Hôm nay,  

Ghè Gốm Gò Chàm

30/04/202114:06:00(Xem: 4002)
VANG HOI
Vàng Hời.(hình minh họa - nguồn: https://kenh14.vn)

Thằng Đẹn lùa bò về đến sân, giọng hấp tấp

- Má, ba đâu?

Bà Tư Đàm, má Đẹn đang ngồi nhổ cải non sẵng giọng

- Gì mà hóng hớt vậy Đẹn? Ổng mới tưới nước mấy giồng rau đây, hổng biết đi đâu nữa? Hổng chừng ổng đan lợp ở sân cát!

Đẹn không trả lời bà Tư Đàm mà chạy tọt vào nhà, đến sân cát 

- Ba, con mới thấy một mạch đá ong đỏ chót và dài lắm. Con cào cào sơ lớp đất mặt và vạch bụi cây cùm rụm là lộ thiên.

Ông Thảnh tỏ vẻ hoài nghi

- Mầy nói giỡn hay nói chơi? Tao thả bò ở gò Chàm từ hồi mười tuổi, có bao giờ thấy đá ong ở đó đâu!

- Thiệt mà ba, con đâu có giỡn, con thấy tận mắt đá ong đỏ roi rói luôn.

Ông Thảnh buông cái lợp đang dở xuống, đứng dậy ra sân vác cây xà beng rồi bảo Đẹn

- Mầy dắt tao ra đó xem thử, đá ong chỗ nào?

Đẹn lấp sấp đi trước, miệng huyên thuyên không ngớt về sự phát hiện mạch đá ong. Nó có vẻ tự hào như là một phát kiến lớn, mà không chừng lớn thiệt. Dân quanh vùng bao đời nay có ai thấy đá ong ở gò Chàm bao giờ. 

Gò Chàm nằm sau lưng chùa Ngọc Thạnh, rộng mênh mông, ùm tùm bụi lùm dú dẻ, dành dành, cơm nguội… nhưng nhiều nhất vẫn là cây xương rồng. Xương rồng gò Chàm trông giống như cái vợt ping pong, lại như cái quạt nan, gai tua tủa. Xương rồng ngỡ vô dụng nhưng sau khi trảy hết gai có thể cho bò ăn, nhìn xương rồng ai cũng ngỡ khô cằn nhưng nào ngờ lại mọng nước. Nó chắt chiu nước từ đất gò, ngậm sương đêm để hút nước vào thân, uống những giọt nước mưa ít ỏi để tích tụ mà duy trì sự sống, cuộc sống rất khô khan ở cái vùng đầy nắng gió này. Xương rồng như những cư dân ở đây, luôn phòng thủ và để giành. Xương rồng trông gai góc khó gần, khó ưa nhưng lại nở những bông hoa đỏ hoặc vàng khá đẹp mắt, trái của nó chua chua ngọt vị giống như thanh long và kiwi. Có ai đó bảo rằng, thanh long cũng là họ của xương rồng mà thôi! Gò Chàm đầy xương rồng, nơi thả bò của dân làng Ngọc Thạnh, An Sơn, Quy Hội… Thằng Đẹn kéo tay ông Thảnh lại gần bụi cùm rụm mà nó vạch lúc sáng. Ông Thảnh dùng xà beng xắn mấy gốc cùm rụm, dú dẻ giạt ra, nền đá ong thấy rõ ràng. Ông cào đến đâu thì đá ong lộ ra đến đó, tiếp tục cào và lẩm bẩm

- Cái vỉa đá ong này lớn lắm, trúng mánh rồi con ơi!

Sáng sớm hôm sau, ông Thảnh, thằng Đẹn cùng anh Bảy Thạch, anh Tám Tòng kéo ra gò Chàm chẻ đá. Đục đá ong để bán vốn là nghề lâu nay của làng Ngọc Thạnh, đá ong dùng để xây móng, xây tường, xây chuồng heo...Những giếng nước bọc đá ong, nước trong vắt và uống ngọt hơn giếng bộng xi măng. Những viên đá ong hình chữ nhật, dài cỡ ba gang tay, dày một gang tay, được đẽo bằng mũi de và búa. Suốt ngày hôm đó, nhóm ông Thảnh đẽo được năm mươi viên đá ong. Ông Thảnh nói chưa khi nào đục đá ong dễ như thế! Vỉa đá ong gần như lộ thiên, bề ngang chừng mười thước, còn chiều dài và độ sâu thì chưa biết bao nhiêu, chỉ ước chừng rất dài và sâu.

Tháng rồi ông Thảnh sắm được hai chỉ vàng, sau khi trả công thợ và những chi phí cho việc đẽo đá ong. Mấy nhóm thợ các làng khác hay tin nên bắt đầu đổ về gò Chàm. Gò Chàm tịch mịch vắng vẻ bao đời nay, giờ xôn xao như một công trường. Nhóm thợ Bảy Thao, Chín Tửng… đua nhau xí phần, tiếng đục đẽo đá chí chát đập vỡ sự tĩnh mịch gò Chàm. Giấc xế, nghỉ tay uống nước ăn vặt, Hai Thảnh nói

- Mình làm đầy chuyến xe bò này nữa rồi nghỉ, hôm nay coi như đủ sở hụi!

Lúc mọi người nghỉ giải lao, thằng Đẹn đi loanh quanh lục lạo tìm kiếm xung quanh. Tánh Đẹn hồi nào đến giờ vẫn vậy, thích tò mò, sục xạo, cái gì ngộ ngộ là nó tìm hiểu cho ra lẽ mới thôi! Đột nhiên nó quỳ trên mặt đất, hai tay cào bới quanh cái miệng tròn tròn, có lẽ cái ghè hay cái hũ chi đó. Sau khi biết chắc là cái ghè, Đẹn kêu toáng lên

- Ba ơi, lại đây coi cái này nè!

Ông Thảnh quở

- Cái thằng tánh như con nít, việc gì mà um sùm vậy Đẹn?

Nói thì nói nhưng Hai Thảnh cũng đi đến chỗ thằng Đẹn, nhìn thấy cái ghè bằng đất nung nửa chìm nửa lộ từ mặt đất. Ông Thảnh giật mình, linh tính cho biết đây không phải là chuyện tầm phào, Ông ngồi xuống lấy tay bụm miệng thằng Đẹn, thì thầm

- Đừng la lớn kẻo người ta biết!

Ông Thảnh moi thêm một tí nữa là lôi được cái ghè lên, không biết nó nằm trong đất bao lâu mà màu gốm vẫn đỏ au như mới nung, cái nùi bịt miệng ghè hổng biết bằng gì, vừa giống như gỗ lại giồng như vải nhưng đã hóa thạch cứng như cục san hô. Hai Thảnh cố gỡ nhưng hết sức cẩn thận vì sợ bể cái ghè, tuy khó nhưng cuối cùng cũng gỡ được, nghiêng ghè trút ra mặt đất thì thấy rơi ra nào là nhẫn, chuyền, cà rá, những tấm vàng lá dập nổi… Hai Thảnh lập tức hốt hết bỏ vô trở lại và bảo Đẹn ngồi đó giữ cái ghè. Đoạn ông đem xe bò lại, lấy cái ghè giấu vào giữa những viên đá ong, ông nói với Bảy Thạnh và Tám Tòng

- Tự dưng tui đau bụng quá, nay nghỉ sớm, bữa khác làm bù!

Mấy anh thợ tỏ vẻ không bằng lòng, Hai Thảnh biết ý liền nói

- Mấy anh em đừng lo, tui trả đủ công ngày hôm nay!

Nghe thế mấy anh thợ đá vui vẻ ngay, về đến nhà Hai Thảnh bưng cái ghè vào buồng riêng, sau khi đã đóng hết cửa lại. Ông trút ra sàn nhà, hai vợ chồng sáng mắt tươi hẳn lên, bao  nhiêu là vàng, đặc biệt nhất là những chùm cau và tượng thần  chi đó. Hai vợ chồng căn vặn thằng thằng Đẹn

- Đừng nói cho ai biết, họ mà biết thì mình chết đó!

Từ hôm đó, ông Thảnh không đi đục đá ong nữa, mấy người thợ làm chung ngạc nhiên lắm, đang làm ăn ngon lành bỗng dưng bỏ ngang. Bảy Thạnh đến hỏi thì Hai Thảnh trả lời

- Đá ong này tui nghi của người Hời, đục đẽo nhiều sợ bị vật, nếu lỡ trúng bùa yểm thì chết!

Bảy Thạnh không nói gì thêm, lòng đầy ngờ vực, dợm chân quay đi, ra đến cửa nghĩ sao ngoái cổ lại hỏi một câu

- Có phải bữa nọ anh được vàng?

Hai Thảnh giật mình nhưng lẹ làng đáp

- Trời đất, vàng ở đâu mà được chú Bảy?”

Bảy Thạnh cười nhếch mép

- Người ta nói vàng Hời bị yểm linh lắm đó!

Từ ngày nghỉ đẽo đá ong, nhà Hai Thảnh tự dưng phất lên. Hai Thảnh cho dỡ căn nhà cũ cất lại nhà mới, đúc năm tấm luôn. Hai thảnh còn mua mấy lô đất mặt tiền ngoài lộ mà mỗi lô nghe nói trên tỉ bạc. Mấy đứa con gái có chồng làng bên cũng được Hai Thảnh cho tiền nên bỗng nhiên sửa soạn se sua chưng diện, lái xe tay ga chạy rông rông khắp nơi. Thằng Đẹn không còn chăn bò nữa, giờ nó sáng sáng ra ngồi quán cà phê, xế chiều nhậu tới bến, tối đi karaoke… Tiếng đồn Hai Thảnh được vàng Hời lan xa khắp nơi. Người ta đoán già đoán non về số vàng Hai Thảnh được, tuy nhiều lời đồn khác nhau nhưng chung quy ai cũng tin chắc là Hai Thảnh được vàng Hời, Có người còn lý luận:” Không được vàng cớ sao Hai Thảnh cúng chùa Ngọc Thạnh trăm triệu, cúng Đình Vân Hội trăm triệu?  Không được vàng Hời sao Hai Thảnh rước đoàn hát bội về đình Luật Lễ cúng tạ, hát miễn phí suốt ba đêm liền? Ấy là chưa nói Hai Thảnh sắm lễ vật thịnh soạn ra tháp Bánh Ít cúng tạ mấy ngày liền”

 Ba lâm, Sáu Sự, Bảy Thạnh, Chín Cửu… quất hết hai lít bầu đá, người nào cũng sần sần hết trơn. Bảy Thạnh lè nhè 

- Tui đi đẽo đá ong với ổng được mấy tháng, một hôm bỗng dưng ổng nói đau bụng rồi hai cha con bỏ về, từ đó bỏ nghề luôn, từ đó bỗng dưng phất lên giàu dễ sợ. Ổng thì cất nhà năm tấm, con cái ăn diện chơi bời, mua xe, mua đất...thử hỏi tiền ở đâu? Bữa ổng bỏ về tui hổng có nghi ngờ gì ráo trọi, sau này liên kết nhiều việc lại thì tui mới vỡ lẽ ra là chả được vàng Hời.

Tiếng bàn tán um sùm của bạn nhậu. Sáu Sự chêm vào

- Khi ba tui còn sống, tui thường nghe ổng kể chuyện có người thỉnh thoảng được vàng Hời. Bà trùm Mễ được con ngỗng vàng, ông Tư Đẩu được chùm cau vàng…

Chín Cửu khề khà

- Tui cũng nghe tía tui kể chuyện gò Chàm, ổng nói mấy cái gò quanh đây đều thuộc về người Chàm ngày xưa. Mấy mả Hời có nhiều vàng và đồ cổ nên bị bọn trộm đào phá chanh bành.

Một lát sau Bảy Thạnh nói thêm

- Hai Thảnh được vàng Hời mà hổng biết điều, chơi hổng đẹp. Được vàng thì cũng chia cho anh em chút ít lấy thảo, đằng này ăn hết một mình. Người ta nói vàng Hời bị yểm nên linh lắm, được vàng mà không biết giải dễ bị vật như chơi!

Kế đến thiên hạ đồn râm ran khắp nơi, nhóm thợ đá làng Lộc Thọ xóm Cối Đá đào được tượng thần Shiva bằng vàng, bán được tỉ rưỡi bạc chia nhau nên giờ bỏ nghề hết rồi. Tiếng đồn đâu sai, bọn buôn đồ cổ lảng vảng quanh các xóm ở gò Chàm dọ hỏi mua đồ cổ. Chính quyền sở tại bắt đầu chú ý đến gò Chàm và những người có liên quan, quận đã cử người về tra hỏi vụ việc. Sở cũng cử chuyên viên khảo cổ về gò Chàm. Báo chí truyền thông lập tức nhảy vào đưa tin, khổ nổi một đồn trăm, bọn báo chí và mạng truyền thông tha hồ thêm thoắt thêu dệt vô số chuyện ly kỳ để câu khách.

Buổi tối nhà Hai Thảnh đèn neon sáng trưng, ti vi màn hình mỏng đời mới ra rả tin tức nóng bỏng về gò Chàm. Hai Thảnh và vợ thích thú thấy cảnh gò Chàm của quê mình được lên ti vi. Chương trình thời sự phát cảnh phỏng vấn giáo sư Dương Hồng Sinh. Giáo sư đưa ra kết quả sơ bộ cuộc điền dã gò Chàm

“ Chúng tôi đã khảo sát vỉa đá ong gò Chàm, đồng thời đào thám sát nhiều hố chung quanh. Sơ bộ chúng tôi nhận thấy vỉa đá ong dày mười mét sâu năm mét, còn độ dài thì chúng tôi chưa có số liệu chính xác. Sở dĩ vỉa đá ong lộ ra là do tháng năm mưa nắng bào mòn lớp đất mặt, móng chân thành này có lẽ bị vùi lấp từ sau thế kỷ mươi ba, khi mà kinh thành Vijaya bị triệt hạ. Tòa thành này cùng chung số phận như những tòa thành khác.  Đòan khảo cổ chúng tôi còn thu được rất nhiều hiện vật có giá trị lớn về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật như: ghè gốm, thống gốm, tượng chim thần Garuda, đặc biệt một tượng thần Vishnu vô cùng tinh xảo. Chúng tôi tạm kết luận vỉa đá ong gò Chàm vốn là một đoạn móng của một tường thành thuộc vương quốc Champa cổ xưa, có thể đây là một tiền cung của vua Chiêm, bởi vì từ gò Chàm đến kinh đô Vijaya không xa mấy. Chúng tôi tiếp tục khảo sát, làm đến đâu công bố kết quả đến đấy, sau khi kết thúc thì làm báo cáo  khoa học trình lên chính phủ. Điều đáng tiếc là cư dân quanh vùng không hiểu giá trị của di tích khảo cổ qúy giá này. Họ đục đẽo lấy đá ong về xây tường rào, làm giếng nước, thậm chí xây chuồng heo… Họ vô tình phá hoại di chỉ độc đáo quý giá này. Một số kẻ trộm cắp đào bới để tìm cổ vật, họ chỉ biết giá trị tiền của cổ vật mà không biết gì giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật của cổ vật! Mong sao chính quyền ra tay bảo vệ di tích lịch sử độc đáo của quốc gia!” 

Cả ông Hai Thảnh và bà Tư Đàm đều giật mình nhìn nhau, tuy không nói ra nhưng hai ông bà đều có cùng suy nghĩ và nỗi lo lắng. Bà Tư Đàm lặng lẽ bỏ vào buồn nằm, ông Hai Thảnh với tay lấy điều khiển tắt ti vi, ông ngồi trầm ngâm và liên tục đốt thuốc, cái gạt tàn đầy ắp mẩu thừa và tro của điếu thuốc, lòng ông Hai Thảnh thì ngổn ngang những nỗi lo mơ hồ từ mấy ngày qua.

Sáng hôm sau mấy quán cà phê của trấn Phù Dung quanh gò Chàm xôn xao hẳn lên. Những nhóm thanh niên ngồi đồng ở quán bàn tán chuyện đồ cố gò Chàm. Người các làng thấy chính quyền cắm bảng cấm đào bới gò Chàm. Nhiều người còn khẳng định “ Rồi đây bọn mua bán cổ vật gò Chàm sẽ bị sờ gáy cho mà coi”. Thằng Đẹn uống cà phê về nói với ông Thảnh

- Ba, người ta đang đồn rân chuyện gò Chàm, hổng biết mình có bị sao không nữa?

Hai Thảnh lo lắng mấy ngày qua, càng lo hơn khi thấy bảng cấm ở gò Chàm, giờ thì thiên hạ thêm mắm dặm muối càng làm cho câu chuyện thêm to. Hai Thảnh sợ có ngày người ta sẽ hỏi chuyện ông, tuy vậy Hai Thảnh cũng cố trấn an

- Không sao đâu con, mình có trộm cắp chi đâu! Mình đào đá ong trước khi có lệnh cấm kia mà!

Thằng Đẹn lại nói

- Ngoài quán cà phê người ta đồn nhóm thợ đá làng Lộc Thọ bị bắt rồi, họ còn thu lại được tượng thần Shiva bằng vàng từ tay bọn buôn đồ cổ.

Hai Thảnh chẳng phải lo lâu hơn nữa, bữa cơm trưa vừa dọn ra thì thấy Khanh khùng xăm xăm bước vào nhà. Sở dĩ y có biệt hiệu Khanh Khùng là vì tánh tình y tửng tửng , hờn giận bất thường. Y vốn là công an xã, năm kia làng có ngườii gả con cho Việt Kiều. Y không thấy người ta đến xin xỏ hay báo cáo như lệ thường. Y bèn tự thân đến nhà người ta, xồng xộc xông vào dò xét nhưng không thấy gì lạ. Y hỏi một câu ngớ ngẩn

- Tôi nghe người ta nói nhà bà gả con cho Việt kiều, bà làm đám cưới dấu sau bếp? Sao không báo cáo xin phép chính quyền?

Bà chủ nhà ngớ người ra, sau này chuyện lan truyền khắp các làng, từ đó ai cũng kêu y là Khanh khùng. Hai Thảnh thấy Khanh khùng thì lòng đã sờ sợ nhưng cũng cố tươi tỉnh chào hỏi y. Y chẳng đáp mà hoạnh họe

- Có phải ông được vàng Hời? Tại sao không báo cáo cho chính quyền?

Hai Thảnh run bắn lên nhưng trấn tĩnh chối

- Trời, ai đồn chi ác vậy? Làm gì có chuyện đó! Người ta ghen ăn tức ở đồn thổi bậy bạ đó!

Khanh khùng vặn

- Thế tiền đâu ông xây nhà năm tấm, lại còn mua mấy lô đất ngoài lộ?

Hai Thảnh nhanh nhảu

- Tui trúng mánh, đào được vỉa đá ong gò Chàm nên mới có tiền cất nhà.

Khanh khùng buông lời đe nẹt trước khi quay đi

- Ông bà liệu sao đó thì liệu, trên quận mà xuống thì không chối được đâu!

Hai Thảnh bàn với bà Tư Đàm nên có lễ vật gì cho y để y làm lơ cho, bàn tới bàn lui chỉ có tiền mặt là tiện lợi nhất và y cũng thích nhất. Mấy hôm sau quả thật người trên quận xuống thật, họ khám xét nhà Hai Thảnh và bắt Hai Thảnh đem về trên quận. Khanh khùng uống cà phê quán lộ thiên tiết lộ:” Quận khám nhà Hai Thảnh, tịch thâu ghè gốm cổ, một số vàng lá dập nổi thần Shiva và nhiều hiện vật bằng vàng khác. Quận cũng sung công quỹ mấy lô đất ngoài lộ vì là mua bằng tiền bất hợp pháp...” 

Bảy Thạnh hay tin hả dạ lắm, gặp bạn thợ đá liền hả hê báo tin

- Đáng đời Hai Thảnh, nếu hồi ấy ổng chia cho anh em một ít lấy phước thì giờ đâu đến nỗi mất sạch. Vàng Hời bị yểm nên linh lắm, nếu may không bị vật thì cũng mắc họa nọ kia”

Thằng Đẹn đổi thay từ ngày Hai Thảnh được vàng. Nó không còn đi thả bò nữa, bắt đầu đua đòi theo trào lưu K.Pop như con trai thành thị, quần áo se sua mốt Hàn, tóc nhuộm vàng hoe chứ không còn cháy nắng hoe hoe đỏ như râu bắp. Nó kết bạn với đám bạn vô công rỗi nghề  suốt ngày cà phê, bi da, nhậu nhẹt, Karaoke, rồi còn đua đòi bia ôm gái ghú… Có lần say sưa giành đào với nhóm khác ở quán Karaoke Ô Mê Ly, hai nhóm xông vào đánh đấm chém nhau. Một đứa trong nhóm kia bị chém trọng thương. Bà Tư Đàm phải bỏ ra một món tiền rất lớn để bồi thường cơm thuốc cho nạn nhân và  biếu họ nhiều lần nữa để họ bãi nại, phần phải dúi cho Khanh khùng để y làm lơ cho 

Chỉ sau mấy năm nằm ăn không và phá tán, của cải tài sản trong nhà dần đội nón ra đi sạch trơn. Hai Thảnh ở tù vì tội phá hoại di tích khảo cổ và mua bán cổ vật trái phép, nhờ có tiền nên chỉ hai tháng được thả ra. Hai Thảnh nhìn cảnh nhà cửa và thằng Đẹn nên phát rầu, nói với vợ

- Giá hồi đó đừng được cái ghè gốm thì chắc nay đâu đến nỗi này! Những tưởng được vàng sẽ lên hương nào ngờ bạc thế!

Bà Tư Đàm nằm võng đưa kẽo kẹt, hò

...Ầu ơ… ví dầu chàng được vàng Hời

            Ngỡ đâu lộc đất ơn trời chi đây...ầu ơ…

  Ầu...ơ… Ví dầu họa phước đổi thay…

 ầu...ơ...họa phước đổi thay

 ầu...ơ...Hôm qua mới được bữa nay mất rồi. 

Hai ông bà còn rầu rĩ thở than, thằng Đẹn từ đâu khệnh khạng xô cửa bước vào, dáng điệu loạng choạng chân nam đá chân chiêu, hơi thở nồng nặc rượu bia

- Ba má bán cái nhà này đi, lấy tiền cho tui làm ăn.

Hai Thảnh sững sờ, bà Tư Đàm ngồi bật dậy chưng hửng

- Đẹn, mầy nói sao? Bán cái nhà này rồi tao với ba mầy ở đâu? Không lẽ ra chợ gò Loi?

Thằng Đẹn hùng hổ

- Tui hổng biết, phải bán cái nhà này, tui cần tiền làm ăn!

Ông Hai  Thảnh nạt

- Làm ăn gì mầy! Ăn nhậu chơi bời thì có!

Thằng Đẹn sấn tới như muốn oánh ông già. Bà Tư Đàm la to

- Đẹn, mầy tính hỗn với ba mầy sao? Đồ bất hiếu! Muốn bán thì bán, sau này đầu đường xó chợ thì đừng trách.

Thằng Đẹn chỉ cần nghe bán là xuống nước liền

- Phải vậy chứ! Ba má bán nhà đưa hết tiền cho tui đặng tui làm ăn.

Nói đến đó nó ụa ọe nôn thốc nôn tháo xuống nền gạch bông, đoạn nó nằm vật ra giữa nhà ngủ ngáy như bò rống. 


TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 02/2021

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Truyện này viết về một người anh, và nhiều phần là hư cấu. Nghĩa là, chỉ một phần có thực. Nhưng tôi không thể nào nói rõ là phần nào thực, phần nào hư. Nói rõ có khi lại hỏng. Đã viết truyện thì, chẳng tác giả nào nói rõ đâu. Ngay như nhan đề “Bên Trời Đại Lý” cũng thấy là bên kia sự thật rồi, vì Việt Nam mình làm gì có thị trấn Đại Lý, nơi sẽ là bối cảnh của truyện ngắn này. Nhưng, nếu nói thiệt ra là Chợ Lớn, thì lại trần gian quá, chẳng thơ mộng tí nào. Thêm nữa, có một số độc giả có thành kiến với người Tàu -- làm ơn, xin sửa lại, gọi là người Hoa mới đúng và lịch sự hơn – nếu thành kiến, khi đọc, có thể mất vui. Do vậy, trong truyện này, chúng ta đồng ý rằng địa danh Chợ Lớn sẽ được mã hóa thành Đại Lý, một vương quốc cổ trong truyện Kim Dung. Các độc giả không ưa cường quốc phương Bắc xin tưởng tượng rằng Đại Lý chỉ có trong truyện, chớ đừng nhớ rằng nơi này đã bị nhà Minh thâu tóm từ thế kỷ 14.
Cho đến thời đại này, chuyện bói vẫn được tôn trọng, không chỉ trong dân gian, mà còn xảy ra sau lưng sân khấu chính trị, kinh tế. Hầu hết các nhà lãnh đạo ở Đông phương đều xem bói, có khi đã tuyển dụng một thầy bói nổi tiếng để hỏi việc thành bại mỗi lần gặp khó khăn và thầy bói đó chỉ đạo thay vì vị lãnh tụ được lòng tin của dân chúng. Ở Tây phương cũng vậy, ngày xưa họ tin dùng các thầy phù thủy; ngày nay họ dùng những kỹ thuật khoa học để dự đón tương lai. Bất kỳ thứ gì, nếu có chữ “đoán” đều thuộc về dòng họ “Bói”. Bói là những hành động và lời lẽ làm cho “mê” và “tin” một cách “tín” nhiệm. Hầu hết những người có học đều xem bói là mê tín, nhưng cái thứ mê tín này ẩn núp tận xương tủy thần kinh, chỉ chờ đúng dịp sẽ xuất hiện. Từ những chuyện quan trọng như đầu tư kinh doanh, xuất quân viễn chinh, quyết định chính trị, cho đến những chuyện vui chơi: Khi vào một đám đông, bạn chỉ cần bắt đầu xem chỉ tay của một người, lập tức, kẻ lạ người quen kéo đến ngồi chung quanh, chờ đến p
Hồi còn nhỏ, tôi nghe nhạc xuân với tinh thần “kỳ thị” cao độ. Nghe “…tình xuân chớm nở đêm qua, khi mùa chinh chiến đã lui ra ngoài đời…” thì thấy phê quá xá! Nhưng lại hết sức bực mình khi nghe bên hàng xóm vẳng sang “… trên đường đi lễ xuân đầu năm… chách chách chách chách bum chách bùm chách bum (tiết tấu habanera) Qua một năm ruột rối tơ tằm…”. Tôi càu nhàu trong đầu “nhạc xuân gì mà buồn thế!...” Sau này lớn lên, tôi mới thấy mình vô lý quá cỡ. Thực ra bài Xuân Thì của Phạm Duy giai điệu buồn cũng không kém gì bài Câu Chuyện Đầu Năm của Hoài An. Vấn đề chỉ là tại mình thích thì khen hay, còn không thích thì chê là buồn, thế thôi!
Những cánh mai đua nở giữa mùa đông, xác rơi phủ mặt đất màu vàng tươi của cái chết còn rất mới. Mới như tuổi thơ của tôi ngày hôm qua. Suốt tuổi trẻ, Tết vẫn đem cho tôi một hạnh phúc buồn bã khi sống lại kỷ niệm, thứ cảm giác hao hao như gốc mai gọi mùa xuân bằng những cánh hoa rơi. Tôi yêu những tập tục ngày xưa mà bây giờ có sự cảm thông rằng không mấy ai đủ sức làm theo. Người ngoài nước thay đổi để hội nhập vào văn hóa mới, cả người trong nước cũng vậy. Tôi hoài niệm sự yên bình của đời sống và sự đơn giản của con người trong mắt tôi ngày ấy.
Bé gái tên Nhiên hầu bà nội đã nhiều năm nay, từ năm cô lên mười. Hầu, là phải luôn gần nội, đôi lúc đọc truyện cho bà nghe, mô tả những gì đang có trước mắt nhưng nay bà không còn nhìn thấy. Cây mai vườn nhà ngày giáp Tết nhiều hoa hay ít. Có đàn chim trời nào đang bay qua trên từng cao kia không? Tính tình bà rất hiền hòa. Hay kể chuyện xưa. Hồi ông nội là một sĩ quan quan trẻ, rất đẹp trai, hào hoa, rất thương yêu bà. Bà bảo, thuở bé, bà đã thấy đàn chim bay từ phương bắc vào nam trốn mùa lạnh, ngày đầu xuân trời quang mây tạnh, khí tiết ấm áp, chúng bay trở về phương bắc. Đại khái bà muốn biết những gì giờ đây bà chỉ cảm, chỉ nghe, chỉ ngửi được, nhưng không thể nhìn thấy được.
Hẳn nhiên rồng được cho là loài linh thú. Ngày xưa cha ông chúng tôi săn rồng ngoài biển, có khi trên núi. Về sau, rồng bị săn giết nhiều, không kịp sinh đẻ, thế giới sợ chúng tuyệt chủng nên đưa vào sách đỏ. Tôi ở xa về, tôi nghĩ mình sống ngang với lịch sử. Tôi thèm thịt rồng. Nga là đại gia, nó làm giàu vô cùng nhanh nhờ buôn đất đai, chứng khoán, và mọi thứ ám muội khác. Nga nói, “Ngày nay không mấy ai biết vị thịt rồng ta ra sao, các nhà hàng sang trọng trong nước phải mua rồng tận bên Tàu. Thịt rồng Tàu tanh lợm, nhưng thèm thì đành phải ăn.”
Truyện ngắn của nhà văn Hoàng Quân lúc nào cũng trĩu nặng hoài niệm quá khứ dù đang trăn trở với cuộc sống hiện tại nơi quê người. Việt Báo trân trọng gửi đến quý độc giả một sáng tác mới nhất của chị.
Một truyện ngắn của nhà văn Tiểu Lục Thần Phong – truyện không có cốt truyện mà chỉ là những gam màu của cuộc sống hiện đại trên nước Mỹ, xen lẫn những quan điểm riêng tư của tác giả. Việt Báo hân hạnh giới thiệu.
Hôm 22/1/2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (pronounced Foock, xin đừng xuyên tạc) đăng đàn phát biểu trong chương trình “Xuân Quê Hương” dành cho kiều bào về Việt Nam đón Tết, có đọc hai câu thơ của ông, nguyên văn: Mỗi năm Tết đến Xuân về/ Quê hương đất mẹ đề huề đón con. Lê Thị Mộng Nở tôi vốn dòng dõi mười đời con cháu nhà bần cố nông, dù thơ văn dốt đặc cán mai, nhưng đọc hai câu thơ này của Nguyễn Chủ tịch
Một truyện ngắn mang phong vị Thiền và triết lý Phật giáo của nhà văn Trần Hoàng Vy. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Chùa có thầy viện chủ, thầy trụ trì, nhiều sư thầy khác hay đăng đàn giảng pháp, có sư cô giảng kinh kệ và đánh trống rất oai nghi! Đặc biệt có ban ẩm thực làm bếp rất ngon. Cũng có một bác vừa làm quản lý vừa là thủ quỹ trông coi thu vén mọi việc trong ngoài chùa… nhất là chỉ huy việc nấu nướng, bà ấy thường rất hiền và đôi khi cũng rất dữ… đó là vị hộ pháp thứ hai của chùa. Chùa còn rất may có chị Diệu Thảo ở đâu đến từ lâu, đến ở chùa, coi như phụ tá của bác thủ quỹ. Chị Diệu Thảo, người như tên, rất từ tốn và dễ thương bên cạnh bà chef của chị. Cũng có nhiều chị khác đến làm công quả mà tôi không nhớ tên rõ lắm.
"Cuối năm ngồi tính lại sổ đời mà lạnh run lên Bác Lý ơi! Năm Trâu đúng là thiệt khổ như trâu. Đã cùng cực vì dịch giã, thấy cảnh người mất chẳng gặp được thân nhân, mình chẳng biết phải làm những gì để bù đắp cho. Đau đớn nào bằng, chẳng còn tâm trí đâu mà hoài vọng chuyện ngày xưa. Chuyện Năm Hết Tết Đến của ngày xưa, ai dù có khó khổ mấy cũng sắp xếp được thảnh thơi để đón năm mới, mong năm mới có những ngày an lạc." -- Tác giả Lâm Minh Anh, qua thi ca và ca dao - tục ngữ, giúp chúng ta có cái nhìn hoài niệm về sinh hoạt và tâm thức của người xưa chuẩn bị cái Tết như thế nào. Việt Báo hân hạnh giới thiệu một cây bút trẻ lần đầu góp mặt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.