Trận Fallujah đã kết thúc, dù giao tranh vẫn còn lẻ tẻ. Hoa Kỳ đã thắng một keo, liệu hội chứng Việt Nam có tái diễn chăng"
Cuộc tổng tấn công của các đơn vị Hoa Kỳ để càn quét phiến quân tại Fallujah đã hoàn tất nhanh hơn dự đỐn của nhiều nhà quan sát. Các cuộc đụng độ lẻ tẻ tất nhiên vẫn tiếp tục và giao tranh có thể lan qua nhiều thị trấn khác nhưng người ta có thể nhìn ra toàn cảnh và thấy một sự xoay chuyển tình hình khác hẳn những gì đã xảy ra trước đây.
Tại Fallujah, các đơn vị Thủy quân Lục chiến Mỹ đã tiến vào rất sâu và rất nhanh, rồi rút, rồi quay trở lại trong đợt thứ nhì để làm chủ tình hình trong toàn khu vực. Họ đã vượt qua và bao vây nhiều ổ kháng cự của phiến quân, gồm có tàn dư của chế độ cũ, thuộc tộc Sunni, và quân khủng bố xâm nhập từ ngoài. Phiến quân sẽ không thể đảo ngược tình thế mà chỉ có thể đột kích các mục tiêu nhỏ, là các đoàn xe tiếp vận hay bắn sẻ lính Mỹ. Các ổ kháng cự này còn tồn tại được vài tuần trong khu vực đổ nát và bị diệt lần mỗi khi ra tay, hoặc sẽ bị kiệt quệ mà tan rã vì thiếu ăn thiếu đạn. Cho nên, con số tổn thất loan báo hôm qua, là 38 lính Mỹ, sáu lính Iraq và 1.200 phiến quân, mới chỉ là kết quả sơ khởi. Nhưng dù sao, chiến cuộc tại Fallujah coi như đã hoàn tất.
Lúc ban đầu, nhiều người cho là Mỹ cũng sẽ đánh dứ tại Fallujah như đã đánh dứ tại An Najaf, để Chính phủ Lâm thời của Thủ tướng Iyad Allawi có thế mạnh trong việc thương thuyết với quân phiến loạn. Tình trạng này cũng đã xảy ra ngay tại Fallujah trong đợt tấn công hồi tháng Tư. Nhưng, kết quả lần này tại Fallujah cho thấy quân lực Mỹ nhắm vào những mục tiêu rộng lớn hơn. Lý do được giới quan sát viện dẫn là chính quyền của Tổng thống Bush đang ở thế mạnh sau cuộc bầu cử vừa qua, nên có tham vọng to tát hơn.
Quả như vậy, khi chiến cuộc tạm lắng tại Fallujah, lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ nói ngay là họ sẽ tiếp tục tảo thanh các căn cứ phiến quân tại nhiều thị trấn khác trong vùng tam giác của tộc Sunni, cho đến khi các lãnh tụ Sunni hiểu rõ là họ không thể trông cậy vào sự yểm trợ của quân khủng bố nữa. Mục tiêu của đợt tấn công vào Fallujah vì vậy vẫn là chính trị: khiến các lãnh tụ Sunni phải chấp nhận đấu tranh chính trị trong khuôn khổ hoà bình, trước và sau cuộc bầu cử tháng Giêng này.
Dư luận và truyền thông Hoa Kỳ theo dõi vụ Fallujah trong tinh thần ấy. Ngược lại, giới lãnh đạo Sunni cũng theo dõi dư luận và truyền thông Mỹ để kiểm nghiệm xem chính quyền Mỹ mạnh tới chừng nào và có thể theo đuổi những mục tiêu đề ra hay không. Thủy quân Lục chiến Mỹ có thể đánh rất giỏi nhưng nếu công chúng Mỹ không thấy, không hiểu và thỐi chí vì tin tức tổn thất, Mỹ cũng vẫn thua. Trong trường hợp đó, hợp tác với giải pháp chính trị do Thủ tướng Allawi đề nghị có khi là hành động tự sát. Nói cách khác - và y như chiến tranh tại Việt Nam - thắng bại nơi chiến trường vẫn tùy thuộc vào chính trường ở hậu phương.
Dựa trên thực tế ấy, người ta có thể thấy gì tại hậu phương"
Đảng Dân chủ đang tự xét lại mình sau khi thất cử nên không thấy lên tiếng gì về Fallujah, kể cả chênh lệch về tổn thất giữa lính Iraq (sáu mạng) và lính Mỹ (hơn gấp sáu). Rõ là Hoa Kỳ đang đứng trên tuyến đầu. Tại vùng hậu phương quốc tế của đảng Dân chủ - là các đồng minh Âu châu cũ - cũng không thấy Pháp hay Đức lên tiếng bình nghị gì về chiến cuộc Fallujah. Một nơi thường xuất phát lời đả kích là Liên hiệp quốc thì Tổng thư ký Kofi Anan lẫn ban tham mưu của ông nay đang đối phó với trận bão tham nhũng xuất phát từ kế hoạch đổi dầu lấy gạo. Khi sóng gió nổi lên thì đừng giăng buồm ra khơi để tấn công nước Mỹ mà có khi lại là Tổng thư ký một nhiệm kỳ.
Và dường như Thượng Đế của ai đó cũng nháy mắt: một nhà điện ảnh Hoà Lan lại bị giết chết vì có lời phê phán xu hướng Hồi giáo quá khích. Biến cố ấy khiến dân chúng Âu châu giật mình và xét lại quan điểm đối với xu hướng này, nên họ cũng bớt công kích vụ chính quyền Bush đưa quân vào Iraq.
Mà chính quyền này đang rộng tay chuẩn bị nhiệm kỳ hai, với những tin tức dồn dập về nội các mới, ai đi ai ở. Ông Bush vốn không quyết định về chiến trận khủng bố căn cứ trên dân ý của Âu châu hay thế giới, nay ông còn thong dong hơn.
Nhìn xa hơn vậy, tức là nhìn về chiến cuộc Việt Nam năm xưa, người ta có thể nói rằng một đội quân viễn chinh khó có thể diệt trừ được du kích.
Nhưng chân lý ấy không hoàn toàn đúng, hãy nhớ tới du kích cộng sản tại Mã Lai và Miến Điện mà xem. Chỉ không diệt trừ được khi du kích có hậu cứ và hậu phương. Trong vụ Việt Nam, hậu cứ là Bắc Việt, hậu phương là Liên Xô và Trung Cộng. Hệ thống tiếp vận là đường mòn Hồ Chí Minh. Và đối thủ không phải là kẻ thù trước mặt mà là dư luận trong nước, của đảng Dân chủ đã từ chủ chiến thời Kennedy chuyển sang chủ hòa thời Nixon.
Lần này, tình hình Iraq có khác. Quân phiến loạn có chừng một vạn tay súng, trải mỏng trên một lãnh thổ lớn, lại không có hậu phương hậu cứ lẫn đường mòn xâm nhập cho từng sư đoàn. Phiến quân chỉ có thể tồn tại nhờ sức yểm trợ của người dân mà dân Iraq không thấy phiến quân có chương trình cách mạng quy mô nào, chỉ có hành động chém giết. Tức là bạo động không đi đôi cùng tuyên truyền. Như vậy, thành phần có khả năng huy động người dân chính là các bậc trưởng thượng của tộc Sunni. Nếu họ thấy là đánh Mỹ rất khó, nhất là khi Bush đã thắng cử, họ sẽ tính chuyện khác. Phiến quân sẽ như cá không nước vì mất dân.
Vì lý do đó, người ta có thể kết luận rằng trận Fallujah nằm trong phép sát kê hách hầu, giết gà dọa khỉ. Gà ở đây là quân phiến loạn, khỉ ở đây là các lãnh tụ Sunni.
Và trận Fallujah kết thúc khá nhanh như vậy sẽ báo hiệu hàng loạt những cuộc hành quân khác, ở các thị trấn khác. Các đơn vị Hoa Kỳ nay hết bị cột tay vì những tính tỐn chính trị ở nhà nên sẽ đẩy mạnh việc tát nước ra khỏi đầm cá, tách rời các lãnh tụ ra khỏi đám phiến quân để người dân Iraq sẽ có một tương lai khác sau cuộc bầu cử tháng Giêng. Từ nay đến bầu cử, chiến cuộc sẽ mở rộng hơn và khốc liệt hơn.
Nhưng, khác với trước đây, ta sẽ không thấy truyền thông và chính giới Mỹ nói về những tổn thất ngoài chiến trường. Họ đang đếm lại những tổn thất của chính họ.
Chưa biết kết quả sẽ ngã ngũ ra sao nhưng ít ra Mỹ đang chứng tỏ rằng họ nói tức là làm, đánh là đánh thật. Họ đã tự giải phóng khỏi những lầm lẫn ở Việt Nam.
Cuộc tổng tấn công của các đơn vị Hoa Kỳ để càn quét phiến quân tại Fallujah đã hoàn tất nhanh hơn dự đỐn của nhiều nhà quan sát. Các cuộc đụng độ lẻ tẻ tất nhiên vẫn tiếp tục và giao tranh có thể lan qua nhiều thị trấn khác nhưng người ta có thể nhìn ra toàn cảnh và thấy một sự xoay chuyển tình hình khác hẳn những gì đã xảy ra trước đây.
Tại Fallujah, các đơn vị Thủy quân Lục chiến Mỹ đã tiến vào rất sâu và rất nhanh, rồi rút, rồi quay trở lại trong đợt thứ nhì để làm chủ tình hình trong toàn khu vực. Họ đã vượt qua và bao vây nhiều ổ kháng cự của phiến quân, gồm có tàn dư của chế độ cũ, thuộc tộc Sunni, và quân khủng bố xâm nhập từ ngoài. Phiến quân sẽ không thể đảo ngược tình thế mà chỉ có thể đột kích các mục tiêu nhỏ, là các đoàn xe tiếp vận hay bắn sẻ lính Mỹ. Các ổ kháng cự này còn tồn tại được vài tuần trong khu vực đổ nát và bị diệt lần mỗi khi ra tay, hoặc sẽ bị kiệt quệ mà tan rã vì thiếu ăn thiếu đạn. Cho nên, con số tổn thất loan báo hôm qua, là 38 lính Mỹ, sáu lính Iraq và 1.200 phiến quân, mới chỉ là kết quả sơ khởi. Nhưng dù sao, chiến cuộc tại Fallujah coi như đã hoàn tất.
Lúc ban đầu, nhiều người cho là Mỹ cũng sẽ đánh dứ tại Fallujah như đã đánh dứ tại An Najaf, để Chính phủ Lâm thời của Thủ tướng Iyad Allawi có thế mạnh trong việc thương thuyết với quân phiến loạn. Tình trạng này cũng đã xảy ra ngay tại Fallujah trong đợt tấn công hồi tháng Tư. Nhưng, kết quả lần này tại Fallujah cho thấy quân lực Mỹ nhắm vào những mục tiêu rộng lớn hơn. Lý do được giới quan sát viện dẫn là chính quyền của Tổng thống Bush đang ở thế mạnh sau cuộc bầu cử vừa qua, nên có tham vọng to tát hơn.
Quả như vậy, khi chiến cuộc tạm lắng tại Fallujah, lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ nói ngay là họ sẽ tiếp tục tảo thanh các căn cứ phiến quân tại nhiều thị trấn khác trong vùng tam giác của tộc Sunni, cho đến khi các lãnh tụ Sunni hiểu rõ là họ không thể trông cậy vào sự yểm trợ của quân khủng bố nữa. Mục tiêu của đợt tấn công vào Fallujah vì vậy vẫn là chính trị: khiến các lãnh tụ Sunni phải chấp nhận đấu tranh chính trị trong khuôn khổ hoà bình, trước và sau cuộc bầu cử tháng Giêng này.
Dư luận và truyền thông Hoa Kỳ theo dõi vụ Fallujah trong tinh thần ấy. Ngược lại, giới lãnh đạo Sunni cũng theo dõi dư luận và truyền thông Mỹ để kiểm nghiệm xem chính quyền Mỹ mạnh tới chừng nào và có thể theo đuổi những mục tiêu đề ra hay không. Thủy quân Lục chiến Mỹ có thể đánh rất giỏi nhưng nếu công chúng Mỹ không thấy, không hiểu và thỐi chí vì tin tức tổn thất, Mỹ cũng vẫn thua. Trong trường hợp đó, hợp tác với giải pháp chính trị do Thủ tướng Allawi đề nghị có khi là hành động tự sát. Nói cách khác - và y như chiến tranh tại Việt Nam - thắng bại nơi chiến trường vẫn tùy thuộc vào chính trường ở hậu phương.
Dựa trên thực tế ấy, người ta có thể thấy gì tại hậu phương"
Đảng Dân chủ đang tự xét lại mình sau khi thất cử nên không thấy lên tiếng gì về Fallujah, kể cả chênh lệch về tổn thất giữa lính Iraq (sáu mạng) và lính Mỹ (hơn gấp sáu). Rõ là Hoa Kỳ đang đứng trên tuyến đầu. Tại vùng hậu phương quốc tế của đảng Dân chủ - là các đồng minh Âu châu cũ - cũng không thấy Pháp hay Đức lên tiếng bình nghị gì về chiến cuộc Fallujah. Một nơi thường xuất phát lời đả kích là Liên hiệp quốc thì Tổng thư ký Kofi Anan lẫn ban tham mưu của ông nay đang đối phó với trận bão tham nhũng xuất phát từ kế hoạch đổi dầu lấy gạo. Khi sóng gió nổi lên thì đừng giăng buồm ra khơi để tấn công nước Mỹ mà có khi lại là Tổng thư ký một nhiệm kỳ.
Và dường như Thượng Đế của ai đó cũng nháy mắt: một nhà điện ảnh Hoà Lan lại bị giết chết vì có lời phê phán xu hướng Hồi giáo quá khích. Biến cố ấy khiến dân chúng Âu châu giật mình và xét lại quan điểm đối với xu hướng này, nên họ cũng bớt công kích vụ chính quyền Bush đưa quân vào Iraq.
Mà chính quyền này đang rộng tay chuẩn bị nhiệm kỳ hai, với những tin tức dồn dập về nội các mới, ai đi ai ở. Ông Bush vốn không quyết định về chiến trận khủng bố căn cứ trên dân ý của Âu châu hay thế giới, nay ông còn thong dong hơn.
Nhìn xa hơn vậy, tức là nhìn về chiến cuộc Việt Nam năm xưa, người ta có thể nói rằng một đội quân viễn chinh khó có thể diệt trừ được du kích.
Nhưng chân lý ấy không hoàn toàn đúng, hãy nhớ tới du kích cộng sản tại Mã Lai và Miến Điện mà xem. Chỉ không diệt trừ được khi du kích có hậu cứ và hậu phương. Trong vụ Việt Nam, hậu cứ là Bắc Việt, hậu phương là Liên Xô và Trung Cộng. Hệ thống tiếp vận là đường mòn Hồ Chí Minh. Và đối thủ không phải là kẻ thù trước mặt mà là dư luận trong nước, của đảng Dân chủ đã từ chủ chiến thời Kennedy chuyển sang chủ hòa thời Nixon.
Lần này, tình hình Iraq có khác. Quân phiến loạn có chừng một vạn tay súng, trải mỏng trên một lãnh thổ lớn, lại không có hậu phương hậu cứ lẫn đường mòn xâm nhập cho từng sư đoàn. Phiến quân chỉ có thể tồn tại nhờ sức yểm trợ của người dân mà dân Iraq không thấy phiến quân có chương trình cách mạng quy mô nào, chỉ có hành động chém giết. Tức là bạo động không đi đôi cùng tuyên truyền. Như vậy, thành phần có khả năng huy động người dân chính là các bậc trưởng thượng của tộc Sunni. Nếu họ thấy là đánh Mỹ rất khó, nhất là khi Bush đã thắng cử, họ sẽ tính chuyện khác. Phiến quân sẽ như cá không nước vì mất dân.
Vì lý do đó, người ta có thể kết luận rằng trận Fallujah nằm trong phép sát kê hách hầu, giết gà dọa khỉ. Gà ở đây là quân phiến loạn, khỉ ở đây là các lãnh tụ Sunni.
Và trận Fallujah kết thúc khá nhanh như vậy sẽ báo hiệu hàng loạt những cuộc hành quân khác, ở các thị trấn khác. Các đơn vị Hoa Kỳ nay hết bị cột tay vì những tính tỐn chính trị ở nhà nên sẽ đẩy mạnh việc tát nước ra khỏi đầm cá, tách rời các lãnh tụ ra khỏi đám phiến quân để người dân Iraq sẽ có một tương lai khác sau cuộc bầu cử tháng Giêng. Từ nay đến bầu cử, chiến cuộc sẽ mở rộng hơn và khốc liệt hơn.
Nhưng, khác với trước đây, ta sẽ không thấy truyền thông và chính giới Mỹ nói về những tổn thất ngoài chiến trường. Họ đang đếm lại những tổn thất của chính họ.
Chưa biết kết quả sẽ ngã ngũ ra sao nhưng ít ra Mỹ đang chứng tỏ rằng họ nói tức là làm, đánh là đánh thật. Họ đã tự giải phóng khỏi những lầm lẫn ở Việt Nam.
Gửi ý kiến của bạn