Hôm nay,  

Anh Tôi

18/08/202114:06:00(Xem: 3236)
A beach with palm trees and a body of water

Description automatically generated with low confidence
 Vịnh Nha Trang

                                                                   

 

Một người cháu cho tôi hay: “lúc 2 giờ sáng nay, thứ 7 ngày 7 tháng 8-2021, cậu Ba thức dậy nhờ ‘người nuôi bịnh tại gia’ dìu đi tiểu. Xong, cậu Ba vô giường nằm. Sau đó lúc 5 giò sáng người làm vô giường xem thì thấy cậu Ba ngừng thở. Vậy cậu Ba ra đi khoảng từ 3 đến 5 giờ sáng. Chiều tối hôm thứ Bảy, xác cậu Ba được liệm. Và 3 giờ chiều mai, Chủ Nhật, ngày 8 tháng 8-2021 tức là ngày Mùng 1 tháng 7 âm lịch sẽ chôn Cậu Ba tại Nha Trang. Mộ Cậu Ba nằm sát bên mộ Mợ Ba.”...

Mặc dầu anh tôi qua đời không liên quan gì đến dịch bịnh Covid-19. Anh thọ đến 92 tuổi, anh qua đời vì biến chứng của tuổi già, sức khỏe yếu, trí tuệ bị hao mòn. Anh tôi sống trong lú lẫn suốt 2 năm qua. Tuy nhiên, theo lời người cháu: ”Ở Việt Nam hôm nay Nhà Nước đang thực hiện giãn cách. Ở Ninh Thuận cũng như Khánh Hòa đang thực hiện chế độ giãn cách theo đúng chỉ thị 16 của chính phủ về phòng chống Covid-19, nên mọi người không được đi đâu hết. Chị Biếc, con gái lớn, của cậu mợ Ba ở Đà Nẵng, anh Đỉnh con trai út của Câu Mợ Ba đang ở Saigòn đều không thể về Nha Trang được. Dù rất muốn về để tang. Gia đình cháu và các anh chị, con Dì Tư, cũng rất muốn ra Nha Trang  viếng Câu Ba  cũng không thể nào đi được. Việc mai táng câu Ba trong vòng 48 tiếng đồng hồ là theo yêu cầu của chỉ thị 16- của Nhà nước phòng chống dịch bịnh Covid-19”. Mọi phúng điếu đều bị từ chối vì chính quyền cũng đang phòng chống tham nhũng....

Cách đây hơn 10 năm, hai vợ chồng tôi về thăm anh tôi  ở Nha Trang. Lúc ấy anh chừng ngoài 78 trông anh yếu hẳn đi, tóc anh bac phơ trông xác xơ. Xót cho anh, tôi nói:

- Sau gần mười năm trời bị vùi dập trong lao tù cải tạo, bây giờ sức khỏe anh yếu lắm rồi! Anh tôi liền cười và cướp lời tôi: 

- Đi tù cải tạo là tai trời ách nước. Người miền Nam, bên này vĩ tuyến 17 mà không đi tù cải tạo sau ngày 30-4-75 kẻ đó không phải là người miền Nam. Không phải bị ngược đãi hay bị vùi dập gì đâu, người anh gầy tóc anh bạc vì anh giống má từ hồi còn trẻ. Nói xong anh cười phá lên hình như để khỏa lấp nỗi lòng trắc ẩn của anh trong suốt gần 10 năm tù lao cải. 

Những lúc đó anh em tôi nói chuyên với nhau rất nhiều nhưng anh tôi tuyệt nhiên không nhắc nhỡ gì đến những năm anh sống trong lao tù cải tạo tại miền Bắc. Chị dâu tôi, vợ của anh, có vẻ ấm ức, muốn anh tôi nói rõ cho hai vợ chồng tôi nghe những chịu đựng gian khổ của anh trong lao tù cải tạo. Anh tôi nhìn chi dâu tôi, anh mĩm cười:

- Không ai có thể chia sẻ trọn vẹn sự chịu đựng đau đớn của người khác được. Và cũng không ai có thể nói hết được sự đau đớn của riêng mình. Họa chăng chỉ có thuyền mới hiểu được biển, chỉ có biển mới hiểu được thuyền, nhưng thuyền và biển đều câm nín cả...Đạo khả đạo phi thường đạo. Nói xong, một lần nữa anh tôi lại cười phá lên.  

Đến buỏi ăn trưa tôi có cảm tưởng anh chị tôi thiết đải vợ chồng tôi, vì bữa ăn tại gia đình nhưng thịnh soạn. Chị dâu tôi nấu cơm gà Phan Rang thơm lừng, có mắm gừng, có bia Heineken. Hình như đọc được ý nghĩ của tôi, anh tôi bảo:

- Dù sao, có chú thím về anh chị cũng phải...Nhưng thật sự bữa ăn của vợ chồng tôi được cải thiện rát nhiều trong mấy năm qua, kể từ ngày các con vượt biên qua được Mỹ, ăn nên làm ra, tụi nó gửi tiền về... Đoạn, anh nhìn vợ tôi anh hỏi:



- Sau hơn 20 năm ở Mỹ, hôm nay lần đầu tiên thím ăn cơm trưa, chắc thím có cảm giác lạ lắm phải không? Thú thật với thím tôi cũng vậy, hồi năm 62 trở về nhà sau hơn một năm ở Mỹ, tôi ngạc nhiên hết sức khi thấy mình ngồi lại ăn cơm  trưa với vợ con với gia đình chẳng khác nào người Mỹ ăn dinner vậy. 

 Câu chuyên anh tôi vừa nói làm tôi nhớ lại anh là một sỹ quan của không lực của quân đội VNCH, đã có hai lần sống ở Mỹ: 1961 và 1970. Ấy thế mà năm 1975 ah nhất định không đi. Anh yêu nước biết là dường nào!

  Chị dâu tôi bảo:

-  Cầm đủa, mời hai em ăn đi ông, quá 12 giờ trưa rồi. 

-  À mời chú thím. Mời bà....Anh tôi bảo.

Vì thương anh tôi, chi dâu tôi muốn vợ chồng tôi, nhất là tôi (được anh chị tôi nuôi tôi từ hồi nhỏ cho đến ngày tôi ra trường làm bác sĩ) phải chia sẻ những gian khổ  của anh trong hơn 20 năm sống dưới ché độ quản lý hà khắc của Chuyên Chính Vô Sản, chi dâu tôi nói trong giọng ngậm ngùi và cả nước mắt nữa: 

- Khi ông ấy được lệnh tha, về với gia đình. Ở trong trại tù ông ăn đói, ốm nhom, gió xô cũng ngã. Bữa cơm đầu tiên mẹ con tôi nấu cơm gà cho ông ấy. Tay ông cầm đũa gắp miếng thịt gà mà cứ run run, ông đưa vào miệng ngậm, một hồi lâu  mà nước mắt ông ràng rụa, ông ậm ực: “gần mười năm!”.... 

Anh tôi đưa tay vuốt lưng chị dâu tôi vỗ về:

- Thôi bà, đó là quá khứ. Quá khứ của nhầm lẫn...Chú thím cũng như nhà tôi, nên quên cái thời đó để mà vui sống. Bây giờ là thời mở cửa, thời cởi trói, đổi mới. Thời nào chúng ta sống theo thời đó cho nó ổn. Đâu chỉ có những người tù cải tạo như chúng tôi mới sống đói khát thiếu thốn. Việt Minh họ cũng vậy. Tháng 10-1955  bộ đội Việt Minh về tiếp thu Hà Nội, trong một bữa tiệc khoảng đải, cụ Phan Khôi cầm đũa chỉ vào miếng thịt gà nói một câu cay đắng: ”Chín năm nay tau mới thất mặt mày”...

 Chị dâu tôi xem chừng vẫn còn ấm ức, chi nói:

- Ngày 24-3-1975 cả gia đình vợ chồng con cái đã lên ngồi trên chiếc DC-10 trong căn cứ Phi Long, Nhatrang, sắp sữa cất cánh. Ông nhất định kéo xuống hết và ông bảo với các con ở lại với đất nước, Viêt Nam dù sao đi nữa vẫn là quê hương, vẫn là thiên đàn...Sau ngày 30-4-75 ông khăn gói trình diện đi tù cải tạo.  Ông còn nhớ không ông?  Sau câu nói ấy mặt chị tôi sa sầm nước mất. Anh tôi nhìn chị tôi yên lặng không nói được một lời. Lặng thinh một hồi anh tôi bảo:

- Có hai em về thăm...sau hơn 20 năm xa cách. Còn chuyên đó cũng đã gần 30 năm rồi. Tôi xin bà hiểu cho ai cũng có một lần vấp ngã...

 Tôi nhớ hôm đó là ngây 21 tháng Chạp, vợ chồng tôi quyết đinh ở lại với anh chị những ngày cuối năm. Anh em tôi mang mùng mền ngủ với nhau trong một phòng riêng. Những câu chuyện trao đổi lúc tàn canh, những bạn bè của anh từ chối diện H.O. không đi Mỹ, ở lại với quê hương, họ chết dần, chết mòn trong cảnh cơ hàn, bịnh tật. Anh tôi nói “ Anh cảm thấy cô đơn...may mà còn có chị của Chú bên cạnh anh khuya sớm. Ngày mà anh nhớ nhất trong đời là ngày đươc vợ thăm nuôi...’’ 

 Từ ngày chị dâu tôi qua đời cách đây ba năm, tinh thần anh tôi suy sụp thấy rõ. Các con của anh ở Mỹ muốn đưa anh sang Mỹ anh vẫn từ chối. Anh quyết tâm ở lại với chị đến hơi thở cuối cùng. Giờ này anh tôi đã được an vị bên cạnh mộ phần của chị dâu tôi. Và với anh, Việt Nam lúc nào cũng là quê hương.  Dù sao đi nữa, Anh tôi đã toại nguyện với chị dâu tôi và sống chết với Nha Trang, với quê cha đất tổ../.

Đào Như

Bác Sỹ Đào Trọng Thể

Chicago-13-8-2021


 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Qua Thiền tông, chúng ta có một số chuyện thiền được lưu truyền để nhằm mục đích diễn giải triết lý thâm sâu của đạo Phật dưới hình thức chuyện thiền hay giai thoại về các bậc thiền sư...
Tôi là con nhỏ Bắc di cư, nên hết Hè năm 75 tôi học xong đại học, chuẩn bị đi dạy. Ai dè ngày 30/4 ập đến, tất cả sinh viên miền Nam tạm ngưng việc học, để đi làm lao động công ích, dọn dẹp đường phố, phụ việc đổi tiền, đào kênh…
Có một lần, tôi gặp bài của một tác giả viết về nước Mỹ, rất hay rất cảm động, bà ấy nói về chồng bà và gọi ông là « y của tôi », cái cụm từ thật thân mật, y của tôi, nghe hợp thời hơn chồng tôi, anh tôi, nhà tôi… nhứt là trong trường hợp mà tôi đang muốn nói về chồng của bạn mình, thì còn tiện và hay hơn nữa. Thí dụ: Chồng của bạn Liên, tôi gọi là y Liên, chồng của bạn Dung, thì tôi gọi là y Dung, chồng của bạn Thu, thì tôi gọi là y Thu…
Thế là thiên hạ thoát khỏi cơn đại dịch, tuy nhiên nhiều người vẫn còn sệt, một số giới chức và bọn truyền thông quen lối bé xé ra to và hù dọa cứ tung tin linh tinh. Tất nhiên cũng có những trường hợp tái nhiễm virut nhưng không có gì nghiêm trọng. Dịch đã trở thành bình thường như những loại cúm theo mùa...
Chị Bông vào diễn đàn Cô Gái Việt đọc bài thơ của chị Hoài Mộng mà ngậm ngùi với những lời thơ thương nhớ người chồng đã khuất mấy năm nay, không có anh cùng uống trà mỗi buổi sớm mai, không có anh cùng đi chùa những ngày rằm ngày lễ lớn, v.v. Trong diễn đàn còn có chị Hiền Thảo vừa mới mất chồng chưa tròn năm...
Mùa này trời tối nhanh, Tết sắp đến, trên con đường làng vắng vẻ, hai bên là những mái tranh nghèo xơ xác, thấp thoáng vài ngọn đèn dầu tù mù, nhìn xa như những đốm ma trơi thoắt ẩn hiện sau những hàng rào tre, càng làm tăng cái vẻ đìu hiu, quạnh quẽ. Ở đây, người dân lo ăn cơm cho nhanh trước khi mặt trời đi ngủ để còn thấy đường dọn dẹp và rửa chén; hơn nữa là để tiết kiệm nhiên liệu vì tiêu chuẩn mỗi gia đình một tháng, chỉ mua được 1 lít dầu hôi thắp đèn...
Điều đáng nể phục và cũng đáng yêu quý là, sau trận cháy rừng năm 2019/2020, vùng thác Fitzroy tiêu điều tàn tạ – nhưng chỉ trong vòng 1 tuần sau đám cháy, trên cây khuynh diệp cổ thụ này đã có những chồi lá thật tươi non, đầy sức sống lại ngông nghênh nhô ra từ lớp vỏ cây xù xì đã cháy xém…
Hầu như người Việt nào cũng biết câu, “nhân sinh thất thập cổ lai hy”. Tuổi thọ ngày xưa thật đúng là khó có người sống qua bảy mươi tuổi vì điều kiện sống, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc y tế còn hạn chế, là chưa nói tới tâm lý người lớn tuổi được sống vui với con cháu, xóm làng, hay tuổi già neo đơn vì hoàn cảnh cũng tác động nhiều đến tuổi thọ. Ngày xưa, người sáu mươi tuổi đã được con cháu mừng thọ dịp sinh nhật thứ sáu mươi. Ai tới bảy mươi là con cháu mừng ông (bà) đại thọ. Hiếm hoi có người sống tới tám mươi thì con cháu mừng thượng thọ. Qua tám mươi cũng có nhưng rất hiếm vì bảy mươi đã được coi là hiếm hoi - cổ lai hy. Nhưng nay đời sống sung túc hơn, hiện đại hơn, và y học tiến bộ hơn nên những lão ông, lão bà bảy mươi bây giờ còn khoẻ re vì họ còn có thể vui chơi, du lịch, tham gia sinh hoạt xã hội, cộng đồng… bệnh tật của họ có bác sĩ chăm sóc với y khoa hiện đại. Đời sống tinh thần vui hay không cũng tùy người, tùy suy nghĩ cá nhân vì người thấy nhà vắng con cháu thì buồn, tr
Hè năm ấy tôi dấn thân vào một việc mà kể từ nhỏ tới lớn tôi chưa từng làm. Dĩ nhiên là không có tý kinh nghiệm nào và vô cùng mạo hiểm. Nhưng người xưa có câu “đói thì đầu gối cũng phải bò”. Thôi kệ phải liều, biết đâu “không thành công, cũng thành nhân”. Sống là trải nghiệm mà...
Mỗi lần đi mua quà cho ai đó, kể cả quà Giáng Sinh, tôi thường bị tẩu hoả nhập ma, có khi đi cả buổi chẳng mua được gì. Chọn quà tân gia càng khó hơn, tôi đi hết tiệm này qua tiệm khác, suy nghĩ về “gia chủ” để đoán xem họ thích quà loại nào, cuối cùng tôi cũng phải chọn một món khi trời đã quá trưa...
Có nhiều lý do để tôi không thích và thường tránh né khi phải lái xe vào khu trung tâm thành phố. Một trong lý do chính là hầu hết các con đường trong trung tâm thành phố trên toàn nước Mỹ đều là đường một chiều...
Có một Ông Già Noel như thế, mang họ Nguyễn trên đất nước Hoa Kỳ này. Không rõ tôi gọi như thế có bị xem là sai phạm luật đạo gì không, vì tôi không phải tín đồ Công Giáo, nên những so sánh văn chương có thể không thích nghi với luật đạo. Nhưng, nếu gọi Ông Già Noel là người mang những món quà yêu thương tới cho những người tội nghiệp trên trần gian này, thì ông cụ họ Nguyễn đó còn mệt nhọc hơn nữa, vì trong hơn hai thập niên, ngày nào cũng là ngày để ông tặng quà yêu thương, nghĩa là, ngày nào ông cũng thấy là ngày Lễ Giáng Sinh và ông hóa thân ra thành 365 Ông Già Noel để bận rộn trọn năm (Đúng ra, nên trừ các ngày cuối tuần mới chính xác, nhưng như thế là chẳng văn chương gì cả).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.