Hôm nay,  

DÒNG ĐỜI

08/03/202010:06:00(Xem: 4697)


 Ông Dawson giơ tay ngoắc gọi:

 - Tim, mày làm ơn đi kiểm tra laị các mối giằng buộc và hệ thống máy hơi! Tao muốn tất cả phải bảo đảm tuyệt đối, không phải tao không tin mày, nhưng công việc là công việc!

 Tim trả lời:

 - Ok, tao đi kiểm tra đây, mặc dù tao đã biết là tất cả đã an toàn!

 Tim thông cảm với Dawson, nó làm quản lý vô cùng bận rộn, mọi việc đổ lên đầu nó, trên thì chủ la rầy, dưới thì nhân viên cứng đầu. Nó phải làm sao cho vừa lòng chủ mà cũng không phải căng thẳng với nhân viên. Mọi việc phải chính xác, nếu có sai sót gì thì nó là người đầu tiên chịu trách nhiệm. Công việc nó thật khó chứ chẳng phải chơi, ở cái xứ này việc an toàn là trên hết, phải lăn ra làm và chịu trách nhiệm việc mình làm, không có chuyện:”Tao tin ở mày!”. Nhớ năm kia có thằng bé chơi đu quay bị té, lỗi một phần ở thằng bé không chịu nghe theo chỉ dẫn. Ấy vậy mà ba mẹ nó đi thưa, bọn luật sư và bác sĩ làm hồ sơ gian để ăn tiền bảo hiểm, sau khi bồi thường xong đoàn xiếc tưởng chừng sạt nghiệp luôn. Ông chủ thương lượng với nhân viên:

 - Đoàn xiếc chúng ta cạn tiền vì vụ kiện, giờ mọi người thắt lưng buộc bụng, giảm lương và các khoản phúc lợi, bằng không thì đoàn xiếc chúng ta khai phá sản.”

 Đa số mọi người chấp nhận vậy để đoàn xiếc còn họat động, tuy có thằng Jackson D thì không bằng lòng:

 - Shit! lời ăn lỗ chịu, sao bắt tôi phải gánh? Hôm nay ngày cuối của tôi!

 Thế là nó ra đi, con Annie A- bồ thằng Jackson D ca cẩm:

  - Lương đã thấp còn giảm nữa sao sống nổi?

 Nó rời đoàn đi theo thằng bồ luôn. Hai đứa đi rồi, việc của nó những người còn laị phải làm bù trước khi tuyển người mới. Nhiều người bực bội vì vừa giảm lương mà laị thêm việc, tuy vậy vẫn phải cố đu theo đoàn vì chưa biết đi đâu. 

 Tim theo đoàn này đã mười lăm năm, cuộc sống rày đây mai đó, lang thang khắp góc bể chân trời, khi thì từ bờ Đông sang bờ Tây, khi thì từ miền Nam ngược lên miền Bắc, lúc thì về miền Trung Tây. Đoàn xiếc rong ruổi từ thành đô, thị trấn cho chí miền thôn quê heo hút, nơi thì năm ba tuần, nơi thì một hai tháng; đi tới đâu mang tiếng cười sảng khoái cho con nít ở đấy. Dân địa phương cũng thích thú với những màn xiếc tạp kỹ, các trò chơi rộn ràng, các gian hàng ăn uống, quà lưu niệm… tiếng loa quảng cáo, âm nhạc xập xình, đèn màu chấp chới…làm sống động một góc trời. Đoàn xiếc tạp kỹ nào cũng thế, không thể thiếu anh hề tóc vàng bù xù, cái mũi cà chua đỏ loét, cái miệng vẽ cười toét đến mang tai và đôi mắt buồn vô hạn; phải chăng đấy là dấu hiệu của cuộc đời? những tấn tuồng cười đó khóc đó của kiếp nhân sinh.

 Không biết nhân duyên gì mà Tim laị gắn bó với đoàn xiếc này, đôi khi tự nhủ lòng và cười thầm mà không biết phải trả lời sao. Sau khi học xong phổ thông, một lần tình cờ đi chơi và thấy đoàn xiếc tuyển người. Tim xin vào làm tạm thời, định bụng sẽ học tiếp hoặc xin một việc ổn định và có tương lai hơn, ấy vậy mà dính luôn đến tận bây giờ. Ban đầu chú Hai- ba của Tim cũng nghĩ là Tim làm tạm thôi, chứ ai laị theo đoàn xiếc lang bạt kỳ hồ như vậy, nhưng sau thấy Tim dính chặt với đoàn nên nhiều lần khuyên nhủ:

 - Con tìm công việc nào cho nó chính danh, có thu nhập và ổn định chứ theo đoàn xiếc hoài sao được? tương lai không có, người quen biết chê cười! 

 Tim im lặng chưa trả lời thì ông Hai laị nói: 

 - Dòng đời nghiệt ngã, người đời bạc lắm con! người thầy suốt đời dạy chữ cho người, khi nằm xuống không ai đọc cho một chữ. Người nghệ sĩ đem tiếng ca dâng cho đời, khi ra đi chẳng có ai hát cho một lời. Người làm trò suốt đời đem nụ cười tiếng khóc đến cho người, khi tàn hơi không có ai nhỏ cho gịot nước mắt. Người đưa đò suốt đời đưa người qua sông, đến khi mình qua thì chẳng có ai đưa…Con theo đoàn xiết rong ruổi như thế, rồi ngày mai sẽ ra sao?

 Bà Hai cũng càm ràm:

 - Con lớn rồi, tìm việc khác cho ổn định, còn phải lấy vợ sanh con, xây dựng tương lai… Con theo đoàn xiếc miết sao được! nhiều người quen của gia đình cứ hỏi thăm về con và họ xì xầm tiếng bấc tiếng chì. 

 Tim dạ dạ cho qua chuyện, một lần nghỉ phép về nhà. Ông bà Hai nói gắt quá,Tim bảo:

 - Con muốn sống tự do, cuộc sống của con như thế này cũng được, đừng bắt con theo cái lối mòn. Ba má thương con thì đừng ép con! 

 Ông bà Hai thôi không nói nữa nhưng trong lòng vẫn xót xa thương cho Tim:” Thằng nhỏ số long đong, cứ như dân du mục, không biết có bùa mê thuốc lú gì mà theo đoàn xiếc quanh năm.”

 Bạn bè Tim cũng cười cợt:

 - Sao không tìm một việc gì đó ổn định mà sống?

 Tuị nó giờ thành danh hết rồi, thằng Logan R làm văn phòng luật, thằng Carpenter J lấy bằng bác sĩ, thằng Keith J thì làm chủ tiện Nails, con Tammy N làm đaị lý bảo hiểm… nói chung tụi nó tiếng, có tiền trong cộng đồng. Con Tammy R bỏ Tim đã lâu, nó cặp với thằng Josh T- một đaị gia mua bán nhà cữa. Tim và Tammy yêu nhau suốt hai năm cuối phổ thông, sau khi Tim vào đoàn xiếc thì Tammy không hài lòng, nhiều lần cô ta bảo:

 - Anh tìm việc khác đi, theo đoàn xiếc người ta cười chết! 

 Tim không trả lời, hai tháng sau thì người ta thấy Tammy cặp kè với Josh. Thật tình Josh theo đuổi Tammy đã lâu nhưng ngặt nỗi lúc ấy Tammy còn yêu Tim. Tim biết tin nhưng  cũng không buồn. Anh biết chuyện phải thế thôi, cô ấy không có lỗi, nếu anh là cô ấy anh cũng sẽ làm thế. Làm sao một cô gái trẻ có thể sống với anh nhân viên đoàn xiếc, rày đây mai đó; tiền bạc và địa vị ai mà không ham, cho dù cái danh vị cỏn con là chủ tiệm nails hay văn phòng này nọ…Riêng trong tâm Tim thì chẳng may may có ý niệm gì về những cái danh vị ấy. Anh sống và hành xử như một chú bé, làm những gì mình thích, không màng chuyện khen chê của người đời, coi khinh những cái mà người đời tranh đoạt cho bằng được. Bởi thế trong nhà và bạn bè vẫn bảo:” Cái thằng xìu xìu ễnh ễnh, chẳng có chí tiến thân”. Từ khi Tammy bỏ, ban đầu cũng thoáng chút cô đơn, có lần sau đêm diễn. Tim cùng các bạn diễn vào quán bar trong thị trấn uống thả giàn, cả bọn hú hét tán thưởng những cô gái trần truồng múa cột, những tờ tiền xếp nhỏ nhét vào chiếc dây buộc ở bắp đùi và cánh tay các cô, đêm ấy Tim qua đêm với cô gái làng chơi trong lúc hứng khởi laị gọi tên Tammy. 

 Sáng hôm sau đoàn xiếc rong kéo về miền Cherokee, một trấn nhỏ bên bờ sông Cherokee, con sông nhỏ mà nước trong vắt. Ban ngày chưa diễn, Tim ra sông tắm, bọn con nít quanh đấy đang giỡn ầm ĩ cả khúc sông, chúng leo lên những cây sồi có nhành xìa ra mép nước rồi nhảy tùm xuống. Những chú bé con tóc vàng mắt xanh đẹp như những thiên thần, nghịch ngợm không kém những chú bé ngày xưa ở khúc sông quê Tim. Thuở ấy lên mười, Tim cùng lũ trẻ con trong xóm vẫn thường ra sông Hà Thanh  tắm, cả một trời kỷ niệm ùa về. Tim cũng leo lên cây sồi nhảy tùm xuống, vùng vẫy đã đời giữa giòng nước trong xanh. Tim nghĩ có tắm trong những bồn tắm sang trọng của khách sạn năm sao cũng không bằng tắm ở khúc sông này.Thằng Jack thấy Tim thân mật với tụi trẻ bèn nhắc nhở:

 - Tim, mày cẩn thận! đừng có quá thân thiện, không chừng ba mẹ nó thưa mày tội ấu dâm, quấy rối con nít là tàn đời đấy!

  - Cảm ơn mày, tao biết, tao vẫn giữ khoảng cách an toàn- Tim trả lời Jack 

 Ở cái xứ này việc gì cũng có thể thưa kiện cả, có những vụ kiện rất mơ hồ và vu vơ tỉ như: có bà uống cà phê, vô ý làm đổ trên đùi, thế là kiện vì cà phê nóng quá. Có người bất cẩn mà té, bèn kiện vì sàn siêu thị trơn. Có cô đi kiện chồng vì sau một thời gian chung sống bị hao mòn thân thể… Những vụ kiện không biết nên khóc hay nên cười đây? Có phải vì dòng đời như thế nên những anh hề luôn luôn vẽ mặt với cái miệng cười toe toét mà đôi mắt buồn đẫm lệ? 

 Ở cái xứ này quả là rất tự do nhưng đừng giỡn mặt với pháp luật, luật là lý không có chỗ cho chữ tình. Có những bộ luật to lớn đồ sộ, bao hàm cả thế giới, thậm chí vũ trụ như chiến tranh các vì sao, các tàu thám hiểm không gian… nhưng cũng có những điều luật vô cùng nhỏ nhiệm, chi li như:  gà không được gáy nhưng chó được sủa, cấm làm tình bằng miệng…( việc như thế làm sao mà biết, ấy vậy mà có luật hẳn hoi). Còn nhớ năm xưa, O.J. Simpson giết vợ, ấy vậy mà ra toà laị trắng án. Luật sư quá giỏi, tìm được kẽ hở của luật làm cho quan toà không sao kết án được. Simpson tránh được luật thế gian nhưng luật nhân quả thì không tránh được, chỉ chừng mươi năm sau thì Simpson từ giàu có trở thành nghiện ngập, trộm cắp và chết trong đói nghèo. 

 Tim theo đoàn xiếc rong ruổi bốn phương trên mảnh đất bao la này, gặp đủ hạng người, thấy nhiều cảnh đời. Nếu người phương Bắc: New York, Seatle… cao ráo, lịch lãm hơi lạnh lùng; người phương Nam: Alabama, New Orleans, Georgia… có vẻ cục mịch và bảo thủ hơn. Nếu người thành thị thì tính cách cởi mở, hào nhoáng, tiếp nhận những cái khác biệt về văn hoá, tôn giáo, giới tính… thì người nông thôn laị cực kỳ bảo thủ, nhất là những tay Mormons. Tim thấy mình như một loại chuối ruột trắng vỏ vàng, gốc phương Đông còn đấy nhưng đã pha quá nửa chất phương Tây. Sở dĩ Tim theo đoàn xiếc rong ruổi   đây đó cũng một phần ảnh hưởng từ những trang sách Đông phương, hình ảnh những hiệp khách giang hồ rày đây mai đó, trọng nghĩa khinh tài. Những ông tăng nơi thiền lâm thạch thất, cao sơn… vô cùng hào sảng, lãng mạn… kết hợp và hoà với hình ảnh các tay cao bồi Viễn Tây như anh chàng Lucky Luke; những tay nghĩa hiệp, cao thượng, hào hùng nhưng không kém phần lãng mạn, tài hoa! tất nhiên bọn họ rất tài giỏi và bản lãnh cao cường. Bởi thế mà người ta bảo:” Đông Tây hội ngộ”, hội ngộ ở đây, gặp nhau ở điểm này. Dòng đời thật không phải là những trang sách! Tim theo đoàn xiếc rày đây mai đó khắp bốn phương trời phần nào thoã cái chí xê dịch của mình, vừa được cái tự do nhiều nhất, không bị trói buộc bởi những khuôn phép sáo mòn, hình thức của người đời. Đoàn xiếc rong và những thành viên của nó như những người du mục của những thế kỷ xa xưa, vừa mưu sinh vừa thõa chí tang bồng

 Theo đoàn xiếc thật sự là ăn buị ngủ bờ, cơm chùa cháo chợ…Đoàn có bà Monica N- như một quản gia, quán xuyến mọi việc trong ngoài, lo việc ăn uống… Bà cao to, ăn to nói lớn tưởng chừng như thô tháo ấy vậy mà cũng rất nồng hậu. Khi mới vào đoàn, Tim không thích bà, có lần bà quát:

 - Bữa nào mày không ăn thì phải báo trước cho tao biết, tao sẽ không tính tiền bữa đó, bằng không tao sẽ tính! 

 Bà sòng phẳng đúng tính cách dân giang hồ, không nhưng nhị gì cả, tưởng chừng khô khan. Ấy vậy mà có lần Tim sốt li bì, bà mang một ly mật ong chanh nóng và mấy viên Tylenon đến, rờ trán Tim: 

 - Mày uống mấy viên Tylenon với ly nước này, ngaỳ mai sẽ khoẻ! 

 Quả thật vậy, hôm sau bớt sốt, từ đấy Tim nhìn bà Monica với một cái nhìn khác. Sau đó Tim kêu bà bằng mama, bà cười to, chỉ vào ngực Tim:

 - Tao không phải là má mì, tao là quản gia cho đoàn xiếc nhé! 

 Nói xong bà cầm ly Whishky tu một hơi cạn sạch, làm Tim laị nhớ về một bà già ở chợ quê ngày xưa. Khi Tim lên bảy, gần nhà Tim có bà Tư bán rau sống. Người ta kể chồng bà đi tập kết ngoài Bắc,  khi về đem theo một bà ngoài ấy về theo, sau đó họ đánh đuổi bà Tư ra khỏi nhà. Bà Tư phải sống nhờ ở góc chợ Bà Bâu, ngày ngaỳ bán rau sống. Mỗi ngaỳ hai lần, bà Tư cũng ghé quán bà Bảy để làm xị đế, bà laị hay nói liệu. Người xóm chợ thấy thế thường hay chọc ghẹo cho bà nói liệu lấy đó làm trò cười. Có nhiều người ác tâm bày con nít hốt ổ kiến lửa ném vào nơi bà ngủ. Tim thấy thương bà lắm nhưng không biết  làm sao giúp bà được cả. Bà Monica uống rượu như nước làm cho hình ảnh bà Tư uống rượu trong ký ức xa xưa hiện về. Từ lâu những chuyện cũ, những hình ảnh thơ ấu đầu đời những tưởng đã mờ nhạt, ấy vậy mà nay bất chợt hiện về. Tim laị gần bà Monica nói:

 - Cảm ơn bà rất nhiều bà Monica! 

 Bà nhìn vào mặt Tim:

 - Mày cảm ơn tao vì chuyện gì?

 Tim cười cười:

 - Cảm ơn bà vì mọi chuyện mà cũng chẳng vì chuyện gì cả! cảm ơn vì dòng đời thế thôi! 

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 3/2020 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Gần nửa thế kỷ rồi, mà giờ đây, nhắc tên Nguyên, trong trí nàng hiện lên hình ảnh nhà Hường, êm đềm, thân thiết. Lệ thường, khi nàng đến, Hường lôi tuồn tuột nàng vào phòng học. Ngang qua phòng khách, “giang sơn” của bạn bè anh Hưng, nàng liến thoắng chào hỏi các anh...
Ông bóc tờ lịch cuối cùng của năm 2023. Giao thừa bước vào 2024 đã qua năm phút, ông hồi hộp chờ chuông điện thoại reo. Từ năm Canh Thìn 2000 đến nay Giáp Thìn 2024, đã hai mươi bốn năm, mỗi năm ông đều nhận được hai cuộc điện đàm từ Paris vào giao thừa tây lịch và giao thừa âm lịch...
Tôi may mắn hơn nhiều người Việt sống bên ngoài Việt nam là được sống trong một thành phố không cần biết tiếng Anh vì mọi dịch vụ đều có người Việt phục vụ đồng hương. Dịch vụ mới nhất tôi nghe được trong chiều ba mươi từ người bạn bị mất việc hôm tháng trước, anh giao hết cho dịch vụ trương bảng nhận khai thuế nhưng có làm thêm dịch vụ xin tiền thất nghiệp, nghĩa là lo khâu xin việc mỗi tuần ở những hãng xưởng khác nhau theo yêu cầu của Sở thất nghiệp TWC để được hưởng tiền thất nghiệp hàng tuần nhưng bảo đảm không ai gọi đi làm đâu mà sợ. Tiền thất nghiệp cứ chuyển vào tài khoản nhà băng người thất nghiệp mỗi tuần, không phải lo gì hết ngoài việc trả cho dịch vụ vài chục bạc. Nghe xong không biết nên vui hay buồn với cộng đồng mình vào một chiều cuối năm ở hải ngoại.
Trong buổi họp chuẩn bị cho ngày liên hoan Tết năm ấy, cô giáo trẻ sung sức là tôi, cao hứng giao cho nhóm lớp trưởng lớp phó lo phần trang trí, mua bánh kẹo, nước uống, còn tôi sẽ nấu một nồi chè bà ba và một hũ đậu phộng rang...
Kể từ năm 1558, con ông Nguyễn Kim là chúa Nguyễn Hoàng vào cai trị Thuận Hóa, gọi là Đàng Trong. Đàng Ngoài là ngoài Bắc vẫn thuộc quyền của chúa Trịnh. Họ chia đôi đất nước, lấy sông Gianh làm giới tuyến. Rồi Trịnh Nguyễn đánh nhau suốt 200 năm vẫn không phân thắng bại, con sông Gianh oan nghiệt là đề tài cho bao nhiêu đau thương, bao nhiêu than vãn...
Bà vợ của Martsa đã ra khỏi phòng với thằng bé, còn lại tôi đối mặt với Martsa, không khí trong phòng như cô đặc lại. Toàn bộ sự chú ý của tôi tập trung vào bàn tay phải, tôi nắm chặt cây dao găm. Tôi xua hết ý nghĩ trong tâm trí, chỉ còn trong đầu một ý kiến: giết Martsa để trả thù cho chàng Khampa và cha anh ta...
Đã gần đến Tết. Trời vẫn rét căm căm nhưng có lẽ mùa đông năm nay Seattle không có tuyết. Nhiều năm giờ này băng giá đã phủ kín các cành cây khẳng khiu trụi lá. Toàn cảnh như một cánh rừng bằng pha lê lóng lánh, trông đẹp như trong cảnh thần tiên, nhưng bước ra ngoài trên mặt đất giá băng lại rất nguy hiểm. Trượt té gẫy xương là chuyện thường...
Mấy ngày nay John cứ như một cái xác vô hồn, vẫn ăn uống, vẫn đi làm như mọi người nhưng John chỉ làm theo quán tính; toàn bộ mọi hoạt động và nói năng cứ như thể lập trình sẵn trong người máy chứ không hề có mộtc cảm xúc gì về việc mình làm. Đâu phải chỉ tuần này, đã lâu rồi, cái tình trạng này trong John tiếp diễn khi thì lên cao lúc xuống thấp. John thấy đời mình vô vị và vô nghĩa quá, chẳng biết sống để làm gì...
Không có đồng hồ đeo tay nên tôi chẳng biết Oanh đã vào chợ được bao lâu rồi. Con nhỏ định để tôi chết đứng ở đây. Trời đã trưa, khu chợ vắng dần. Ôm cặp, áo dài trắng đứng trước chợ giờ nầy, chướng ơi là chướng. Tôi cúi mặt, không dám nhìn ai vừa rủa thầm con nhỏ...
Có lời bái hát xưa nào đó mà tôi còn nhớ loáng thoáng trong đầu, “ngoài kia tuyết rơi đầy, sao em không đến bên tôi chiều nay…” chỉ nhớ mỗi câu ấy thôi nên ngân nga cho đỡ buồn khi mỏi mắt nhìn ra cửa sổ… ngoài kia tuyết rơi đầy. Dù sao cũng đỡ nản hơn nhìn vào chỗ làm là những hàng bàn làm việc dài im lặng, những hàng ghế ngồi có bánh xe xếp ngay ngắn; tiếng nói cười của đồng nghiệp hoà quyện vào âm thanh phát ra từ máy móc đã lui về quá khứ như một triều đại huy hoàng đã lụi tàn. Mọi thứ chưa đóng bụi thời gian đã thành phế tích của nền kinh tế đã chết trước cả chính quyền điều hành nó là thực tế nước Mỹ.
Tôi lái xe về nhà, trong lòng nặng trĩu nỗi buồn, thương cho Vi và giận chồng của Vi quá, tôi đâm xe thẳng vào garage và xồng xộc đi vào nhà, chồng tôi có lẽ vẫn đang lúi húi trong bếp nên không thấy tôi. Thay quần áo, nằm lăn trên giường, tôi nghĩ đến những lời Thu nói, nếu như tôi lấy phải một người chồng như của Vi?
Đêm đầu tiên về Saigon vì trái giờ nên khoảng 3 giờ sáng tôi đã thức giấc. Háo hức muốn tìm hiểu cuộc sống ban đêm ở Sài Gòn hoa lệ. Tôi trang bị nhẹ với máy ảnh đi lang thang một mình trên đường phố vắng. Ban đầu hơi ái ngại, tôi chỉ định rảo bộ quanh khách sạn ở Q1 cho an toàn. Ra ngoài khách sạn khoảng trăm thước, tôi thấy mấy chị đạp xe chở hàng có lẽ để bán lẻ ở đâu đó trong thành phố...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.