Hôm nay,  

Kỷ Niệm Một Lần Đem Thực Tập Chánh Niệm Về Việt Nam

14/09/202114:44:00(Xem: 4247)
vietnam trip 1 resized

Trong một dịp cùng đi hướng dẫn thực tập Chánh Niệm (Mindfulness) cho một liên đoàn hướng đạo ở Quận Cam, tôi có tâm sự với anh bạn trẻ Bạch Xuân Phẻ rằng có lẽ một trong những nơi thanh thiếu niên cần thực tập chánh niệm nhất chính là Việt Nam. Ước gì những buổi hướng dẫn chánh niệm như thế này được tổ chức rộng rãi ở những đoàn thể của thanh thiếu niên Việt Nam trong nước.


Ước muốn được thì làm cũng được. Trong một chuyến về Việt Nam năm 2018,  tôi liên lạc trước với chị T., một người bạn thân lâu năm của gia đình. Chị T. là Giám Đốc Điều Hành của WWO Việt Nam, một tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ chuyên giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Chị là một người có đầu óc cởi mở, thích học hỏi cái mới. Dưới tay chị là một đội ngũ nhân viên trẻ, hàng ngày phải đối mặt với những hoàn cảnh đáng thương trong xã hội. Tôi nói với chị T. là muốn có một buổi hướng dẫn thực tập chánh niệm cho nhân viên WWO, vì điều này có thể đem lại lợi lộc cho các bạn trong môi trường làm việc mà tâm lý dễ bị ảnh hưởng trước những cảnh đời bất hạnh. Chị hoan hỉ nhận lời ngay. Tôi cũng rất vui vì mong ước của mình đã có thể thực hiện.


Như đã nói, chị T. là một người cởi mở, phóng khoáng. Chị là người theo Thiên Chúa Giáo, nhưng đọc nhiều sách của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh. Chị đã nghiền ngẫm cuốn Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức (tên tiếng Anh: The Miracle of Mindfulness), một cuốn sách Thầy viết về chánh niệm từ thập niên 60. Do đó, chánh niệm chắc không phải là một điều hoàn toàn mới mẻ đối với chị. Trước khi đến văn phòng WWO để thực hiện buổi hướng dẫn, tôi chỉ hơi băn khoăn không biết các bạn nhân viên trẻ của chị T. sẽ đón nhận việc thực tập chánh niệm ra sao. Vào thời điểm đó,  Thiền Sư Thích Nhất Hạnh và tăng đoàn đã về Việt Nam, cho nên “chánh niệm” không còn là một khái niệm xa lạ. Nhưng có lẽ việc truyền bá chánh niệm của tăng đoàn chủ yếu thực hiện trong cộng đồng Phật tử trong nước, trong khi nhân viên của WWO chắc hẳn là thuộc nhiều tôn giáo khác nhau. Tuy nhiên, tôi cũng yên tâm phần nào, vì phần nội dung mà tôi sẽ trình bày được trích từ những buổi hướng dẫn chánh niệm của Bạch Xuân Phẻ dành cho giáo viên thuộc nhiều học khu của California. Phương pháp thực hành chánh niệm trong đời sống hằng ngày theo kiểu này không có màu sắc tôn giáo, cho nên những người theo các truyền thống tâm linh khác nhau đều áp dụng được.


Nhưng rồi những băn khoăn của tôi tan biến ngay lập tức khi tôi đến văn phòng WWO. Các bạn trẻ thân thiện, đón tiếp tôi với một tinh thần cởi mở, phóng khoáng cũng giống như chị T. Chúng tôi đã sinh hoạt với nhau thật vui như những người bạn cùng chia sẻ những kinh nghiệm sống. Bởi vì thực tập chánh niệm cũng là một hình thức trau dồi kỹ năng sống, rèn luyện sức khỏe tâm lý. Các bạn tỏ ra rất thú vị khi biết rằng hiện nay việc thực hành chánh niệm đã được đưa vào một số trường học, nhà thương và cả nhà tù ở Mỹ. Định nghĩa căn bản “chánh niệm là khả năng quan sát, nhận biết những gì đang xảy ra trong giây phút hiện tại mà không phân tích, phán xét chúng” được các bạn thực tập trong một vài phút tĩnh tâm, đủ để thấy mình trước đây ít khi sống thật trọn vẹn trong giây phút hiện tại. Các bạn nhận thức được rằng nếu có khả năng quan sát được cảm xúc, không để cho cảm xúc dẫn đến hành động nông nổi trong một tíc tắc, cuộc đời của nhiều người có thể đã thay đổi theo một hướng tích cực hơn. Đã có bao nhiêu tù nhân Mỹ tiếc nuối vì đã không tự chủ hơn trong thời điểm có hành động không đáng có để dẫn đến tù tội. Đã có biết bao nhiêu học sinh trung học ở Mỹ tự tử vì không ai hướng dẫn cho cách đối trị với những cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống. Triết gia, nhà thần kinh học người Áo Viktor Frankl có câu nói đáng để suy ngẫm: thường thì một người khi bị kích thích bởi tác động cảm xúc sẽ có hành động theo phản xạ tức thời, không suy xét. Nhưng nếu ở giữa cảm xúc và phản xạ có được một khoảnh khắc đủ để nhận thức, thì người này sẽ không “phản xạ” nữa, mà sẽ hành động đáp ứng một cách có ý thức. Và hành động có ý thức đó chính là sự tự do và trưởng thành của một cá nhân. Thực tập chánh niệm là một cách để thực tập tạo ra khoảnh khắc nhận thức tự chủ đó trước mỗi hành động.


Các bạn cũng nhận ra rằng việc thực tập chánh niệm khá đơn giản, có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi, bằng nhiều hình thức khác nhau. Các bạn đã thử ăn một trái quít trong chánh niệm, phương pháp mà Thầy Nhất Hạnh đã có nhắc đến trong cuốn sách Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức. Thưởng thức trái quít một cách chậm rãi trong vài phút mới thấy nó ngon và mầu nhiệm hơn bình thường rất nhiều. Các bạn cũng thực tập theo dõi hơi thở vào ra, đặc biệt là cùng theo dõi hơi thở với bái hát giản dị:

In… Out… Deep… Slow…

Calm… Ease… Smile… Release…

Present… Moment…

Wonderful… Moment…

Hình như âm nhạc dễ đem con người đến gần nhau hơn. Buổi sinh hoạt kết thúc với bài hát chung cũng trong tinh thần chánh niệm:

Ta hạnh phúc liền giây phút này
Lòng đã quyết dứt hết âu lo
Không đi đâu nữa, Có chi để làm
Học buông thả, Sống không vội vàng…


Sau buổi sinh hoạt, tôi còn đi theo nhóm WWO đến thăm một trung tâm ở Gò Vấp dành cho thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Một lần nữa, với một cây guitar, một vài bài hát chung, âm nhạc lại đem tôi đến gần các em nhỏ trong trung tâm chỉ trong giây lát. Còn với các bạn WWO, khi hàng ngày phải đối diện với những cảnh đời bất hạnh nhất trong xã hội như ở trung tâm này, thực tập chánh niệm là để tạo những giây phút tâm bình an thư giãn sau những cảm xúc tiêu cực. Cũng chính Thầy Nhất Hạnh có lần đã nói với các đệ tử trong chương trình Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội của mình: “… Thương người nghèo khó lắm, các con à…”.  Việc thực tập chánh niệm củng cố tính kiên nhẫn và lòng thương người, là những hành trang rất cần thiết cho những người làm công tác xã hội.


Sau khi trở về Mỹ, tôi vẫn còn nhớ thật lâu những kỷ niệm sinh hoạt đầy tinh thân với chị T. và các bạn trẻ của WWO. Tôi tin rằng mình đã làm được một việc dù nhỏ nhưng đáng làm. Ở trong xã hội Việt Nam, khi mà các giá trị đạo đức bị xáo trộn, khi mà người dân thường xuyên đối diện với những điều oan trái, những hoàn cảnh bất hạnh, việc thực hành chánh niệm là một phương cách đem lại sự cân bằng tâm linh rất hữu hiệu. Tôi không biết các bạn trẻ có áp dụng được điều gì từ buổi nói chuyện của tôi vào cuộc sống hay không. Nhưng khi nhớ lại những gương mặt rạng rỡ trong ngày hôm ấy, tôi tin là là những hạt giống chánh niệm đã an vị đâu đó trong tâm thức của các bạn. Rồi sẽ có ngày chúng đâm chồi, đơm hoa kết trái chánh niệm. Mỗi bạn sẽ là một thông điệp sống động về chánh niệm gởi đến những người chung quanh, và rồi dần dần sẽ phát tán ra xa hơn trong xã hội.

Hẹn một ngày gặp lại, để cùng có những ngày sinh hoạt xã hội đầy thương yêu trong tinh thần chánh niệm trên quê hương Việt Nam…


Tâm Nhuận Phúc
Vietnam trip - vong tron am nhac resized
vietnam trip 2 resized

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Giữa đêm khuya, một hồi chuông réo lên inh ỏi, phang thẳng vào hộp sọ. Như một cú đấm bất ngờ. Tôi bật dậy, đầu óc mụ mị, tôi không biết mình đang ở đâu, không biết có chuyện gì xảy ra. Đến lúc lờ mờ hiểu rằng đó là cái điện thoại cổ lỗ đang rống, tôi quờ tay sờ soạng tìm ống nói.
Bà nhẹ nhàng túm cổ một đứa. Vòng sợi dây quanh cổ nó. Nới một vòng tròn đủ để đầu nó không tuột ra ra nhưng cũng không siết quá chặt, để nó còn thở được. Rồi bà buộc thắt nút lại. Con mèo con bị buộc dây quanh cổ, lúc đầu loay hoay tìm cách gỡ, nhưng chỉ một lúc sau đã quên, lại tiếp tục vờn bắt con kia. Bà nhoài người túm con thứ nhì. Tuốt sợi dây luộc, luồn quanh cổ nó. Đo đại khái cái vòng dây không quá lỏng để khỏi tuột qua đầu và không quá chật để không làm con mèo nghẹt thở. Xong, bà buộc hai đầu dây lại với nhau. “Đứng yên xem nào. Hai đứa bay làm gì mà đùa giỡn không biết mệt. Đói rã họng ra mà vẫn cứ nhởn nhơ.” Bà mắng mỏ hai đứa nó. Hệt như ngày trước mắng mỏ hai đứa con. Khi hai anh em chúng nó còn bé tí, chả biết thế nào là lo âu; khi người mẹ đơn thân một mình chống chọi với cuộc đời, để cố nuôi cho hai đứa con dại lên người.
Miền sông Hương thơ mộng là cội nguồn của tôi với Hương Trà, Tiên Nộn, quê của Ba và Me tôi lại là nơi ấp ủ thời Vàng Son yêu quý của tôi, sau thời gian tuổi thơ đầy hạnh phúc bên cha mẹ anh em ở cái thành phố miền cao nguyên trữ tình ấy...
Chúa Tiên là tên tục của Ngọc Hân công chúa, con gái vua Lê Hiển Tông, đời Lê Trung Hưng. Chúa Tiên xinh đẹp, mặt mày sáng như trăng rằm, mình hạc vóc mai, tính nết dịu dàng, yêu cha, yêu mẹ, yêu hết thẩy anh chị em, lại văn hay chữ tốt...
Không khí Tết đã rộn ràng cả xóm. Nắng nhẹ nhẹ, gió mơn man và nhạc xuân lan tràn từ radio mọi nhà mọi ngõ. Nhà nhà đều sửa soạn đón xuân về.
Đó là một ngôi nhà kiểu cổ khá rộng, nền xây cao, nằm giữa một khu vườn vuông vức ước hơn một mẫu tây. Trước nhà được xây một bức bình phong. Gần bức bình phong đặt một bể chứa nước có đặt một hòn non bộ bên trong. Bên cạnh đó, một khoảng sân rải toàn sỏi nhỏ trắng như muối, được đặt nhiều tảng đá lớn nằm nhấp nhô. Có người nói chủ nhân đã sắp xếp chúng theo dạng "bát trận đồ" của Khổng Minh thời Tam Quốc...
Gần cuối năm, trời đêm mát dịu. Sân Nhà Thờ đã vắng. Những ngọn đèn giăng mắc trên hang đá, trên các cành cây, trông như những vì sao nhấp nháy. Ngôi nhà thờ quen thuộc với Ny từ mấy mươi năm nay, không chỉ là những buổi lễ vang tiếng kinh cầu, mà còn là những phút im lặng đứng trước hang đá ngoài sân. Còn nữa, là những buổi tặng quà. Những người được mời lãnh quà đến từ khắp hướng. Họ là những thương phế binh...
Từ ngày gặp lại bà, ông cảm thấy mình trở lại tuổi thanh xuân tràn trề sinh lực. Trái tim ông đã đóng băng từ lâu, nay bỗng tan ra dưới nắng xuân hồng ấm áp dịu êm… Dường như ông không còn khái niệm về tuổi tác của ông và bà. Trong mắt ông, bà vẫn là cô gái ngày xưa, người yêu của ông cách đây hơn ba mươi năm...
Bữa đó tôi bỗng nổi hứng… xí xọn đi làm móng tay móng chân để ăn Tết. Nhưng vì hoàn cảnh trại tỵ nạn, dụng cụ làm móng cũ kỹ, không đảm bảo vệ sinh, nên vài hôm sau, ngón tay trỏ bên bàn tay phải của tôi bị sưng mủ và hơi bị nhức.
Mùa Xuân con mèo sắp về. Con mèo được thương yêu chiều chuộng, con mèo ở trong nhà, được chủ nhà chăm sóc và được thương yêu. Tiếng kêu của con mèo không được vui lắm, nhưng năm con mèo thì nhiều người làm ăn khá. Không hiểu tại sao người nào tuổi mèo chuẩn bị cho năm mới đều làm ăn khá. Nhiều người thích nuôi mèo trong nhà, có người làm chuồng nuôi mèo để ở nhà để xe, hay làm riêng ở ngoài vườn.
Cũng quán nhỏ, nhạc buồn, réo rắt làm rung động tâm hồn người viễn xứ, tha hương. Bên ly cà phê đen, nhỏ giọt từ cái “phin” Inox cầu kỳ, sang trọng. Bất chợt nhớ những câu thơ Bùi Giáng: “Cà phê vô tận mưa nguồn/ Thành thân vô lượng vui buồn gọi nhau...” và “Cà phê nhớ buổi hôm nay/ Chén trà xin hẹn ngày rày năm sau”. Lòng bỗng nôn nao nhớ... một góc phố Sài Gòn, một quán cà phê quen thuộc, để hú gọi bạn bè, cùng ngồi ôn lại kỷ niệm của thời xa xưa, xa lăng lắc...
Bồ cũ của cô dọa sẽ theo cô miết, cho tới khi cô nối lại tình xưa. Cô rét quá, không dám lui tới những con đường tình ta đi. Thấy anh lòng vòng ở sân trường, cô mặt mày xanh mét, chạy lại anh lớp trưởng, hớt hơ, hớt hải, bệnh nhức đầu kinh niên của cô tái phát, nhờ anh nói giúp, xin thầy chủ nhiệm cho cô nghỉ vài ngày...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.