Hôm nay,  

Anh Tôi

18/08/202114:06:00(Xem: 3239)
A beach with palm trees and a body of water

Description automatically generated with low confidence
 Vịnh Nha Trang

                                                                   

 

Một người cháu cho tôi hay: “lúc 2 giờ sáng nay, thứ 7 ngày 7 tháng 8-2021, cậu Ba thức dậy nhờ ‘người nuôi bịnh tại gia’ dìu đi tiểu. Xong, cậu Ba vô giường nằm. Sau đó lúc 5 giò sáng người làm vô giường xem thì thấy cậu Ba ngừng thở. Vậy cậu Ba ra đi khoảng từ 3 đến 5 giờ sáng. Chiều tối hôm thứ Bảy, xác cậu Ba được liệm. Và 3 giờ chiều mai, Chủ Nhật, ngày 8 tháng 8-2021 tức là ngày Mùng 1 tháng 7 âm lịch sẽ chôn Cậu Ba tại Nha Trang. Mộ Cậu Ba nằm sát bên mộ Mợ Ba.”...

Mặc dầu anh tôi qua đời không liên quan gì đến dịch bịnh Covid-19. Anh thọ đến 92 tuổi, anh qua đời vì biến chứng của tuổi già, sức khỏe yếu, trí tuệ bị hao mòn. Anh tôi sống trong lú lẫn suốt 2 năm qua. Tuy nhiên, theo lời người cháu: ”Ở Việt Nam hôm nay Nhà Nước đang thực hiện giãn cách. Ở Ninh Thuận cũng như Khánh Hòa đang thực hiện chế độ giãn cách theo đúng chỉ thị 16 của chính phủ về phòng chống Covid-19, nên mọi người không được đi đâu hết. Chị Biếc, con gái lớn, của cậu mợ Ba ở Đà Nẵng, anh Đỉnh con trai út của Câu Mợ Ba đang ở Saigòn đều không thể về Nha Trang được. Dù rất muốn về để tang. Gia đình cháu và các anh chị, con Dì Tư, cũng rất muốn ra Nha Trang  viếng Câu Ba  cũng không thể nào đi được. Việc mai táng câu Ba trong vòng 48 tiếng đồng hồ là theo yêu cầu của chỉ thị 16- của Nhà nước phòng chống dịch bịnh Covid-19”. Mọi phúng điếu đều bị từ chối vì chính quyền cũng đang phòng chống tham nhũng....

Cách đây hơn 10 năm, hai vợ chồng tôi về thăm anh tôi  ở Nha Trang. Lúc ấy anh chừng ngoài 78 trông anh yếu hẳn đi, tóc anh bac phơ trông xác xơ. Xót cho anh, tôi nói:

- Sau gần mười năm trời bị vùi dập trong lao tù cải tạo, bây giờ sức khỏe anh yếu lắm rồi! Anh tôi liền cười và cướp lời tôi: 

- Đi tù cải tạo là tai trời ách nước. Người miền Nam, bên này vĩ tuyến 17 mà không đi tù cải tạo sau ngày 30-4-75 kẻ đó không phải là người miền Nam. Không phải bị ngược đãi hay bị vùi dập gì đâu, người anh gầy tóc anh bạc vì anh giống má từ hồi còn trẻ. Nói xong anh cười phá lên hình như để khỏa lấp nỗi lòng trắc ẩn của anh trong suốt gần 10 năm tù lao cải. 

Những lúc đó anh em tôi nói chuyên với nhau rất nhiều nhưng anh tôi tuyệt nhiên không nhắc nhỡ gì đến những năm anh sống trong lao tù cải tạo tại miền Bắc. Chị dâu tôi, vợ của anh, có vẻ ấm ức, muốn anh tôi nói rõ cho hai vợ chồng tôi nghe những chịu đựng gian khổ của anh trong lao tù cải tạo. Anh tôi nhìn chi dâu tôi, anh mĩm cười:

- Không ai có thể chia sẻ trọn vẹn sự chịu đựng đau đớn của người khác được. Và cũng không ai có thể nói hết được sự đau đớn của riêng mình. Họa chăng chỉ có thuyền mới hiểu được biển, chỉ có biển mới hiểu được thuyền, nhưng thuyền và biển đều câm nín cả...Đạo khả đạo phi thường đạo. Nói xong, một lần nữa anh tôi lại cười phá lên.  

Đến buỏi ăn trưa tôi có cảm tưởng anh chị tôi thiết đải vợ chồng tôi, vì bữa ăn tại gia đình nhưng thịnh soạn. Chị dâu tôi nấu cơm gà Phan Rang thơm lừng, có mắm gừng, có bia Heineken. Hình như đọc được ý nghĩ của tôi, anh tôi bảo:

- Dù sao, có chú thím về anh chị cũng phải...Nhưng thật sự bữa ăn của vợ chồng tôi được cải thiện rát nhiều trong mấy năm qua, kể từ ngày các con vượt biên qua được Mỹ, ăn nên làm ra, tụi nó gửi tiền về... Đoạn, anh nhìn vợ tôi anh hỏi:



- Sau hơn 20 năm ở Mỹ, hôm nay lần đầu tiên thím ăn cơm trưa, chắc thím có cảm giác lạ lắm phải không? Thú thật với thím tôi cũng vậy, hồi năm 62 trở về nhà sau hơn một năm ở Mỹ, tôi ngạc nhiên hết sức khi thấy mình ngồi lại ăn cơm  trưa với vợ con với gia đình chẳng khác nào người Mỹ ăn dinner vậy. 

 Câu chuyên anh tôi vừa nói làm tôi nhớ lại anh là một sỹ quan của không lực của quân đội VNCH, đã có hai lần sống ở Mỹ: 1961 và 1970. Ấy thế mà năm 1975 ah nhất định không đi. Anh yêu nước biết là dường nào!

  Chị dâu tôi bảo:

-  Cầm đủa, mời hai em ăn đi ông, quá 12 giờ trưa rồi. 

-  À mời chú thím. Mời bà....Anh tôi bảo.

Vì thương anh tôi, chi dâu tôi muốn vợ chồng tôi, nhất là tôi (được anh chị tôi nuôi tôi từ hồi nhỏ cho đến ngày tôi ra trường làm bác sĩ) phải chia sẻ những gian khổ  của anh trong hơn 20 năm sống dưới ché độ quản lý hà khắc của Chuyên Chính Vô Sản, chi dâu tôi nói trong giọng ngậm ngùi và cả nước mắt nữa: 

- Khi ông ấy được lệnh tha, về với gia đình. Ở trong trại tù ông ăn đói, ốm nhom, gió xô cũng ngã. Bữa cơm đầu tiên mẹ con tôi nấu cơm gà cho ông ấy. Tay ông cầm đũa gắp miếng thịt gà mà cứ run run, ông đưa vào miệng ngậm, một hồi lâu  mà nước mắt ông ràng rụa, ông ậm ực: “gần mười năm!”.... 

Anh tôi đưa tay vuốt lưng chị dâu tôi vỗ về:

- Thôi bà, đó là quá khứ. Quá khứ của nhầm lẫn...Chú thím cũng như nhà tôi, nên quên cái thời đó để mà vui sống. Bây giờ là thời mở cửa, thời cởi trói, đổi mới. Thời nào chúng ta sống theo thời đó cho nó ổn. Đâu chỉ có những người tù cải tạo như chúng tôi mới sống đói khát thiếu thốn. Việt Minh họ cũng vậy. Tháng 10-1955  bộ đội Việt Minh về tiếp thu Hà Nội, trong một bữa tiệc khoảng đải, cụ Phan Khôi cầm đũa chỉ vào miếng thịt gà nói một câu cay đắng: ”Chín năm nay tau mới thất mặt mày”...

 Chị dâu tôi xem chừng vẫn còn ấm ức, chi nói:

- Ngày 24-3-1975 cả gia đình vợ chồng con cái đã lên ngồi trên chiếc DC-10 trong căn cứ Phi Long, Nhatrang, sắp sữa cất cánh. Ông nhất định kéo xuống hết và ông bảo với các con ở lại với đất nước, Viêt Nam dù sao đi nữa vẫn là quê hương, vẫn là thiên đàn...Sau ngày 30-4-75 ông khăn gói trình diện đi tù cải tạo.  Ông còn nhớ không ông?  Sau câu nói ấy mặt chị tôi sa sầm nước mất. Anh tôi nhìn chị tôi yên lặng không nói được một lời. Lặng thinh một hồi anh tôi bảo:

- Có hai em về thăm...sau hơn 20 năm xa cách. Còn chuyên đó cũng đã gần 30 năm rồi. Tôi xin bà hiểu cho ai cũng có một lần vấp ngã...

 Tôi nhớ hôm đó là ngây 21 tháng Chạp, vợ chồng tôi quyết đinh ở lại với anh chị những ngày cuối năm. Anh em tôi mang mùng mền ngủ với nhau trong một phòng riêng. Những câu chuyện trao đổi lúc tàn canh, những bạn bè của anh từ chối diện H.O. không đi Mỹ, ở lại với quê hương, họ chết dần, chết mòn trong cảnh cơ hàn, bịnh tật. Anh tôi nói “ Anh cảm thấy cô đơn...may mà còn có chị của Chú bên cạnh anh khuya sớm. Ngày mà anh nhớ nhất trong đời là ngày đươc vợ thăm nuôi...’’ 

 Từ ngày chị dâu tôi qua đời cách đây ba năm, tinh thần anh tôi suy sụp thấy rõ. Các con của anh ở Mỹ muốn đưa anh sang Mỹ anh vẫn từ chối. Anh quyết tâm ở lại với chị đến hơi thở cuối cùng. Giờ này anh tôi đã được an vị bên cạnh mộ phần của chị dâu tôi. Và với anh, Việt Nam lúc nào cũng là quê hương.  Dù sao đi nữa, Anh tôi đã toại nguyện với chị dâu tôi và sống chết với Nha Trang, với quê cha đất tổ../.

Đào Như

Bác Sỹ Đào Trọng Thể

Chicago-13-8-2021


 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vì sao đọa làm mèo? Ông bà ta nói vì phí phạm nước nhà chùa, nên kiếp này làm mèo sợ nước, không tắm. Thiếu nợ nên làm thân thú để trả nợ; vì tâm thấp hèn nên không được làm người hai chân đứng thẳng; vì chủng tử hung ác, nên làm loài mèo hung hăng xâu xé loài vật khác làm mồi thức ăn để sinh tồn… tạo thành vô số nghiệp thiện và ác lẫn lộn đưa đẩy chúng sanh trôi lăn trong luân hồi không bao giờ dứt.
Người ta đã gọi Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm bằng nhiều danh hiệu, và lời nào cũng đúng, cũng trang trọng: nhà giáo, nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà dịch thuật… Nhưng có một cách gọi khác. Tiến Sĩ Nguyễn Văn Trần từ Paris viết rằng Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm là Người Giữ Hồn Nước. Và thực tế, xuyên suốt tất cả những tác phẩm của GS Nguyễn Văn Sâm là một tấm lòng thiết tha muốn tìm về cội nguồn, để lắng nghe những chữ nghĩa sâu thẳm nhất của tiền nhân...
Nghe chương trình 70 Năm Tình Ca của nhà báo Hoài Nam là một trong những tiết mục giải trí giúp tôi “quẳng gánh lo đi mà vui sống”. Đi làm về, vội vàng cho xong những việc thường nhật ở nhà, tôi mở máy nghe nhà báo Hoài Nam kể chuyện. Nhà báo Hoài Nam dẫn dắt thính giả đi qua mấy chục năm tình ca Việt Nam...
Tôi và Hùng học chung lớp với nhau suốt thời cấp ba, nhà hai đứa cùng xóm cách nhau nửa cây số. Nhà Hùng mặt tiền phố chợ, má Hùng bán một xe chè đậu xanh đậu đỏ bánh lọt rất đông khách...
Hôm nay ở nhà một mình, tôi mở máy CD, nghe bài ca Malaguena Salerosa, bản nhạc gốc Mexico được hát bởi giọng ca khàn khàn nhưng mạnh mẽ của nữ ca sĩ Bạch Yến với phần đệm nhạc guitar flamenco. Âm điệu vừa trầm buồn vừa giục giã như cuốn hút người nghe vào cơn đam mê đầy lãng mạn của một chàng thanh niên nghèo yêu một cô gái trẻ đẹp. Cuộc tình một chiều đầy vô vọng nhưng không đắng cay, không oán hận vì chàng biết thân phận của mình và điều mà chàng muốn là hát lên những lời ca tụng vẻ đẹp huyền diệu của nàng...
Nhân chuyến về thăm ba má bệnh, tôi ghé thăm ngôi chùa xưa ở chốn làng quê ngày trước. Dân quanh vùng xưa nay quen gọi tên thông dụng là Bàu Lương, chẳng có mấy ai gọi tên chữ Khánh Lâm. Chùa được tổ Toàn Tín khai sơn vào năm Tân Sửu đời Cảnh Hưng 1781, năm 1941 được vua Bảo Đại sắc tứ và đến 1952 thì Pháp dội bom phá hủy hoàn toàn. Năm 1955 hòa thượng Tấm Ấn từ tổ đình Hưng Khánh đứng ra tái thiết lại...
Huế có nhiều loại chè ngon tôi rất thích, như chè đậu ngự, chè đậu ván, chè bắp, dù không cần thêm nước cốt dừa như chè miền Nam. Gia đình chúng tôi chuyển nhà từ Huế vào Phan Thiết, rồi định cư tại Sài Gòn lúc tôi 6 tuổi. Tôi quen ăn các loại chè miền Nam có nước cốt dừa béo ngậy, nhưng vẫn thích chè Huế ở vị bùi của đậu, hương thơm của lá dứa...
Khi tôi viết bài này thì giải World Cup Qatar 2022 đang vào đoạn cuối hồi hộp căng thẳng. Dù chưa kết thúc, nhưng biết bao cảm xúc buồn vui đã đến với người hâm mộ (cũng như các cầu thủ) qua từng trận đấu. Tôi xin viết lại những chuyện bên lề xung quanh World Cup của tôi.
Tại kinh thành Lạc Dương có một tay, trước là thương buôn sau chuyển sang nghề cờ bạc. Nhờ lanh lợi trong mánh lới buôn bán, gã học được nghề bịp rất nhanh. Tài bịp của gã giỏi tới mức không một ai biết mà chỉ cho rằng gã “số đỏ” hoặc “thiên tài”. Bao nhiêu tiền ngày hôm nay đều do cờ bạc mà có. Thế nhưng không hiều sao, có thể do ‘tổ trác” hay do “hết thời” mà gã thua liên tiếp, mất 50 lượng vàng tại một sòng bài lớn. Vừa tiếc của, vừa tức giận, vừa xấu hổ, gã cho mời viên quản lý ra, lớn tiếng
Tôi mới được người bạn gửi cho một câu hát, gợi nhớ đến một bài ca từ lâu đã trốn vào quên lãng: “Ta yêu cô Hằng đêm xưa xuống trần…” Than ôi! Lâu rồi sao không còn thấy ai hát bài "Chú Cuội" của Phạm Duy nữa?...
Hễ nghe một đứa báo động, bọn trẻ con lại túa ra vừa cười vừa chạy vừa chỉ trỏ vừa bắt đầu hát lên bài "Vè vẻ vè ve..." Đằng kia, một người đàn ông rách rưới, hốc hác, chân nam đá chân chiêu nghênh ngang đi lại. Miệng gã cứ lầm bầm chửi rủa...
Những ngày tháng hai, cô luôn nhớ anh da diết. Và cô không hiểu tại sao. Một số năm về trước, cũng vào một ngày tháng hai, cô đã bắt đầu một câu chuyện về anh trên blog của mình, tựa đề "Mối tình thứ nhất", nhưng với tính dông dài tỉ mỉ cố gắng ghi lại như nhật ký của mình cô chưa bao giờ kể được qua cái lần họ đi Crown xem phim với nhau, bộ phim "Một vụ giết người hoàn hảo" dù cô vẫn nhớ như in bầu trời Melbourne trắng nhợt lúc mười hai giờ đêm đó...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.