Hôm nay,  

Dòng Sông Đời

5/22/202013:12:00(View: 4758)

 blank

                                                                                                                                                             

Cách đây vài ngày, bà Giám đốc trịnh trọng nói với ông:

    “Thưa bác sĩ, chúng tôi muốn gợi ý bác sĩ, tháng sáu năm tới, bác sĩ đúng 66 tuổi. Tôi muốn dành thời gian quí báu còn lại của bác sĩ cho gia đình bác sĩ…và xin bác sĩ hiểu cho thời thế đã thay đổi…”

    Thật sự vấn đề ‘hưu’ ông ta chiêm nghiệm từ lâu, nhất là từ năm 1999, khi ông bị tai biến, khả năng thính giác bị suy sụp. Ông đã nói chuyện này với vợ cũng như thư điện với các con ông nhiều lần. Nhưng khi nghe bà giám đốc nói như vậy ông cũng cảm thấy nao nao. Ông cảm thấy mình đang cố bám víu một điều gì xem chừng nghịch lý. Già rồi thì phải về hưu chớ, để cho tuổi trẻ có cơ hội ngoi lên. Năm tới tuổi thật của ông 68 rồi, tuổi bào mẫu là 69, coi như gần cổ lai hy. Ông cố bám víu cách mấy đi nữa năm tới ông cũng phải hưu.

      Cưu mang lắm việc rồi đến tuổi hưu ta cũng phải tự hỏi, ta làm được những gì cho đời? Lớn lên trong chiến tranh, hư hao đổ nát, mang nhiều ước vọng vào đời, phục vụ đất nước chưa đầy mươi năm, trôi giạt xứ người, cuộc sống lưu vong của ông thật là hẩm. Đến Mỹ tháng 11 năm 79, sau thiên hạ gần 4 năm, ông không thể nào trở lại nghề bác sĩ, mặc dầu ông thi đậu bằng cấp hành nghề bác sĩ tại Mỹ. Ông hài lòng với nghề tư vấn tâm thần vì với nghề này, ông có cơ hội trở lại phục vụ cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Ông đã được nhận là Giám đốc chương trình Bịnh Tâm Thần cho người tị nạn Đông Dương tại Chicago. Nhờ vậy, ông lúc nào cũng thấy phấn khởi. Ông chưa bao giờ an phận dừng chân. Năm nay, tuổi thật, ông đã 68, ông vẫn chưa biết đâu là bến đậu, lúc nào là lúc thả neo lần cuối để cho chiếc tàu đời ông được an nghỉ. 

     Ông chiêm nghiệm đời người như một dòng sông. Phát nguyên từ nguồn cao, vượt bao nhiêu ghềnh thác, dòng sông càng trôi càng thay đổi, càng trôi càng mở rộng. Càng trôi dòng sông càng tiếp nhận nhiều phụ lưu, lòng của dòng sông, nhịp trôi luôn luôn thay đổi, có lúc nông, lúc sâu, lúc nhặt, lúc khoan, có lúc cuồn cuộn vươn lên vượt ghềnh vượt thác, có lúc đổ nhào xưống vực thẩm, dòng sông vẫn miệt mài trôi, mang nặng phù sa tạo nên những nương, những bãi, những cồn những thôn xóm làng mạc, đất nước..Đã có biết bao nền văn minh và xã hội dựng lên từ những dòng song. Khi trôi đến cửa biển dòng sông hội nhập vào đại dương, mang đến đại dương nguồn nước mới, những chất liệu mới, những sinh khí mới…và trôi mãi đến vô cùng. Dòng sông đời cũng miệt mài trôi khi đến tuổi hưu, như dòng sông đến cửa biển, với niềm khao khát và ước vọng hội nhập cùng thế giới. Hưu không có nghĩa là đời người ngưng đọng lại. Ông luôn luôn quan niệm, hưu là điểm khởi đầu cho một hành trình mới.

        Nhiều lúc ông tự hỏi sao ta lại dấn thân lắm việc. Không hiểu một thôi thúc nào đó dã réo gọi ông đi vào muôn ngả của đời. Ông vẫn thấy mình vẫn còn trẻ. Ông thường khoe với người bạn vong niên, những đường gân những cơ bắp ông có. Những cánh buồm xa trên biển vẫn vẫy gọi ông. Sau đôi mắt đẹp của người con gái vẫn còn là những thiên đường ước mơ. Ông chan chứa yêu đời yêu người. Những buổi sáng cuối Thu khi đi làm, ông vẫn chọn cravatte cho hợp với ngày thu muộn, đẹp và buồn. Ông vẫn còn mong ngóng những buổi chiều cuối tuần. Những giọt mưa Thu không ngừng gõ vào hồn ông tiếng gọi lên đường. Ông thường đi bách bộ qua các sân trường đại học, ông thấy những sinh viên nam nữ ngồi hay nằm bên cạnh nhau, ông tha thiết nhớ. Cũng như họ ông thường đưa bà, vợ ông, vào những buổi xế chiều mùa Hạ, đến Ravina, Trung tâm trình diễn nhạc thính phòng ngoài trời tại Chicago. Cũng như những đôi nam nữ khác, ông bà cũng ngồi tựa bên nhau trên bãi cỏ nghe ca nhạc thính phòng. Có lần cũng nơi ấy ông bẩgặp Đặng Thái Sơn trình diễn dương cầm những tình khúc của Fréderic Chopin. Trong nắng hoàng hôn hôm ấy, ông mơ thấy ánh mắt tình tự của George Sand tha thướt trên những trang tiểu thuyết trữ tình! Trong chín năm qua ông dồn hết những hiểu biết, ân huệ đời ban cho, với số vốn chữ nghĩa học được từ đất mẹ, ông thực hiện tập truyện ngắn “Câu Lạc Bộ 309.81”. Ông rất thú vị khi thấy tập truyện ngắn của ông được vô vàn đọc giả niềm nở đón nhận. Có nhiều người phát biểu những cảm nghĩ sâu sắc về tác phẩm của ông ngay tại buổi ra mắt tại ngân hàng Bridgeview-Bank Chicago. Hy vọng chăng, văn học nghệ thuật là hành trang mới cho ông lên đường.

     Có những chiều ông về muộn. Một mình ngồi trong văn phòng. Nơi đây ông đã tư vấn vô số người và vô số gia đình trong 20 năm qua. Họ là đồng hương, đều là nạn hân của chiến tranh. Đồng cảnh ngộ cho nên sự cảm nhân của ông với hoàn cảnh của bệnh nhân thật sâu sắc. Họ là người đồng hành với ông trên đường đời. Ông cảm thấy có sự ràng buộc thiêng liêng nào đó. Quyết định về hưu thì dễ, nhưng xa bịnh nhân xa văn phòng mà ông đã ngồi đó suốt trong 20 năm qua, ông không khỏi ngậm ngùi. Lúc đương thời ông là bác sĩ phẫu thuật ở trong nước, ông chưa hề nghĩ đến chuyện về hưu. Các vị thầy của ông, các giáo sư của Trường Y Sàigòn, Hà nội, Huế ở tuổi trên 60, 70 họ vẫn tiếp tục phục vụ đất nước, phục vụ y học. Mắt họ vẫn tinh sáng, trí tuệ họ vẫn linh động. Họ luôn luôn tìm tòi học hỏi nghiên cứu. Họ tiến bộ không ngừng. Họ là những bác sĩ đầu nghành, nêu cao phẩm chất của người trí thức yêu nước, yêu nghề. Trong thời kỳ khói lửa có lúc phẫu thuật tiến hành dưới bom đạn, trong chiến hào, dưới hầm chiến thuật, cân não họ vẫn vững chắc như thành đồng, tay cầm dao phẫu thuật không hề run. Họ luôn luôn nêu cao tấm gương mẫu mực cho cho học trò, cho mai hậu. Khi còn ở trong nước ông cũng học hỏi theo thầy. Điều mơ ước lớn nhất của ông là được cầm dao phẫu thuật đến hơi thở cuối cùng. Ông mơ ước vì một tai biến nào đó của tuổi già ông được chết gục bên cạnh bàn mổ trong lúc ông đang thực hiện phẩu thuật. Bây giờ ông mới thức tỉnh, đó là giấc mơ không tưởng cho một kẻ đã bỏ nước ra đi như ông. Trên đường về nhà, trên xe lửa, ông suy nghĩ về ngày nghỉ hưu gấn kề. Ông cảm thấy buồn vì còn nhiều người cần sự giúp đỡ của ông. Ông cảm thấy mình là kẻ đào ngũ trước trách nhiệm. Ông nghĩ chấp nhận về hưu là một việc làm nhẫn tâm với lương tri mình. Tối hôm ấy ông về nhà muộn, vợ ông mở cửa ông vào. Thấy ông có vẻ dàu dàu bà hỏi:

- Sao anh về muộn vậy? Anh ở lại trễ để tranh thủ với bà giám đốc để anh tiếp tục làm việc? Anh không muốn về hưu sao? Không đâu anh, già rồi thì phải về hưu chớ. Trông anh cũng mệt mỏi rồi. Mình phải ra đi thôi. Nhường chỗ cho người trẻ hơn họ đến. Biết đâu người thế anh trong tương lai, họ có thể hiểu bịnh nhân hơn anh, họ có thể giúp đỡ bịnh nhân hữu hiệu hơn anh.

   Ông không ngờ những lời vợ ông nói thật sâu sắc và ủy lạo ông rất nhiều. Ông thầm cảm ơn bà. Thấy mâm cơm dọn sẵn và chờ đợi ông, ông hối tiếc là đã về trễ. Ông lên tiếng mời bà ngồi lại ăn cơm. Thấy bà mang lại mâm cơm ngọn nến hương, ông hỏi:

- Sao hôm nay tình thế! Chúng ta ăn cơm dưới ánh sáng của nến à! 

Nghe thế, bà cười, bà hỏi lại ông:

- Anh có nhớ hôm nay là 24 Tây? Ngày mai là 25 tháng Chạp, lễ Giáng Sinh không anh?

    Nghe bà hỏi thế, ông kêu ‘ha’! Hai bàn tay ông ôm lấy đầu. Một nỗi buồn xâm chiếm tâm hồn ông. Ông thầm thì:

 - Ta già đến thế sao!

    Ông nghe bà an ủi:

 - Không đâu anh! Anh còn trẻ và chúng ta còn trẻ. Nhưng đôi lúc cũng phải biết quên chớ anh. Không nên cứ mãi ràng buộc mình với đời, khổ lắm anh ạ../.


 

ĐÀO NHƯ

Feb.5th 2004/Giáp Thân

Oak park Ill. USA

[email protected]

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đơn Dương, một quận nhỏ thuộc tỉnh Tuyên Đức, cách thành phố Đà Lạt khoảng 30 cây số, ở độ cao 1000 m so với mực nước biển nên khí hậu mát mẻ quanh năm. Đơn Dương là một quận trù phú vì đất đai màu mỡ, cây trái hoa màu tươi tốt có thu hoạch rất cao. Cái quận nhỏ mà người ta không thể tìm thấy trên bản đồ có tỉ lệ thấp, ít người ở Saigon biết đến nhưng đối với tôi Đơn Dương là thị trấn êm đềm, thơ mộng với phong cảnh đồi núi đẹp như tranh, đã gắn bó cùng tuổi thơ hạnh phúc của tôi với biết bao kỷ niệm thân thương...
Tôi là đứa con gái đầu lòng trong gia đình bốn người con. Ba đứa em tôi đều là con trai nên Ba Mẹ chiều chuộng tôi lắm, vả lại tôi là một con bé trắng trẻo, mũm mĩm như con búp bê, ngoan ngoãn hiền lành, ai cũng khen tôi như vậy...
Thưa, tiếng Việt mà tui học hồi năm nẳm, thầy, cô tui dạy rằng: “Trai cưới vợ; gái lấy chồng!” Chớ tui chưa hề thấy gái cưới chồng bao giờ cả! Hay là tại vì xa quê đã lâu, tiếng Việt của tui giờ đã rỉ sét, đã lạc hậu hết rồi chăng? Không theo kịp với trình độ của những nhà văn thời ôn dịch?
Gã cán bộ mở ổ khoá rồi dùng hết sức mạnh kéo tấm cửa sắt ra. Tấm cửa nặng nề di chuyển cà lên thềm cửa gây ra tiếng kêu kèn kẹt nghe ghê cả răng. Nó rất dày, có lẽ đã trải qua thời gian hàng trăm năm nên bị sét rỉ ăn mòn đến độ đã khuyết bể đi nhiều mảng và trệ xuống. Có một mảng thủng gần đáy cửa rộng đến nỗi có thể thò cánh tay qua lại được. Gã đẩy tôi vào phòng, đóng cửa lại rồi khoá ổ khóa bên ngoài...
Thứ bảy tuần rồi tôi được mời tham gia một dạ tiệc nho nhỏ mừng tháng Lịch sử Người Da đen do nhóm bạn da đen ở Fairburn City mời. Chúng tôi làm chung với nhau đã lâu nên thân thuộc và biết nhau rất rõ, ấy vậy mà khi đến dự tôi không khỏi choáng ngợp. Ngày thường thì xuề xòa ấy vậy mà khi dự dạ tiệc lập tức trở thành những ông hoàng châu Phi hay tiểu vương Ấn Độ. Họ ăn mặc sang trọng, toàn áo lông thú, trang phục đắt tiền, chưng diện ngất trời luôn...
Ngày hôm ấy tôi có tiệc tại nhà một người quen tại Garland, Texas và sau đó là gặp gỡ mấy cô bạn xưa ở chung trại tỵ nạn Thailand. Chả hiểu sao, chiều hôm ấy trời lại mưa, mưa từ lúc trưa cho đến chiều tối cứ lai rai mãi...
Tôi co quắp trên nền nhà. Cơn nhức nhối bồng bềnh như tảng băng trôi nổi trong đầu. T. đứng lừng lững trong khung cửa. Một người đàn bà đứng sát bên hắn. Ông anh sao thế này. Giọng nói của T. vẫn hệt như ngày nào. T. ngồi sụp xuống, lắc lắc vai tôi. Lại lên cơn nữa chắc. Tôi loay hoay chống tay ngồi dậy. Bây giờ thì tôi nhìn rõ người đàn bà. Một người đàn bà rất trẻ và rất đẹp. Với tôi, tất cả đàn bà đều trẻ, đều đẹp (dĩ nhiên là không ai bằng cô ấy).
Nàng nhớ, hồi nhỏ nhìn thấy những trẻ em cùng lứa mang bông tai, nàng thường cành nanh. Sau này, Ba nàng kể rằng, sở dĩ Ba không cho con gái xỏ lỗ tai, vì đã thấy trường hợp nhiễm trùng rất nặng...
Cái răng cái tóc là góc con người! Bởi đấy ai cũng thích săn sóc răng cho kỹ, răng có chắc, ăn mới mạnh, mới ngon và mới có sức khỏe. Điều này phải kể mấy ông nha sĩ ở bên tây này cũng khá mạnh tay khi chặt tiền, nếu bạn có răng đau, nhất là răng sâu, phải tìm đến phòng mạch. Cũng kể thêm là khi ta có hàm răng đều đặn, trắng bóng làm tăng thêm giá trị của nụ cười, hiển nhiên. Nụ cười là một trong những biểu tượng của tình yêu! Điều này quan trọng không vừa đâu.
Tôi nhất định sẽ cải “số trời” thay đổi “nghiệp” cho cháu. Thực tế là tôi sẽ để dành tiền bạc thật nhiều để bù đắp cho đứa cháu “nhiều tóc nhiều khổ” này, dù nó chẳng phải là cháu trai đích tôn. Bà thì lo cháu khổ vậy mà lớn lên Tabby cứ muốn… xông vào chỗ khổ...
Thuỷ Triều nhắn tin, mời gia đình tôi dự thánh lễ giỗ đầu của Cô Chúc. Vậy mà đã giáp một năm ngày Cô Chúc về với Chúa! Thời gian tựa thoi đưa. Vừa qua một cái Tết con mèo khá lạnh. Ngoảnh đi ngoảnh lại, ai còn, ai mất?
Chiếc máy bay Airbus A333 của hãng Turkish Airlines đáp xuống phi trường quốc tế Tribhuvan cách thủ đô Kathmandu ở Nepal 3 km vào một buổi tối đầu tháng tư. Đây là phi trường quốc tế duy nhất ở đất nước này. Gió tháng tư vẫn còn mát lạnh, thổi vào mặt làm tôi tỉnh ngủ sau một chuyến bay dài...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.