Hôm nay,  

Lá Thư Không Hồi Âm - Trái Tim Ăn Năn

08/06/202009:01:00(Xem: 4709)

San Diego, ngày cuối tháng 5 ấm áp của năm 2020

 

Thương gửi em,

 

Chiều nay khi những giọt nắng đang lao xao ngoài song cửa, những tán cây thầm thì trong gió chuyện nhân gian, anh bỗng nhẹ nhàng nhớ đến em, người con gái "vội cất bước quên dấu yêu ngọt ngào" ngày ấy.  Anh trầm mình trong ký ức về “từng góc phố bâng khuâng dịu êm”.  Anh tình cờ biết được một bản tình ca mà tác giả của nó cảm giác rằng nó bị thất lạc khá lâu rồi như chuyện chúng mình vậy đó em:

 

"Lời hát ấy hôm nao miên man, ru em một thời

Từng ánh mắt bao dung đam mê, cho em ngọt bùi"

 

Anh cứ nghe đi nghe lại bài hát như muốn ôn lại những "năm tháng xưa mặn nồng" của hai đứa mình, rồi anh tự hỏi vì sao chúng mình bây giờ là quá khứ của nhau? Anh không trách em, không giận em, không buồn em, anh biết hai chữ nhân duyên giữa hai đứa mình đã nhạt nhòa như hạt mưa đơn côi rơi trên biển vắng.  Chỉ là lúc này, dòng hồi tưởng thiết tha về em tràn về làm anh hiểu - tri âm khó gặp, tri kỷ khó tìm.

 

Vì đây là lá thư anh sẽ không bao giờ gửi cho em, và vì đây cũng chỉ là một thoáng mơ say mà một người mang trái tim hoài cảm như anh khó tránh khỏi có lúc bồi hồi nhớ về một thời anh đã dành trọn cho em:

 

"Anh thiết tha cuộc tình, ân cần gọi nắng cho má hồng

Anh mãi mê nâng niu vai gầy, nào biết tim em nỡ quên vội anh"

 

Có một nốt lặng trong bài hát anh làm anh muốn viết thư cho em: "Anh chúc em yên vui bên người, dù trái tim anh rã rời".  Em có biết không em, tác giả viết lời ca xót xa như là hiểu hết chuyện hai đứa mình và giữ lại tình mình giữa nốt trầm khắc khoải: "bên người". Ngày đó, khi em "bên người", anh biết người ấy cho em "tình nồng chăn gối" và "sẽ cho em một đời nhung gấm". Còn anh đâu có gì ngoài lời chúc phúc cho em, lặng lẽ gửi lại tình mình vào không gian vô định, để mặc cho thời gian làm em thất lạc trong những tháng ngày yên bình sau này của anh.     

 

Anh cảm ơn "trái tim ăn năn" mà em để lại trong chuyện tình của hai đứa mình vì cả anh và em đều biết mình đã từng là tri kỷ của nhau. "Trái tim ăn năn" của em cũng là câu nói không lời mà em để dành an ủi anh vì có lẽ em cũng biết những tháng ngày không em thật sự khó khăn vô cùng đối với anh.  Rồi thì ai cũng phải xuôi theo định luật bất biến của thời gian, phải giã từ quá khứ để bước tiếp kiếp làm người dù thi thoảng một thời đắm say với em chợt trở về trong anh như cơn mưa rào trút xuống giữa ngày mùa hạ.

 

Chuyện chúng mình biết nói làm sao khi hai đứa mình mỗi đứa đi một con đường cách xa nhau vặn dặm.  Anh chỉ có thể mượn "trái tim ăn năn" em để lại làm nơi trú ẩn trong chốc lát để mỉm cười biết rằng mình đã có lúc yêu thương em hết lòng.  Anh cứ thắc mắc hoài vì sao tác giả viết bài hát "Trái Tim Ăn Năn" là một người của thế giới khoa học, của số liệu chính xác và của những kết luận hoàn toàn không thể dựa vào cảm tính?  Đối với anh, đó là một sự diệu kỳ nên thơ mà chỉ có con người khi thật thà yêu nhau mới có thể nói cho nhau nghe bằng ngôn ngữ tâm hồn mà chẳng có bộ môn khoa học nào giải thích được.

 

Anh cảm mến nhà khoa học viết nên bản tình ca luyến lưu những chua xót tình đời để anh nhớ rằng "trái tim ăn năn" em để lại cho anh là dược phẩm mà em là người bác sĩ duy nhất có thể kê toa điều trị chứng bệnh trầm cảm miên man từng bám riết anh sau khi anh phải xa em. 

 

Anh biết lá thư này không thể gửi cho em được vì chúng ta đã có hai cuộc đời tách biệt, và chúng ta cũng có những trách nhiệm phải làm. Hồi tưởng trong giây lát có thể không màng ranh giới nhưng đời sống thì vẫn phải có những giới hạn nhất định để con người không làm tổn thương nhau vì quá khứ không thể quay lại.  Đó cũng là cách mà chúng ta dành sự trân trọng và biết sống cho hiện tại an bình, có phải không em?

 

Dẫu biết lá thư này anh cặm cụi ngồi viết cho "trái tim ăn năn" của em, nhưng anh chỉ có thể dành cho những tâm hồn đồng cảm khác mà thôi.  Biết có mấy ai trong đời được vẹn toàn trăm năm với người tri-âm-tri-kỷ của mình?  Anh chỉ mong, nếu có ai có được một "trái tim ăn năn" và không có được một kết thúc vẹn toàn thì cũng đừng buồn, đừng tuyệt vọng vì đâu đâu cũng có những hạnh phúc giản dị đang đón chờ mình.

 

Như trong lúc này, khi cả thế giới đang hoang mang vì dịch bệnh, anh lại nghĩ đến "trái tim ăn năn" của em để thấy cuộc sống vẫn có những giây phút tuyệt vời dù chỉ là hồi tưởng. Và hồi tưởng ấy dịu dàng cho anh niềm lạc quan để vượt qua những bất an vì "trái tim ăn năn" của em không còn là niềm đau trong anh nữa. Ngược lại, đó là tâm dược nhẹ nhàng tưới mát trái tim anh để anh hiểu rằng, sự sở hữu chỉ là phép tính tạm bợ ở chốn nhân gian huyễn hoặc này.  Còn một thời anh được ở lại bên em để mình là tri kỷ của nhau thì vẫn còn đó trong giai điệu dập dìu thương nhớ mà tác giả gọi tên là "Trái Tim Ăn Năn"…

 

Thương chúc em bình an,

 

Anh của một thời xa nhớ

Tâm Nguyên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trung úy Nguyễn Thanh Long, đã hy sinh 1972 ở Núi dài Châu Đốc. Anh tốt nghiệp Sĩ Quan Võ Bị Đà Lạt. Cùng khóa của anh nhiều người cũng đã hy sinh trong cuộc chiến tranh khốc liệt...
Ở cái xứ sở u Tây này cũng có quá nhiều tự do, thành ra cuộc sống có lúc thành bất cập, công đoàn ra sức nhiều lần đình công, yêu sách này kia, đòi tăng lương, đòi làm ít thời giờ hơn, đòi nghỉ hưu sớm v.v… nhất là công đoàn CGT vận chuyển công cộng người đi làm việc như métro, RER, tramway, bus…
Ngày 21 tháng 4 năm 1975, Tư Tưởng ghé ngang hậu cứ, dẫn ba thằng em: Bắc Hà, Th/úy Trọng và tui đi nhậu ở quán Thuỷ Tiên, gần Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn ngày xưa, trước khi dời vô Phi trường Vĩnh Long...
Trên đường đến phòng trưng bày tác phẩm nghệ thuật của Gertrude Stein, tôi bước đi với tâm trạng phấn khích của một người sắp gặp Ernest Hemingway. Nắng chiều Paris phản chiếu từ cửa sổ những quán cà phê xuống con đường đá cũ tạo thành bóng râm dài phía trước. Tiếng reo hò chen lẫn tiếng đàn từ mấy quán bar nhỏ nơi góc phố gây nên bầu không khí sôi động dội vào tâm trí tôi...
Tôi bán hàng giải khát trước cổng nhà máy, khách hàng là những công nhân, bộ đội và cán bộ trong nhà máy. Tôi là “mụ” bán hàng “phản động” luôn tơ tưởng đến chuyện vượt biên. “tri kỷ” của tôi có chị Ky buôn bán ở xa cảng miền Tây, nghề mới của chị sau cuộc đổi đời 1975, trước kia chị là nhân viên một ngân hàng quận Gò Vấp. Chị Ky là hàng xóm, hôm nào ghé quán tôi không chỉ để uống ly đá chanh, uống ly cà phê mà cũng là dịp cùng tôi tâm tình than thở cuộc sống dưới thời xã hội chủ nghĩa, mơ ước chuyện vượt biên...
Mạ xếp hạng chuyện học hành của con cái là quan trọng hàng đầu. Với tiệm sách và quán cà phê, Mạ đã quán xuyến, lo cho gia đình có cuộc sống sung túc, thoải mái một thời gian dài...
Nghe tin chú Nghĩa sắp cưới vợ, bà con trong khu phố xôn xao nửa tin nửa ngờ. Chuyện lập gia đình ai trưởng thành chả thế! Ấy vậy mà với chú Nghĩa thì chuyện này hơi lạ. Đến khi chú đem thiệp đi mời hẳn hoi vậy chắc chắn là sự thật rồi không còn nghi ngờ gì nữa!
Từ ngày về hưu non, hai vợ chồng tôi cứ lục lọi hết website này đến website khác để tìm nơi đẹp đi du lịch; sợ rằng sự hào hứng của tuổi trẻ sẽ không còn nữa, nên phải đi hết những chỗ mình ao ước từ hồi nhỏ đã đọc sách mà không có thì giờ và phương tiện để thực hiện...
Cơn mưa nhỏ lướt qua bầu trời từ bình minh cũng đã chấm dứt; một tia nắng vàng lách qua lùm cây sồi chui vào góc chuồng cừu lớn. Những chú cừu đực ngập trong rơm rạ của máng ăn buổi sáng vừa ngẩng đầu về phía tia nắng và kêu be be...
Bây giờ, việc đi về giữa Mỹ và Việt Nam thật dễ dàng. Nhưng vào thập niên 80, 90 người đi kẻ ở tưởng chừng là biệt ly mãi mãi. Bạn đã nói với tôi như thế trong nước mắt. Và với sự ngăn cấm của gia đình, với tuổi trẻ khờ dại nông nổi, họ đã lạc mất nhau. Để rồi suốt phần đời còn lại, nỗi đau vẫn còn là vết thương rưng rức. Tôi xin ghi lại câu chuyện tình của bạn, như là một lời đồng cảm...
Ngạn rời căn nhà đó và xuống đây theo đơn xin đi làm trong hảng thịt bò. Ngày Ngạn đi cũng buồn tẻ ảm đạm như ngày anh rời đất nước. Người vợ và hai đứa con tiễn anh ở bến xe buýt ''Con chó rừng''...
Chiếc ghe vượt biển nhỏ xíu, mỏng mảnh của chúng tôi vậy mà chất lúc nhúc đến hơn 80 thuyền nhân, chẳng khác nào một cái lá lạc loài trên đại dương mênh mông, không biết đâu là bờ bến. Đoàn người rời bỏ quê hương tụm năm tụm ba, rải rác khắp thuyền, co ro trong cái lạnh ngoài khơi xa tít tắp, đầu óc hoang mang với trăm ngàn ý nghĩ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.