rồi lái xe trở lại.

blank Một con thác ở Newyork

blankThe Great Fall ở Newyork

blankWorld War 1 Memorial

 

 

Từ Maryland đi và về Vermont, chiếc xe của tôi đã lấm bụi đường của mấy tiểu bang rộng lớn. Tôi vào New York chụp thác, sông và suối, xuống Pennsylvania thăm phố cổ của Thế Chiến Thứ 2. Qua Washington DC ngắm thủ đô Hoa Kỳ và lang thang ở mấy viện bảo tàng quốc gia mấy ngày trời cho thoả ước ao từ lâu.
 

Tôi chọn điểm đến của Boston, New Hampshire, Maine và Brunswick của Canada bằng đi du thuyền. Bồng bềnh trên mặt Đại Tây Dương 9 ngày tôi đi dọc theo vùng duyên hải để ngắm lá thu Đông Bắc xanh hơn và hữu tình hơn trong sóng nước. Mùa thu Boston lãng đãng trong mắt tôi là những bến thuyền, các dãy nhà ngói đỏ cổ kính và sân trường đại học rải rác những lá vàng. Boston làm tôi nhớ lại những cây đèn đường phố cổ ngày nào tôi ghé thăm bạn bè nơi đây. Tôi đến những địa điểm ghi lại chứng tích lịch sử của Boston như Boston Tea Party Museum và chụp hình chiếc tàu trong cuộc nổi loạn . Bạn đừng quên nếm thử món tôm hùm, clam chowder và lobster rolls nổi tiếng ở đây.

 

Đẹp nhất là những cung đường dọc theo dãy núi White Mountain ở vùng New Hampshire. Lái xe rong ruổi các đoạn đường này bạn có thể gặp hồ, thác, suối, và cảnh lá thu rực rỡ ở mỗi khúc quanh, mỗi chân trời. Biết bao là cảnh đẹp đất trời cho bạn chụp ảnh, hãy ghi vào mắt, vào máy, ký ức của bạn giờ phút thiên liêng ấy vì "biết ra sao ngày sau?". Bạn có được trở lại nơi đây không, hay đất trời đổi thay, chúng ta còn có được cái cảnh đẹp như bây giờ không?
 

Du thuyền ghé Maine ở hai địa phương ven biển là Bar Habor và Portland nơi có những ngọn hải đăng nổi tiếng và các công viên đẹp. Hải cảng Bar Habor có con phố biển nho nhỏ nên thơ với những cánh buồm trắng phần phật gió trên nền trời xanh. Con phố với nhiều căn biệt thự xưa nhưng tuyệt đẹp sẽ tạo cho bạn cảm giác mến yêu chốn này. Bạn đừng quên nếm món tôm hùm đặc sản nhé bạn. Tôm hùm tươi sống được hấp chín trong những cái nồi khổng lồ nghi ngút khói vô cùng ngon các bạn ạ. Tôm hùm ở đây phải nói là ngon hơn tôm hùm ở Boston, theo tôi. Công Viên Quốc Gia Acadia vô cùng rộng lớn là nơi chụp lá vàng nổi tiếng của Main. Vào thời điểm giữa và cuối tháng mười lá sẽ chín ở nơi này. Tôi chạy xe suốt 5 tiếng chưa đi hết mọi nơi của công viên nhưng cũng thăm và ngắm được nhiều cảnh đẹp. Tuy nhiên hơi tiếc vì thời điểm tôi đi lá chưa được chín vàng hay đỏ cho lắm. Portland thì quyến rũ du khách bằng những ngọn hải đăng. Có tới 57 ngọn hải đăng còn hoạt động trong vùng biển này. Không biết tại sao lại nhiều hải đăng đến thế. Buổi sớm bình minh mờ sương khi tàu vừa đến cảng và chiều hoàng hôn ngày tàu rời cảng, tôi đứng trên boong chụp được nhiều tấm hình hải đăng loé sáng trông thật sống động.

 blank

Một quán tôm hùm ở Main

blankBay of Fundy ở Canada

  

Phút chờ đợi ghé St John, Canada để đi thăm Bay of Fundy ở Alma, Brunswick cũng tới. Tôi được đi thăm Bay of Fundy là một cái vịnh nằm cuối vịnh Maine và ở giữa Brunswick và Nova  Scotia, Canada. Đây là một trong những nơi có thủy triều cao nhất trên thế giới. Hình dạng độc đáo của vịnh và lượng nước lớn nhận được là nguyên nhân gây ra thủy triều. Thủy triều đôi khi cao tới 56 feet, mức thủy triều cao nhất được ghi nhận trên thế giới. Vịnh còn được biết đến với những vách đá cao, hang động và những khối đá ngoạn mục. Thành phần địa chất của vịnh cũng khá độc đáo. Có rất nhiều hóa thạch đã được phát hiện ở đó. Những hóa thạch này bao gồm các loài khủng long thuộc kỷ Trias và các khoáng chất khác. Thành phố Brunswik là thành phố biển có những ngôi nhà rất đẹp và sang trọng của giới thượng lưu. Canada luôn là nơi tôi yêu mến với nếp sống an bình và tâm tính hiền hoà, dễ mến của người bản xứ.
 

Trịnh Thanh Thủy

 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chiếc ghe vượt biển nhỏ xíu, mỏng mảnh của chúng tôi vậy mà chất lúc nhúc đến hơn 80 thuyền nhân, chẳng khác nào một cái lá lạc loài trên đại dương mênh mông, không biết đâu là bờ bến. Đoàn người rời bỏ quê hương tụm năm tụm ba, rải rác khắp thuyền, co ro trong cái lạnh ngoài khơi xa tít tắp, đầu óc hoang mang với trăm ngàn ý nghĩ...
Hôm ấy, trên facebook Group của nhóm cựu thuyền/ bộ nhân ty nạn Thailand, có xuất hiện bài post của Đức, chụp hình vợ chồng Đức đang tiễn con gái tại sân bay Tân Sơn Nhất đi qua Dallas Hoa Kỳ định cư theo chồng mới cưới. Ôi, chàng Đức chung chuyến tàu của tôi. Nhiều người quen cũ vào để lại những comments chúc mừng, cũng là những người tôi biết mặt biết tên, tôi liền vào tham dự, góp vui...
Người ta nói: “Hết quan là hoàn dân” và chỉ mong có vậy, đừng hết quan hoàn…tàn phế” thì buồn quá! Hôm nay lão Dụng đã tự ngồi dậy được. Lão không nhớ là mình đã nằm như khúc gỗ mục, bất động bao lâu rồi! “Mới đó mà đã lại sang một năm mới. Thời gian bây giờ có nghĩa gì đâu chứ!”: Lão lẩm nhẩm một mình!...
Trong một căn phòng motel nhỏ sạch sẽ gọn gàng chăn ga gối trắng, trên giường phủ một tấm trải lớn có thể dùng làm chăn đắp màu lông chuột, một người phụ nữ nằm khóc, và người đàn ông đang ra sức dỗ dành. Cô gái mếu máo “Anh à, anh X đã bỏ đi rồi!”...
Những ngày cuối tháng tư quân trường Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung vẫn đang cắm trại, chồng tôi chưa về, nhưng trước khi đi anh đã bảo tôi ở nhà có gì thì bám theo cha mẹ và các em để đùm bọc lẫn nhau. Gia đình cha mẹ tôi ở gần nên hai nhà như một...
Tôi bồn chồn liếc mắt nhìn đồng hồ, rồi lại nhìn chừng về phía hội trường đầy ấp hơi người và ồn ào tiếng cười nói. Đã hơn tám giờ mà chương trình vẫn chưa bắt đầu. Chưa bao giờ tôi thấy khó chịu về chuyện giờ giấc như lúc nầy. Thấp thoáng trong đám đông, tôi thấy Khánh đang chạy đôn đáo chừng như kiểm điểm sự có mặt của một số khách “nồng cốt”, để bắt đầu chương trình...
Tiếng hát Cẩm Vân trong trẻo, vút cao, nghèn nghẹn đầy xúc cảm. Tôi buông thả Mi7 và chuyển vội La thứ như chưa muốn ngừng những âm vang cuối. Nốt dứt đoạn ngân dài, tất cả lặng yên, bên ngoài có tiếng gió đêm Sài Gòn vội về, bất chợt...
Tố Như tiên sinh đã để lại cho hậu thế câu thơ tháng ba đẹp như tranh trong truyện Kiều, “cỏ non xanh tận chân trời/ cành lê trắng điểm một vài bông hoa…” Đọc xong câu thơ thì nửa số người đọc đã nhắm mắt lại để hình dung ra bức tranh mùa xuân vẽ bằng thơ; với hai màu xanh, trắng vào tay hoạ sĩ, chúng ta có bức tranh chiêm ngưỡng bằng mắt, nhưng với nhà thơ chúng ta có bức tranh trong trí tưởng tuyệt vời… Tôi nói với ông bạn mê thơ đang ngồi chung bàn cà phê mà mọi người đang nói chuyện thời sự nên không phù hợp với một sáng tháng ba trời mát lạnh vì mưa đêm qua rả rích tới sáng, anh em rủ nhau ra ngoài trời ngồi uống cà phê cho mấy ông bạn còn hút thuốc được thỏa mãn thú tính. Thế là những ông đã giã từ làn khói mỏng bị những ông còn hút thuốc giận cho, rồi cãi nhau.
Đầu tháng Tư, hoa tulip đã vội gõ cửa mọi nhà sau giấc đông miên ngắn ngủi. Mùa Xuân cũng theo hoa tulip trở về, mở ra khúc giao mùa. Trong gió Xuân đầu mùa còn lạnh, ngoài xa trên cánh đồng rừng quê muôn vạn búp non đang nẩy lộc đâm chồi. Cỏ non, cây rừng già vẫn mạnh mẽ vươn lên tràn đầy sức sống. Đàn cá hồi thức giấc bắt đầu vượt thác trở lại quê hương nguồn cội...
Một thời gian ngắn sau Hiệp Định Genève tháng 7, 1954, gia đình chúng tôi rời Phủ Cam dọn vào ở trong khuôn viên trường Đồng Khánh. Măng chúng tôi dạy môn Nữ Công Gia Chánh, và có lẽ vì là một quả phụ với 6 con, nên được Bà Hiệu Trưởng Nguyễn Đình Chi, ưu ái giúp đỡ cho gia đình được sống trong 2 căn phòng trên lầu Ba (bên phải, nếu từ cổng trước nhìn vào). Cùng ở trên lầu Ba sát cạnh gia đình chúng tôi là gia đình của bà quả phụ Trần Thi, mà chúng tôi thường kêu là Dì Hoàn vì Dì là bạn của Măng tôi từ khi 2 người học chung với nhau tại trường Đồng Khánh trong thập niên 30. Gia đình Dì cũng đông không kém gia đình tôi – 7 người. Dì ít cười và có vẻ nghiêm khắc. Các nữ sinh nghỉ trưa tại trường rất sợ gặp “Bà Thi”, dễ bị Bà la rầy hay cho “kỷ luật”, nhất khi bị bắt gặp đi lang thang trong hành lang thay vì phải ở trong phòng học.
Hạo chỉ có cậu Tân là người cậu duy nhất. Mẹ Hạo là chị cả trong gia đình có bốn người con. Mẹ, dì Hiên, cậu Tân và dì út Hậu. Cậu Tân vốn là một nông dân chính hiệu. Hình như cậu học mới qua bậc tiểu học là cậu bỏ cây bút để cầm cái cày, cái cuốc. Đến năm cậu trên bốn mươi, cậu đã có bảy người con, bốn trai, ba gái. Có lẽ cậu thấy cuộc sống làm một người nông dân quá cực hay sao mà cậu nhảy ra tham gia chánh quyền. Cậu được bầu làm xã trưởng...
Những chuyến xe ngập ngừng, chậm chạp lăn trên con đường gập ghềnh để chuyên chở đoàn người đi thăm cha, anh, em, con, chồng ở khắp nơi trong những trại tù, nơi mà lớp người mới gọi là "Trại Học Tập Cải Tạo" nghe ngược ngạo, chua chát nhiều đắng cay. Từ Quốc Lộ 1, phải đi khoảng chừng 2 cây số, trên một con đường mòn, xuyên qua rừng cây gỗ quý cẩm lai là đến trại tù cải tạo Hàm Tân...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.