Hôm nay,  

Dòng Sông Đời

22/05/202013:12:00(Xem: 4637)

 blank

                                                                                                                                                             

Cách đây vài ngày, bà Giám đốc trịnh trọng nói với ông:

    “Thưa bác sĩ, chúng tôi muốn gợi ý bác sĩ, tháng sáu năm tới, bác sĩ đúng 66 tuổi. Tôi muốn dành thời gian quí báu còn lại của bác sĩ cho gia đình bác sĩ…và xin bác sĩ hiểu cho thời thế đã thay đổi…”

    Thật sự vấn đề ‘hưu’ ông ta chiêm nghiệm từ lâu, nhất là từ năm 1999, khi ông bị tai biến, khả năng thính giác bị suy sụp. Ông đã nói chuyện này với vợ cũng như thư điện với các con ông nhiều lần. Nhưng khi nghe bà giám đốc nói như vậy ông cũng cảm thấy nao nao. Ông cảm thấy mình đang cố bám víu một điều gì xem chừng nghịch lý. Già rồi thì phải về hưu chớ, để cho tuổi trẻ có cơ hội ngoi lên. Năm tới tuổi thật của ông 68 rồi, tuổi bào mẫu là 69, coi như gần cổ lai hy. Ông cố bám víu cách mấy đi nữa năm tới ông cũng phải hưu.

      Cưu mang lắm việc rồi đến tuổi hưu ta cũng phải tự hỏi, ta làm được những gì cho đời? Lớn lên trong chiến tranh, hư hao đổ nát, mang nhiều ước vọng vào đời, phục vụ đất nước chưa đầy mươi năm, trôi giạt xứ người, cuộc sống lưu vong của ông thật là hẩm. Đến Mỹ tháng 11 năm 79, sau thiên hạ gần 4 năm, ông không thể nào trở lại nghề bác sĩ, mặc dầu ông thi đậu bằng cấp hành nghề bác sĩ tại Mỹ. Ông hài lòng với nghề tư vấn tâm thần vì với nghề này, ông có cơ hội trở lại phục vụ cộng đồng người Việt tại hải ngoại. Ông đã được nhận là Giám đốc chương trình Bịnh Tâm Thần cho người tị nạn Đông Dương tại Chicago. Nhờ vậy, ông lúc nào cũng thấy phấn khởi. Ông chưa bao giờ an phận dừng chân. Năm nay, tuổi thật, ông đã 68, ông vẫn chưa biết đâu là bến đậu, lúc nào là lúc thả neo lần cuối để cho chiếc tàu đời ông được an nghỉ. 

     Ông chiêm nghiệm đời người như một dòng sông. Phát nguyên từ nguồn cao, vượt bao nhiêu ghềnh thác, dòng sông càng trôi càng thay đổi, càng trôi càng mở rộng. Càng trôi dòng sông càng tiếp nhận nhiều phụ lưu, lòng của dòng sông, nhịp trôi luôn luôn thay đổi, có lúc nông, lúc sâu, lúc nhặt, lúc khoan, có lúc cuồn cuộn vươn lên vượt ghềnh vượt thác, có lúc đổ nhào xưống vực thẩm, dòng sông vẫn miệt mài trôi, mang nặng phù sa tạo nên những nương, những bãi, những cồn những thôn xóm làng mạc, đất nước..Đã có biết bao nền văn minh và xã hội dựng lên từ những dòng song. Khi trôi đến cửa biển dòng sông hội nhập vào đại dương, mang đến đại dương nguồn nước mới, những chất liệu mới, những sinh khí mới…và trôi mãi đến vô cùng. Dòng sông đời cũng miệt mài trôi khi đến tuổi hưu, như dòng sông đến cửa biển, với niềm khao khát và ước vọng hội nhập cùng thế giới. Hưu không có nghĩa là đời người ngưng đọng lại. Ông luôn luôn quan niệm, hưu là điểm khởi đầu cho một hành trình mới.

        Nhiều lúc ông tự hỏi sao ta lại dấn thân lắm việc. Không hiểu một thôi thúc nào đó dã réo gọi ông đi vào muôn ngả của đời. Ông vẫn thấy mình vẫn còn trẻ. Ông thường khoe với người bạn vong niên, những đường gân những cơ bắp ông có. Những cánh buồm xa trên biển vẫn vẫy gọi ông. Sau đôi mắt đẹp của người con gái vẫn còn là những thiên đường ước mơ. Ông chan chứa yêu đời yêu người. Những buổi sáng cuối Thu khi đi làm, ông vẫn chọn cravatte cho hợp với ngày thu muộn, đẹp và buồn. Ông vẫn còn mong ngóng những buổi chiều cuối tuần. Những giọt mưa Thu không ngừng gõ vào hồn ông tiếng gọi lên đường. Ông thường đi bách bộ qua các sân trường đại học, ông thấy những sinh viên nam nữ ngồi hay nằm bên cạnh nhau, ông tha thiết nhớ. Cũng như họ ông thường đưa bà, vợ ông, vào những buổi xế chiều mùa Hạ, đến Ravina, Trung tâm trình diễn nhạc thính phòng ngoài trời tại Chicago. Cũng như những đôi nam nữ khác, ông bà cũng ngồi tựa bên nhau trên bãi cỏ nghe ca nhạc thính phòng. Có lần cũng nơi ấy ông bẩgặp Đặng Thái Sơn trình diễn dương cầm những tình khúc của Fréderic Chopin. Trong nắng hoàng hôn hôm ấy, ông mơ thấy ánh mắt tình tự của George Sand tha thướt trên những trang tiểu thuyết trữ tình! Trong chín năm qua ông dồn hết những hiểu biết, ân huệ đời ban cho, với số vốn chữ nghĩa học được từ đất mẹ, ông thực hiện tập truyện ngắn “Câu Lạc Bộ 309.81”. Ông rất thú vị khi thấy tập truyện ngắn của ông được vô vàn đọc giả niềm nở đón nhận. Có nhiều người phát biểu những cảm nghĩ sâu sắc về tác phẩm của ông ngay tại buổi ra mắt tại ngân hàng Bridgeview-Bank Chicago. Hy vọng chăng, văn học nghệ thuật là hành trang mới cho ông lên đường.

     Có những chiều ông về muộn. Một mình ngồi trong văn phòng. Nơi đây ông đã tư vấn vô số người và vô số gia đình trong 20 năm qua. Họ là đồng hương, đều là nạn hân của chiến tranh. Đồng cảnh ngộ cho nên sự cảm nhân của ông với hoàn cảnh của bệnh nhân thật sâu sắc. Họ là người đồng hành với ông trên đường đời. Ông cảm thấy có sự ràng buộc thiêng liêng nào đó. Quyết định về hưu thì dễ, nhưng xa bịnh nhân xa văn phòng mà ông đã ngồi đó suốt trong 20 năm qua, ông không khỏi ngậm ngùi. Lúc đương thời ông là bác sĩ phẫu thuật ở trong nước, ông chưa hề nghĩ đến chuyện về hưu. Các vị thầy của ông, các giáo sư của Trường Y Sàigòn, Hà nội, Huế ở tuổi trên 60, 70 họ vẫn tiếp tục phục vụ đất nước, phục vụ y học. Mắt họ vẫn tinh sáng, trí tuệ họ vẫn linh động. Họ luôn luôn tìm tòi học hỏi nghiên cứu. Họ tiến bộ không ngừng. Họ là những bác sĩ đầu nghành, nêu cao phẩm chất của người trí thức yêu nước, yêu nghề. Trong thời kỳ khói lửa có lúc phẫu thuật tiến hành dưới bom đạn, trong chiến hào, dưới hầm chiến thuật, cân não họ vẫn vững chắc như thành đồng, tay cầm dao phẫu thuật không hề run. Họ luôn luôn nêu cao tấm gương mẫu mực cho cho học trò, cho mai hậu. Khi còn ở trong nước ông cũng học hỏi theo thầy. Điều mơ ước lớn nhất của ông là được cầm dao phẫu thuật đến hơi thở cuối cùng. Ông mơ ước vì một tai biến nào đó của tuổi già ông được chết gục bên cạnh bàn mổ trong lúc ông đang thực hiện phẩu thuật. Bây giờ ông mới thức tỉnh, đó là giấc mơ không tưởng cho một kẻ đã bỏ nước ra đi như ông. Trên đường về nhà, trên xe lửa, ông suy nghĩ về ngày nghỉ hưu gấn kề. Ông cảm thấy buồn vì còn nhiều người cần sự giúp đỡ của ông. Ông cảm thấy mình là kẻ đào ngũ trước trách nhiệm. Ông nghĩ chấp nhận về hưu là một việc làm nhẫn tâm với lương tri mình. Tối hôm ấy ông về nhà muộn, vợ ông mở cửa ông vào. Thấy ông có vẻ dàu dàu bà hỏi:

- Sao anh về muộn vậy? Anh ở lại trễ để tranh thủ với bà giám đốc để anh tiếp tục làm việc? Anh không muốn về hưu sao? Không đâu anh, già rồi thì phải về hưu chớ. Trông anh cũng mệt mỏi rồi. Mình phải ra đi thôi. Nhường chỗ cho người trẻ hơn họ đến. Biết đâu người thế anh trong tương lai, họ có thể hiểu bịnh nhân hơn anh, họ có thể giúp đỡ bịnh nhân hữu hiệu hơn anh.

   Ông không ngờ những lời vợ ông nói thật sâu sắc và ủy lạo ông rất nhiều. Ông thầm cảm ơn bà. Thấy mâm cơm dọn sẵn và chờ đợi ông, ông hối tiếc là đã về trễ. Ông lên tiếng mời bà ngồi lại ăn cơm. Thấy bà mang lại mâm cơm ngọn nến hương, ông hỏi:

- Sao hôm nay tình thế! Chúng ta ăn cơm dưới ánh sáng của nến à! 

Nghe thế, bà cười, bà hỏi lại ông:

- Anh có nhớ hôm nay là 24 Tây? Ngày mai là 25 tháng Chạp, lễ Giáng Sinh không anh?

    Nghe bà hỏi thế, ông kêu ‘ha’! Hai bàn tay ông ôm lấy đầu. Một nỗi buồn xâm chiếm tâm hồn ông. Ông thầm thì:

 - Ta già đến thế sao!

    Ông nghe bà an ủi:

 - Không đâu anh! Anh còn trẻ và chúng ta còn trẻ. Nhưng đôi lúc cũng phải biết quên chớ anh. Không nên cứ mãi ràng buộc mình với đời, khổ lắm anh ạ../.


 

ĐÀO NHƯ

Feb.5th 2004/Giáp Thân

Oak park Ill. USA

[email protected]

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuộc hôn nhân ngắn ngủi vài năm của Bình với người vợ cũ tan vỡ. Mộng Điệp là người phụ nữ vật chất, đứng núi này trông núi nọ, tính nết đanh đá chua ngoa luôn có những lời nặng nhẹ chê bai chồng không biết kiếm tiền giỏi như người ta...
Chuỗi dài thời gian của quá khứ ta còn giữ được. Giữ được mãi mãi cho đến khi trí đã mòn sức đã kiệt. Giây phút hiện tại coi như chẳng có gì. Nó vuột khỏi tay ta từng sát na rồi cũng tan biến vào quá khứ đề xếp hàng cùng với chuỗi thời gian đã qua. Tương lai là điều chưa có, chưa đến nên ta cũng chẳng làm chủ được gì của những điều ở cõi xa thẳm diệu vợi...
Hôm đi Cần Thơ, đứa cháu gọi bằng chú kể chuyện đi Hòn Kẽm- Đá Dừng, ranh giới tự nhiên hiện nay giữa 2 huyện Quế Sơn-Hiệp Đức, một địa danh mà thời trung học và đến mãi sau này tôi vẫn nghĩ là vùng núi non hiểm trở phía thượng nguồn sông Thu Bồn, nơi được biết đến nhiều bởi trận lụt kinh hoàng ở Quảng Nam năm Giáp Thìn 1964...
Mùa hè một chín bảy hai, cha tôi tử trận ở Long Mỹ, để lại một vợ và bốn con. Mẹ lúc đó mới ba mươi sáu, tôi mười lăm và thằng Thanh vừa bảy tuổi. Sau gần ba tháng bàng hoàng, tang thương mẹ tôi trở lại với cuộc sống cơm áo đời thường với đàn con nhỏ dại...
Ngồi trên bãi biển Nha Trang khi thủy triều xuống cuốn nước xa bờ để lại vạt cát dài màu trắng mịn, và lúc nắng chiều chiếu xiên trên mặt biển gợn sóng lăn tăn, trông như dải lụa dát vàng lung linh đến tận các hải đảo xa mờ mây nước, khách nhàn du sẽ mê mẩn với sắc màu kỳ diệu của buổi chiều tà mà quên hết cảnh huyên náo chung quanh...
Buổi tối hôm ấy, Quân đến nhà Phượng chơi như thường lệ. Sau vài câu thăm hỏi tình hình bệnh của má Phượng, chàng thầm thì...
Mấy nay phân xưởng Debug của hãng máy tính nhận người vô liên tục, hàng hóa đang cần gấp. Hoài Hương lướt web và thấy hãng IMF đang cần nhiều người làm việc, có thể làm bán thời gian hoặc toàn phần...
Hoạt đạp chiếc xe đạp cà tàng đi lang thang trên khắp những con đường Sài Gòn để mua đồ phế liệu...
Tôi thuộc lứa sinh viên “tú tài Mậu Thân, cử nhân Nhâm Tý”, nhưng chỉ được vế đầu, còn đỗ cử nhân thì phải đợi đến… Giáp Dần...
Căn phòng này / chiếc bàn này / nơi chúng ta đã từng ngồi / nâng ly / chúc mừng một bức tranh vừa hoàn tất / chúc mừng một cuốn sách vừa in xong / chào mừng một người bạn từ phương xa đến...
Tôi xin kể bạn nghe câu chuyện về hai ngôi làng, một của người Bahnar và làng kia của người J’rai trên vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam, bây giờ được nhập chung là tỉnh Gia Lai-Kontum. Nói rõ hơn một chút, Làng Hồ, ngôn ngữ Bahnar là Kontum; Làng Đuôi, tiếng J’rai là Pleiku...
Làm người Huế là đã mang một cái “nghiệp” tha hương. Vì đất thì chật mà lòng người thì rộng lớn nên không giữ được những bước chân ôm mộng viễn xứ sông hồ. Huế kỳ cục, ở thì không thấy thương mà đi xa rồi mới quay quắt nhớ. Nhớ đất, nhớ quê có khi di lụy cả một đời…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.