Hôm nay,  

Nhận Diện Lịch Sử

29/04/202011:48:00(Xem: 4896)

 

                                                                                  

Vào sáng ngày 1 tháng 5-1975 Trung tá bác sĩ Hoàng Như Tùng, nguyên chỉ huy trưởng Quân Y viện Phan Thanh  Giản - Cần Thơ, mặc đồ dân sự, trong tư thế quân phong, đưa tay lên chào vĩnh biêt Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lênh Quân Đoàn IV, Quân Khu IV, Vùng 4 Chiến Thuật, trước sự kinh ngạc của một nhóm sĩ quan  cấp cao của bộ đội cộng sản vì sự dũng cảm  của bác sĩ Trung Tá Hoàng Như Tùng. Một sĩ quan của bộ đội cộng sản mang quân hàm thiếu tá tiến đến và yêu cầu bác sĩ Hoàng Như Tùng nhận diện Tướng Nguyễn Khoa Nam. 

Thiếu Tá bộ đội cộng sản, nghiêng mình cúi xuống, nghiêm chỉnh dỡ mảnh khăn trắng che mặt Tướng Nam. Gương mặt Tướng Nguyễn Khoa Nam hiện ra trông hiên ngang lạ thường, cầm dưới của ông ngẩng lên cao, Tướng Nam mặc nguyên bộ  đồ trận còn thẳng nếp, với cầu vai mang đủ phù hiêu cấp Tướng của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, trên ngực trái vãn giữ nguyên Bảo Quốc Huân Chương, Anh Dũng Bội Tinh cùng nhiều huy chương Quân đội, Dân sự khác...Hai chân của Tướng Nam vẫn giữ nguyên đôi giầy trận. 

Bác sĩ Hoàng Như Tùng bậm môi, vai run khi ông cúi xuống ký biên bản nhân diên Tướng Nam. Thiếu Tá bộ đội cộng sản, trong tư thế nghiêm trang, đưa hai tay đón nhận nhận biên bản nhận diện từ tay bác sỹ Hoàng Như Tùng.

Sau một hồi trao đổi rất ngắn với Thiếu Tá bộ đội cộng sản, bác sĩ Hoàng Như Tùng đưa ra lời yêu cầu: xin Chinh phủ Cách mang mai táng thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam trong quan tài theo đúng nghi cách. Thiếu Tá Bộ đội cộng sản đáp lại, chúng tôi xin ghi nhận lời yêu cầu của bác sĩ và sẽ chuyển lên cấp trên.  Hy vọng lời yêu cầu của bác sĩ sẽ được chuẩn thuận.

Vào khoảng mấy tháng sau, trong một buổi giao ban của khoa ngoại bịnh viện Đa Khoa Hậu Giang, bác sỹ cách mạng Nguyễn văn Ngôn, bác sỹ đầu ngành khoa ngoại của binh viện, lên tiếng ca ngợi sự tuẫn tiết của thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, người biết bảo vệ sinh mạng các chiến sĩ Viêt Nam và đông bào. Đáp lai sự tuẫn tiết của ông, bác sĩ Nguyễn Văn Ngôn cho biết Nhà nước Cách mang đã mai táng ông trong quan tài rất chu đáo.

Lạ thay sau lần phát biêu này, bác sĩ Nguyễn Văn Ngôn bị Đảng ủy của bịnh viện phê bình và kiểm điểm vì bác sĩ Ngôn  đã tiết lộ một điều cấm kỵ  mà Nhà nước Cách mạng không muốn cho dân chúng hay biết  việc Tướng Nguyễn Khoa Nam đươc chinh phủ cách mạng mai táng  trong quan tài.  

Viêc Đảng ủy bệnh viên phê bình và kiểm điểm bác sỹ Nguyễn Văn Ngôn phản ảnh bộ măt thật của Chuyên Chính Vô Sản. Cộng sản luôn độc tài nắm giữ sự thật lich sử, để sau đó họ có thể bóp méo sự thật, xuyên tạc lịch sử, chỉ vì lợi ích của đảng cộng sản.

Trong buổi họp điều trị tâm thần tập thể-Mental health Group Therapy-tai Chicago năm 1996, Trung Tá Lâm Quang Bạch, Trưởng Phòng Chiến Tranh Chính Trị của Quân Khu IV, Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, đã miêu tả sự tuẫn tiết của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam qua một tư liệu của ông dành cho Tướng Nam, một vị chỉ huy trực tiếp của ông:

“ Tình hình chiến sự thuộc lãnh thổ Quân Khu IV vào những ngày cuối tháng Tư bảy lăm, nói chung và thành phố Cần Thơ, nơi đăt Bản Doanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV, Quân Khu IV, Vùng 4, nói riêng, tương đối yên tĩnh so với tình hình các tỉnh miền Đông thuôc Quân Khu III và Biêt khu Thủ Đô, nơi đặt Bản doanh của Chinh Phủ Trung Ương Sàigòn. Nhất là sau vụ Tướng Nguyễn Khoa Nam đich thân chỉ huy  các đơn vị thống thuộc, đánh bại và vô hiệu hóa  của Trung Đoàn Chủ Lực Miền” Hậu Giang” của công sản khi Trung Đoàn này  xâm nhập và tiến sát vào vòng đai phòng thủ của phi trường quân sự Trà Nóc-Cần Thơ. 

Sáng ngày 29-4-75, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV triệu tập một buổi họp quan trọng để duyệt xét tinh hình  và ra phương án phản công mới, dưới sự chủ tọa của Thiêu tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Quân Đoàn IV, Quân Khu IV. Thành phần tham dự buổi họp gồm có: Tư Lệnh, Tư Lệnh Phó, các sỹ quan trưởng phòng trong Bộ Tham Mưu của Quân Đoàn IV, ngoại trừ hai sỹ quan cao cấp của Quân Đoàn, một cấp Chuẩn Tướng, Tham Mưu Trưởng và một cấp Đại Tá, Trưởng Phòng 2 Quân đội đã tẩu thoát ra nước ngoài, là không tham dự phiên họp này. Cuộc họp tuy ngắn, nhưng trang nghiêm và hết sức nghiêm trọng. Các đơn vị trong Quân Đoàn IV thề “kiên quyết và đoàn kết sau lưng vị Tư Lệnh và chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, tử thủ Vùng 4”... 

Sáng ngày 30-4-75 vào lúc 10:25, Tổng Thống Dương Văn Minh lên đài phát thanh Sàigòn kêu gọi toàn thể quân đội  và các tướng lãnh chỉ huy các Quân đoàn, Sư Đoàn, trên toàn lãnh thổ miền Nam, phải buông vũ khí, ngưng chiến đấu và chờ bàn giao cho chánh quyền cách mạng. Thế là một Quân đoàn hùng mạnh như Quân Khu IV, tới giờ phút này vẫn nắm vững tay súng, chủ động trên mọi tư thế chiến đấu và phản công, đang giữ vững miền châu thổ sông Cửu Long, sắp phải tan rã.

Tướng Nguyễn Khoa Nam, một quân nhân chuyên nghiệp, ông phải tuân mệnh lệnh thượng cấp, nhất là vị thượng cấp náy là Tổng Thống Dương Văn Minh, Tổng Tư Lệnh Quân đội Việt Nam Công Hòa, vị chỉ huy trực tiếp của ông. 

Một số sỹ quan phục vụ trong Bộ Tham Mưu của Quân Đoàn IV, kể cả tôi, quá chán nãn, tự rời bỏ đơn vị, về sum họp với gia đình và chờ ngày vào tù. Một số khác tìm đường tẩu thoát ra nước ngoài vì họ sợ cộng sản trả thù. Trong bối cảnh này chỉ còn lại một mình Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh và Thiếu Tướng Lê Văn Hưng Tư Lệnh Phó, và một số sĩ quan thân cận. ở lại doanh trại của Bộ Tư Lệnh của Quân Đoàn. 

Tướng Nguyễn Khoa Nam, một tướng lanh ưu tú, sống độc thân, ăn trường chay, thanh bạch, một đời cống hiến cho binh nghiệp, tận tụy với quân đội.       

Chiều ngày 30 tháng Tư 75, cộng sản đưa người của họ là Tám Thạch, mang quân hàm Thiếu Tá, Trung đoàn trưởng, qua trung gian của Nguyễn Khoa Lai, em thúc bá của Tướng Nam, Thiếu tá bác sĩ Quân Đội Việt Nam Công Hòa và đại úy bác sĩ Đoàn Văn Tựu, y sỹ trưởng Tiểu đoàn 40, Chiến Tranh Chính Trị hiện trú đóng tại Bình Thủy, Cần Thơ, vào tiếp xúc với Tướng Nam tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV đồn trú trên đại lộ Hòa Bình, thành phố Cần Thơ. Nội dung cuộc tiếp xúc, cấp nhỏ như chúng tôi không ai đuọc biết ngoại trừ Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Phó, được Tướng Tư Lệnh bàn bạc và thông báo riêng. Thiếu Tướng Hưng trở về tư dinh và tự sát sau đó.

Sau khi cân nhắc mọi hậu quả có thể xảy đến cho đồng bào và chiến sĩ trong vùng lãnh thổ,Tướng Hưng và Tướng Nguyễn Khoa Nam tuần tự đi đến quyết định tuẫn tiết.

Sự tuẫn tiết của hai vị tướng lãnh, Tư Lệnh và Tư Lệnh Phó của chúng ta, Tướng Nguyễn Khoa Nam và Tướng Lê Văn Hưng là những quyết định kiên cường và dũng cảm mãi mãi được tuyên dương và ghi công, đời đời được lịch sử soi sáng..” (*)


Hôm nay ngày 1 tháng 5 năm 2019, đúng sau 44 năm Tướng Nguyễn Khoa Nam  tuẫn tiết tôi mạo muội ghi lại những điểm son của Quân Đội Việt Nam trong giai đoạn lich sử khốc liệt này. Hy vọng 100 năm, 200 năm sau... sẽ có sử gia nào đó có đủ can đảm nghiêng mình xuống tìm hiểu, viết lại trung thực nhưng hồi bi tráng của lich sử chiến tranh xảy ra giữa lòng dân tộc, anh em chúng ta.../.

Đào Như

Bác Sĩ Đào Trọng Thể

Chicago- 

1-tháng 5-2019

(*) Đó là nguyên văn của thư của Trung Tá Lâm Quang Bạch đưa cho tác giả ngay sau buổi họp điều tâm thần hôm ấy, để lâm tài liêu tra cứu sau này.     

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi thích hai chữ “Xóm Đạo” để chỉ một khu dân cư gồm toàn những người theo Ki Tô giáo sống chung, sinh hoạt với nhau chung một niềm tin. Xóm Đạo không nằm giữa lòng đô thị, không phố xá nhà cao cửa rộng, không có tiếng xe cộ ồn ào, không có đường lớn, không chợ búa đồ sộ bán buôn tấp nập…
Thập niên 50 thế kỷ trước, ở quê tôi không hề thấy những Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo, chỉ rải rác vài chùa Phật giáo, đa số là các Thánh thất Cao Đài ở nhiều xã trong quận. Những năm học tiểu học, 1956-61, mỗi năm đi học được nghỉ lễ “Bấc” một tuần, cứ ngỡ là gió bấc...
Không hiểu sao Ông Già Noel lại đọc được tất cả thư của trẻ em trên khắp thế giới! Vậy Ông là ai? Ông có thật hay không? Nhà của Ông ở đâu? Đó là những câu hỏi quá quen thuộc mà các bé vẫn đặt ra, làm cha mẹ của các bé khó trả lời, có chăng là những câu trả lời để tránh làm các bé thất vọng...
Nhà vẫn đơn côi bên bờ sông. Gió về mở hội từng đêm. Đom đóm về thắp đèn. Ánh sáng lập lòe dọi qua cánh màn mỏng ngả màu vàng như quả dưa gang. Mẹ Thời ngồi đó trông ra, chiếc quạt để đầu giường. Bà lấy tay xua xua những con muỗi. Thằng Đắc đã viết gì về chưa con? Chưa mẹ ạ, có gì con sẽ báo. Mà mẹ cũng đừng nghĩ ngợi nữa, tuổi này ta sống thế này có phải vui không? Sau tiếng vui, Thời huýt một đoạn sáo gợi lên những ca từ dí dỏm lắm trong một bài hát, tiếng sáo đi xa tận ngõ, nghe được cả tiếng cá đớp ở con lạch cạnh bờ sân chạy vào. Mẹ Thời thở mạnh một cái, nó buồn hay vui bà đâu biết.
Trên vùng đồng bằng im lặng, những người chăn cừu bước đi một cách nghiêm trang, mang những lễ vật khiêm tốn của mình đến dâng cho Chúa Hài Đồng...
Chị Bông đã chuẩn bị sẵn hai chậu hoa Trạng Nguyên và ổ bánh Giáng Sinh đặt ở tiệm để mang đến nhà sui gia tương lai Brown. Họ trân trọng mời anh chị Bông tới dự bữa tiệc Christmas Eve dinner. Chị Bông ngắm hai chậu hoa tươi đẹp kể với chồng...
Ông Tư và ông Năm có một những ngày tuổi thơ rất xanh màu da trời và rất hồng màu ráng chiều, nghĩa là ở một vùng quê có dòng suối Sầu Đâu và dòng sông Tam Mỹ. Dòng suối chảy vòng vòng qua những làng trên xóm dưới. Dòng suối cạn nên hai đứa bé cởi bò, bơi qua suối trong những ngày mùa gặt, cả khu Đồng Đất ồn ào rộn rịp, ca bài ca gánh gánh gánh gánh thóc về...
... Cũng vì vậy, đọc thơ Tuệ Sỹ, tôi cứ thấy hình ảnh con đường dài, và muôn dặm bóng cô lữ một khung trời viễn mộng dằng dặc nỗi ưu tư...
Phi trường Heathrow ấm dần trong không khí nhộp nhịp vào những tuần đầu tiên của mùa lễ hội lớn nhất trong năm. Cứ mỗi lần được đến Vương Quốc Anh, tôi có thêm nhiều kỷ niệm với đất nước có nền văn minh lâu đời này. Câu hát "giấc mơ trở thành hiện thực" ("your dream comes true") được cất lên với giai điệu nhẹ nhàng làm ấm cả không gian trắng như tuyết phủ...
Trước cổng nhà, bác bầy một cái tủ kính nhỏ, đã nói là bác khéo tay lắm, trong tủ kính bán bánh mì đó, bác bán bánh mì kẹp thịt đỏ, xá xíu, pâté gan và đồ chua, tất cả là do hai bàn tay thiện nghệ của bác sáng tạo… và bán rất đắt hàng, bán rẻ mà...
Mỗi khi ngày lễ Noel về, hồn chúng tôi ngây ngất với biết bao hoài niệm của thuở thiếu thời. Nhớ về một Sàigòn xa xưa như nhớ về một thiên đường đã mất. Nhà thờ Đức Bà-Notre Dame Cathédrale vẫn sừng sững trong trí nhớ, nơi chúng tôi đã từng đứng trong giáo đường nghe thời gian rơi theo từng hồi chuông nhà thờ đổ. Con đường Catinat, phố Bonnard, phố Nguyễn Huệ... biết bao lần thay đổi, nhưng cái nét Hòn Ngọc Viễn Đông từ ngàn xưa của Sàigòn không một phai mờ...
Thấm thoát Quán Văn đã ra được trăm số báo... Còn niềm vui nào hơn!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.