Hôm nay,  

Mắt Biếc U Hoài

12/09/202017:08:00(Xem: 2520)

 Không biết đã bao lần y tự hỏi: "Trời xanh vương mắt em hay là đại dương thâu vào trong mắt em?” đôi mắt đã làm biêng biếc một quãng thời gian trong đời y, đêm đêm vào trong giấc ngủ thành những cơn mơ. Nhiều lúc y thấy mình chấp chới bay, laị có lúc như bơi trong làn nước xanh lơ, đôi mắt ấy mới đẹp làm sao! Em sở hữu nó, tạo hoá đã tạo ra một tuyệt tác. Em mang trong người hai dòng máu, vừa Mễ Tây Cơ vừa có gốc Ăng Lê.  Chất Ăng Lê vượt trội, vóc dáng đẹp tuyệt, eo thon, chân dài, da trắng như tuyết, nói như kiểu xứ mình là trắng như bông bưởi. Tuy vậy, tầm vóc Mễ Tây Cơ cũng tầm tầm như y thôi! Cái dáng vóc của em khá nhỏ nhắn và thanh mảnh, rất khác với cái tướng thô như phần lớn đồng hương của em.  Cái mà tạo ấn tượng nhất là đôi mắt xanh của em, tuy thuần túy tây phương nhưng đôi mắt em laị rất đông phương. Y đã gặp và thấy nhiều đôi mắt xanh tuyệt đẹp, trong vắt, vui tươi…Riêng  đôi mắt xanh của em laị thoáng man mác buồn, mang vẻ u hoài. Không biết có chủ quan quá không khi y khẳng định em là người có đôi mắt xanh u buồn duy nhất. Y đã thao thức nhiều đêm, đã viết không ít những vần thơ về đôi mắt ấy. Thuở mới vào đời, mới biết yêu, y cũng từng mê mệt với đôi mắt đen long lanh đượm buồn, những đôi mắt đẹp u hoài luôn ám ảnh y.

 Y và em đều là di dân, những kẻ đến xứ này kiếm cơm áo và hưởng tự do. Quê hương em nghèo nàn, lạc hậu, bất công và tham nhũng tràn lan, những băng đảng kết cấu với quan quyền hoành hành kinh khủng, tội phạm ngang nhiên lộng hành vô pháp vô thiên, tội phạm xì ke - ma tuý như rươi. Người dân thấp cổ bé họng bị nhũng nhiễu, bị bóc lột, bị làm tình làm tội đủ điều. Người dân lương thiện là nạn nhân của bạo lực, cường quyền, đaị đa số đều cố gắng nhẫn nhục mà sống nhưng vẫn không yên, chỉ có cách bỏ xứ ra đi tìm đất mới dung thân… Xứ sở của y cũng thế, nào có khác chi, thậm chí còn tệ hơn vì nghẹt thở dưới ý thức hệ hoang tưởng, cái danh từ nhân dân bị lạm dụng kinh khủng, mọi thứ đều nhân danh dân nhưng thực chất dân chỉ là những con cừu bị cường quyền cạo sạch lông, đè đầu cỡi cổ. Bởi vậy mà người của xứ em và người của quê y đều tìm đường đến đây. Người xứ em leo tường, vượt rào, băng qua sa mạc… nhiều nguy hiểm, có nhiều người bỏ mạng, tuy có nguy hiểm nhưng so với cái nguy hiểm của người xứ y thì chẳng nhằm nhò gì. Người xứ y phải băng rừng qua Miên, Lào, Thái, phải vượt biển bằng những con tàu mong manh như chiếc lá, bất chấp bão tố, sóng gió, đói khát, hải tặc… và đã có mấy trăm ngàn người vĩnh viễn nằm laị trong lòng biển cả. Không biết nhân duyên gì mà y và em laị gặp nhau ở cái hãng này, laị làm việc gần nhau. Công việc dù có mệt thế nào đi nữa nhưng ngày ngày được thấy em, nhìn đôi mắt em là bao nhiêu mệt cũng tan biến, laị còn thấy hưng phấn và yêu đời hơn. Những lúc em nhoẻn miệng cười hoặc mở to mắt ngạc nhiên khi y làm một việc ngớ ngẩn hay hỏi một lời vu vơ chi đó, thì y laị cảm thấy sung sướng như bắt được vàng.

 Ngày ngày gặp em, lòng xao xuyến lạ thường. Y không phải là gã trai mới vào đời, thế mà đôi khi cũng thấy bối rối làm sao. Y thường nhìn đắm đuối vào đôi mắt biếc u hoài ấy, có lẽ cái nhìn quá lộ liễu và đầy đam mê nên em tỏ vẻ e thẹn cúi mặt hoặc ngó lơ, có đôi khi chau mày tỏ vẻ không đồng ý. Trời! cái chau mày càng làm cho khuôn mặt em trở nên đẹp lạ thường, trông dễ thương làm sao và đôi mắt xanh càng quyến rũ, lôi cuốn hơn.

 Chuyện xưa kể nàng Tây Thi đẹp lắm, nàng bị bệnh tim, mỗi khi cơn đau nổi lên thì thường cau mày và ôm lấy ngực, những lúc ấy thì vẻ đẹp của nàng laị như nhân lên gấp bội. Không biết Tây Thi đẹp cỡ nào chứ em của y thì đẹp nhất hãng này. Mắt xanh biếc của em làm y nao lòng, ngẩn ngơ cả trong giấc ngủ. 

 Mỗi ngày vào hãng, chỉ một cái ôm xã giao buổi sáng nhưng với y là cả một nguồn năng lượng cho cả ngày hôm ấy. Thế rồi một hôm nọ, cũng ôm xã giao nhưng y đã hôn vào cổ của em. Em không ngạc nhiên mà chỉ cười nhẹ. Em thừa biết lòng y rồi, cái kiểu nhìn của y đã nói lên tất cả, không chỉ em biết mà tất cả những người cùng làm ở phân xưởng này đều biết, tình cảm của y biểu lộ qua đôi mắt mí lót quá rõ ràng. Chỉ một nụ hôn nhẹ vào cổ mà y cảm thấy đời như lên hương, lâng lâng như bay trên mấy tầng mây xanh, như vẫy vùng trong làn nước biển màu da trời. Y đã hít lấy mùi hương của em, với y thì không có mùi nước hoa nào trên đời có thể sánh bằng.

 Tháng năm qua mau, khối tình si trong lòng y ở laị. Một ngày cuối tuần em nhận lời đi uống cà phê với y, mặc dù em chưa bao giờ uống cà phê và cũng không thích cà phê. Quán cà phê người Ý, bài trí rất đẹp và nghệ thuật, những tranh tượng mang phong cách cổ điển thời phục hưng rất đẹp, thức ăn ngon, đặc biệt những tách cà phê cappuchino đặc trưng kiểu Italino thơm ngát, beo béo thật tuyệt. Y và em cười nói đủ chuyện trên đời nhưng chẳng đá động gì đến chuyện cần nói, dù không nói nhưng cả hai cũng thầm hiểu và vẫn biểu lộ rất rõ ràng. Ngày xưa cụ Nguyễn Du đã từng bảo:” Tình trong tuy đã nhưng ngoài còn e”. Y thì biểu lộ ra, em biết, mọi người xung quanh biết, cái cách y ứng xử và nhìn đôi mắt biếc ấy thì ai cũng biết cả, dù cho người đó là kẻ khờ nhất thế gian. Em đã chịu hẹn hò, thế là bướm đã chịu đèn, hoa đã vào tay, cờ đã trương lên. Vậy mà y vẫn e, không dám thú nhận, lòng y lấn cấn nỗi đau. Y dậm chân tại chỗ không dám tiến tới, dù cửa đã mở, tiệc đã bày, khách đã sẵn lòng… Tâm tư y dằn vặt nhiều ngày, nội tâm y giằng xé dữ dội giữa đam mê và đạo đức, giữa bay bướm và đàng hoàng, cơn nội chiến trong lòng y thật khốc liệt. Y đã có vợ và cô con gái xinh xắn, vợ  y là người tốt, biết chăm lo và vun vén cho gia đình, chung thủy hết lòng…Y không nỡ làm cho vợ y đau. Lòng y chịu đau vì cơn đam mê thèm khát cháy bỏng, đôi mắt xanh mê hoặc y, đôi mắt xanh của em, một người phương tây laị mang vẻ u hoài của phương đông. Trách nhiệm, đạo đức một bên, bên kia là thoã mãn cái “tôi” cá nhân, cái tánh lãng mạn được bao biện là nghệ sĩ…Y ở giữa hai bàn cân, y đứng giữa con đường, cái con đường mà y luôn gặp trong đời. Có khi là giữa con đường đời, đường đạo, đường học, đường tình, đường tiến, đường lui…Lòng y còn có một nỗi khắc khoải lớn hơn nữa, y là một Phật tử, đã quy y, đã thọ giới. Nếu y “ chết” trong cuộc tình mắt biếc u hoài này tức là phản bội laị niềm tin và giới hạnh, tức là y nói và làm không nhất như, viết và sống không tương ưng. Sau nhiều ngày suy nghĩ, y thấm thiá với câu nói dân gian:” Ba sông bảy núi qua nổi, có cái gối ôm không dám vượt qua”, quả thật đúng như thế! 

 Y vẫn tự hào là một Phật tử, ở trong cái hãng này có mấy trăm con người với bao sắc dân và bao đức tin khác nhau. Y là Phật tử duy nhất trong số đó, lẽ nào giờ đây y laị bôi xấu cái đức tin của mình? lẽ nào làm ô uế cái danh dự người Phật tử? lẽ nào? lẽ nào? Bao nhiêu câu hỏi xoáy trong đầu y. Tấm thân hấp dẫn kia, đôi mắt biếc u hoài kia cũng riết róng trong tâm tư y, đẹp quá, dễ thương quá! mật ngọt của cuộc đời lẽ nào không hưởng?  Con tim và lý trí của y xảy ra nội chiến, người ta bảo:” Lý trí có lý lẽ riêng của nó” là vậy! 

 Thế rồi y cầm tay em nói một câu khách sáo và dối lòng:” Baby, you are my best friend”, một câu nói vô vị gây thất vọng ở nơi em. Có thể nói là câu nói vô duyên lạc lõng, chẳng ăn nhập gì với hoàn cảnh thực tại. Y nói cái câu nói không phải thực lòng của y và không phải là câu nói mà em muốn nghe. Em cười nhẹ nhưng thoáng vẻ buồn, đôi mắt xanh u hoài dường như buồn  và xa xăm hơn. Thế rồi những ngày sau đó em lặng lẽ hơn, ít cười hơn và cố tránh mặt y. Thế rồi gia đình em di chuyển sang tiểu bang khác, từ đó y không còn gặp laị em, vĩnh viễn mất em nhưng đôi mắt biếc u hoài vẫn lung linh trong tâm tư y. 

 Đêm về khuya, y quay qua hôn lên mắt vợ, tuy đang ngủ nhưng vợ y thoáng nụ cười nhẹ trên gương mặt. Lòng y bất chợt cảm động, may mà đã không vượt qua nổi cái gối ôm với mắt biếc u hoài kia.


TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 09/2020

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mỗi lần đi mua quà cho ai đó, kể cả quà Giáng Sinh, tôi thường bị tẩu hoả nhập ma, có khi đi cả buổi chẳng mua được gì. Chọn quà tân gia càng khó hơn, tôi đi hết tiệm này qua tiệm khác, suy nghĩ về “gia chủ” để đoán xem họ thích quà loại nào, cuối cùng tôi cũng phải chọn một món khi trời đã quá trưa...
Có nhiều lý do để tôi không thích và thường tránh né khi phải lái xe vào khu trung tâm thành phố. Một trong lý do chính là hầu hết các con đường trong trung tâm thành phố trên toàn nước Mỹ đều là đường một chiều...
Có một Ông Già Noel như thế, mang họ Nguyễn trên đất nước Hoa Kỳ này. Không rõ tôi gọi như thế có bị xem là sai phạm luật đạo gì không, vì tôi không phải tín đồ Công Giáo, nên những so sánh văn chương có thể không thích nghi với luật đạo. Nhưng, nếu gọi Ông Già Noel là người mang những món quà yêu thương tới cho những người tội nghiệp trên trần gian này, thì ông cụ họ Nguyễn đó còn mệt nhọc hơn nữa, vì trong hơn hai thập niên, ngày nào cũng là ngày để ông tặng quà yêu thương, nghĩa là, ngày nào ông cũng thấy là ngày Lễ Giáng Sinh và ông hóa thân ra thành 365 Ông Già Noel để bận rộn trọn năm (Đúng ra, nên trừ các ngày cuối tuần mới chính xác, nhưng như thế là chẳng văn chương gì cả).
Mùa Đông năm 1975 gia đình tôi dự Lễ Giáng Sinh đầu tiên trên đất Mỹ. Tôi nhớ rất rõ đêm Giáng Sinh đó, hình ảnh đó cho đến ngày hôm nay, gần 50 năm sau vẫn hiện ra rõ rệt...
Năm 1954 và 2024 là hai năm đánh dấu 70 năm ngày đất nước chia đôi, dòng sông Bến Hải đã làm biên giới giữa hai miền. Miền Bắc thuộc về Cộng Sản, miền Nam là vùng Quốc Gia tự do...
Ông già đi vào phòng ngủ. Hai cái gối ở đầu giường ngểnh cổ nhìn ông. Ông nheo mắt nhìn lại chúng nó. Hình như cái gối của ông còn nhoẻn miệng cười. Còn cái gối của vợ ông thì nheo một con mắt, cái kiểu đá lông nheo của cô gái nghịch ngợm. Ông khẽ lắc đầu. Và ông nhắm chặt hai mắt. Loay hoay một hồi, ông ra phòng khách, nhìn trước nhìn sau. Cái ti vi dán vào vách tường nhìn ông dò hỏi. Ban nãy ông đã tắt tiếng, chỉ để hình nên ông không hiểu nó muốn nói gì.
Tôi thích hai chữ “Xóm Đạo” để chỉ một khu dân cư gồm toàn những người theo Ki Tô giáo sống chung, sinh hoạt với nhau chung một niềm tin. Xóm Đạo không nằm giữa lòng đô thị, không phố xá nhà cao cửa rộng, không có tiếng xe cộ ồn ào, không có đường lớn, không chợ búa đồ sộ bán buôn tấp nập…
Thập niên 50 thế kỷ trước, ở quê tôi không hề thấy những Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo, chỉ rải rác vài chùa Phật giáo, đa số là các Thánh thất Cao Đài ở nhiều xã trong quận. Những năm học tiểu học, 1956-61, mỗi năm đi học được nghỉ lễ “Bấc” một tuần, cứ ngỡ là gió bấc...
Không hiểu sao Ông Già Noel lại đọc được tất cả thư của trẻ em trên khắp thế giới! Vậy Ông là ai? Ông có thật hay không? Nhà của Ông ở đâu? Đó là những câu hỏi quá quen thuộc mà các bé vẫn đặt ra, làm cha mẹ của các bé khó trả lời, có chăng là những câu trả lời để tránh làm các bé thất vọng...
Nhà vẫn đơn côi bên bờ sông. Gió về mở hội từng đêm. Đom đóm về thắp đèn. Ánh sáng lập lòe dọi qua cánh màn mỏng ngả màu vàng như quả dưa gang. Mẹ Thời ngồi đó trông ra, chiếc quạt để đầu giường. Bà lấy tay xua xua những con muỗi. Thằng Đắc đã viết gì về chưa con? Chưa mẹ ạ, có gì con sẽ báo. Mà mẹ cũng đừng nghĩ ngợi nữa, tuổi này ta sống thế này có phải vui không? Sau tiếng vui, Thời huýt một đoạn sáo gợi lên những ca từ dí dỏm lắm trong một bài hát, tiếng sáo đi xa tận ngõ, nghe được cả tiếng cá đớp ở con lạch cạnh bờ sân chạy vào. Mẹ Thời thở mạnh một cái, nó buồn hay vui bà đâu biết.
Trên vùng đồng bằng im lặng, những người chăn cừu bước đi một cách nghiêm trang, mang những lễ vật khiêm tốn của mình đến dâng cho Chúa Hài Đồng...
Chị Bông đã chuẩn bị sẵn hai chậu hoa Trạng Nguyên và ổ bánh Giáng Sinh đặt ở tiệm để mang đến nhà sui gia tương lai Brown. Họ trân trọng mời anh chị Bông tới dự bữa tiệc Christmas Eve dinner. Chị Bông ngắm hai chậu hoa tươi đẹp kể với chồng...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.