Hôm nay,  

Bụi đời trong mắt tôi

04/05/202211:07:00(Xem: 3814)


Bụi đời trong mắt tôi
 

HT Thích Thái Hòa
 
blank

Mỗi khi ngồi vào bàn vi tính (computer) để làm việc, tôi ngồi thật yên lắng, chắp tay lại, sau đây:
 

“Làm việc bằng vi tính
xin nguyện cho mọi loài
biết sử dụng khoa học
làm sạch cõi trần ai”.
 

Cõi trần ai là cõi của bụi nên ở đâu ta cũng thấy không khí bị ô nhiễm, hơi thở bị ngột. Ngột từ gia đình đến xã hội và tôn giáo.
 

Bụi không đơn thuần chỉ thuộc về vật chất mà còn là thuộc về tinh thần nữa.
 

Những âm thanh không lành mạnh, không trong sáng, ta nghe làm cho ta vẩn đục tâm hồn. Chính âm thanh ấy là bụi. Những hương vị và mùi vị không trong sáng, không lành mạnh, ta tiếp xúc, làm cho ta vẩn đục tâm hồn. Chính hương vị và mùi vị ấy là bụi.
 

Những sự nhớ nghĩ nào làm cho ta u ám và vẩn đục tâm hồn, thì sự nhớ nghĩ ấy là bụi.
 

Bởi vậy, bất cứ sự tiếp xúc nào mà làm cho ta bị vẩn đục tâm hồn, thì sự tiếp xúc của ta đều là sự tiếp xúc với bụi.
 

Nên, bụi rất thô mà cũng rất tinh tế. Bụi thô ta dễ nhận ra để khắc phục, nhưng bụi bặm tinh tế và thẳm sâu, ta rất khó nhận ra, khó phòng hộ và rất khó tẩy trừ, nếu ta không thiết lập bản nguyện bằng những quyết tâm và định tâm.
 

Bụi đời được tạo nên không đơn thuần là những hạt bụi vật chất mà còn là những hạt bụi của tâm.
 

Ở nơi nào có đất, ở nơi đó có bụi của đất; ở nơi nào có nước, ở nơi đó có bụi của nước; ở nơi nào có lửa, ở nơi đó có bụi của lửa; ở nơi nào có gió, ở nơi đó có bụi của gió; ở nơi nào có không khí, ở nơi đó có bụi của không khí; ở nơi nào có nhận thức, ở nơi đó có bụi của nhận thức; ở nơi nào có hiểu biết, ở nơi đó có bụi của hiểu biết; ở nơi nào có ngôn ngữ, ở nơi đó có bụi của ngôn ngữ; ở nơi nào có tâm thức vận hành, ở nơi đó có bụi của tâm thức vận hành; ở nơi nào có tình cảm ở nơi đó có bụi của tình cảm.
 

Vì bụi bặm có mặt cùng khắp như vậy, nên người xưa đã gọi cõi nầy là cõi trần ai hay là cõi bụi đời.
 

Ta sống trong cõi bụi đời như vậy, mở mắt ra thì mắt ta bị xốn, nhưng nhắm mắt lại mà bước đi, thì bị sa ngã hố hầm, rơi vào cạm bẫy.
 

Nên, sống giữa trần ai, nhắm mắt hay mở mắt, ta không thể thoát ra khỏi tình trạng của bụi bặm và những hiểm nghèo do bụi bặm đem lại. Chính đó là một trong những nỗi khổ căn để và thường tạo ra những bi đát cho thân phận con người.
 

Vậy, có hướng nào giúp ta thoát khỏi tình trạng ấy không? – Có chứ. Ta sống với niềm tin cao thượng và ta phải biết biến niềm tin cao thượng ấy trở thành hiện thực trong đời sống hằng ngày của chúng ta, là ta có khả năng lọc bụi từ bên ngoài, khiến chúng không thể đi vào trong đời sống của ta một cách tự do.
 

Bụi đời đi vào trong đời sống của ta một cách tự do, là do ta sống không có niềm tin và hạnh nguyện nào cả. Hay chỉ là niềm tin và hạnh nguyện suông mà không biết biến niềm tin và hạnh nguyện trở thành những hành động thiết thực trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
 

Ta không biến niềm tin và bản nguyện trở thành hiện thực trong đời sống của chúng ta, thì đời sống của chúng ta chẳng khác nào một cái ghè chứa bụi và bất cứ loại bụi gì trong cõi đời nầy đều có thể rớt vào trong cái ghè chứa bụi của ta, khiến cho đời sống của ta chỉ là bụi với bụi.
 

Nên, ta muốn phòng hộ và chuyển hóa bụi bặm trong đời sống của ta, là ta phải sống có niềm tin hay bản nguyện, và phải biết biến niềm tin cao thượng hay bản nguyện ấy trở thành hiện thực trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
 

Ta phải biết thực tập niềm tin cao thượng hay bản nguyện luôn luôn đi kèm với chánh niệm hay chánh kiến.
 

Niềm tin cao thượng hay bản nguyện đi kèm với chánh niệm, là niềm tin hay bản nguyện ấy luôn luôn có mặt hiện tiền trong mỗi động tác sinh hoạt bình thường của ta. Ta ăn cơm hay uống nước, thì niềm tin hay bản nguyện ấy đều có mặt một cách rõ ràng trong hành động ăn, hay trong hành động uống của ta. Ta mặc áo quần, tắm rửa, đi, đứng, nằm, ngồi, làm việc cũng đều như vậy. Nghĩa là ta phải thực tập làm như thế nào đó, để niềm tin và bản nguyện của ta luôn luôn có mặt trong mọi động tác hằng ngày của ta, đó gọi là thực tập niềm tin cao thượng và bản nguyện đi kèm với chánh niệm.

Ta thực tập miên mật như vậy, thì mọi loại bụi đời không thể đi vào trong đời sống của ta và không thể khuất lấp niềm tin cũng như bản nguyện của ta. Ta có tự do đối với các loại bụi đời.
 

Ta cũng có thể thực tập niềm tin cao thượng và bản nguyện đi kèm với chánh kiến. Nghĩa là ta làm bất cứ cái gì là ta nhìn thật sâu sắc vào cái đó, để thấy được sự thật của việc ta làm ở nơi cái đó, khiến cho niềm tin và bản nguyện của ta không bị lầm lẫn mà sáng lên từ nơi việc làm ấy. Và không những chỉ sáng lên, mà còn thấy một cách tường tận những tập khởi nhân duyên và hiệu quả khởi sinh của niềm tin và bản nguyện, khiến ta không bị lầm lẫn giữa bản chất niềm tin và bản nguyện của nhân duyên nầy với nhân duyên kia; không lầm lẫn giữa những tác dụng niềm tin và bản nguyện của nhân duyên nầy với nhân duyên kia; không bị lầm lẫn giữa những hậu quả của niềm tin và bản nguyện nầy với niềm tin và bản nguyện kia; không lầm lẫn giữa căn bản niềm tin nầy với căn bản của niềm tin kia và không lầm lẫn giữa căn bản của bản nguyện nầy với căn bản của bản nguyện kia.
 

Thực tập theo phương pháp nầy, ta không những chỉ làm cho niềm tin cao thượng và bản nguyện của ta không bị rơi mất, trong từng niệm hiện tiền qua các sinh hoạt bình thường của cuộc sống, mà còn làm cho niềm tin cao thượng và bản nguyện của ta tươi nhuận và sáng lên từ những sinh hoạt bình thường ấy của ta, khiến cho những bụi bặm tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm và tà định không thể sinh khởi trong đời sống hằng ngày của ta.
 

Và trong đời sống của ta, các loại bụi bặm nầy không có điều kiện để bám vào, thì các loại bụi bặm của hình sắc, âm thanh, mùi hương, vị nếm, xúc chạm cũng như những ngoại cảnh bên ngoài và những ảnh tượng hay ấn tượng bên trong, không còn chỗ để bám víu nơi đời sống của ta, nên khiến cho thân tâm ta có sự nhẹ nhàng, trong sáng và tự do một cách tự nhiên.
 

Do đó, ta phải biết thực tập niềm tin cao thượng hay bản nguyện đi kèm với chánh niệm hay chánh kiến, là ta có khả năng phòng hộ và chuyển hóa bụi bặm cho thân tâm ta, khiến thân tâm ta luôn luôn hòa điệu với nhau trong sự nhẹ nhàng, tươi vui và trong sáng giữa những bụi bặm của cuộc đời.

Ta sống không trong sáng và không tươi vui là do thân tâm ta bị bám đầy bụi đời.
 

Cũng vậy, chiếc máy vi tính của ta không hoạt động được là do chiếc máy vi tính đã bị bụi của vi tính bám vào quá nhiều, khiến cho máy mất hiệu năng và phương hướng hoạt động, hoặc máy có khởi động, nhưng không biểu hiện được những gì mà chức năng của máy vi tính vốn có.
 

Bởi vậy, trong máy vi tính có một bộ phận lọc và quét bụi, gọi là refresh.
 

Ta sử dụng refresh cho máy vi tính là ta giữ gìn sự trong sáng của máy, trước khi ta vào các chương trình và sau khi ta kết thúc các chương trình.
 

Cũng vậy, ta muốn giữ gìn sự trong sáng, nhẹ nhàng và đầy sức sống cho thân và tâm ta, là ta phải thắp sáng niềm tin, chánh niệm và chánh kiến cho thân tâm ta, trước khi ta hành động, trong khi ta đang hành động và lại tiếp tục sau khi ta đã hành động.
 

Ta thực tập miên mật như vậy thì tuy bụi đời có đó và ngàn đời vẫn có đó, nhưng chúng không hề gây được ảnh hưởng đến thân và tâm ta.
 

Dù ta đang có mặt giữa cuộc đời, ta vẫn ăn uống, nói cười, làm việc tiếp xúc với tất cả, nhưng ta vẫn có được những phong thái tự do, bởi vì trong ta đã có niềm tin, chánh niệm và chánh kiến hiện tiền hay đã có refresh bảo chứng cho ta trong từng khoảnh khắc của sự sống. Chúng ta không cần phải lý luận nhiều, chỉ cần nỗ lực thực tập đúng pháp, hiệu quả tốt đẹp tự nó sẽ dẫn sinh, mà không cần phải mong đợi.
 

Bấy giờ cuộc sống là hạnh phúc và ta là hạnh phúc trong cuộc sống ấy.
.
Nguồn: https://hoangphap.org/ht-thich-thai-hoa-bui-doi-trong-mat-toi/ 
.



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Gia đình tôi có sáu anh chị em. Trước 1975, bố tôi là một công chức, mẹ tôi nội trợ, cho nên cuộc sống rất thanh bạch. Cả nhà theo Đạo Phật kiểu truyền thống gia đình, giống như nhiều gia đình Việt khác. / My family has six siblings. My life was very simple before 1975 because my father was a civil servant and my mother was a housewife. Like many Vietnamese families, my entire family practices traditional Buddhism....
Căn nhà của cha mẹ tôi dựng trên một khu đất rộng, chung quanh có hàng rào, là những cây chè tàu được cắt ngay hàng thẳng lối, có cổng ra vào được xây cao, có bức tường thành bằng quánh bao bọc...
Mẹ ơi thôi đừng khóc nữa / Cho lòng già nặng sầu thương / Con đi say tình viễn xứ / Đâu có quên tình cố hương...
Tháng 5, tháng diễn ra lễ mừng Mother Day ở nhiều nước trên thế giới. Đó là ngày nhắc nhở để nhân loại biết tôn vinh người Mẹ và tình mẹ...
Gửi đến Mẹ tình yêu của con / Mong Mẹ nơi xa ấm linh hồn / Đời con kể từ khi vắng Mẹ / Chẳng còn nỗi buồn nào buồn hơn...
Bên ngoài trời mưa tầm tã. Cửa đóng kín nhưng trong nhà vẫn nghe tiếng gió giật từng cơn. Vinh nhìn lên đồng hồ treo tường thấy đã chín giờ tối, như vậy cơn mưa đã kéo dài hơn hai tiếng. Nếu trời không mưa giờ này chắc Vinh vẫn còn ngồi ở quán cà phê nói chuyện với anh em cho qua thì giờ vì vợ con đã về quê, hết giờ làm về nhà thấy trống vắng buồn bã. Cầm ly trà lên, Vinh uống hết một chút còn lại...
Sau ngày chính quyền VNCH sụp đổ, chồng tôi phải đi tù bảy năm. Mãn tù, theo yêu cầu của chính quyền địa phương, chồng tôi đưa gia đình đến sống ở một xã kinh tế mới thuộc tỉnh Phước Tuy cũ, đó là xã Xuân Sơn. Hồi ấy, xã này mới được khai phá, đất đai còn hầu hết là núi đồi hoang dã, ngay cả cái tên xã cũng còn xa lạ không mấy ai biết đến. Nhưng xã Xuân Sơn lại nằm giáp cạnh một cái xã khác danh đã nổi như cồn, gần như cả miền Nam đều có nghe tới: xã Bình Giả...
Mấy năm qua bị con Virus Corona hoành hành, một phần bị cách ly một phần sợ bi lây nhiễm nên tôi phải bó gối nằm nhà, bế môn tỏa cảng, không dám đi đâu, bạn bè không thăm, người thân không tới. Trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung có anh chàng "độc cô cầu bại" thuộc loại đệ nhất cao thủ võ lâm mỗi lần đấu võ chỉ cầu thua mà không được, tôi làm "độc cô cầu bạn" sáng nghe chim hót, chiều ngắm hoa nở, tối về ôm sách vở, cầu gặp được bạn bè thân thiết mà không được. Nên khi vừa hết cách ly tôi liền tới thăm người bạn thâm niên của tôi...
Từ New York, tôi bay về San Jose thăm mẹ. Trong bữa cơm tối, lòng tôi nặng trĩu lo nghĩ nên im lặng không gợi chuyện như thường lệ. Đã mấy tháng trời, ngày nào cũng bão tuyết, hàng họ ế ẩm, tiệm vắng không một bóng người. Khủng hoảng kinh tế lan tràn làm nhiều khách của tôi dè dặt, không dám ăn xài. Tôi về nhà hy vọng sẽ khuây khoả, để quên hết những phiền phức, để không khí ấm cúng gia đình xoa dịu những ưu lo đã khiến tôi khó ăn khó ngủ.
Đến ga kế sau ga Dresden, một người đàn ông có tuổi vào bên trong toa của tôi. Ông ấy lịch sự chào tôi, ngồi xuống, nhìn tôi và gật đầu chào như thể vừa gặp một người bạn lâu năm không gặp. Ông giới thiệu tên mình và tôi chợt nhớ rằng đây là một người bán đồ cổ rất nổi tiếng ở Berlin, tôi đã từng đến mua thủ bút và sách ở tiệm của ông...
Khoảng đầu thế kỷ 21, tôi quen ông Song Thao. Nói quen cho oai, chứ đấy chỉ là tình một chiều. Thuở ấy, mỗi khi có tờ nguyệt san Thế Kỷ 21 trên tay, tôi nhanh nhẹn dò mục lục, tìm bài Phiếm của ông Song Thao, đọc ngấu nghiến...
Nhà báo, nhà văn Chu Tử vào thập niên 1960, chủ nhiệm nhật báo Sống, tác giả những cuốn tiểu thuyết chỉ một chữ với tác phẩm đầu tay như Yêu (1963) đến Sống (1963), Loạn (1964), Ghen (1964), Tiền (1965)...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.