Hôm nay,  

Mùi Tết...

29/01/202214:11:00(Xem: 3025)

Tản văn

 

hoa dao

1.

 

Có xa quê hương đất nước nhiều năm, mỗi khi Tết đến Xuân về, người ta mới cảm nhận không khí chung quanh mình như thiếu thiếu một cái gì rất quan trọng? Không phải vì đất lạ, người không quen biết, không cùng chủng tộc. Cũng không phải vì những đồ ăn, thức uống khi mua về thiếu đi cái hương vị đất nước của quê hương bản quán mà có lẻ chỉ vì... cái không khí chung quanh mình nó khác biệt và cả cái mùi vị của mùa xuân cũng nhiều lạ lẫm.

Đêm trằn trọc, nhớ mông lung và mũi chợt nhận ra mùi hương thân thuộc, gắn bó từ lúc ấu thơ cho đến khi trưởng thành mà chỉ mỗi năm mới có một lần. Cái mùi gì nhỉ? Đâu phải mùi hơi của con cái, vợ chồng đã quá quen thuộc trong căn nhà ta ở theo kiểu “Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi”, mà đó là cái mùi vị nôn nao, mong ngóng, chờ đợi, man mác một nỗi gì khó tả. Là mùi khói ấm cúng, nồng thơm, của củi, của pháo, của trầm nhang phảng phất, của hương hoa, trà quả và cả của tiền mới và áo mới. Thôi cứ tạm gọi là cái “mùi Tết” cho dân dã mộc mạc mà quyến luyến đến lạ thường!

 

2.

 

Chợt mỉm cười, lẩn thẩn tự hỏi mình: Tết là gì nhỉ? Lại tra cứu từ điển, sách vở với nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau, song có thể hiểu nôm na: Tết là một phong tục, một mỹ tục đã có từ ngàn đời nay của người Việt. Đó là dịp để mọi người, mọi gia đình sum họp, vui vầy cùng nhau, tổ chức ăn uống, hội hè. Dâng cúng đất trời, Thần Phật, tưởng nhớ tổ tiên, ông bà và những người đã khuất, v.v... “Tết” nguyên là từ có âm Hán Việt là “tiết”, chỉ thời tiết, khí hậu bắt đầu trong một năm, thêm chữ “Đán” chỉ “ngày” khởi đầu của tháng đầu tiên theo Âm lịch, tức ngày mùng 1 tháng Giêng hằng năm.

 

Theo quan niệm của người Việt, để chuẩn bị cho “ba ngày Tết”, và để “vui như Tết”, mọi người cần phải chuẩn bị thật chu đáo cho Tết, bắt đầu từ lúc 23 tháng Chạp, tức ngày đưa ông Táo về trời, việc sửa soạn, mua sắm, trang trí nhà cửa cho thật mới và tươm tất, cũng như đi thăm và rẫy cỏ những phần mộ của người thân, chuẩn bị cho lễ cúng rước ông bà vào ngày 30 tháng Chạp. Đó là lúc không khí sôi động và chộn rộn ở khắp mọi nơi mà con người có thể cảm nhận được. Chuyện sắm sửa cho con cái những bộ đồ mới để mặc vào ngày đầu năm, cũng là nỗi lo “ngay ngáy” thường trực của những gia đình đông con, kinh tế khó khăn. Từ làng xóm, tới chợ búa, ngày thêm sôi động. Trên trán, trong đôi mắt của mọi người ánh lên niềm vui, mong đợi đó là lúc mùa màng tươi tốt, thuận hòa, được mùa, kinh tế xã hội phát triển. Khi những nét nhăn hằn lên trên trán, đôi mắt tư lự, ưu tư đó là lúc... thất bát, mùa màng hạn chế. Kinh tế xã hội khó khăn... Có người nói, cứ nhìn không khí chuẩn bị đón Tết vui Xuân của mọi người là có thể biết được đất nước đang phát triển tốt hay kinh tế khủng hoảng, trì trệ. Quả thật không sai?

 

Nếu những bậc cha mẹ, người lớn đang tất bật lo lắng cho từng cái ăn, cái mặc: Nhà cửa tươm tất, mua sắm áo quần mới, lo nồi bánh chưng, bánh tét, nồi thịt kho... thì những đứa trẻ từ vài ba tuổi cho đến mười chín, đôi mươi vẫn ngong ngóng, háo hức đếm từng ngày để chờ... Tết. Đúng với câu ca dao: “Cu kêu ba tiếng cu kêu/ Cho mau đến Tết dựng nêu ăn chè!” Trẻ con vẫn khoái ăn chè nhưng...

 

Nhớ thuở bé, lớp người thuộc U.60, U.70 chúng tôi mong chờ Tết, mong cho mau đến Tết là để được vui chơi thỏa thích trong mấy ngày Tết mà không bị cha mẹ la rầy hay quở phạt. Đấy là lúc cái mùi Tết mơ hồ phảng phất ngày càng thêm đậm đặc, khi ra cửa ngong ngóng, đón đợi người thợ hớt tóc già trên chiếc xe đạp trành, không phanh, không thắng, ghé ngay nhà, húi cho cái đầu tóc vốn đã bờm sờm để chuẩn bị đón Tết. Đó cũng là lúc mẹ dẫn đi chợ xã, chợ huyện để ướm những bộ đồ may sẵn để mua cho cái quần, cái áo, thơm phức mùi vải, mùi hồ mới cứng. Và cũng thật là sung sướng, khi cầm trên tay những viên pháo chuột màu đỏ hồng, thơm mùi thuốc pháo, rồi đến những bộ bầu cua, cá cọp mới tinh là niềm vui của tuổi nhỏ.

 

Cái vị Tết cứ bùng lên lan tỏa khắp thôn xóm khi những đêm sương, dăm ba nhà cùng chung canh nồi bánh tét, củi than đỏ rực, khói nồng nàn cay tỏa, cùng với những câu chuyện kể đời xửa đời xưa mà mãi đến giờ cũng không quên được. Rồi tiếng heo, vịt, gà... rộn ràng trong buổi sớm tinh mơ. Là mùi vị thơm lừng, béo ngậy của những mâm cỗ cúng ông bà, cúng năm mới, cúng vườn, cúng ruộng, cúng nhà, cúng trâu bò... cứ tiếp nối không dứt cho đến ngày mùng Bảy, hạ nêu. Chấm dứt “ ba ngày Tết”.

 

Mùi vị Tết còn là khói nhang trầm trong ngày lẽo đẽo theo ông bà đi lễ chùa, cúng Phật, sợ hãi đứng xa ông Thiện, ông Ác, miệng khấn “Nam mô” mà mắt ướt nhạt nhòa!

 

Một hương vị nồng nàn, có khi khét lẹt, không thể nào quên của thời chúng tôi nữa là mùi pháo! Cùng tranh nhau giữa lả tả xác pháo đỏ rực, tìm kiếm những viên pháo lép, đem về lấy thuốc pháo sáng chế những trò chơi tuổi thơ có khi gây ra... hỏa hoạn, cháy phỏng! Mùi vị này, hiện nay có lẽ là mùi của thú vui ngắm pháo bông, mỗi khi giao thừa, Tết đến.

 

Tết còn thêm mùi của tiền mới, và âm thanh sột soạt, hoặc leng keng của những đồng xu mới cáu cạnh, tinh khôi, được bỏ vào những cái phong bao đỏ bằng bàn tay, là món quà mừng tuổi thiết thực và có lộc nhất mà lũ trẻ con mong chờ ở cha mẹ và người lớn đến nhà viếng thăm. Có những cái Tết trẻ được lì xì, đủ tiền mua cặp vở đi học cho cả năm sau. Những đồng tiền mới tinh ấy đã đi vào trong giấc mơ của rất nhiều con trẻ, mãi đến khi đã trở thành. thanh niên, nam nữ.

 

3.

 

Mùi vị Tết cứ mỗi năm, mỗi trở lại, tạo dấu ấn riêng biệt của cái Tết Việt Nam mà những ai xa nhà, xa quê hương luôn nhớ nhung và khắc khoải. Khi đã lớn lên, lập gia đình, có con cái, mỗi lần Tết lại thấm thêm cái mùi vị đắng đót của mồ hôi và cay xót của nước mắt để lo cho một cái Tết sum vầy và no đủ. Nhất là những năm thất mùa vì thiên tai, hạn hán hay bão lũ.


Mùi Tết đã trở thành quốc hồn, quốc túy trong lòng của mỗi người Việt xa quê, là chất “gây nghiện” hai chữ quê nhà, khiến ai đi xa, cũng nôn nao, quay quắt được trở về ăn Tết ở quê: “ Dù ai buôn bán nơi đâu/ Nhớ đến ngày Tết r nhau mà về”. Và cứ thế mà nhớ Tết. Nhớ mùi Tết.

 

– Trần Hoàng Vy

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một ngày nọ, ngài gặp một bà mẹ, bà ôm một đứa con vừa mất vừa đi vừa khóc lóc thảm thiết, ai cũng mũi lòng thương, thông cảm vì mất con là nỗi đau khổ nhứt trong cuộc đời… người ta mách bảo là bà nên gặp Sa Môn Cồ Đàm, bà sung sướng bế con đã mất đi ngay và gặp phật, xin phật dùng phép thần thông cứu sống con bà. Xung quanh phật, các tì kheo đang ngồi cầu nguyện cho chúng sanh được giải thoát và cũng cầu nguyện cho các chúng sanh còn tại thế sẽ may mắn mà gặp được giáo pháp của Như Lai. Rồi người mẹ đau khổ cũng được gặp phật.
Cuối tháng Ba, những cơn gió nóng tràn về thành phố. Một hai trận mưa lạc loài đến sớm rồi thôi. Không khí ngột ngạt. Mùi đất nồng khó chịu. Như một cô gái uể oải trong cơn bệnh, thành phố trông mệt mỏi, rạc rời. Đoan đi vào Câu lạc bộ của trường. Bình thường, cứ đến thứ Sáu là không khí chuẩn bị cho chiều văn nghệ thứ Bảy lại nhộn nhịp. Nhưng hôm nay, như có một cái gì kéo mọi thứ chùng xuống. Chị Thuận, người phụ trách Câu lạc bộ, mỉm cười khi thấy Đoan, nhưng là một nụ cười kém tươi. Chị vẫn câu chào hỏi thường lệ: “Em uống gì không?” “Dạ, chị cho em nước chanh.” Chị Thuận pha ly nước chanh đặc biệt, nóng, ít đường, mang đến để trước mặt Đoan, và kéo ghế ngồi xuống bên Đoan. Hình như không có gì để bắt chuyện, chị Thuận nhìn ra sân, nói nhỏ:
Tôi khép cánh cửa phòng ngủ, rón rén bước ra, sợ gây tiếng động làm thằng cháu nội lại giật mình thức giấc; thằng bé đã mười tháng tuổi, biết làm đủ thứ trò như con khỉ con, chiếc mũi bé xíu của nó chun lại, đôi môi dầy cong lên, mỗi khi bà nội bảo nó làm xấu, thật dễ thương, canh nó hơi mệt vì phải chơi cho nó đừng chán, lèo nhèo, nhưng chơi nhiều thì sức bà nội có hạn, làm sao chạy theo nó cả ngày được!
Những cái mặt hướng về phía trước. Những cái đầu hơi cúi, những cái lưng hơi còng có lẽ bởi sức nặng của chiếc ba lô đeo sau lưng, hay tại - nói một cách màu mè, văn vẻ, đầy giả dối là - gánh nặng của đời sống. Trước mặt tối đen. Bên phải là những cánh cửa cuộn bằng tôn đóng kín. Những cánh cửa lạnh lùng, vô cảm; lầm lì từ khước, âm thầm xua đuổi. Dưới chân là nền xi măng. Cứng và lạnh. Không thể là nơi tạm dừng chân, nghỉ mệt. Sâu vào phía sát vách là nền lót những viên gạch vuông. Không một cọng rác. Không một bóng chó hoang, mèo lạc. Không cả những hình hài vô gia cư bó gối vẩn vơ nhìn nhân gian qua lại.
Đức hạnh cao quý thể hiện thành tâm vô phân biệt. Tâm vô phân biệt tạo thành một sự bình đẳng tuyệt đối trong giáo pháp của đức phật. Giáo pháp thâm sâu vi diệu của Như Lai thì không phải ai cũng hiểu hết, cũng ngộ được điều đó đa phần các vị đại trí thấu đạt. Còn lòng từ bi của phật thì lan tỏa vô phân biệt như ánh sáng mặt trời soi sáng khắp nơi nơi, như mưa rơi tắm mát đại ngàn. Những lời giảng dậy trên đây được dẫn chứng nhiều và rõ nhứt là ở phật giáo Tây Tạng.
Anh Hai của tôi, sau chuyến vượt biên thất bại, bị giam ở nhà tù Bình Đại Bến Tre chín tháng, khi trở lại trường Phan Thanh Giản, Cần Thơ mới biết đã bị cắt hộ khẩu, mất việc làm, bèn quay về Sài Gòn sống tạm với gia đình, chờ cơ hội vượt biên tiếp theo. Một hôm, anh bị cơn sốt rét tái phát hành hạ, (hậu quả của những ngày trong trại giam), cần phải đến bệnh viện chữa trị, nhưng hộ khẩu không có, anh bèn mượn cái Sổ Sức Khỏe của thằng cháu (con bà chị họ ở kế bên nhà), để đi khám bệnh
Năm đó, tôi qua Arlington,Texas thăm gia đình, rồi ghé Dallas thăm người hàng xóm cũ thân thiết từ khi còn ở Việt Nam . Chú Thím ấy đónvợ chồng tôi nồng hậu như mọi khi, bữa ăn đặc sản món Huế như tôi yêu cầu, sau đó kéo nhau ra phòng khách ăn bánh uống trà . Rồi Thím gọi cháu ngoại: - Thiên Ân ơi, ra đây ca hát cho hai bác Canada nghe đi con.-Cô bé hai, ba tuổi tung tăng ngoan ngoãn khoanh tay chào chúng tôi, rồi bạo dạn chạy ra giữa phòng, tay giả bộ cầm micro phone, rồi nhún nhảy tự nhiên hát một bài hát Tiếng Việt thật rõ ràng .
Ngày xưa rất xa xưa, ở vùng quê thôn dã, người dân sống giản dị, đơn sơ, mộc mạc; người ta trồng tỉa những vườn rau cải, vườn ngô, vườn cà… lấy hoa lợi để sống. Thường thường có chim chóc kiếm ăn đến phá phách, dãi dãi, mổ mổ những hạt mới ươm trồng hay những nụ hoa mới ra, chúng ăn, với con người trồng tỉa lấy hoa lợi là chúng nghịch ngợm và phá hoại, ăn khín. Mới đầu chúng đến một vài con, sau rủ nhau đến nhiều hơn, cả nhà cả đàn chim chóc… và người gia chủ trồng tỉa phải tìm cách bảo vệ hoa màu của họ, nguồn sống của họ.
Người đàn bà với tay kéo tấm bạt vải phủ hai mặt bàn thấp và lổng chổng mấy cái ghế úp lại phía trên. Buổi chiều tháng chín nhả vài vệt nắng vàng sậm trên mấy lùm cây mắm khẳng khiu mọc hoang dại bên hông. Căn nhà chia làm hai, phía trên mặt lộ làm quán lộ thiên, phần còn lại là căn nhà sàn nằm doi ra mặt bờ kinh Cụt. Mặt quán cũng được biến dạng mỗi ngày. Sáng có cà-phê, hàng xôi và thuốc lá. Buổi trưa là quán cơm bình dân cho đám khách hàng chợ Giữa, đến từ các huyện xa xôi. Tối đến, chỉ còn vỏn vẹn thùng thuốc lá bán lẻ. Tất cả sinh hoạt biến dạng dưới bàn tay của người đàn bà và đứa con gái nhỏ. Người ta nhìn thấy trong đôi mắt nâu đen của hai má con in đậm hình ảnh căn nhà chật chội, bày biện lượm thượm những ghế bàn buồn bã, lạnh lùng. Bóng dáng người đàn bà và bếp lửa áo cơm, vẫn không đủ vẽ lên khung cảnh đầm ấm của một gia đình. Đứa con gái mười bốn tuổi, giống má, lầm lũi như chiếc bóng trong nhịp đời hờ hững.
Ai cũng có những hoài niệm mang theo cả cuộc đời, hoài niệm ngày càng nhiều theo tuổi tác dâng lên, người may mắn có nhiều hoài niệm vui hơn buồn để khi chợt nhớ thấy lòng vui vui. Ai cũng có những ước mơ thầm kín để khi hoài niệm thấy mình còn là người, giả như ước mơ cho người yêu cũ có cuộc sống hạnh phúc. Điều ấy nói ra ai tin nên xếp vào ước mơ thầm kín, còn những ước mơ nói ra được chỉ là hoang tưởng nhất thời như thấy chiếc xe đẹp lướt qua, ước gì mình có chiếc xe ấy. Nhưng giả sử ngày mai trúng số, có tiền mua chiếc xe ấy thì ước mơ nói ra được hôm qua đã thay đổi thành chiếc xe mắc tiền hơn nữa và đẹp hơn nữa vì là chiếc xe của hôm nay, của người mới trúng số. Khác với ước mơ thầm kính vui buồn riêng mang coi vậy mà theo ta như hình với bóng, càng thầm kín càng bền lâu sau nỗi buồn chia xa đã gặm nhấm tâm can theo tháng ngày, nghe tin người xưa không hạnh phúc thì nỗi buồn tăng lên gấp đôi nhưng nói ra ai tin trong trời đất bao la này…
Truyện HOÀNG CHÍNH - Thứ Mùa Màng Không Có Thật
Má Chanh mất rồi, đưa vô bệnh viện bị má khó thở, rồi bà đi rất mau, đi ngay trong phòng khám. Ông nói một hơi rồi lặng lẽ khóc… khóc ấm ức, nghẹn! Cứ nhìn ông già khóc vợ nghẹn lời, mà nhớ lại nhiều lần ông còn như muốn kể lể: Cuộc tình của ba với má Chanh gián đoạn rồi kết nối nhiều lần mà không đáng buồn vì là cuối đời ba vẫn yêu quý má, má vẫn yêu thương ba như ngày đầu mới gặp…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.