Hôm nay,  

Hoang Đảo của Tử Thần

27/03/202011:16:00(Xem: 7435)

Những người ở tuyến đầu COVID-19 _Photo từ The National Guard của Flickr
Những người ở tuyến đầu COVID-19 _Photo: The National Guard / Flickr



Bác sĩ gốc Việt Alyssa Nguyễn Phước làm việc trong Phòng Cấp Cứu – ER (Emergency Response) của một bệnh viện tại New York (bà không muốn nêu tên vì lý do tế nhị). Dưới đây là bài phỏng vấn của phóng viên TuAnh Dam, đăng trên tờ NY City Lens ngày 26/3/2020; ianbui dịch lại từ tiếng Anh.

 

Q: Bác sĩ thấy sự khác biệt nào trong phòng cấp cứu trước và sau khi dịch COVID bùng phát?

 

A: Thông thường người ta vô ER vì bất cứ lý do gì. Dập ngón chân, xét nghiệm mang thai, u đầu cách đây hai tuần nay bỗng thấy chóng mặt… Vô gia cư, tâm thần, những thứ mà trong ER chúng tôi thường gặp – tất cả đều biến mất từ ngày có các ca COVID-19 đầu tiên.

 

Phòng cấp cứu thường không bao giờ yên lặng. Vậy mà bây giờ chỉ nghe tiếng ho húng hắng và tiếng beep của máy móc khắp mọi nơi. Mấy chiếc xe cáng đầy người nằm. Ai cũng đeo khẩu trang – từ bệnh nhân cho đến bác sĩ và y tá. Rất khó để làm những việc bình thường nhất, như uống cà phê.

 

Việc cứu tỉnh bệnh nhân xưa nay giống như một sinh hoạt cộng đồng. Cần rất nhiều bàn tay, nhiều người phụ trợ; đôi khi tôi có cảm tưởng mình là người nhạc trưởng điều khiển dàn giao hưởng. Anh, làm cái này. Chị, làm cái kia… Và khi mọi thứ diễn ra không vấp váp, kết quả thực sự là một tác phẩm tuyệt đẹp.

 

Thời COVID không như vậy nữa. Trong phòng ER chỉ còn những người bắt buộc phải có mặt. Mắt kính goggle của ai cũng bị mờ vì hơi thở; họ cố gắng di chuyển vật dụng trong khi làm việc.

 

Có cảm giác như ta đang ở trên một hoang đảo của tử thần. Những người đồng nghiệp, kể cả những tay nghề dày dạn và từng trải nhất, cũng không cầm được nước mắt. Gần như ngày nào tôi cũng khóc, nhưng rồi phải nuốt ngược vào trong để đi làm.

 

Q: Bác sĩ có thể nào kể về bệnh nhân COVID thứ nhất của mình không?

 

A: Mới đầu ông ta được đưa vào để điều trị sỏi thận. Tình cờ bức CAT Scan chụp hình bụng để dò tìm sỏi có dính một tí phần phổi của ông ta, trông nó đáng nghi.

 

Ông ta vào ER hôm thứ Sáu. Đến thứ Ba tuần sau ông ta nhận được tin thông báo nhiễm coronavirus. Được khuyên nên trở lại bệnh viện, ông ta trả lời, “Tôi cảm thấy bình thường, hơi sốt một tí. Tôi muốn ở nhà.” Nhưng đến thứ Năm thì bác sĩ của ông ta gọi cho hay “Tình trạng ông ấy không tốt. Bị khó thở. Sẽ đưa trở lại.”

 

Tôi nhớ, lúc đó tôi chạy vòng vòng lo đủ thứ vì ông ta là bệnh nhân đầu tiên. Phải đặt ông ta trong phòng nào? Sẽ cần những ai giúp việc cho ca này? … Tôi cố điều phối mọi thứ thật chu toàn để không ai có thể bị lây.

 

Thế rồi bỗng dưng ông ta xuất hiện. Khi một con thú quá sợ hãi mắt chúng thường mở tròn, to đến độ ta có thể thấy hết tròng trắng xung quanh tròng đen; đó là hình ảnh ông ta lúc ấy.

 

Ông ta được đeo khẩu trang; hơi thở dồn dập khoảng 60 nhịp một phút như thể đang chết chìm, không đủ dưỡng khí. Lúc được đẩy vào ông ta đang trong tình trạng hốt hoảng, hít thở mạnh qua mảnh khẩu trang.

 

Chỉ có tôi và một bác sĩ khác lo cho ông ta; gắn ống thở cùng các thứ. Thật là đáng sợ. Tay tôi run như chiếc lá mặc dù đây là những việc tôi làm đã rất nhiều lần; run đến độ tôi xém đâm kim vào tay mình.

 

Chúng tôi tưởng mình đã chuẩn bị thật kỹ, nhưng giờ nhìn lại vẫn thấy chưa ổn. Lúc đó chúng tôi thật sự không biết nhiều thứ — không biết mình sẽ cần những gì; không biết bệnh tình ông ta sẽ ra sao; không có một hệ thống và quy trình làm việc cụ thể nào cả.

 

Q: Hầu hết bệnh viện và y sĩ đã chuẩn bị đón người bệnh COVID từ mấy tuần qua, nhưng nó có giống như những gì bà nghĩ khi bệnh nhân bắt đầu xuất hiện không?

 

A: Ghê gớm hơn nhiều. Lượng người được đưa vào cũng như số người bị bệnh đông hơn tôi tưởng tượng.

 

Trong đầu tôi chỉ nghĩ, bệnh viện sẽ bị tràn ngập bởi rất nhiều người bị bệnh nặng. Nhưng tôi không lường trước nó sẽ dẫn đến nhiều xáo trộn xã hội như vậy. Đến khi nó xảy ra, và ảnh hưởng tới mọi khía cạnh trong cuộc sống của mình, ta mới nhận thấy: “Ồ, có quá nhiều thứ để lo. Mình làm không xuể.”

 

Nếu hệ thống y tế của Trung Quốc và Ý đã bị quá tải, chúng ta cũng sẽ bị quá tải không thua gì họ.

 

Q: Thống đốc Cuomo nói mức tệ hại nhất vẫn chưa đến; theo bà tương lai sẽ ra sao?

 

A: Lúc nào tôi cũng mường tượng về chuyện đó, rất khó tránh bị chi phối bởi nó. Mỗi ngày tình hình mỗi căng thẳng hơn một chút. Tôi có cảm giác ruột mình bị quặn thắt: “Một tuần lễ nữa sẽ ra sao? Hai tuần lễ nữa? Nội nay mai?”

 

Về mặt cụ thể, hầu hết các bệnh viện trong vùng New York hoặc sắp hết hoặc đã hết dụng cụ trợ thở cũng như phòng ICU [intensive care unit – điều trị cấp nặng]. Nhà thương nơi tôi làm việc đã biến phòng ICU các loại thành ICU cho COVID, và đã hết chỗ rồi. Chúng tôi đang mở thêm nhiều khu ICU mới và mướn bác sĩ ICU từ nơi khác đến. Ngoài ra chúng tôi còn dựng thêm lều để đặt giường bệnh ICU – chúng cũng đầy luôn rồi.

 

Không còn giường trống trong khi bệnh nhân vẫn tiếp tục được đưa vào, làm thế nào để quyết định ai sẽ được chữa trị? Thật khó mà tưởng tượng; tôi chưa hề bị đặt trong tình thế phải chọn lựa như thế bao giờ. Rồi đây bệnh viện sẽ phải thành lập một uỷ ban đặc nhiệm, với cái nhìn tổng thể, để quyết định phải rút máy trợ thở của bệnh nhân nào để dùng cho người khác.

 

Tương lai thật là khó đoán. Luật lệ thay đổi liền liền; các quy định của bệnh viện cũng vậy.

 

Q: Bác sĩ nghĩ sao về đề nghị của Tổng thống Trump và một số chính trị gia khác rằng nên để nền kinh tế tái hoạt động?

 

A: Tôi nghĩ không nên tí nào. Những người đó chỉ cần bỏ ra 5 phút trong phòng cấp cứu ER là họ sẽ đổi ý ngay lập tức.

 

Dân New York ai cũng linh cảm đây là một sự kiện cực kỳ xấu. Và tôi nghĩ rằng New York sẽ tiếp tục cấm cửa mọi sinh hoạt cho dù những nơi khác trên nước Mỹ ra sao chăng nữa.

 

COVID sẽ ảnh hưởng mạnh đến các cộng đồng vùng quê, những nơi không có đủ điều kiện để đối phó dịch bệnh.

 

Ví dụ như cậu sinh viên nọ đi chơi Spring Break ở Miami xong về lại ngôi làng nhỏ nào đó ở Kansas và truyền bệnh cho bố mẹ, ông bà anh ta. Rồi vì không biết mình đã nhiễm dịch, họ lây sang hàng xóm, bạn bè. Bỗng dưng bệnh viện làng ấy không kham nổi vì họ chỉ có một vị bác sĩ trực về đêm. Mà một người thì không thể nào chống cự với các đợt bệnh nhân ào ạt. Thế là cả làng vỡ trận.

 

Q: Bác sĩ có nghĩ rằng nếu Hoa Kỳ quan tâm đến dịch bệnh này từ hai tháng trước thì tình hình hôm nay có khác hơn không?

 

A: Vì lý do nào đó mà trong suốt tháng Hai chúng ta rơi vào trạng thái yên tâm hão. Chúng ta đã đánh mất cơ hội ngăn chặn dịch bệnh. Nếu chỉ cách đây hai tuần thôi chúng ta xem đây là tình huống nghiêm trọng thì tôi nghĩ số ca bệnh sẽ ít hơn bây giờ rất nhiều.

 

Ca đầu tiên xảy ra tại New York ngày 1 tháng Ba — một người trở về từ Iran. Giả sử lúc đó thành phố tuyên bố: “OK, mọi người nghe đây. Dịch bệnh đã đến. Chúng ta phải bắt đầu giữ khoảng cách an toàn. Hãy nhìn những gì đã và đang xảy ra ở Seattle, ở Ý… ở khắp nơi.” Tôi nghĩ nhiêu đó thôi cũng sẽ giảm bớt gánh nặng cho chúng tôi nhiều lắm.

 

Thay vì vậy thì phản ứng của thành phố là chờ, rồi thì nhiều ca khác xuất hiện. Ngay trong tuần lễ sau cuối tuần vừa qua, số người tràn ra đường để giúp dịch khuẩn lây lan nhiều không thể tưởng. Nếu ta có thể quay ngược dòng thời gian chỉ 10 ngày thôi, tôi nghĩ số ca bệnh sẽ chậm lại rất nhiều.

 

Ta từng nghe bao nhiêu câu chuyện từ Ý. Mới đầu thiên hạ chỉ biết đến những ca bệnh qua tin tức. Nhưng sau đó là người quen. Kế đến là người thân trong gia đình. Tôi mong rằng chúng ta sẽ đồng tâm hiệp lực kiểm soát sự lây lan của cơn dịch này để nó không nhiễm đến thân nhân của mình.

 

-ianbui dịch

 

http://nycitylens.com/2020/03/frontlines-deserted-island-death/ 

Ý kiến bạn đọc
29/03/202015:45:17
Khách
Đưa đến kết quả cuối cùng là đập chết con đỉ mẹ tổ tiên sư cha toàn bộ bọn chệt chinese chó đẻ , chệt chó đói , chệt chó ghẻ , chệt chó dại , chệt chó thúi , chệt chó chết <=> bọn china điên dại , ngông cuồng , đần độn , man di mọi rợ <= > bọn chun quốc chun hang chuột , chui lổ chó láu cá chó <=> bọn chun hoa heo héo , chun hoa thúi xạo ke , nổ banh hán . Phải cho bọn chệt chinese súc vật điên dại đớp NUCLEAR BOMB , SMART BOMB , MISSILE cho chết con đỉ mẹ tổ tiên sư cha toàn bộ bọn chệt chó chết chúng nó vì cái thói lưu manh , côn đồ , mất dạy . bọn chệt súc vật chúng mầy chuẩn bị đi đời nhà ma không còn sót một đứa nấu cái thứ bẩn thúi "xương chệt nấu cao" . bọn chệt chó chết chúng mầy nên lo đớp cứt trộn tàu hủ thúi rồi chờ ngày đớp NUCLEAR BOMB , SMART BOMB , MISSILE để xuống địa ngục cùng một lượt cho vui . only 1 dog = 1.400 millions crazy chinese . No dumb dogs and 1. 400 millions crazy chinese allowed .
28/03/202019:02:36
Khách
Giờ thì đã rõ,lý do gì đã dẫn tới thảm họa cho Hoa Kỳ ngày hôm nay.Tất nhiên người chịu trách nhiệm chính trong chuyện không phải ai khác chính là người đứng đầu chính phủ,vậy mà có 1 số người còn ra sức bảo vệ cho ông ta,vẫn cố chấp không chịu nhận ra vấn đề.Chắc đợi đến khi nào họ lâm vào tình thế bi đát như các bệnh nhân ở bài viết trên ,họ mới chịu hiểu thì mọi chuyện đã quá muộn.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau cái ngày mắc dịch 30 tháng 04 năm 1975, tôi bị tống cổ khỏi trường trung học ở Sài gòn vì chạy giặc trước đó và khai hộ khẩu ở ngoại thành sau hoà bình nên phải về học ở ngoại thành. Đúng là trời bắt phong trần phải phong trần/ cho thanh cao mới được phần thanh cao… Mẹ tôi dụng câu Kiều để an ủi tôi hay chửi xéo: Mày ăn ở làm sao mà ra nông nỗi? Thôi thì ý trời biết đâu mà cãi, lòng mẹ bao la như biển Thái bình, chắc mẹ thương cảm mình đó! Nên từ đó tôi yên tâm được biết cây lúa, con trâu… và Thùy.
Từ ngày May về sống với anh. May và Ngạc là cặp đôi trùng phùng do dây tơ hồng nào đâu định liệu, kết lại thành keo dán với nhau. Ơ, có ai biết thời này là thời đại nào rồi, mà hai người tự thề non hẹn biển, kết nối, giao ước sống đời, mà chưa tỏ tường biết rõ mặt nhau. May giới thiệu mình qua điện thoại (thiệt hay giả cũng chẳng biết đâu mà mò). Em không đẹp, chỉ nhìn tàm tạm, bắt mắt với người này nhưng không bắt mắt với người kia. Em chỉ được nước da trắng thôi...
Tiếng hát khàn đục, nghẹn ngào của người ca sĩ da đen phát ra từ chiếc loa nhỏ, cũ kỷ tình cờ ở một góc đường thành phố New York. Họ là những ca sĩ đường phố, hát lang thang đây đó để bán những đĩa hát của mình...
Mẹ và hai chị em tôi đã chuẩn bị xong một bữa ăn ngon lành. Chiều nay nhà có khách. Gia đình bác Hải từ tiểu bang California đến Salt Lake City du lịch và sẽ ghé nhà tôi, mục đích chính là cho trưởng nam của hai bác là anh Nhân gặp Kim Thịnh chị tôi...
Trời xanh lơ, dịu dàng. Chơi vơi đôi ba cánh ưng chao liệng tìm mồi. Rừng thông bát ngát xanh kín rặng núi trùng điệp xa xa. Con đường đất từ ngôi nhà ra đến khu rừng chỉ vừa hai người đi lọt, cỏ tranh mọc um tùm hai bên. Đến bìa rừng, con đường bỗng doãng ra thành khu đất trống, trên đó trơ trọi một mái nhà nhỏ cũ kỹ làm toàn bằng thân gỗ thông trông như nơi trú ẩn của những người liều mạng đi khai phá đất đai, tìm vàng thuở miền đất này còn hoang vu, yên ắng...
Từ muôn đời nay tình yêu là một giấc mộng đẹp giữa đời thường cuộc sống. Có tình yêu, cuộc sống của con người ý nghĩa hơn vì mọi hỷ, nộ, ái, ố cũng như... thất tình sẽ "được" tình yêu mang đến cuộc sống của chúng ta một cách nhanh chóng và "đầy đủ"...
Cơn mưa đột ngột buổi chiều vào ngay giờ cao điểm đông xe, đông người trên phố. Trở lại công việc ngay mùng Ba Tết, bữa nay thì phải chạy giao hàng từ sáng sớm, tôi mệt mỏi tách chiếc ‘cánh én’ cà tàng của mình ra khỏi luồng xe, tấp đại vô một mái hiên. Một chiếc hai bánh khác cũng tấp theo và một cặp trai gái hối hả bỏ xe chạy vô đứng cạnh tôi...
Từ mấy ngày nay, chợ Đầm đã rộn rịp cho bốc thăm, chia lô để làm chợ Tết. Năm nay, theo lệnh nhà nước, Tết đến sớm hơn mọi năm một tháng. Như để nhắc nhở, lịch năm mới được bày nhan nhản khắp các cửa tiệm. Đặc biệt là các cửa hàng quốc doanh thì lại chẳng có cuốn lịch nào, vì lịch đã chui ra ngoài cả rồi. Lịch năm nay trông tiến bộ lắm, thôi thì các tài tử tha hồ mặc đủ loại áo quần thời trang từ nước ngoài gửi về, nghiêng bên này, liếc bên kia, õng ẹo không kém gì các minh tinh màn bạc Hồng Kông. Có cô còn cầm trên tay một trái táo đỏ nhập theo hàng hoá của các tàu buôn chở đến, ra cái điều sung túc lắm. Ngự Chiêu và Thư Hương nắm tay nhau đi thơ thẩn qua các cửa hiệu, vừa chỉ trỏ các cô tài tử trên lịch, vừa cười khúc khích phê bình vô tội vạ. Thư Hương cười đến suýt ngất khi thấy hình một cô gái miền Bắc mặc áo dài cổ cao thật là cao kiểu một ngàn chín trăm... hồi đó!
Sáng hai mươi tám tết, tôi đạp xe xuống quán cà phê Quỳnh Giao ở gần nhà. Quỳnh Giao học sau tôi hai lớp ở trường trung học vài năm trước, nay thì mức độ nổi tiếng của cô ấy như vết dầu loang ra khỏi vùng ngoại ô, lên tới cổng trường đại học bên Sài gòn vì nhan sắc hơn người. Quỳnh Giao đẹp rực rỡ trong mấy chị em gái đều xinh xắn, nhưng tính nết dễ gần của cô được lòng người lớn kẻ nhỏ hơn chị em trong nhà có quyền thế trước biến cố lịch sử. Họ cắn răng chịu đựng cuộc đổi đời hơn là thả lỏng để hoà vào cuộc sống đã đổi thay nhiều như Quỳnh Giao.
Vài cái Tết thuộc những năm người dân cả nước ‘ăn độn’ trong thập niên 1970 thế kỷ trước đã để lại trong tâm khảm tôi dư vị rất chua chát. Nay ngồi chợt nhớ lại mà không khỏi chạnh lòng, vừa sượng sùng vừa tội nghiệp chính mình...
Thật ra mỗi năm đến Tết Ba Má đều xếp vàng bạc để cúng và đặc biệt nhớ tới ông bà và cha mẹ, chứ mình không có tin dị đoan con ạ! Người chết là hết, vàng bạc đối với họ đâu có ý nghĩa gì! Ý nghĩa là với người sống thôi! Sống sao cho đẹp, đó là mình đã làm cho họ vui lòng.
Chị Bông gọt sát vỏ bưởi vỏ chanh, nấu nước lấy tinh dầu gội đầu. Xem mấy Youtube và bạn bè chỉ dẫn chị Bông đã từng làm theo, từ dễ cho đến khó: nào gội đầu bằng baby shampoo ít hóa chất để bảo vệ da đầu trẻ em thì cũng tốt cho da đầu người lớn, nào hạn chế nhuộm tóc, hạn chế gội đầu xấy tóc thường xuyên, nào massage đầu với dầu ô liu, nào massage đầu với dầu dừa rồi quấn khăn lại ủ tóc 15 phút, công phu và khó chịu như thế chị Bông cũng kiên nhẫn làm đến hết chai dầu ô liu xong hết cả hũ dầu dừa organic cũng chẳng thấy kết quả gì mà hình như tóc càng rụng thêm...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.