Hôm nay,  

Chiến tranh

20/06/202222:48:00(Xem: 3960)

Tùy bút

 

z 1 8 war ukraine dhsg
 

Nếu mỗi người có một ngàn kiếp sống

Chẳng nghĩ suy nếu chết đủ ngàn lần…

-- Chúc Thanh

 

Chiến tranh, ai cũng sợ vì chiến tranh súng đạn bắn giết, mang lại những đau khổ triền miên, người Ukraine họ đang chạy nạn chiến tranh.

 

Tu entendras crier les pauvres

Tu entendras gémir ce monde!

 

Đã gần nửa năm trôi qua, người tị nạn Ukraine có nhiều người muốn trở về quê hương của họ.

Vì cảnh ăn đậu ở nhờ nơi tạm dung làm họ cảm động và xót xa. Tôi thấy một bà lão già, trong một bữa ăn, bà ngồi nhìn mãi cái ngăn đồ ăn trước mặt có thịt, đậu hầm và bánh mì. Một nhân viên điều hành cứu trợ hỏi:

 

« Sao bà không ăn đi… Ăn đi kẻo nguội! » Bà lắc đầu và nói bà chỉ muốn trở về nơi ấy.

 

« Quê hương đang đánh nhau khói lửa, làm sao về ngay được… rồi sẽ bình yên, sẽ về sau. »

 

« Tôi muốn về ngay, xem và làm lại nhà tôi… »

 

« Điện nước, cầu đường… cả một hệ thống bị phá hủy hư hại, bà kiên nhẫn đợi… mọi người sẽ cùng làm sau, một mình bà bà làm gì nổi! »

 

Bà lặng lẽ khóc, những giọt nước mắt hiếm hoi còn lại lăn dài xuống má, xuống cằm, rớt một hai giọt xuống đĩa đậu hầm.

 

« Tôi chỉ muốn về nhà đợi, biết đợi đến bao giờ, tôi già lắm rồi, tôi sợ không kịp. »

 

Con người là vậy, mình có thể rời xa nhà mình, mà nhà mình thì không bao giờ ra khỏi mình.

 

Vì sau hơn một tháng, Kiev không còn bị Nga pháo kích và không kích nữa, chiến tranh đã chuyển lên Donbas. Cho nên cư dân họ muốn hồi hương, việc hồi hương của người Ukraine tràn lan ở biên giới, những xe hàng rồng rắn, xe bus, xe tư nhân nối đuôi nhau đông nghẹt chờ đợi để cùng nhau về lại quê hương.

 

Ông Roman Makar, tài xế xe bus, bảo là chưa bao giờ thấy đông người về như thế đó, càng ngày càng đông thêm. Cuộc gặp gỡ ở biên giới, phải nói là đoàn tụ thì đúng hơn, đầy nụ cười và cũng đầy nước mắt. Ông Yuki Vasylli đã 70 tuổi, thổi saxo mừng gặp lại vô số hàng xóm, người thân và người không quen. Tất cả họ, cũng như ông, còn sống sót. Người bạn trẻ Vassyly Boryko lau nước mắt, khi biết tin cha mẹ anh đã mất ở quê nhà do bom đạn khốc liệt cuối tháng 4. Cô gái Anna Bori hớn hở sách khăn gói lên xe bus trở về, cô nói cô không còn sợ hãi nữa, mình chỉ chết khi nào Chúa điểm danh và gọi tên mình, tôi đang trở về nhà tôi và không bao giờ  tôi rời đi nữa, tôi đang thấy hiện ra trước mắt tôi một quê hương tươi sáng, một quê hương trước ngày Nga khai chiến, ở đó, là một quê hương tươi sáng không bao giờ phai mờ.

 

Vâng, qua đống đổ nát đó, tôi còn nhìn thấy một ngôi nhà quen thuộc, đó là nhà tôi, và bây giờ có những ngôi nhà có thể bị xiêu vẹo cháy xém, là những ngôi nhà bị thương. Những ngôi nhà đổ sập là những ngôi nhà đã chết. Có thể còn những ngôi nhà còn nguyên mà các cánh cửa đóng kín mít, đó là những nhà chủ vắng nhà, những ngôi nhà kín cửa là những ngôi nhà mù lòa, chúng ta phải về để mở cửa chúng ra, chữa cho chúng khỏi bị mù lòa kinh niên. Và người Ukraine đã tới tấp trở về, họ còn có một quê hương để trở về!

 

Nhưng trong hơn một tháng qua, Kiev không bị Nga pháo kích và không kích, nay người di tản trở về, đang trở về thì Nga lại nổi điên, lại mang bom đạn tới dội, thì những người hồi hương đó sẽ ra sao? Chiến tranh chuyển động và chuyển mình như người bị sốt rét, bị bệnh kinh niên, nay thế này, mai lại thế khác. Có trời mà biết!

 

Tôi lo lắng bồn chồn, và tôi nhớ lại những năm tháng đã qua, cuộc chiến thảm khốc kéo dài lê thê trên quê hương Việt Nam, những con người đã từng « dựa lưng nỗi chết » (1) là những con người nhậy bén để cảm nhận « nỗi buồn chiến tranh » (2). Ngay từ khi tôi mới sáu, bẩy tuổi, tôi đã phải đi tản cư. Gia đình nhỏ bé của tôi ở ngoài miền Bắc Việt Nam, quê tôi nằm bên kia sông Thái Bình, mạn biển. Thụy Anh, Thái Bình. Khi mẹ tôi mất rồi, dì tôi về thế chỗ mẹ tôi, dì có thêm cho tôi một đứa em trai. Dì ghẻ mà không ghẻ, dì hào phóng nuôi tôi như một đứa con gái ruột. Chị em tôi rất hòa thuận, mỗi lần dì tôi chia phần ăn, cơm, cá, bánh trái, hoa quả, bà luôn chia cho hai đứa hai phần đều nhau, có khi tôi được hơn em tôi một chút, vì bà nói là: « Chị nó ăn hơn con một chút là tại nó có cái bụng lớn hơn bụng con. » Thằng cu em chợt xoa bụng nó và ngó tôi mỉm cười. Chúng tôi sống ở miền quê, rất thôn dã, quê tên là Thái Bình mà thật ra cũng hiếm có khi Thái Bình!

 

Dì tôi thuần túy là nông dân sống với ruộng vườn. Hồi đấy, tôi còn nhỏ, thơ dại, mà tôi vẫn nhớ đến nay, tôi nhớ như in, là những năm tháng 1948-1950 quê nhà nằm giữa vùng giao tranh của Pháp và Việt Minh. Tôi cứ suy nghĩ và nhớ hoài giai đoạn đó, vì đã có lúc tôi tự hỏi có phải vì thời kỳ 100 năm bị đô hộ giặc Tây, mà giặc Tầu là Trung Quốc, tới ngày nay chưa nuốt trọn, xâm chiếm gọn Việt Nam, như nó đã từng ăn gỏi nước Tây Tạng của Đức Đạt Lai La Ma?

 

Tôi nói vậy, không phải là tôi cám ơn thực dân Tây, mà sự việc gì nó cũng có tác dụng và tạo ra phản tác dụng, nhưng nhờ đó, tôi nhớ hoài kỷ niệm đi tản cư và hồi cư thời thơ ấu.

 

Cứ như thế đó mà tôi lo sợ và nghĩ tới người Ukraine cuộc đi và về ở hai nơi này có hơi và cũng rất nhiều điểm giống nhau.

 

Quê tôi, ngày xưa đấy, gọi là vùng tề, đêm Việt Minh về gây rối, thu thuế, bắt người, rải truyền đơn y như là làm truyền thông ban ngày, Tây lại lên làng càn quét, bao vây, bắn phá, đốt nhà dân chúng lấy đi đồ ăn và đồ dùng của dân, y cảnh lính Nga tràn vào Ukraine, Kherson, Bucha. Chúng ăn cướp của dân, giết người, cưỡng bức… mà người ta gọi chúng là bọn thổ phỉ, mà khi chiến tranh xẩy ra ở đâu, là có thổ phỉ ở đó. Thổ phỉ Nga, theo hình ảnh in trên mạng, chúng lấy cả đồ ăn và đồ dùng như điện thoại và đồng hồ của nhà người dân.

 

Khi phát biểu tại trụ sở NATO ở Bruxelles, Macron Emmanuel, tổng thống Pháp muốn thu thập các bằng chứng tội ác chiến tranh ở Nga, đề nghị cho hiến binh và thẩm phán đến tại chỗ thu lượm các hình ảnh chứng cớ để đưa họ ra xét xử trước tòa án hình sự quốc tế. Họ được tổ chức Human Rights Watch đồng thuận và đồng hành.

 

Xin được đi ngược thời gian, ăn cơm mới nói chuyện cũ. Trở lại chuyện tản cư xa xôi khi tôi còn bé, những lần làng quê bị Tây bố như vậy thật là khổ cực, người già trẻ lớn bé tự động rỉ tai báo động, rồi bồng bế con cái, mang theo chút ít lương thực tránh lên làng trên đó ít ngày, đợi tình hình yên yên hết tiếng súng, lại lục tục kéo nhau về. Có những lần chạy kịp là may, có những lần chậm chân, gặp Tây, là có vài người bị bắt, có người bị nghi là Việt Minh bị bắn chết, sau đó, trong làng lại có vài đám ma, lại u buồn ủ giột ít ngày.

 

Tôi cũng không hiểu sao chúng tôi còn may mắn sống sót. Dì tôi nói là có Phật Trời gia hộ, có phước đức ông bà chở che và chúng tôi chưa tận số. Chớ lần nào có giặc tới, là chúng tôi cũng chạy sau hết mọi người. Ông bà, cô chú, làng xóm luôn luôn chạy sớm. Còn dì tôi, vì cố tật tham công tiếc việc, nên luôn luôn ba chúng tôi chỉ rời nhà, rời ngõ khi tiếng súng “cắc bọp” đã vang lên loáng thoáng ở đầu làng.

 

Lúc sớm thì cả nhà có rủ đi chạy loạn trước, hai chị em tôi cũng không đi theo, cả hai đứa nặng nặc ở lại để đợi dì tôi từ ngoài cánh đồng về. Có lần máy bay ruồng bố quá, hai đứa tôi ôm nhau chui lọt xuống cái cối giã gạo trong nhà bếp. Có khi dì tôi về tới thì nhà đã vắng hoe, còn mỗi mình chú Thi, là con nuôi của ông nội, chú ngồi lại ở vườn chuối sau nhà, chú tình nguyện ở lại coi nhà và có lẽ chú lo cho hai đứa tôi đang rất nguy khốn một mình trong căn nhà thênh thang. Dì tôi gan dạ lắm, về trễ nhưng không chạy ngay đâu, còn lùa rơm và trâu vào chuồng, cho gà qué ăn rồi đuổi chúng đi, cài cửa kho lúa, dặn dò chú Thi những hầm ẩn trốn an toàn, v.v… Xong hết ngần ấy việc dì mới dắt hai đứa tôi cùng ra khỏi cổng, có lúc vừa đi vừa chạy.

 

Thường giặc theo đường đê, vào đầu làng, chúng tôi thoát ra bằng ngõ cuối làng sau đình. Phải qua, lội qua một cánh đồng lúa nước khá mênh mông, mới vượt xa được tầm giặc Tây, thoát được lên làng trên đó là quê của dì, làng Yên Lệnh, bên cạnh là Đồng Tỉnh.

 

Người Bắc hay hát:

 

Ai lên Đồng Tỉnh Huê Cầu,

Để thương để nhớ để sầu cho ai…

 

Chẳng biết với người khác thì thơ mộng làm sao, chớ với dì tôi, thì chỉ có mấy thằng Tây thực dân, mắt xanh mũi lõ là để khổ để sầu cho bà ấy rất nhiều!

 

Vì lỗi cũng phần lớn là tại dì, dì đi tản cư sau mọi người, vừa chạy vừa dắt theo hai đứa tôi, miệng vừa lẩm bẩm niệm Phật. Mà điều oái oăm hơn là dì tôi đi sau mà lại cứ thích về trước mọi người. Bà tham công tiếc việc lắm, đến nơi lánh nạn rồi, mà đứng ngồi không yên, hễ nghe ngóng tình hình, êm êm tiếng đại bác, là bà giục chúng tôi sửa soạn dắt díu nhau về làng. Dì sợ lỡ nắng quá, ruộng khô tát nước không kịp, mạ non lớn mau, cấy không xong… Thế nên đã có lần đêm khuya thanh vắng chúng tôi lần mò về nhà sau vài ba ngày đi chạy loạn. Vừa kịp lội lên khỏi đầm nước thì bất chợt nghe tiếng người quát tháo, cả hàng tràng súng liên thanh bắn vào đêm!

 

Mẹ con, dì cháu sợ quá, nằm mọp sau mấy ngôi mộ mới còn cao, nằm suốt đêm, bà nắm chặt mỗi đứa tôi một cái chân, đợi gần sáng, lại mò mẫm lội ngược trở lên Đồng Tỉnh, Huê Cầu, Yên Lệnh ở thêm vài ba ngày nữa.

 

Đã có lần giặc lên gấp quá, dì tôi về trễ như mọi lần, mà lúc ra đi, dì còn dắt theo ngoài ba chúng tôi, một con trâu cái, là vốn liếng của dì. Ra tới bờ đầm, dì vội vã lùa trâu xuống nước, rồi bà bế xốc hai chị em tôi lên lưng con trâu, dặn chúng tôi ôm nhau cho chặt và chắc. Một tay dì tôi đeo một bao gạo khá nặng, một tay lôi thừng trâu kéo nó đi theo bà. May mắn con trâu cái lội nước quen nên đi theo người thoăn thoắt, y là nó linh cảm nguy hiểm ở phía sau. Cu em tôi nghe đạn bắn veo véo, sợ quá cùng siết chặt vai nhau cúi rạp đầu. Ngồi ngất ngưởng trên mình trâu như vậy mà hai chị em tôi không bị trúng đạn. Người bị thương lại là dì tôi, bà bị bắn vào bắp chân, con trâu dường như bị đạn xuyên qua bụng.

 

Dì tôi chỉ kịp kêu to một tiếng “Ối giời ôi!” bước lạng quạng thêm vài bước rồi té ùm xuống nước. Con trâu cũng khuỵu gối xuống theo dì. Hai chị em tôi bò loi ngoi lóp ngóp trong đầm nước đục ngầu đỏ loang máu!

 

Lần đấy, nhờ thanh niên tự vệ của làng đến cứu kịp. Dì tôi, trời Phật thương, đau ốm vài tháng rồi cũng qua khỏi. Coi vậy chớ dì tôi khóc tức tưởi mãi khi người ta mang võng đến võng dì đi. Bỏ lại con trâu cái hấp hối chờ chết trong đầm nước. Những ngày kế tiếp, trong cơn sốt nóng li bì, dì cầm tay tôi căn dặn nhiều lần: “Nhắn chú Thi chôn giùm xác con trâu cho dì.”

 

Đó là những chuyện xa xưa rất xưa rồi…

 

Hôm nay, nhìn một bà đầm Ukraine, vai đeo giỏ nặng, một tay bế một đứa con nhỏ, một tay kéo theo một con chó médor yêu dấu, cả ba đều chạy theo xe bus đi di tản, nét mặt họ đầy vẻ hoảng loạn, vừa đi vừa sụt sịt khóc. Người Tây cứ sợ là khóc thôi.

 

Nói vậy chớ tôi rất bần thần lo lắng với họ, chiến tranh khi nào cũng giống nhau, đầy sợ hãi, bi thuơng, kèm theo là chết chóc, rồi tử biệt sanh ly, tiếp theo sau chiến trường, là những con đường đi rất vắng vẻ, những hàng cây trơ trụi và một không khí ảm đạm thê lương, một ánh sáng trắng bạch hơi đục, ánh sáng của nến, của đèn cầy của con đường dẫn dắt tới một cõi âm u.

 

Hồi chiều nay, ngày 6/6, tôi nghe nói trên RFI, truyền thông loan tin và luận đàm chiến sự, có người không bằng lòng ông Emmanuel Macron, vì ổng nói là: “Putin đã phạm một sai lầm căn bản, Putin tự cô lập, tự cô lập là một chuyện, muốn thoát ra khỏi điều đó lại là một lộ trình khó khăn, mọi người cũng không nên làm nhục nước Nga”.

 

Có lẽ đúng là Macron, ông ấy nói quá lời, tự ông Putin, ông ấy đã làm nhục nước Nga rồi, vì ông ấy hiếu chiến và hiếu sát. Tuy nhiên, đối với tổng thống Pháp, đây chỉ là một lối nói ngoại giao, một lời nói chính trị thì đúng hơn, vì tổng thống Macron không phải là người ác, tâm sinh tướng, cứ nhìn mặt Macron, ông ấy luôn muốn gợi ý chấm dứt chiến tranh bằng ngoại giao, bằng đối thoại, mà muốn đối thoại với nhau được, thì hẳn là không được hạ nhục nhau, phải mở ra cho kẻ cùng đường đi (có thể là một con chó dữ) một lối ra, một khung cửa hẹp để thoát ra mà không cay cú, không cắn quàng nhau.

 

Đáp lời, Ngoại trưởng Dmytro Kuleba của Ukraine phát biểu tiếp theo trong một “tweet” cá nhân rằng: “Lời kêu gọi của ông Macron kêu gọi tránh làm nhục Nga, chỉ có thể làm nhục nước Pháp và mọi quốc gia khác chủ trương kêu gọi điều này.”

 

Trong hoàn cảnh chiến tranh đang căng thẳng tột cùng, mà dùng thông tin dẻo miệng đổ thêm dầu vô lửa, e rằng chỉ làm cho cuộc chiến điên cuồng hơn, vô phương bàn luận rồi, hãy nghe bài thánh ca của chúa:

 

Ecoute la voix du Dieu

Prête l’oreille de ton cœur

Tu entendras que Dieu fait grâce

Tu entendras l’Esprit d’audace

Ecoute la voix du Dieu

Prête l’oreille de ton cœur

Tu entendras crier les pauvres

Tu entendras gémir ce monde! (3)

 

Thử hỏi tại sao người Việt ở hải ngoại không thể nào và không bao giờ hòa hợp hòa giải được với chế độ Việt Nam đang cai trị trong nước? Câu hỏi đã có sẵn câu trả lời trong câu hỏi, vì là cộng sản đã đầy đọa và đã sỉ nhục người Việt Nam tự do nhiều quá, nhiều đến mức gọi là vô bờ bến!

 

Khi một cuộc chiến quá lâu, quá thê lương như cuộc chiến Việt Nam, khi tàn cuộc chiến, thì bên thua chưa hẳn là nhục, và bên thắng cuộc cũng chẳng vinh quang gì. Vì họ, cả hai đã thảm sát nhau quá nhiều, kể cả nhân mạng và tình người. Khi đã buông tay, giã từ vũ khí, mà còn hạ nhục đối phương thì chẳng bao giờ đối phương có thể xích lại gần, mà tôi đây, « tôi » thắng cuộc, tôi cũng muốn tâm sự rằng:

 

Đi ra thì nói thì cười

Áo quần sạch sẽ cho người khỏi khinh

Về nhà mình chuyện với mình

Lưng trần, quần cộc, quẩn quanh trong nhà

Trời ơi, chân giả tháo ra

Cò cò lết lết như là trẻ con

Trót duyên một chút văn chương

Đêm ngày bò xổm trên giường viết văn

Khi đọc khi viết khi ngâm

Nghe trong gan ruột âm thầm riêng ta…

(Thơ của Hoàng Cát)

 

Ai cũng muốn kết thúc chiến tranh trong vinh quang để ca khúc khải hoàn, đó là lý tưởng. Vậy ai thua? Chưa có câu trả lời.

 

Chỉ mong rằng Thượng đế luôn công bằng, rằng kẻ nào gieo gió sẽ gặt bão lớn.

 

Còn tiền tệ và tiền lệ của chiến tranh là máu. Khi các gia đình chôn cất người thân của họ ở Ukraine, một số người, tiêu biểu là môt người khá lớn tuổi, tên là Mitry Vassyly ở Bakhmut, ông ấy đặt câu hỏi về giá máu mà họ phải trả, và hỏi rằng:

 

“Liệu có tốt hơn nên trả cho một lệnh ngừng bắn bằng cách nào, bằng đất đai hay bằng máu và mạng sống?”

 

Tôi rất quan tâm và suy nghĩ mà tôi cũng không trả lời được, phải trả lời thế nào cho đúng cả về lý trí và tình cảm? Chịu thua!

 

Tôi chỉ biết là chỉ những người đã sống trong chiến tranh, sống với bom rơi đạn nổ khi mặt đất rung rinh vần vũ, máu lửa vung vãi ngột ngạt, ta chạy đi đâu trong căn nhà lửa tam giới, thập giới này? Ở đâu mình cũng có thể chết, chết một lần, chết hai lần và cả ba lần hay bốn lần…

 

Khi con người ta “dựa lưng nỗi chết” (1) thì con người ta dễ cảm nhận nhậy bén “nỗi buồn chiến tranh (2)

 

Chúc Thanh

(Paris, 6/2022)

 

(1) Tác phẩm của Phan Nhật Nam.

 

(2) Tác phẩm Bảo Ninh.

 

(3) Xin tạm dịch cho thoát ý:

 

Hãy nghe tiếng nói của trời,

Hãy nghe nhịp đập của lời trái tim,

Con sẽ thấy Thượng Đế ban ơn!

Con sẽ thấy tinh thần dũng cảm!

Hãy nghe tiếng nói của trời

Hãy nghe nhịp đập của lời trái tim.

Con sẽ thấy người nghèo kêu than!

Con sẽ thấy thế gian rền rỉ!

(Bài ca của Nhà nguyện Ste. Jeanne Antony)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuối cùng, vợ tôi cũng đồng ý một cách vui vẻ cho tôi lấy vợ bé. Một hành động vượt ra ngoài quan niệm ái tình nghiêm túc của bà. Vợ bé tên Hà, do vợ lớn đặt. Tên khai sinh của Hà là Đỗ thị 451. Vợ lớn nói, số này hên, cộng lại là 10. Hà lai Ái Nhỉ Lan. Ở lứa tuổi gần ba mươi, chưa lấy chồng, không có con, một thân hình phước đức cho bất kỳ người đàn ông nào, sáu mươi bảy tuổi, như tôi.
Kế hoạch của anh ấy thật là hợp lý: anh ấy sẽ giấu tôi phía sau cốp xe Austin-Healey, một chiếc xe dạng rất thấp mà anh vừa mới mua bên Áo và đã tháo kính che gió ra. Chúng tôi chỉ cần đi qua bên dưới rào chắn, trong khi mấy tên cảnh sát nhân dân Vopo*2/ thì bận lo kiểm tra giấy tờ như thường lệ. Rolf đã tính toán nhiều lần, tính đi tính lại, anh lại còn xì bớt hơi các bánh xe: như thế cái xe sẽ không vượt quá 90 cms bề cao. Anh chỉ cần cúi đầu xuống, nhấn mạnh vào cần tăng tốc, thế là chúng tôi sẽ qua bên kia địa phận đất Mỹ! Một "bờ thành" nhỏ làm bằng gạch sẽ bảo vệ tôi khỏi những lằn đạn có thể xảy ra. Và rồi sau đó là tự do...
(Viết cho bằng hữu tháng tư 1954. Chúng tôi 300 thanh niên trình diện trại Ngọc Hà động viên vào Đà Lạt cùng hát bài ca Hà Nội ơi, năm 20 tuổi chưa từng biết yêu. Sau 21 năm chinh chiến, tháng tư 75 khóa Cương Quyết hát tiếp. Bao nhiêu mộng đẹp, tan ra thành khói, bay theo mây chiều. Ngày nay, tháng 7-2024 vào nursing home thăm bạn cùng khóa. Ba anh bạn đại tá lữ đoàn trưởng mũ xanh mũ đỏ cùng đại đội võ bị ra đánh trận Quảng Trị chỉ còn Ngô Văn Định. Ghé lại bên tai nghe Định hỏi nhỏ. /Bên ngoài còn mấy thằng,/ Còn liên lạc được 4 thằng. Ngoài 90 cả rồi.Tôi báo cáo./ Thằng Luyện mới đến thăm./ Định nói./ Luyện nhảy Bắc 21 năm biệt giam mà còn sống. Hay thật./ Tôi nói./ Bạn yên tâm. Ngoài này còn thằng nào chơi thằng đó./ OK bạn còn sống lo cho anh em.)
Năm Giáp Ngọ 1954 có thể gọi là năm đại diện cho tuổi thơ tôi. Chỉ trong một năm 1954 đã có quá nhiều biến cố xảy ra dồn dập trước mắt chú bé mười hai tuổi mà suốt trong đời chưa có thời điểm nào đặc biệt như vậy...
Dẫn nhập: chuyện này được viết khi sắp tròn nửa thế kỷ Sài gòn bị mất tên. Qua một phần đời của một vị Thầy dạy Toán, gắn liền với nhiều thăng trầm của lịch sử từ Việt Nam đến Mỹ, cùng nhìn lại những vết chân xưa với hy vọng các thế hệ kế tiếp học hỏi được nhiều điều để đưa được đất nước trở về vị trí "minh châu trời Đông"
Cây Phượng Vĩ Hoa Vàng có tên khoa học là Delonix regia var plavida thuộc họ Fabaceae có nguồn gốc từ Myanmar được sư trụ trì chùa Huyền Không Sơn Thượng mang về Việt Nam, đầu tiên được trồng ở Huế một số cây dọc theo con đường ở phố Ngô Quyền, ngã ba Phan Bội Châu, Lê Lợi... đã thu hút nhiều du khách đến ngắm cảnh và chụp hình. Hoa phượng vĩ vàng có tuổi đời lên đến 5, 6 chục năm, cây nhỏ hơn hoa phượng đỏ, ít lá và hoa có màu vàng tươi bắt mắt, thường nở từ tháng giêng, tháng hai và nở rộ và khoảng cuối tháng ba, đầu tháng tư, nên còn gọi là loài hoa “ chào mùa hè”. Hoa nở rụng tạo thành một “thảm hoa vàng” trên đường đi, gây nhiều ấn tượng cho những ai đi dạo trên những con đường này. Năm 2005, Công ty công viên cây xanh Sài Gòn mang về trồng một số nơi ở Sài Gòn nhưng chưa được nhiều.
Mùa hè quê tôi không có hoa phượng rơi, mà bắt đầu một mùa nước nổi. Nước lên cao, mênh mông ngập khắp cánh đồng và cả khoảng sân nhà mẹ. Những cơn gió trở mùa mát dịu dàng bao đêm dài mộng tưởng. Ngày sẽ lên, đời ập tới cho dù chúng ta có chờ đợi hay lãng quên. Mẹ tôi báo tin, “Tháng tới là đám cưới con Lệ. Cũng mừng cho con nhỏ, gia đình chồng giàu có. Chỉ tội là nó phải theo chồng đi xa”. Tôi nghe tin, thấy lòng trống trải vô cùng. Một khoảng trống mênh mông, cứ tràn ngập mỗi ngày một lớn. Tôi biết mình đã yêu chị thiết tha...
Trước giờ thi, một cô học trò láu táu, “Thầy bao nhiêu tuổi hả thày?” Câu hỏi từ cặp môi đỏ chót và cái nháy mắt từ cặp lông mi lướt thướt làm cả lớp cười ồ. Hồi ấy tôi vừa mới ba mươi, và tôi là ông thầy giáo bị hỏi câu ấy ngay trong lớp học, cái lớp học có quá nửa số học sinh là nữ, và tôi bị hỏi khi đang giúp học trò ôn bài thi cuối khóa. Quá bất ngờ, ông thầy sựng lại một giây, rồi thong thả trả lời, “Cái này đâu có trong đề thi.” “Em hỏi là tại vì hồi đêm em nằm chiêm bao thấy thày,” cặp môi cong chậm rãi giải thích. Cả lớp chăm chú lắng nghe. Cô học trò gật gù như chờ cho mọi người theo kịp rồi mới tiếp, “Vì vậy em cần biết tuổi thày để mua số đề.”
Năm 2015, Milana đã ba mươi tuổi, đang làm việc trong một công ty Network ở California. Mẹ nàng tỏ ra lo lắng tại sao tuổi này mà không chịu lấy chồng, mà cũng ít thấy có bạn trai; bà e rằng phụ nữ sau ba mươi lăm tuổi khó sanh nở. Nhưng nàng có lý do riêng không nói được với ai...
Cái tên Pulau Bidong nghe rất đỗi thân thương và gần gũi với nhiều người vượt biển Việt Nam lánh nạn cộng sản từ sau năm 1975 và cũng là biểu tượng của ngưỡng cửa Tự Do mà nhiều người mơ ước. Mảnh đất nhỏ bé này là một hải đảo, cách xa tiểu bang Terengganu của Malaysia khoảng một giờ đi thuyền. Nếu có cơ hội, những người thuyền nhân năm xưa nên trở lại, chỉ một lần thôi, thực hiện một cuộc hành hương trở về vùng đất Thánh. Dù không phải là một cựu thuyền nhân tạm dung nơi hải đảo hoang vu này, đôi chân lạ lẫm không quen của tôi đã đặt chân lên Pulau Bidong trong một chuyến du lịch ngẫu hứng, cho ký ức quãng đời tỵ nạn ngày xưa lần lượt trở về trong tôi.
Tả sao cho hết cảnh cổng lớn đồ sộ. Từ chân lên đến đỉnh, tràn ngập mặt nạ treo kín mít. Đủ loại mặt nạ tượng trưng cho thiện ác, xấu đẹp, đúng sai. Có cả mặt nạ Chúa, Phật, thánh thần, hiền nhân, ác tặc, vân vân. Dọc bên dưới là những thùng lớn chứa vô số mặt nạ theo kiểu treo bên trên. Người nào đi vào, tự động lựa cho mình một loại mặt nạ hợp với tính tình, mang lên, rồi mới được tiếp tục đi. Mỗi người có hai mặt nạ, một thật đã thói quen thành giả và một giả thật chồng lên.
Chúng tôi cùng cười vui vẻ tìm đường ra khỏi cổng chùa Thiên Trù tức “chùa Ngoài” để rồi tiếp tục cuộc hành trình vào chùa Hương Tích tức “chùa Trong”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.