Hôm nay,  

Mẹ Là Tất Cả

18/08/202017:54:00(Xem: 2985)

Kieu My Duyen
Mẹ tôi đã qua đời năm 1996. Mẹ tôi đã đi xa nhưng mẹ tôi vẫn còn ở đây, trong trái tim của tôi. Tôi cứ tưởng mẹ tôi đi du lịch, và mẹ tôi sẽ trở về. Nhiều khi tôi nhìn những bụi cây trước nhà, tôi cứ tưởng mẹ tôi đang chăm sóc  hoa , cây kiểng,...

   Buổi chiều, mẹ tôi thường ngồi trước bàn Phật tụng kinh từ 3 giờ đến 6 giờ. Tôi tự hỏi sao mẹ tôi giỏi quá? Mẹ có thể ngồi liên tục mấy giờ đồng hồ mà không mệt? Hay thật! 

Mẹ tôi hiền từ, không bao giờ lớn tiếng với bất cứ người nào. Mẹ tôi thường xuyên đi chùa.  Mẹ tôi gật đầu đi chùa  ngay mỗi khi tôi hỏi :

- Mẹ đi chùa không ?

 Không kể trời nắng hay mưa, mẹ tôi nhanh nhẹn trả lời :

- Đi chứ!

 Thế là mẹ tôi thay áo dài ngay lập tức. Hình như mẹ  tôi sợ chậm một chút là các con đổi ý. Lúc nào mẹ tôi cũng hái rau, trái cây, rửa thật sạch,đợi tôi đến hay gọi em gái  tôi đi làm về là đi chùa, chỉ cần chúng tôi mở miệng hỏi:

- Mẹ đi chùa không ?

  Chỉ một câu thôi là mẹ tôi lập tức đi mặc áo dài, có lẽ cả ngày, cả tuần mẹ tôi chỉ chờ đợi có thế! Mẹ tôi biết chúng tôi bận rộn với công việc làm, nên không bao giờ bảo chúng tôi chở mẹ tôi đi chùa. Mẹ tôi chỉ chờ chúng tôi hỏi mẹ có đi chùa hay không? Khi được hỏi câu mẹ có đi chùa không? Chỉ cần câu hỏi ngắn và gọn đó là mắt của mẹ tôi rực sáng, chứa chan hạnh phúc, đong đầy trên mặt của mẹ tôi.

Nếu mẹ tôi còn sinh tiền, chắc chắn ngày nào tôi cũng hỏi mẹ câu này. Tôi muốn thường xuyên đưa mẹ tôi đi chùa hơn! Đi chùa như một nhu cầu cần thiết của những tín đồ Phật giáo, trong đó có mẹ tôi...

   Mẹ tôi thường đem rau, trái cây do chính mẹ tôi trồng, đến chùa hàng tuần. Mẹ tôi trồng đủ loại rau: rau húng cây, rau dền, rau lang, rau muống, ngò, cần tây,... và nhiều loại cây trái khác, như là nho, mía, táo, đu đủ, tắc, ... Tổng cộng hơn 36 loai rau trái.

 Mẹ tôi nâng niu từng trái một. Trái nào thì đem cúng, trái nào nhỏ xíu thì để ở nhà ăn. Mẹ tôi thích từ tay mình hái trái cây, tự tay mình rửa rau, rửa trái cây. Mẹ tôi làm việc này với hạnh phúc. 

Việc gì làm được cho người khác thì mẹ tôi không bao giờ từ chối.                                        

Mẹ tôi rất thật thà ngay thẳng. Việc gì làm được thì nói được, không được thì nói ngay. Không bao giờ chần chờ hay nói vòng vo làm cho người khác hiểu lầm.

   Mẹ tôi là một người rất mộ đạo. Từ ngày ba tôi mất, rồi đến em trai tôi mất, thì mẹ tôi tụng kinh nhiều hơn. Chiều nào mẹ cũng ngồi trước bàn Phật tụng kinh giờ này đến giờ khác... Mỗi lần về nhà thăm mẹ tôi, nhìn mẹ tôi ngồi lần tràng hạt và tụng kinh, tôi thương mẹ tôi vô cùng.

   Tôi là con cả trong gia đình. Ba tôi cũng là con cả. Ba tôi chỉ có một người em trai duy nhất. Ông bà nội mất sớm. Lúc đó tôi còn quá nhỏ (khoảng mấy tháng), nên tôi không có ấn tượng nào về ông bà nội. Nhưng tôi nghe nói lại thì ông bà nội thương tôi lắm! Mẹ tôi là con út trong gia đình có 9 người con. Tôi cũng chỉ nghe nói về ông bà ngoại. Tôi chỉ nhìn  thấy mộ ông bà nội, ông bà ngoại, mà chưa bao giờ được biết về ông bà của mình. Đứa trẻ không có ông bà nội, ông bà ngoại cũng nhiều thiệt thòi. Vì thế tôi rất ngưỡng mộ về những ai có phúc đức còn có ông bà nội, ông bà ngoại.

Mẹ tôi thường dạy chúng tôi rằng phước đức là do mình làm nên, chứ không phải phúc đức là đi xin. Mẹ tôi cũng dạy rằng nên làm việc từ thiện. Hạnh phúc là giúp đỡ cho người khác, chứ không phải nhận sự giúp đỡ của người khác... Chúng tôi có phúc đức hơn nhiều người, vì chúng tôi khi trưởng thành vẫn còn cha mẹ. Cha mẹ chúng tôi không được như chúng tôi, vì ông bà nội, ông bà ngoại mất khi ba mẹ chúng tôi còn rất nhỏ. 

  Tôi vượt thì ba tôi mất. Mọi người ở nhà giấu, không cho tôi hay. Họ sợ tôi buồn quá rồi không học được. Mãi đến năm sau, cháu tôi ở Pháp cho tôi hay tin này. Khi biết tin buồn, tôi làm ngay một buổi lễ cầu siêu cho ba tôi ở chùa Việt Nam của Hòa Thượng Mãn Giác ở Los Angeles. Khi đó, Hòa Thượng không có  mặt ở Hoa Kỳ. Hòa Thượng Nguyên Đạt đã làm lễ cầu siêu cho ba tôi. Chùa rộng lớn, trang nghiêm, nhưng tôi chỉ có một người bạn tham dự buổi lễ này. Vừa chân ướt, chân ráo đến Hoa Kỳ, người nào cũng bận tối tăm mặt mày làm việc. Vả lại tôi cũng không muốn làm phiền ai. Lúc đó, tôi đang học và làm việc cho tờ báo Trắng Đen của ông bà Việt Đình Phương.

    Một thời gian sau, tôi bảo lãnh mẹ tôi và em gái tôi sang Hoa Kỳ. Mẹ tôi và em tôi sống với tôi. Sau đó, mẹ tôi dọn về nhà một tầng ở thành phố Westminster, gần Bolsa, để mẹ tôi xuống phố cho gần. Tôi nghĩ, người lớn tuổi ở nhà một tầng tiện hơn, mỗi ngày phải lên lầu xuống lầu. Nhà này tôi mua cho mẹ tôi lâu lắm rồi. Mua nhà cho người già phải chọn lựa nhà một tầng để khỏi phải lên lầu, xuống lầu hàng ngày.

   Niềm vui của người già là đi lễ, và đi mua quà để gửi về Việt Nam cho thân nhân còn ở lại quê nhà. Mẹ tôi rất cẩn thận, kỹ lưỡng,... Bao giờ mua quần áo mới, xong về nhà phải giặt, ủi cẩn thận, rồi mới tặng cho người nhà. Quần áo trẻ con để một bên, người lớn để một bên. Cháu nội còn ở Việt Nam. Mẹ tôi thương cháu nội lắm. Cháu là "cục vàng" của bà nội. Chúng tôi thường tặng tiền cho mẹ tôi, để mẹ tôi cần gì thì cứ mua. Bao giờ mẹ tôi cũng dành dụm để mua quà gửi về Việt Nam. Mẹ tôi thích đi chùa làm công quả. Vào chùa, thấy việc gì cũng làm, như lặt rau, bào cà rốt, quét rác ở sân chùa,... Mẹ tôi làm việc liên tục, không nghỉ ngơi. Tôi nhớ ơn Hòa Thượng Minh Mẫn, viện chủ chùa Huệ Quang. Khi mẹ và em tôi mới sang, tôi vẫn phải đi làm cả ngày. Tôi sợ mẹ tôi và em tôi buồn, nên đưa mẹ tôi và em tôi vào chùa Huệ Quang. Tôi vừa ngỏ ý, tôi muốn mẹ và em tôi vào chùa để làm Phật sự, thầy Minh Mẫn nhận lời ngay không một chút do dự, mặc dù chùa lúc đó rất nhỏ. Thầy mua một ngôi nhà nhỏ bên cạnh cho thiện nam, tín nữ ở xa đến viếng chùa, có thể ở lại chùa. Tôi rất cảm động vì sự giúp đỡ của thầy.

  Mẹ tôi luôn được chăm sóc chu đáo từ các con, ba chị họ, các cháu con của dì tôi, nhưng mẹ tôi lúc nào cũng nghĩ về con dâu, cháu nội và bà con đang ở Việt Nam. Một sự thay đổi rất lớn của những người già. Mẹ tôi không bao gio than vãn, nhưng tôi biết mẹ tôi cũng buồn và cô đơn khi các con đi làm... Mẹ ở nhà một mình chăm sóc cây kiểng, trồng rau, cây trái. Lấy đó làm niềm vui chờ các con về.

     Mẹ tôi sống êm ả, và chết bình yên. Bệnh không kéo dài, không đau đớn. Mẹ tôi ra đi một cách êm đềm, thanh thản. 

Mẹ tôi ra đi vào một buổi trưa ánh sáng rực rỡ ngoài cửa sổ. Một tay tôi nắm chặt tay mẹ tôi, một tay tôi gọi điện thoại cho em gái tôi tới bệnh viện. Khi tôi sờ vào chân mẹ tôi, bàn chân lạnh từ từ rồi lên đến đầu gối... Thôi, tôi biết không xong rồi...

   Mấy tuần lễ ở trong bệnh viện, lúc nào bên mẹ cũng có chúng tôi túc trực. Ban đêm thì tôi trực, ban ngày thì em gái tôi ở bên cạnh mẹ tôi. Khi mẹ tôi qua đời, ở nhà còn nhiều thùng quần áo đã giặt sạch sẽ chưa kịp gửi về Việt Nam. Ban đêm tôi ở lại với mẹ tôi trong bệnh viện, tôi gầy còn hơn lúc ở trong trại tị nạn lúc mới sang Hoa Kỳ.

   Mẹ tôi ra di trong sự bình thản. 

    Chúng tôi đã mất mẹ. 

 Chúng tôi mồ côi cha me.

   Và  cho đến bây giờ chúng tôi vẫn yêu thương cha mẹ của mình.

   Tôi cứ tưởng mẹ tôi đang đi du lịch nơi nào đó và chúng tôi sẽ gặp lại người mẹ yêu thương của mình.

   Biết bao nhiêu năm rồi, chúng tôi vẫn cầu  nguyện cho ba mẹ chúng tôi về  Cõi Niết Bàn, và bây giờ vẫn tiếp tục cầu nguyện, không phải đợi đến mùa Vu Lan mới báo hiếu.

 Mẹ ơi! Chúng con thương BA MẸ lắm!

                      OC, 08/18/2020 

                                KIEU MY DUYEN 

                            kieumyduyen1@yahoo.com

    

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đã gần đến Tết. Trời vẫn rét căm căm nhưng có lẽ mùa đông năm nay Seattle không có tuyết. Nhiều năm giờ này băng giá đã phủ kín các cành cây khẳng khiu trụi lá. Toàn cảnh như một cánh rừng bằng pha lê lóng lánh, trông đẹp như trong cảnh thần tiên, nhưng bước ra ngoài trên mặt đất giá băng lại rất nguy hiểm. Trượt té gẫy xương là chuyện thường...
Mấy ngày nay John cứ như một cái xác vô hồn, vẫn ăn uống, vẫn đi làm như mọi người nhưng John chỉ làm theo quán tính; toàn bộ mọi hoạt động và nói năng cứ như thể lập trình sẵn trong người máy chứ không hề có mộtc cảm xúc gì về việc mình làm. Đâu phải chỉ tuần này, đã lâu rồi, cái tình trạng này trong John tiếp diễn khi thì lên cao lúc xuống thấp. John thấy đời mình vô vị và vô nghĩa quá, chẳng biết sống để làm gì...
Không có đồng hồ đeo tay nên tôi chẳng biết Oanh đã vào chợ được bao lâu rồi. Con nhỏ định để tôi chết đứng ở đây. Trời đã trưa, khu chợ vắng dần. Ôm cặp, áo dài trắng đứng trước chợ giờ nầy, chướng ơi là chướng. Tôi cúi mặt, không dám nhìn ai vừa rủa thầm con nhỏ...
Có lời bái hát xưa nào đó mà tôi còn nhớ loáng thoáng trong đầu, “ngoài kia tuyết rơi đầy, sao em không đến bên tôi chiều nay…” chỉ nhớ mỗi câu ấy thôi nên ngân nga cho đỡ buồn khi mỏi mắt nhìn ra cửa sổ… ngoài kia tuyết rơi đầy. Dù sao cũng đỡ nản hơn nhìn vào chỗ làm là những hàng bàn làm việc dài im lặng, những hàng ghế ngồi có bánh xe xếp ngay ngắn; tiếng nói cười của đồng nghiệp hoà quyện vào âm thanh phát ra từ máy móc đã lui về quá khứ như một triều đại huy hoàng đã lụi tàn. Mọi thứ chưa đóng bụi thời gian đã thành phế tích của nền kinh tế đã chết trước cả chính quyền điều hành nó là thực tế nước Mỹ.
Tôi lái xe về nhà, trong lòng nặng trĩu nỗi buồn, thương cho Vi và giận chồng của Vi quá, tôi đâm xe thẳng vào garage và xồng xộc đi vào nhà, chồng tôi có lẽ vẫn đang lúi húi trong bếp nên không thấy tôi. Thay quần áo, nằm lăn trên giường, tôi nghĩ đến những lời Thu nói, nếu như tôi lấy phải một người chồng như của Vi?
Đêm đầu tiên về Saigon vì trái giờ nên khoảng 3 giờ sáng tôi đã thức giấc. Háo hức muốn tìm hiểu cuộc sống ban đêm ở Sài Gòn hoa lệ. Tôi trang bị nhẹ với máy ảnh đi lang thang một mình trên đường phố vắng. Ban đầu hơi ái ngại, tôi chỉ định rảo bộ quanh khách sạn ở Q1 cho an toàn. Ra ngoài khách sạn khoảng trăm thước, tôi thấy mấy chị đạp xe chở hàng có lẽ để bán lẻ ở đâu đó trong thành phố...
Trong tận thâm tâm tôi, thầy là một vì sao sáng, một hiền nhân vô cùng tôn kính giữa nhân gian này. Tôi chưa từng diện kiến hay bái sư nhưng toàn tâm ý của tôi thì thầy là thầy tôi từ quá khứ xa xưa chứ chẳng phải chỉ mỗi kiếp này...
Nằm trên giường tôi vươn vai duỗi chân thật thoải mái làm sao ấy, nhìn lên đồng hồ trên bàn đã 9 giờ sáng, bên ngoài trời Montreal tuyết nhè nhẹ bay trắng xóa thật đẹp. Hôm nay thứ hai đầu tuần, mọi người hàng xóm xung quanh đi làm hết, cả khu nhà yên ắng đến lạ thường, tôi mỉm cười thỏa mãn “mình về hưu rồi mà, phải tự sướng chứ!”
Sau dịp lễ Noel là không khí tháng chạp lấp ló đầu ngõ rồi! Thời tiết mùa đông lạnh lẽo đã dần nhường chỗ cho gió xuân về mơ màng trong sương sớm. Khoảng mùng 5 tháng chạp là mọi người đi tảo mộ đông vui. Đươc gặp bà con, họ hàng nội ngoại chào nhau tíu tít sau một năm tất bật là thấy tết đã sắp sửa cận kề. Tết không chỉ là niềm trông đợi của trẻ thơ mà còn là niềm vui của người lớn. Xưa chừ người ta thường nói vui như tết mà!
Con tàu rú lên tràng còi thất thanh. Âm thanh chuyển từ trầm đục sang cao chói. Chuyện gì vậy. Mọi người hỏi nhau. Sao bỗng dưng còi tàu gầm thét như con thú bị thương vậy. Tàu bỗng dưng chạy chậm hẳn lại. Và tiếng rít của bánh sắt trên đường rầy như mũi khoan nhọn xoáy vào lỗ tai. Người soát vé tất tả chạy trên lối nhỏ giữa hai hàng ghế. Chuyện gì thế ông ơi. Những câu hỏi nhao nhao. Something wrong, very wrong. Mọi người vui lòng ngồi yên tại chỗ. Người soát vé nói vội trước khi mất hút sau khung cửa nối sang toa kế tiếp. Khủng bố hay cầu đường xe lửa bị sập. Mưa lũ đã mấy hôm rồi. Người ta xớn xác hỏi nhau. Tin tức truyền miệng lan nhanh như đám cháy rừng. Không ai biết chắc chuyện gì. Chỉ biết tàu không thể tiếp tục chạy. Nhìn qua cửa sổ, chỉ thấy rừng cây đang vùn vụt dạt về phía sau bỗng chậm dần.
Đọc thơ “nhớ nhà” của Nguyễn Thị Vinh càng thêm nhớ! Ai cũng bảo rằng mùa xuân làm ấm lòng người, nhưng chưa chắc gì. Mùa xuân đó là mùa xuân ở bên ấy, bên Việt Nam họa chăng có ấm lòng, chứ mùa xuân rơi vào tiết mùa đông lạnh lẽo bên trời tây này lạnh vô cùng...
Bà Hai Kỹ lơ mơ ngái ngủ thò chân xuống giường, chợt giật nảy cả người, nước đâu mà linh láng ngập đến tận ống quyển vậy trời. Bà tỉnh ngủ hẳn, hoảng hốt la to: – Dậy, dậy mau, nước vô ngập nhà rồi!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.