Hôm nay,  

Hình Như Mùa Hè Vừa Đi Qua

21/06/202015:56:00(Xem: 3425)

A drawing of a person

Description automatically generated

Đào Như


Chiều hôm ấy, một buổi chiều cuối mùa Hè năm 1956, trước cổng trường Võ Tánh Nhatrang, Trọng nhìn
theo lọn tóc bỏ sau hai bờ vai và tà áo dài trắng, Trọng gọi lớn tên nàng nhưng Thu Nguyệt vẫn lặng yên tiếp tục đạp xe đạp, nàng không đáp lại lời kêu gọi của Trọng, ngay cả ngoái đầu nhìn lại nhau lần cuối.

 

      Cách đó chưa đầy ba hôm, khi Trọng đang thu mình ngồi ở cuối phòng thi vấn đáp để ôn lại bộ môn Việt văn, Trọng vừa thoáng nghe tiếng guốc ai nghe chừng quen thuộc mặc dầu tiếng chân người đi rất nhẹ bên ngoài véranda. Trọng ngước mắt nhìn qua bệ cửa sổ, thoáng gặp ánh mắt của Thu Nguyệt hình như nàng đang cố tìm anh. Trọng rất mừng khi biết Thu Nguyệt cũng được vào thi vấn đáp như mình. Đây là kỳ thi deuxième Session của bằngTrung Học Đệ Nhất Cấp năm 1956 tai Nhatrang. Hình như cả trưòng Trung Học Tư Thục Kim Yến lúc ấy chỉ có Thu Nguyệt và Trọng qua được kỳ thi Écrit và vào thi Oral hôm ấy. Thu Nguyệt cố đi thật nhẹ vào phòng và nàng tự động kéo ghế ngồi sát vào anh. Trọng nghe hơi thở nồng ấm  của Thu Nguyệt khi nàng nói rỏ vào tai anh:

- Anh lập được bản tóm tắt bộ môn Việt văn hay quá, vậy hai đứa mình ôn chung với nhau đi anh...
   

Nghe vậy, Trọng liền đưa cho Thu Nguyệt bản tóm tắt thứ nhất, và nói:

- Khi nào Thu Nguyệt ôn xong quyển 1 thì mình sẽ đổi cho Thu Nguyệt bản 2...

Thu Nguyệt nhất định không chịu, nàng bảo:

- Hai đưa ôn chung một quyển cho nhanh. Và nàng chủ động lấy quyển tóm tắt một, và hai đứa dụm đầu vào nhau đọc thật nhanh những trang tóm tắt. Thu Nguyệt kéo tay áo cao lên làm hiện rõ cái cườm tay nõn nà với những sợi lông măng đen mượt và ngón tay trỏ của nàng chỉ vào hàng chữ cho hai đứa đọc. Bàn tay Thu Nguyệt đẹp như búp hoa sen màu hồng lướt đi thoăn thoắt trên trang giấy. 

Bây giờ Trọng mới để ý phòng thi vấn đáp trở nên im lặng khác thuờng. Các thí sinh, các cô thầy giáo đang thi vấn đáp đều đổ dồn ánh mắt nhìn về phía Thu Nguyệt và Trọng. Trọng không phải nói ra điều này với Thu Nguyệt vì anh tin rằng Thu Nguyệt cũng cảm nhận như mình.

     Thu Nguyệt là một trong những nữ sinh xinh đẹp và quí phái một thời của trường Trung Học Kim Yến Nhatrang. Thu Nguyêt còn có tên là “Nguyệt Mắt Quạ” vì Thu Nguyêt có đôi mắt đen lánh hút hồn những ai được cô nhìn đến. Vì đôi mắt quạ và màu da trắng xạm nắng mặn mà của gió biển Nhatrang,Thu Nguyệt trong quá khứ đã làm điêu đứng biết bao nhiêu chàng trai của thành phố biển này. Năm ấy Thu Nguyệt vừa tròn mười tám còn Trọng vì ảnh hưởng chiến tranh, chuyện học hành của anh có phần chậm trễ, năm ấy Trong cũng vừa đúng hai mươi.

     Trọng và Thu Nguyệt vẫn ngồi thu mình bên cạnh nhau ở cuối phòng tiếp tục ôn bài, mặc dầu cho thiên hạ cứ lao nhao nhìn về phía hai người. Chợt nghe thầy giáo gọi tên, Trọng liền đứng dậy, Thu Nguyệt nắm lấy cẳng tay Trọng và nói vói theo bằng tiếng Pháp “ bonne chance”....

       Thầy giáo phỏng vấn Trọng, có gương măt phượng, đôi chân mày rậm, da mặt trắng, nói giọng Bắc, đúng là một thư sinh.  Thầy giáo rất lịch sự; thầy hỏi anh về những bài “hát nói” của Nguyễn Công Trứ, về nhà thơ Trần Tế Xương. Cuối cùng thầy giáo hỏi anh nghĩ gì về cău thơ sau đây của Nguyễn Gia Thiều ” Cầu Thệ Thủy ngồi trơ cổ độ, Quán Thu Phong đứng rũ tà huy”...Hỏi xong câu ấy, ông thầy giáo có vẻ ân hận, có lẽ thầy nghĩ câu hỏi ấy hơi quá sức cho một thí sinh ở bậc Trung học đệ nhất cấp như anh. Thầy giáo không ngờ Trọng trả lời câu hỏi ấy chẳng những thông suốt mà còn rất là lý thú. Thầy giáo hỏi anh, anh học Việt văn với thầy nào trong những năm qua?

Trọng trả lời: “em học với thầy Cung Giũ Nguyên”. Nghe vậy ông giáo chỉ đáp lại bằng cái nhún vai: ”anh là người có diễm phúc”. Thưa thầy ”em may mắn thật”, Trọng đáp lại. Sau đó thầy giáo bắt tay anh và chúc anh may mắn.  Vô tình thầy giáo cho anh thấy anh được 7 điểm trên 10. Có điều lạ khi thầy giáo phỏng vấn Trọng thầy không quên thỉnh thoảng thầy nhìn về hướng Thu Nguyệt. Việc ấy làm cho Trọng thấy khó chịu...Về đến chỗ ngồi, Trọng nhận được nụ cười khả ái của Thu Nguyệt, nàng nói với anh: Tôi nghĩ anh qua được bộ môn Viêt Văn rồi với điểm khá tốt. Mặc dầu Trọng ngạc nhiên về câu nói ấy, nhưng anh không hỏi tại sao Thu Nguyêt lại cảm nhận được điều ấy?...

      Câu chuyện của họ chưa kịp chấm dứt thì Thu Nguyệt đã được thầy giáo gọi tên. Nàng bước đến thầy giáo với vẻ e lệ rụt rè như một tiểu thư khuê các. Thầy giáo đưa tay kéo ghế mời Thu Nguyệt ngồi đối diện với ông ta. Liền sau đó thầy giáo có vẻ lính quýnh, ông giáo chỉ biết mân mê cây viêt Parker ông đang cầm với mười đầu nghón tay của ông. Ông ta không dám nhìn thẳng vào mắt Thu Nguyệt. Trọng biết ngay từ lúc đó  ông giáo đã bị đôi mắt quạ của Thu Nguyệt hớp hồn. Không phải riêng Trọng, cả lớp đều quay đầu nhìn về phía Thu Nguyệt, ngay cả các thầy cô giáo đang phỏng vấn học sinh các bộ môn khác...Trọng nghe thầy giáo hỏi Thu Nguyệt về ý nghĩa câu thơ của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, dich giả  Chinh Phụ Ngâm Khúc: ”Nỗi lòng bết ngỏ cùng ai-Thiếp trong cánh cửa chàng ngòai chân mây”. Trước khi nói cảm tưởng của mình về câu văn trên, Thu Nguyệt nói: Xin thầy cho em được phép nhắc lại nguyên văn Hán tự hai câu văn trên của Đăng Trần Côn: “Lao dữ nhân hề, thủy dữ ngôn, Quân tại thiên nhai thiếp ý môn...”. Ông giáo tỏ ra sửng sốt, lần này ông cố lấy hết can đảm nhìn vào đôi mắt quạ của Thu Nguyệt, ông ngợi khen vốn Hán tư mà Thu Nguyệt có. Thu Nguyêt thật thà bảo: Thưa thầy đó chỉ là em học thuộc lòng bản phiên âm, thật sự em chưa hề được day bảo về Hán tự. ..Sau khi trao đổi chừng mười lăm phút, ông giáo cám ơn Thu Nguyệt  và ông cũng không quên chúc Thu Nguyệt nhiều may mắn. 



Thu Nguyệt trở vể về chỗ ngồi, nàng có vẻ xúc động  gần như nàng muốn khóc òa. Trọng đã phải vỗ về an ủi, dù sao tụi mình cũng chắc chắn qua được môn Viêt văn rồi! Nàng cười và nói: “Cám ơn anh, mình qua được môn Việt Văn hôm nay là nhờ bài tốm tắt của anh thật đầy đủ, ngay cả với những câu cổ văn Hán tự.”...Rồi nàng ngã đầu vào vai Trọng.

- Buổi thi vấn đáp của tụi minh hôm nay đến đay là hết, ngày mai chỉ còn hai môn nữa, anh nhớ đến thật sớm để tụi mình cùng ôn bài. Nhớ đến sớm nghe anh...

Trọng lặng thinh, chỉ biết lủi thủi bước theo Thu Nguyêt ra về. Ra đến ngoài, đứng dưới véranda, Trọng vụt miệng nói với Thu Nguyệt:

- Tôi nghĩ Thu Nguyêt đau cần thuộc bài mới đậu?

Sau câu nói ấy Trọng thấy mặt Thu Nguyệt biến sắc. Nàng có vẻ vô cùng giận dữ, chân mày nhíu lại, miệng há hốc nhìn anh với đôi môi run run...Nhưng liền sau đó đôi mắt quạ của Thu Nguyêt trở nên hiền dịu lạ thường, nụ cười lại điểm trên gương mặt trái xoan, với giọng nói đầm thấm thân yêu, Thu Nguyệt nói với Trọng:

-  Anh Trọng? Anh đánh giá mình như thế nào mà anh nhẫn tâm nói như vậy? Xin anh đừng nói với mình những câu nói như vây nữa. Nếu anh cứ tiếp tục nói như vậy sau này anh sẽ ân hận khi anh nhớ về mình! Trọng vô cùng bối rối chỉ biết nói:

- Xin Thu Nguyệt thứ lỗi cho, tôi đã quá vụng về.

 Với nụ cười rạn rỡ, Thu Nguyệt nói:

- Vậy thì hai đứa mình coi như huề! Mai nhớ đến sớm để hai đứa mình cùng ôn bài nghe anh...

Sau khi từ giả Thu Nguyệt, trên đường về nhà,Trọng mới nhận ra một sự thật phũ phàng, đối với Thu Nguyệt trước sau gì anh cũng chỉ là một cậu học trò khờ khạo chưa đủ trưởng thành. Nhớ lại câu Thu Nguyệt nói “ Vậy thì hai đưa mình coi như là huề” như một lời an ủi cho một đứa trẻ con...


Vào buổi xế chiều ngày thi vấn đáp cuối cùng, Trọng và Thu Nguyệt đã thi xong và tin tưởng cả hai đều đậu. Nhưng không ai muốn ra về.  Họ vẫn yên lăng ngồi bên cạnh nhau, bất chợt Thu Nguyêt nói:

- Ngoài kia nắng cuối Hạ vàng vọt làm sao ấy! Gió biển vẫn rạt rào thổi nghe mát rượi... phải không anh?  

    Câu hỏi của Thu Nguyệt kéo Trọng về thực tế. Trọng vẫn lặng yên, ngồi bên canh Thu Nguyệt như tượng đá. Một lần nữa Thu Nguyệt âu yếm nắm lấy cánh tay anh, nhìn thẳng vào mắt anh như để thăm dò, nàng hỏi: 

- Đậu xong bằng Thành Chung kỳ này, chắc anh tiếp tục học hết tú tài và vào đại học phải không anh”?.

   Nghe Thu Nguyêt hỏi, Trọng xem chừng con đường tương lai của mình  còn xa ngái, trong lúc Thu Nguyệt là một thiếu nữ rất thực tế nhưng mộng của nàng rất cao. Trọng nhớ cách đây 3 tháng, Thu Nguyệt cho Trọng hay là Thu Nguyệt vừa từ chối lời cầu hôn của một thầy giáo dạy Anh văn đã từng du học bên Anh, với lý do đơn giản, “thầy giáo không phải là đối tượng tình cảm của mình”. Trọng cúi đầu nhìn mũi giầy, Trọng biết Thu Nguyệt ở quá xa tầm tay minh với tới. Trong nói với Thu Nguyệt:

- Đậu bằng Thành Chung kỳ 2, coi như lỡ thầy lỡ thợ! Thôi thì tiếp tục học lên đệ tam. Sau rồi mới tính. 

  Nghe nói thế, Thu Nguyệt liền đỡ lời:

- Sao vậy anh? Anh có vẽ bi quan vậy? Mình thấy anh có đủ khả năng tiến xa và rất xa hơn các bạn bè...Còn mình thì tuần sau vào Sàigòn minh cố thi vào một trường chuyên môn nào đó như Sage Femme D’État, Infirmier D’État...chỉ cần có bằng Thành Chung là đủ.

 Trọng liền cướp lời Thu Nguyệt: 

- Dù cho học trường nào đi nữa, tôi nghĩ Thu Nguyệt vào Saigòn sống là hợp lý, ở đó Thu Nguyẹt có muôn vàn lựa chọn cho tương lai của mình...

    Sau một phút yên lặng, trầm ngâm, Thu Nguyệt nói:

- Cám ơn anh, nhờ sự giúp đỡ của anh trong mấy ngày qua, nếu không gặp được anh, chưa chắc tụi mình có ngày vui như hôm nay...Đọan Thu Nguyêt ngã đầu vào vai Trọng, nàng khẻ nói:

- Thôi, chiều rồi, mình về nghe anh...Chắc không còn cơ hội găp lại nhau lần nữa...

Nghe Thu Nguyệt nói những lời giã biệt quá bất ngờ, Trọng buồn chi lạ! Trọng rất muốn găp lại Thu Nguyệt  nhưng chàng không đủ can đảm gọi tên Thu Nguyệt cho thật lớn để cho Thu Nguyêt ngoái đầu nhìn lại nhau lần cuối.   

   Chỉ có hai ngày ngồi bên cạnh Thu Nguyệt vào thi vấn đáp, chỉ có hai ngày ấy thôi, Thu Nguyệt đã dạy cho Trọng bài học vỡ lòng về tình yêu, Trọng cảm thấy mình lớn lên qua nhiều năm tháng. Trọng cám ơn Thu Nguyệt đã đi vào đời tình cảm của mình như một định mệnh, để lai cho mình những kỷ niệm khó nguôi, đẹp và buồn. Nắng vàng ngoài sân trường Võ Tánh chiều hôm ấy bỗng dưng rưng rưng. Trọng đang khóc../.


Đào Như

Chicago-Một chiều cuối Hạ

July-2017 

                                                                                                                              

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời xanh lơ, dịu dàng. Chơi vơi đôi ba cánh ưng chao liệng tìm mồi. Rừng thông bát ngát xanh kín rặng núi trùng điệp xa xa. Con đường đất từ ngôi nhà ra đến khu rừng chỉ vừa hai người đi lọt, cỏ tranh mọc um tùm hai bên. Đến bìa rừng, con đường bỗng doãng ra thành khu đất trống, trên đó trơ trọi một mái nhà nhỏ cũ kỹ làm toàn bằng thân gỗ thông trông như nơi trú ẩn của những người liều mạng đi khai phá đất đai, tìm vàng thuở miền đất này còn hoang vu, yên ắng...
Từ muôn đời nay tình yêu là một giấc mộng đẹp giữa đời thường cuộc sống. Có tình yêu, cuộc sống của con người ý nghĩa hơn vì mọi hỷ, nộ, ái, ố cũng như... thất tình sẽ "được" tình yêu mang đến cuộc sống của chúng ta một cách nhanh chóng và "đầy đủ"...
Cơn mưa đột ngột buổi chiều vào ngay giờ cao điểm đông xe, đông người trên phố. Trở lại công việc ngay mùng Ba Tết, bữa nay thì phải chạy giao hàng từ sáng sớm, tôi mệt mỏi tách chiếc ‘cánh én’ cà tàng của mình ra khỏi luồng xe, tấp đại vô một mái hiên. Một chiếc hai bánh khác cũng tấp theo và một cặp trai gái hối hả bỏ xe chạy vô đứng cạnh tôi...
Từ mấy ngày nay, chợ Đầm đã rộn rịp cho bốc thăm, chia lô để làm chợ Tết. Năm nay, theo lệnh nhà nước, Tết đến sớm hơn mọi năm một tháng. Như để nhắc nhở, lịch năm mới được bày nhan nhản khắp các cửa tiệm. Đặc biệt là các cửa hàng quốc doanh thì lại chẳng có cuốn lịch nào, vì lịch đã chui ra ngoài cả rồi. Lịch năm nay trông tiến bộ lắm, thôi thì các tài tử tha hồ mặc đủ loại áo quần thời trang từ nước ngoài gửi về, nghiêng bên này, liếc bên kia, õng ẹo không kém gì các minh tinh màn bạc Hồng Kông. Có cô còn cầm trên tay một trái táo đỏ nhập theo hàng hoá của các tàu buôn chở đến, ra cái điều sung túc lắm. Ngự Chiêu và Thư Hương nắm tay nhau đi thơ thẩn qua các cửa hiệu, vừa chỉ trỏ các cô tài tử trên lịch, vừa cười khúc khích phê bình vô tội vạ. Thư Hương cười đến suýt ngất khi thấy hình một cô gái miền Bắc mặc áo dài cổ cao thật là cao kiểu một ngàn chín trăm... hồi đó!
Sáng hai mươi tám tết, tôi đạp xe xuống quán cà phê Quỳnh Giao ở gần nhà. Quỳnh Giao học sau tôi hai lớp ở trường trung học vài năm trước, nay thì mức độ nổi tiếng của cô ấy như vết dầu loang ra khỏi vùng ngoại ô, lên tới cổng trường đại học bên Sài gòn vì nhan sắc hơn người. Quỳnh Giao đẹp rực rỡ trong mấy chị em gái đều xinh xắn, nhưng tính nết dễ gần của cô được lòng người lớn kẻ nhỏ hơn chị em trong nhà có quyền thế trước biến cố lịch sử. Họ cắn răng chịu đựng cuộc đổi đời hơn là thả lỏng để hoà vào cuộc sống đã đổi thay nhiều như Quỳnh Giao.
Vài cái Tết thuộc những năm người dân cả nước ‘ăn độn’ trong thập niên 1970 thế kỷ trước đã để lại trong tâm khảm tôi dư vị rất chua chát. Nay ngồi chợt nhớ lại mà không khỏi chạnh lòng, vừa sượng sùng vừa tội nghiệp chính mình...
Thật ra mỗi năm đến Tết Ba Má đều xếp vàng bạc để cúng và đặc biệt nhớ tới ông bà và cha mẹ, chứ mình không có tin dị đoan con ạ! Người chết là hết, vàng bạc đối với họ đâu có ý nghĩa gì! Ý nghĩa là với người sống thôi! Sống sao cho đẹp, đó là mình đã làm cho họ vui lòng.
Chị Bông gọt sát vỏ bưởi vỏ chanh, nấu nước lấy tinh dầu gội đầu. Xem mấy Youtube và bạn bè chỉ dẫn chị Bông đã từng làm theo, từ dễ cho đến khó: nào gội đầu bằng baby shampoo ít hóa chất để bảo vệ da đầu trẻ em thì cũng tốt cho da đầu người lớn, nào hạn chế nhuộm tóc, hạn chế gội đầu xấy tóc thường xuyên, nào massage đầu với dầu ô liu, nào massage đầu với dầu dừa rồi quấn khăn lại ủ tóc 15 phút, công phu và khó chịu như thế chị Bông cũng kiên nhẫn làm đến hết chai dầu ô liu xong hết cả hũ dầu dừa organic cũng chẳng thấy kết quả gì mà hình như tóc càng rụng thêm...
Tôi còn nhớ một cái Tết năm xưa, tôi lái xe đưa gia đình từ Seattle xuống Tacoma một thành phố lân cận để đến lễ đầu năm tại một ngôi chùa và chọn cho đúng hướng xuất hành năm mới. Ngôi chùa này và nhà sư trụ trì còn trẻ, lại là một nhà thơ mà tôi đã nghe một người bạn nhắc đến và đây là lần đầu chúng tôi đến lễ...
Dù có nao nức đợi chờ hay hững hờ thờ ơ, dù có mong mỏi hay chẳng cầu vọng thì mùa xuân vẫn hiển hiện trong đất trời, trong lòng người. Nhớ ngày xưa còn bé, như muôn vạn đứa trẻ khác trên đời này, gã cũng mong chờ, nao nức tết để được lì xì, được mặc áo mới, được đi chơi thoải mái mà không bị la, được nghỉ học và không phải học bài…
Gần nửa thế kỷ rồi, mà giờ đây, nhắc tên Nguyên, trong trí nàng hiện lên hình ảnh nhà Hường, êm đềm, thân thiết. Lệ thường, khi nàng đến, Hường lôi tuồn tuột nàng vào phòng học. Ngang qua phòng khách, “giang sơn” của bạn bè anh Hưng, nàng liến thoắng chào hỏi các anh...
Ông bóc tờ lịch cuối cùng của năm 2023. Giao thừa bước vào 2024 đã qua năm phút, ông hồi hộp chờ chuông điện thoại reo. Từ năm Canh Thìn 2000 đến nay Giáp Thìn 2024, đã hai mươi bốn năm, mỗi năm ông đều nhận được hai cuộc điện đàm từ Paris vào giao thừa tây lịch và giao thừa âm lịch...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.