Hôm nay,  

Bụi đời trong mắt tôi

5/4/202211:07:00(View: 3787)


Bụi đời trong mắt tôi
 

HT Thích Thái Hòa
 
blank

Mỗi khi ngồi vào bàn vi tính (computer) để làm việc, tôi ngồi thật yên lắng, chắp tay lại, sau đây:
 

“Làm việc bằng vi tính
xin nguyện cho mọi loài
biết sử dụng khoa học
làm sạch cõi trần ai”.
 

Cõi trần ai là cõi của bụi nên ở đâu ta cũng thấy không khí bị ô nhiễm, hơi thở bị ngột. Ngột từ gia đình đến xã hội và tôn giáo.
 

Bụi không đơn thuần chỉ thuộc về vật chất mà còn là thuộc về tinh thần nữa.
 

Những âm thanh không lành mạnh, không trong sáng, ta nghe làm cho ta vẩn đục tâm hồn. Chính âm thanh ấy là bụi. Những hương vị và mùi vị không trong sáng, không lành mạnh, ta tiếp xúc, làm cho ta vẩn đục tâm hồn. Chính hương vị và mùi vị ấy là bụi.
 

Những sự nhớ nghĩ nào làm cho ta u ám và vẩn đục tâm hồn, thì sự nhớ nghĩ ấy là bụi.
 

Bởi vậy, bất cứ sự tiếp xúc nào mà làm cho ta bị vẩn đục tâm hồn, thì sự tiếp xúc của ta đều là sự tiếp xúc với bụi.
 

Nên, bụi rất thô mà cũng rất tinh tế. Bụi thô ta dễ nhận ra để khắc phục, nhưng bụi bặm tinh tế và thẳm sâu, ta rất khó nhận ra, khó phòng hộ và rất khó tẩy trừ, nếu ta không thiết lập bản nguyện bằng những quyết tâm và định tâm.
 

Bụi đời được tạo nên không đơn thuần là những hạt bụi vật chất mà còn là những hạt bụi của tâm.
 

Ở nơi nào có đất, ở nơi đó có bụi của đất; ở nơi nào có nước, ở nơi đó có bụi của nước; ở nơi nào có lửa, ở nơi đó có bụi của lửa; ở nơi nào có gió, ở nơi đó có bụi của gió; ở nơi nào có không khí, ở nơi đó có bụi của không khí; ở nơi nào có nhận thức, ở nơi đó có bụi của nhận thức; ở nơi nào có hiểu biết, ở nơi đó có bụi của hiểu biết; ở nơi nào có ngôn ngữ, ở nơi đó có bụi của ngôn ngữ; ở nơi nào có tâm thức vận hành, ở nơi đó có bụi của tâm thức vận hành; ở nơi nào có tình cảm ở nơi đó có bụi của tình cảm.
 

Vì bụi bặm có mặt cùng khắp như vậy, nên người xưa đã gọi cõi nầy là cõi trần ai hay là cõi bụi đời.
 

Ta sống trong cõi bụi đời như vậy, mở mắt ra thì mắt ta bị xốn, nhưng nhắm mắt lại mà bước đi, thì bị sa ngã hố hầm, rơi vào cạm bẫy.
 

Nên, sống giữa trần ai, nhắm mắt hay mở mắt, ta không thể thoát ra khỏi tình trạng của bụi bặm và những hiểm nghèo do bụi bặm đem lại. Chính đó là một trong những nỗi khổ căn để và thường tạo ra những bi đát cho thân phận con người.
 

Vậy, có hướng nào giúp ta thoát khỏi tình trạng ấy không? – Có chứ. Ta sống với niềm tin cao thượng và ta phải biết biến niềm tin cao thượng ấy trở thành hiện thực trong đời sống hằng ngày của chúng ta, là ta có khả năng lọc bụi từ bên ngoài, khiến chúng không thể đi vào trong đời sống của ta một cách tự do.
 

Bụi đời đi vào trong đời sống của ta một cách tự do, là do ta sống không có niềm tin và hạnh nguyện nào cả. Hay chỉ là niềm tin và hạnh nguyện suông mà không biết biến niềm tin và hạnh nguyện trở thành những hành động thiết thực trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
 

Ta không biến niềm tin và bản nguyện trở thành hiện thực trong đời sống của chúng ta, thì đời sống của chúng ta chẳng khác nào một cái ghè chứa bụi và bất cứ loại bụi gì trong cõi đời nầy đều có thể rớt vào trong cái ghè chứa bụi của ta, khiến cho đời sống của ta chỉ là bụi với bụi.
 

Nên, ta muốn phòng hộ và chuyển hóa bụi bặm trong đời sống của ta, là ta phải sống có niềm tin hay bản nguyện, và phải biết biến niềm tin cao thượng hay bản nguyện ấy trở thành hiện thực trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
 

Ta phải biết thực tập niềm tin cao thượng hay bản nguyện luôn luôn đi kèm với chánh niệm hay chánh kiến.
 

Niềm tin cao thượng hay bản nguyện đi kèm với chánh niệm, là niềm tin hay bản nguyện ấy luôn luôn có mặt hiện tiền trong mỗi động tác sinh hoạt bình thường của ta. Ta ăn cơm hay uống nước, thì niềm tin hay bản nguyện ấy đều có mặt một cách rõ ràng trong hành động ăn, hay trong hành động uống của ta. Ta mặc áo quần, tắm rửa, đi, đứng, nằm, ngồi, làm việc cũng đều như vậy. Nghĩa là ta phải thực tập làm như thế nào đó, để niềm tin và bản nguyện của ta luôn luôn có mặt trong mọi động tác hằng ngày của ta, đó gọi là thực tập niềm tin cao thượng và bản nguyện đi kèm với chánh niệm.

Ta thực tập miên mật như vậy, thì mọi loại bụi đời không thể đi vào trong đời sống của ta và không thể khuất lấp niềm tin cũng như bản nguyện của ta. Ta có tự do đối với các loại bụi đời.
 

Ta cũng có thể thực tập niềm tin cao thượng và bản nguyện đi kèm với chánh kiến. Nghĩa là ta làm bất cứ cái gì là ta nhìn thật sâu sắc vào cái đó, để thấy được sự thật của việc ta làm ở nơi cái đó, khiến cho niềm tin và bản nguyện của ta không bị lầm lẫn mà sáng lên từ nơi việc làm ấy. Và không những chỉ sáng lên, mà còn thấy một cách tường tận những tập khởi nhân duyên và hiệu quả khởi sinh của niềm tin và bản nguyện, khiến ta không bị lầm lẫn giữa bản chất niềm tin và bản nguyện của nhân duyên nầy với nhân duyên kia; không lầm lẫn giữa những tác dụng niềm tin và bản nguyện của nhân duyên nầy với nhân duyên kia; không bị lầm lẫn giữa những hậu quả của niềm tin và bản nguyện nầy với niềm tin và bản nguyện kia; không lầm lẫn giữa căn bản niềm tin nầy với căn bản của niềm tin kia và không lầm lẫn giữa căn bản của bản nguyện nầy với căn bản của bản nguyện kia.
 

Thực tập theo phương pháp nầy, ta không những chỉ làm cho niềm tin cao thượng và bản nguyện của ta không bị rơi mất, trong từng niệm hiện tiền qua các sinh hoạt bình thường của cuộc sống, mà còn làm cho niềm tin cao thượng và bản nguyện của ta tươi nhuận và sáng lên từ những sinh hoạt bình thường ấy của ta, khiến cho những bụi bặm tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm và tà định không thể sinh khởi trong đời sống hằng ngày của ta.
 

Và trong đời sống của ta, các loại bụi bặm nầy không có điều kiện để bám vào, thì các loại bụi bặm của hình sắc, âm thanh, mùi hương, vị nếm, xúc chạm cũng như những ngoại cảnh bên ngoài và những ảnh tượng hay ấn tượng bên trong, không còn chỗ để bám víu nơi đời sống của ta, nên khiến cho thân tâm ta có sự nhẹ nhàng, trong sáng và tự do một cách tự nhiên.
 

Do đó, ta phải biết thực tập niềm tin cao thượng hay bản nguyện đi kèm với chánh niệm hay chánh kiến, là ta có khả năng phòng hộ và chuyển hóa bụi bặm cho thân tâm ta, khiến thân tâm ta luôn luôn hòa điệu với nhau trong sự nhẹ nhàng, tươi vui và trong sáng giữa những bụi bặm của cuộc đời.

Ta sống không trong sáng và không tươi vui là do thân tâm ta bị bám đầy bụi đời.
 

Cũng vậy, chiếc máy vi tính của ta không hoạt động được là do chiếc máy vi tính đã bị bụi của vi tính bám vào quá nhiều, khiến cho máy mất hiệu năng và phương hướng hoạt động, hoặc máy có khởi động, nhưng không biểu hiện được những gì mà chức năng của máy vi tính vốn có.
 

Bởi vậy, trong máy vi tính có một bộ phận lọc và quét bụi, gọi là refresh.
 

Ta sử dụng refresh cho máy vi tính là ta giữ gìn sự trong sáng của máy, trước khi ta vào các chương trình và sau khi ta kết thúc các chương trình.
 

Cũng vậy, ta muốn giữ gìn sự trong sáng, nhẹ nhàng và đầy sức sống cho thân và tâm ta, là ta phải thắp sáng niềm tin, chánh niệm và chánh kiến cho thân tâm ta, trước khi ta hành động, trong khi ta đang hành động và lại tiếp tục sau khi ta đã hành động.
 

Ta thực tập miên mật như vậy thì tuy bụi đời có đó và ngàn đời vẫn có đó, nhưng chúng không hề gây được ảnh hưởng đến thân và tâm ta.
 

Dù ta đang có mặt giữa cuộc đời, ta vẫn ăn uống, nói cười, làm việc tiếp xúc với tất cả, nhưng ta vẫn có được những phong thái tự do, bởi vì trong ta đã có niềm tin, chánh niệm và chánh kiến hiện tiền hay đã có refresh bảo chứng cho ta trong từng khoảnh khắc của sự sống. Chúng ta không cần phải lý luận nhiều, chỉ cần nỗ lực thực tập đúng pháp, hiệu quả tốt đẹp tự nó sẽ dẫn sinh, mà không cần phải mong đợi.
 

Bấy giờ cuộc sống là hạnh phúc và ta là hạnh phúc trong cuộc sống ấy.
.
Nguồn: https://hoangphap.org/ht-thich-thai-hoa-bui-doi-trong-mat-toi/ 
.



Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Rừng núi xanh mướt, không khí trong lành và hơi se se lạnh thấm vào từng chân lông kẽ tóc, len lỏi vào từng tế bào. Cái cảm giác khoan khoái thật dễ chịu, làm cho hai huynh đệ thọ nhận được sự bình an trong phút giây hiện tại. Cây cỏ xung quanh như tỏa ra một năng lượng tươi mát tràn đầy sức sống. Bất chợt sư huynh hỏi khẽ: - Dường như có đôi mắt nào đó đang theo dõi chúng ta? Cả hai dừng bước, nhìn quanh một tí thì phát hiện ra đằng sau bụi rậm có mẹ con nhà nai đang tròn xoe mắt nhìn, tai vểnh bắt sóng động của âm thanh, chúng có thể nghe được những âm thanh nhỏ nhất mà tai người không nghe được. Mẹ con nhà nai đang cảnh giác cao độ, toàn thân mượt mà vàng sậm điểm xuyết những đốm hoa màu trắng.
Chiều nay khi những giọt nắng đang lao xao ngoài song cửa, những tán cây thầm thì trong gió chuyện nhân gian, anh bỗng nhẹ nhàng nhớ đến em, người con gái "vội cất bước quên dấu yêu ngọt ngào" ngày ấy. Anh trầm mình trong ký ức về “từng góc phố bâng khuâng dịu êm”. Anh tình cờ biết được một bản tình ca mà tác giả của nó cảm giác rằng nó bị thất lạc khá lâu rồi như chuyện chúng mình vậy đó em: "Lời hát ấy hôm nao miên man, ru em một thời Từng ánh mắt bao dung đam mê, cho em ngọt bùi"
Sau công phu sáng, bước ra nhà bếp xé tờ lịch thì hiện ra hôm nay là ngày 6 tháng 6 năm 2020. Ngày 6 tháng 6, bỗng như que diêm nào bất ngờ bật lên trong ký ức tôi đã từ lâu lắng xuống. Tại sao hôm nay lại bật lên? Biết rằng băn khoăn cũng chẳng có câu trả lời, như mưa mới rạt rào đây mà giờ nắng đã lên rực rỡ. Muôn sự còn muôn thẳm sâu mà sự phán đoán ước lệ của suy tưởng vật lý chưa chạm tới được sự mầu nhiệm của tâm linh. Đủ duyên thì lộ, chưa đủ duyên thì ẩn. Chấp nhận vậy thôi. Ngày 6 tháng 6 năm 1944. Ngày có tên lịch sử là D-Day.
Sau hơn một tháng, các chuyên viên Public Health làm việc không ngưng nghỉ, CDC công bố 60 trang guidelines hướng dẫn chi tiết cho "đời sống cùng với COVID-19" ở các trường học, các trung tâm giữ trẻ, các nhà hàng, và các cơ sở thương mại từ lớn đến nhỏ.... Mới nhìn thoáng qua thì dễ bị...."ngộp" vì quá nhiều yêu cầu, nhưng chi tiết không có nghĩa là không thể thực hiện. Cho đến lúc nào có vaccine chủng ngừa, không còn lựa chọn nào khác. Lâu dần đời cũng quen. Một cách lạc quan, khả năng thích ứng với lối sống mới của mỗi người, thêm một lần nữa, được thử thách.
Một buổi chiều im vắng bên dòng sông Cái Lớn. Theo hướng gió mơn man trên rừng dừa nước, Tím đẩy mái chèo một cách khoan thai, nhẹ nhàng. Chiếc xuồng nhỏ rẻ nước, lặng lờ trôi ngang đồn Nghĩa Quân. Tiếng đàn và tiếng hát nghe văng vẳng xa xa. Khi xuồng đến gần, Tím thấy một người lính đang ôm “cây đàn số 8” – do trẻ em trong làng đặt tên; vì không đứa nào biết cây đàn này tên là Guitar mà chỉ thấy thùng đàn giống như số 8 – ngồi trên hầm chống pháo kích.
Xe đò vừa vào Phan Rang thì kỷ niệm cũng vừa tràn về thốc tháo trong lòng bà, như làn gió nóng của miền Trung nắng cháy đang lùa vào các khung cửa xe một cách hăm hở. Bà gỡ đôi kính mát xuống để nhìn hai bên đường cho rõ hơn. Phan Rang. Con đường Thống Nhất. Bốn mươi năm. Nhưng bà ngạc nhiên vì thấy mình không đến nỗi lạc lõng sau những năm tháng dài như thế. So với nhiều thành phố khác, Phan Rang dường như không thay đổi gì mấy. Rõ ràng là con đường cũng như mấy thập kỷ qua, không được mở rộng ra chút nào. Từng hàng cây cổ thụ dễ đến trăm năm vẫn còn lác đác chạy dài theo hè phố. Nhà cửa có lô nhô nhiều căn cao hơn trước, nhưng chưa đủ để thành phố có một khuôn mặt khác lạ đối với người lữ khách lâu ngày vừa trở lại.
Tiếng khánh réo rắt ngân dài và lan toả trong không gian như những vòng sóng tròn, càng loang xa vòng tròn càng lớn, bao trùm cả đất trời. Âm thanh bay lên tận trời xanh, xuyên thấu vào lòng đất như mũi dùi chọc thủng cả địa ngục A Tỳ. Bọn quỷ đói rùng rùng kéo về hướng phát ra tiếng khánh, chúng đông hơn quân Nguyên, hình thù quái dị, trông gớm ghiếc vô cùng. Cứ thường lệ mỗi buổi chiều, chúng ngóng đợi tiếng khánh để được ăn bữa chiều.
Cũng vì ích kỷ muốn ăn ngon, muốn ăn bổ, nên con người đã tạo cho con virus Corona có cơ hội lây từ thú sang người ở Vũ Hán và chỉ với một thời gian ngắn đại dịch đã bùng phát gần như ở tất cả các quốc gia trên thế giới, hiện nay vẫn còn tiếp diễn chưa chịu dừng lại.
Một trong những cuộc đua Marathon nổi tiếng, và lâu đời nhất thế giới dành cho người tham dự từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp từ khắp các quốc gia là Boston Marathon bị hủy bỏ . Cuộc đua truyền thống dài hơn 26 miles (khoảng 42km) hàng năm chạy qua 8 thành phố của Massachusetts bắt đầu từ năm 1897 chỉ có 15 người tham dự, là một trong 6 cuộc đua Marathon quan trọng nhất thế giới hàng năm. Lần đầu tiên trong 124 năm, sự kiện thể thao hàng năm -có lúc quy tụ đến nửa triệu người quan sát và hơn 38 ngàn vận động viên- bị hủy bỏ trong năm 2020 vì đại dịch cúm Tàu. Ngay cả trong hai thế chiến (1914-1918 và 1939-1945), Boston Marathon vẫn được tổ chức , và là một truyền thống văn hóa cả trăm năm của Bostonians.
Đó là một buổi chiều, lớp tôi được nghỉ môn học giữa giờ vì cô giáo bịnh. Chúng tôi, ba đứa bạn thân và tôi, rủ nhau ra ngoài trường, tản bộ trên vỉa hè quen thuộc có hàng cây rợp mát. Đi dọc theo đường Bà Huyện Thanh Quan, ngắm những căn biệt thự nằm khuất bên trong khoảng sân rộng, bốn đứa chúng tôi hỏi nhau căn nhà nào đẹp, và thích căn nào. Đứa thích nhà trồng nhiều hoa. Đứa thích nhà có cửa sổ bốn phía, v..v... Bỗng dưng tôi nghe có tiếng dương cầm văng vẳng trong gió khi vừa đi qua. Tôi dừng chân trước một biệt thự cổ kính. Âm thanh phát ra từ trên lầu. Tôi ngắm kỹ ngôi nhà và thấy bức tường đá của nó được phủ kín bởi một loại dây leo có lá nhỏ tròn, bò ngộ nghĩnh. Bức tường cao quá nên tôi không thấy gì bên trong, chỉ nhìn qua song cửa sân. Lúc đó tôi sợ bị người ta bắt vì tội nhìn lén nên đứng xớ rớ một lát rồi đi.
Xuyên qua từng áng mây chĩu nặng hơi nước, những tia nắng đìu hiu của một buổi chiều như đang ngập ngừng bên ngoài khung kính của chiếc Boeing đồ sộ – đang bay. Bảo-Trân nghiêng một bên má sát vào mặt kính để nhìn lại phía sau. Dalat đã chìm khuất, chỉ còn những đóm sáng ly ty từ những tòa buildings trên triền núi cao. Từ những triền núi, hơi lạnh toát ra, tạo thành những phiến sương buồn, che khuất những khe núi thâm u rồi bay lang thang trong vùng không gian im vắng để đợi chờ ánh hoàng hôn.
Cho đến lúc nào có thuốc chủng ngừa COVID-19, càng ngày người ta càng cẩn thận hơn trong giao tiếp. Những lối đi giữa các aisle trong chợ Mỹ bắt đầu trở thành "đường một chiều" để tránh "mặt đối mặt" giữa khách hàng, tránh tình trạng Coronavirus "bành trướng" qua nạn nhân mới. Còn hơn thế nữa, các chợ đã bắt đầu cấm người không đeo khẩu trang vào chợ. Mỗi chợ còn cử một nhân viên ngồi ở cửa ra, vào để bảo đảm 100% khách hàng vào chợ đều có mang khẩu trang.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.