Hôm nay,  

Dòng Sông Đời

22/05/202013:12:00(Xem: 3680)

 blank

                                                                                                                                                             

Cách đây vài ngày, bà Giám đốc trịnh trọng nói với ông:

    “Thưa bác sĩ, chúng tôi muốn gợi ý bác sĩ, tháng sáu năm tới, bác sĩ đúng 66 tuổi. Tôi muốn dành thời gian quí báu còn lại của bác sĩ cho gia đình bác sĩ…và xin bác sĩ hiểu cho thời thế đã thay đổi…”

    Thật sự vấn đề ‘hưu’ ông ta chiêm nghiệm từ lâu, nhất là từ năm 1999, khi ông bị tai biến, khả năng thính giác bị suy sụp. Ông đã nói chuyện này với vợ cũng như thư điện với các con ông nhiều lần. Nhưng khi nghe bà giám đốc nói như vậy ông cũng cảm thấy nao nao. Ông cảm thấy mình đang cố bám víu một điều gì xem chừng nghịch lý. Già rồi thì phải về hưu chớ, để cho tuổi trẻ có cơ hội ngoi lên. Năm tới tuổi thật của ông 68 rồi, tuổi bào mẫu là 69, coi như gần cổ lai hy. Ông cố bám víu cách mấy đi nữa năm tới ông cũng phải hưu.

      Cưu mang lắm việc rồi đến tuổi hưu ta cũng phải tự hỏi, ta làm được những gì cho đời? Lớn lên trong chiến tranh, hư hao đổ nát, mang nhiều ước vọng vào đời, phục vụ đất nước chưa đầy mươi năm, trôi giạt xứ người, cuộc sống lưu vong của ông thật là hẩm. Đến Mỹ tháng 11 năm 79, sau thiên hạ gần 4 năm, ông không thể nào trở lại nghề bác sĩ, mặc dầu ông thi đậu bằng cấp hành nghề bác sĩ tại Mỹ. Ông hài lòng với nghề tư vấn tâm thần vì với nghề này, ông có cơ hội trở lại phục vụ cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Ông đã được nhận là Giám đốc chương trình Bịnh Tâm Thần cho người tị nạn Đông Dương tại Chicago. Nhờ vậy, ông lúc nào cũng thấy phấn khởi. Ông chưa bao giờ an phận dừng chân. Năm nay, tuổi thật, ông đã 68, ông vẫn chưa biết đâu là bến đậu, lúc nào là lúc thả neo lần cuối để cho chiếc tàu đời ông được an nghỉ. 

     Ông chiêm nghiệm đời người như một dòng sông. Phát nguyên từ nguồn cao, vượt bao nhiêu ghềnh thác, dòng sông càng trôi càng thay đổi, càng trôi càng mở rộng. Càng trôi dòng sông càng tiếp nhận nhiều phụ lưu, lòng của dòng sông, nhịp trôi luôn luôn thay đổi, có lúc nông, lúc sâu, lúc nhặt, lúc khoan, có lúc cuồn cuộn vươn lên vượt ghềnh vượt thác, có lúc đổ nhào xưống vực thẩm, dòng sông vẫn miệt mài trôi, mang nặng phù sa tạo nên những nương, những bãi, những cồn những thôn xóm làng mạc, đất nước..Đã có biết bao nền văn minh và xã hội dựng lên từ những dòng song. Khi trôi đến cửa biển dòng sông hội nhập vào đại dương, mang đến đại dương nguồn nước mới, những chất liệu mới, những sinh khí mới…và trôi mãi đến vô cùng. Dòng sông đời cũng miệt mài trôi khi đến tuổi hưu, như dòng sông đến cửa biển, với niềm khao khát và ước vọng hội nhập cùng thế giới. Hưu không có nghĩa là đời người ngưng đọng lại. Ông luôn luôn quan niệm, hưu là điểm khởi đầu cho một hành trình mới.

        Nhiều lúc ông tự hỏi sao ta lại dấn thân lắm việc. Không hiểu một thôi thúc nào đó dã réo gọi ông đi vào muôn ngả của đời. Ông vẫn thấy mình vẫn còn trẻ. Ông thường khoe với người bạn vong niên, những đường gân những cơ bắp ông có. Những cánh buồm xa trên biển vẫn vẫy gọi ông. Sau đôi mắt đẹp của người con gái vẫn còn là những thiên đường ước mơ. Ông chan chứa yêu đời yêu người. Những buổi sáng cuối Thu khi đi làm, ông vẫn chọn cravatte cho hợp với ngày thu muộn, đẹp và buồn. Ông vẫn còn mong ngóng những buổi chiều cuối tuần. Những giọt mưa Thu không ngừng gõ vào hồn ông tiếng gọi lên đường. Ông thường đi bách bộ qua các sân trường đại học, ông thấy những sinh viên nam nữ ngồi hay nằm bên cạnh nhau, ông tha thiết nhớ. Cũng như họ ông thường đưa bà, vợ ông, vào những buổi xế chiều mùa Hạ, đến Ravina, Trung tâm trình diễn nhạc thính phòng ngoài trời tại Chicago. Cũng như những đôi nam nữ khác, ông bà cũng ngồi tựa bên nhau trên bãi cỏ nghe ca nhạc thính phòng. Có lần cũng nơi ấy ông bẩgặp Đặng Thái Sơn trình diễn dương cầm những tình khúc của Fréderic Chopin. Trong nắng hoàng hôn hôm ấy, ông mơ thấy ánh mắt tình tự của George Sand tha thướt trên những trang tiểu thuyết trữ tình! Trong chín năm qua ông dồn hết những hiểu biết, ân huệ đời ban cho, với số vốn chữ nghĩa học được từ đất mẹ, ông thực hiện tập truyện ngắn “Câu Lạc Bộ 309.81”. Ông rất thú vị khi thấy tập truyện ngắn của ông được vô vàn đọc giả niềm nở đón nhận. Có nhiều người phát biểu những cảm nghĩ sâu sắc về tác phẩm của ông ngay tại buổi ra mắt tại ngân hàng Bridgeview-Bank Chicago. Hy vọng chăng, văn học nghệ thuật là hành trang mới cho ông lên đường.

     Có những chiều ông về muộn. Một mình ngồi trong văn phòng. Nơi đây ông đã tư vấn vô số người và vô số gia đình trong 20 năm qua. Họ là đồng hương, đều là nạn hân của chiến tranh. Đồng cảnh ngộ cho nên sự cảm nhân của ông với hoàn cảnh của bệnh nhân thật sâu sắc. Họ là người đồng hành với ông trên đường đời. Ông cảm thấy có sự ràng buộc thiêng liêng nào đó. Quyết định về hưu thì dễ, nhưng xa bịnh nhân xa văn phòng mà ông đã ngồi đó suốt trong 20 năm qua, ông không khỏi ngậm ngùi. Lúc đương thời ông là bác sĩ phẫu thuật ở trong nước, ông chưa hề nghĩ đến chuyện về hưu. Các vị thầy của ông, các giáo sư của Trường Y Sàigòn, Hà nội, Huế ở tuổi trên 60, 70 họ vẫn tiếp tục phục vụ đất nước, phục vụ y học. Mắt họ vẫn tinh sáng, trí tuệ họ vẫn linh động. Họ luôn luôn tìm tòi học hỏi nghiên cứu. Họ tiến bộ không ngừng. Họ là những bác sĩ đầu nghành, nêu cao phẩm chất của người trí thức yêu nước, yêu nghề. Trong thời kỳ khói lửa có lúc phẫu thuật tiến hành dưới bom đạn, trong chiến hào, dưới hầm chiến thuật, cân não họ vẫn vững chắc như thành đồng, tay cầm dao phẫu thuật không hề run. Họ luôn luôn nêu cao tấm gương mẫu mực cho cho học trò, cho mai hậu. Khi còn ở trong nước ông cũng học hỏi theo thầy. Điều mơ ước lớn nhất của ông là được cầm dao phẫu thuật đến hơi thở cuối cùng. Ông mơ ước vì một tai biến nào đó của tuổi già ông được chết gục bên cạnh bàn mổ trong lúc ông đang thực hiện phẩu thuật. Bây giờ ông mới thức tỉnh, đó là giấc mơ không tưởng cho một kẻ đã bỏ nước ra đi như ông. Trên đường về nhà, trên xe lửa, ông suy nghĩ về ngày nghỉ hưu gấn kề. Ông cảm thấy buồn vì còn nhiều người cần sự giúp đỡ của ông. Ông cảm thấy mình là kẻ đào ngũ trước trách nhiệm. Ông nghĩ chấp nhận về hưu là một việc làm nhẫn tâm với lương tri mình. Tối hôm ấy ông về nhà muộn, vợ ông mở cửa ông vào. Thấy ông có vẻ dàu dàu bà hỏi:

- Sao anh về muộn vậy? Anh ở lại trễ để tranh thủ với bà giám đốc để anh tiếp tục làm việc? Anh không muốn về hưu sao? Không đâu anh, già rồi thì phải về hưu chớ. Trông anh cũng mệt mỏi rồi. Mình phải ra đi thôi. Nhường chỗ cho người trẻ hơn họ đến. Biết đâu người thế anh trong tương lai, họ có thể hiểu bịnh nhân hơn anh, họ có thể giúp đỡ bịnh nhân hữu hiệu hơn anh.

   Ông không ngờ những lời vợ ông nói thật sâu sắc và ủy lạo ông rất nhiều. Ông thầm cảm ơn bà. Thấy mâm cơm dọn sẵn và chờ đợi ông, ông hối tiếc là đã về trễ. Ông lên tiếng mời bà ngồi lại ăn cơm. Thấy bà mang lại mâm cơm ngọn nến hương, ông hỏi:

- Sao hôm nay tình thế! Chúng ta ăn cơm dưới ánh sáng của nến à! 

Nghe thế, bà cười, bà hỏi lại ông:

- Anh có nhớ hôm nay là 24 Tây? Ngày mai là 25 tháng Chạp, lễ Giáng Sinh không anh?

    Nghe bà hỏi thế, ông kêu ‘ha’! Hai bàn tay ông ôm lấy đầu. Một nỗi buồn xâm chiếm tâm hồn ông. Ông thầm thì:

 - Ta già đến thế sao!

    Ông nghe bà an ủi:

 - Không đâu anh! Anh còn trẻ và chúng ta còn trẻ. Nhưng đôi lúc cũng phải biết quên chớ anh. Không nên cứ mãi ràng buộc mình với đời, khổ lắm anh ạ../.


 

ĐÀO NHƯ

Feb.5th 2004/Giáp Thân

Oak park Ill. USA

thetrongdao2000@yahoo.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bé gái tên Nhiên hầu bà nội đã nhiều năm nay, từ năm cô lên mười. Hầu, là phải luôn gần nội, đôi lúc đọc truyện cho bà nghe, mô tả những gì đang có trước mắt nhưng nay bà không còn nhìn thấy. Cây mai vườn nhà ngày giáp Tết nhiều hoa hay ít. Có đàn chim trời nào đang bay qua trên từng cao kia không? Tính tình bà rất hiền hòa. Hay kể chuyện xưa. Hồi ông nội là một sĩ quan quan trẻ, rất đẹp trai, hào hoa, rất thương yêu bà. Bà bảo, thuở bé, bà đã thấy đàn chim bay từ phương bắc vào nam trốn mùa lạnh, ngày đầu xuân trời quang mây tạnh, khí tiết ấm áp, chúng bay trở về phương bắc. Đại khái bà muốn biết những gì giờ đây bà chỉ cảm, chỉ nghe, chỉ ngửi được, nhưng không thể nhìn thấy được.
Hẳn nhiên rồng được cho là loài linh thú. Ngày xưa cha ông chúng tôi săn rồng ngoài biển, có khi trên núi. Về sau, rồng bị săn giết nhiều, không kịp sinh đẻ, thế giới sợ chúng tuyệt chủng nên đưa vào sách đỏ. Tôi ở xa về, tôi nghĩ mình sống ngang với lịch sử. Tôi thèm thịt rồng. Nga là đại gia, nó làm giàu vô cùng nhanh nhờ buôn đất đai, chứng khoán, và mọi thứ ám muội khác. Nga nói, “Ngày nay không mấy ai biết vị thịt rồng ta ra sao, các nhà hàng sang trọng trong nước phải mua rồng tận bên Tàu. Thịt rồng Tàu tanh lợm, nhưng thèm thì đành phải ăn.”
Truyện ngắn của nhà văn Hoàng Quân lúc nào cũng trĩu nặng hoài niệm quá khứ dù đang trăn trở với cuộc sống hiện tại nơi quê người. Việt Báo trân trọng gửi đến quý độc giả một sáng tác mới nhất của chị.
Một truyện ngắn của nhà văn Tiểu Lục Thần Phong – truyện không có cốt truyện mà chỉ là những gam màu của cuộc sống hiện đại trên nước Mỹ, xen lẫn những quan điểm riêng tư của tác giả. Việt Báo hân hạnh giới thiệu.
Hôm 22/1/2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc (pronounced Foock, xin đừng xuyên tạc) đăng đàn phát biểu trong chương trình “Xuân Quê Hương” dành cho kiều bào về Việt Nam đón Tết, có đọc hai câu thơ của ông, nguyên văn: Mỗi năm Tết đến Xuân về/ Quê hương đất mẹ đề huề đón con. Lê Thị Mộng Nở tôi vốn dòng dõi mười đời con cháu nhà bần cố nông, dù thơ văn dốt đặc cán mai, nhưng đọc hai câu thơ này của Nguyễn Chủ tịch
Một truyện ngắn mang phong vị Thiền và triết lý Phật giáo của nhà văn Trần Hoàng Vy. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Chùa có thầy viện chủ, thầy trụ trì, nhiều sư thầy khác hay đăng đàn giảng pháp, có sư cô giảng kinh kệ và đánh trống rất oai nghi! Đặc biệt có ban ẩm thực làm bếp rất ngon. Cũng có một bác vừa làm quản lý vừa là thủ quỹ trông coi thu vén mọi việc trong ngoài chùa… nhất là chỉ huy việc nấu nướng, bà ấy thường rất hiền và đôi khi cũng rất dữ… đó là vị hộ pháp thứ hai của chùa. Chùa còn rất may có chị Diệu Thảo ở đâu đến từ lâu, đến ở chùa, coi như phụ tá của bác thủ quỹ. Chị Diệu Thảo, người như tên, rất từ tốn và dễ thương bên cạnh bà chef của chị. Cũng có nhiều chị khác đến làm công quả mà tôi không nhớ tên rõ lắm.
"Cuối năm ngồi tính lại sổ đời mà lạnh run lên Bác Lý ơi! Năm Trâu đúng là thiệt khổ như trâu. Đã cùng cực vì dịch giã, thấy cảnh người mất chẳng gặp được thân nhân, mình chẳng biết phải làm những gì để bù đắp cho. Đau đớn nào bằng, chẳng còn tâm trí đâu mà hoài vọng chuyện ngày xưa. Chuyện Năm Hết Tết Đến của ngày xưa, ai dù có khó khổ mấy cũng sắp xếp được thảnh thơi để đón năm mới, mong năm mới có những ngày an lạc." -- Tác giả Lâm Minh Anh, qua thi ca và ca dao - tục ngữ, giúp chúng ta có cái nhìn hoài niệm về sinh hoạt và tâm thức của người xưa chuẩn bị cái Tết như thế nào. Việt Báo hân hạnh giới thiệu một cây bút trẻ lần đầu góp mặt.
Thời tiết nước Mỹ năm nay rất khác với những năm trước. Virginia từ ngày lập Đông đến Christmas tới New Year chưa có lấy một lần tuyết rơi, trong khi bờ Tây Bắc nước Mỹ tuyết phủ trắng đường phố. Bạn tôi phần đông đang sống ở phía Bắc và Nam California, quanh năm khí hậu ôn hòa, khi nghe tôi kể chuyện phải cào tuyết trên xe mỗi mùa Đông ai cũng sợ. Giờ đây dân “Cali nắng ấm tình nồng” được thấy tuyết rơi đẹp như trong mơ, còn sợ nữa không? -- Một bài tản mạn đọc ấm lòng trong những ngày tuyết rơi tầm tã hiên ngoài, của tác giả Hồ Thị Kim Trâm. Việt Báo hân hạnh giới thiệu.
Một bài "Phiếm" về chuyện lái xe ở bên ta và bên... Đức, của nhà văn Hoàng Quân. Việt Báo hân hạnh mời đọc.
Một bài tùy bút về chiếc bánh ít, một món ăn chơi tuyệt ngon và tuyệt thú của đồng bào ta từ Bắc vào Nam. Tác giả Trần Hoàng Vy gửi đến quý độc giả đôi điều chung quanh chiếc bánh ít, và không quên ghi chép ít giai thoại về lịch sử của nó. Mời đọc.
"Tín nhiệm dễ mất khó tìm, Một lần bất tín, vạn lần bất tin". -- Một bài tùy bút về chữ "tín" của nhà báo/ doanh nhân Kiều Mỹ Duyên. Việt Báo mời đọc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.