Hôm nay,  

Miếu Lớn Hơn Đình

2/23/202011:00:00(View: 4363)

 Trời tối đen như mực, tiếng mang tác, tiếng hổ gầm từ đại ngàn vọng về xen vào bản hợp tấu bất tận của lũ ếch nhái côn trùng quanh con suối Hầm Hô. Đêm đường sơn không hề im vắng như người dưới xuôi vẫn tưởng. Ông ngồi bên bếp lửa độc ẩm một mình, nậm rượu dường như cũng vơi cạn, tiếng củi cháy tí tách, ngọn lửa lung lay in bóng ông trên vách nứa. Ông vẫn ngồi như thế hàng đêm, dù nắng hạ hay mưa đông, kể từ ông về dựng cái lán bên suối này, tính ra cũng đã bảy ngàn đêm. 

 Bất chợt mắt ông quắc lên, ngưng thần lắng nghe âm thanh lạ hoà trong tiếng mưa rơi, bước chân đã bước lên bậc thang của lán. Thiên tánh con nhà võ cộng với sự từng trải mấy mươi năm khiến ông phán đoán chính xác. Lập tức ông lăn mình qua bên kia tấm phên, núp mình trong bóng tối. Cữa lán khẽ hé mở, một gã trung niên ló đầu vào và khẽ gọi:

 - Đô đốc, đô đốc! Ngài có ở đây không? 

 Y gọi ba lần nhưng ông không trả lời, qua khe hở ông quan sát và nhận ra y. Y bước hẳn vào trong lán và nói: 

 - Đô đốc, đệ tử là Hậu hiệu úy đây!  đệ tử đến đây không có ý đồ xấu, xin ngài chớ lo! 

 Bấy giờ ông bước ra, gã kia liền sụp lạy, nước mắt chảy dài mà miệng cứ thì thào: 

 - Đô đốc, đô đốc, chủ nhân đây rồi! 

 Ông đỡ y dậy, chỉ cho cái kệ bên bếp lửa để ngồi rồi rót cho y một chung rượu nhỏ. Y lễ phép bái tạ xong mới uống.

 - Đệ tử đã đi tìm đô đốc suốt mười lăm năm nay. Sau khi Nguyễn vương về Phú Xuân trả thù tàn khốc những người có liên can đến soái công. Đệ trốn lên miền thượng và làm gã lái buôn thương hồ, rày đây mai đó, khi thì mua bán sản vật giữa miền thượng với các phủ Quy Nhơn, Thăng Hoa, Tư Nghĩa… Khi thì vào tận Hà Tiên trấn, có năm theo thương hồ lên Nam Vang, Vạn Tượng… Đến đâu đệ cũng dò la tông tích của đô đốc nhưng bặt vô âm tín. Mãi đến hôm nay, sau khi trao đổi sản vật ở bến Trường Trầu xong thì có người bảo: “đầu nguồn suối Hầm Hô có một lão thượng sống một mình trong cái lán, lão ấy biết nói tiếng kinh, cứ mỗi nửa con trăng thì lão ấy gùi sản vật xuống đây đổi gạo, muối và rượu Bầu Đá…” Nghe đến đây tự nhiên lòng đệ tin chắc mười mươi đấy là chủ nhân! Đệ liền gởi hàng hoá laị cho lữ điếm rồi tìm đường vào đây, để che mắt tai mắt triều đình, đệ bảo tìm vào sơn thượng để mua mật ong rừng. Trước khi vào đây đệ có nghe người làng Phú Phong bảo rằng: “ Lão thượng người Bana vẫn thường xuống đây đổi sản vật tên là ông Dõng” từ đó đệ càng tin chắc hơn người đó chính là dô đốc vậy! 

 Ông ngồi trầm ngâm, vẻ mặt bình thản nhưng đôi mắt dường như có chút ngấn lệ, mười lăm năm rồi còn gì. Ngày ấy ông còn là một viên dũng tướng còn Hậu hiệu úy là đệ tử, là học trò của ông. Hai thầy trò theo soái công vào Nam ra Bắc, chinh chiến mười bốn năm ròng, lập nên những chiến công hiển hách và lẫy lừng. Hậu hiệu úy là tay thám báo trẻ, góp phần không ít vào những chiến công đó!  Sau trận Đống Đa, giặc Bắc phương sợ soái công như sợ cọp. Đaị Việt suốt nghìn năm, chưa bao giờ rạng rỡ như thế! nhưng than ôi! sự đời vốn vô thường, mệnh trời khó biết. Soái công đột ngột băng, cơ nghiệp huy hoàng gầy dựng bao nhiêu năm chợt tan thành bọt nước. Ông lặng lẽ rót chung rượu rồi tợp nhẹ. Gã kia vẫn ngồi lặng lẽ, không nói gì. Ông tiếp tục dòng hồi tưởng : Trận cuối ở Lũy Thầy, ông cùng vợ chồng nữ đô đốc đốc thúc ba quân nghênh chiến chặn quân Nguyễn Vương ra Bắc. Cuộc chiến đang khốc liệt thì ấu chúa trẻ người non dạ hạ lệnh lui quân…Thế trận vỡ tan, tuyến phòng thủ cuối cùng sụp đổ, cơ hội cuối cùng tan thành mây khói. Vợ chồng nữ đô đốc bị quân Nguyễn Vương bắt sống sau đó thì mọi người tản mác khắp nơi. Ông vượt thoát qua Bồn Man nương náu , khi thì xuống Cao Miên, lúc về miền thượng đạo sống lẫn với người Bana, Ê Đê…cuối cùng thì về bên con suối này dựng lán ở cho đến hôm nay. Cái lán cách xa làng một khoảng cách đủ để bọn tai mắt triều đình không bén mảng đến. Người làng Phú Phong, An thái, An Truyền… cũng có biết ông về nhưng tất cả kín miệng như bưng. Lòng người vẫn còn chút tưởng đến người cựu trào năm xưa. Ông chìm trong dòng suy tư bất tận. Gã kia lên tiếng kéo ông về với thực tại: 

 - Đô đốc, ngài đã quên soái công rồi sao? 

 Nhanh như cắt, ông chụp lấy cây gậy lồ ô dựng ở góc lán và rút ra thanh đoản đao chỉa vào gã hiệu úy:

 - Ngươi đến đây dò la? 

Hậu hiệu úy mặt không đổi sắc, y qùy tâu:

 - Thưa đô đốc, đê tử theo ngài chinh chiến mười bốn năm ròng. Đô đốc đã chỉ dạy võ nghệ, dìu dắt trên đường binh nghiệp. Đệ tử luôn nhớ ơn ngài, xem ngài như cha, như thầy, làm sao đệ tử có thể đến để dò la?  Mười lăm năm ròng đi tìm tông tích ngài, sống không đổi dạ chết không thay lòng. Nếu đệ tử ăn ở hai lòng thì trời tru đất diệt! 

 Ông thâu thanh đao về, laị hỏi: 

- Vậy ngươi đến đây với mục đích gì? 

 Y tâu: 

 - Vì lòng tưởng nhớ, Con nhà võ có thể hủy hình chứ không thể huỷ tiết! Đệ tử còn một việc muốn thưa. 

 Ông bảo: 

 - Việc gì? Nói mau! 

Hậu hiệu ý hạ giọng:

 - Đệ tử chiêu tập hơn ngàn dũng sĩ, ngày đêm tập luyện để báo thù và khôi phục cơ nghiệp cho soái công. Xin đô đốc hãy đứng ra làm minh chủ, hiệu triệu dân quân! 

Y vẫn quỳ đấy, ngửa mặt nhìn ông với ánh mắt van lơn và đầy nhiệt huyết. Ông nhét đoản đao vào laị cây gậy lồ ô, đoạn đỡ y ngồi lên, nước mắt ông chảy thành dòng.

 - Hậu hiệu úy! Ngươi quả là con nhà võ, tiết tháo can cường, trung nghĩa một lòng động đến đất trời nhưng tiếc một điều sự si mê của ngươi cũng quá lớn. Ngươi đang đẩy ngàn dũng sĩ kia vào cữa tử, không chỉ một ngàn cái đầu lâu bêu trên cọc mà còn bao nhiêu họ sẽ diệt tộc đây?  Năm xưa khi soái công băng, triều đình vẫn còn thiên binh vạn mã, xe pháo đủ đầy, quân tinh tướng giỏi… mà còn sụp đổ. Một ngàn dũng sĩ thì sẽ làm được việc gì? Bá tánh lầm than vì binh lửa can qua đã đủ rồi, đừng gây thêm nữa! ý trời không biết được, lòng dân giờ cũng đã đổi thay không còn như mười lăm năm trước nữa. Người dũng sĩ không sợ chết nhưng đừng chết vì việc vô ích! vả laị thiên hạ của bá tánh nào phải của riêng của soái công ta , bao đời nay các họ: Lê, Lý, Trần, Lê… vẫn thay nhau làm chủ. Giờ Nguyễn Vương thay soái công làm chủ thiên hạ cũng là lẽ thường tình. Ta tưởng nhớ soái công và những công lao hiển hách của người có bao giờ nguôi, nhưng chuyện khôi phục laị cơ nghiệp của soái công là không tưởng, không thể được, chỉ tổ gây thêm chết chóc máu xương mà thôi! 

 Hậu hiệu úy thưa:

 - Không lẽ khoanh tay? Không lẽ phụ lòng soái công? 

 Ông ôn tồn:

 - Gây thêm binh đao mới là phụ lòng soái công đấy! bá tánh yên rồi, cơ hội nghìn năm chỉ có một lần, vĩnh viễn không bao giờ lập laị. Soái công cũng như các huynh đệ chiến tướng chắc cũng chẳng còn muốn nhắc laị chuyện đau lòng. 

 Hậu hiệu úy lại thưa: 

 - Vậy giờ phải hành xử thế nào? 

 Ông nhìn y bảo:

 - Hãy sống theo đời nhưng đừng đu theo thói đời, không xu phụ quyền thế, kể như đã không phụ soái công rồí!

 Nói xong ông laị rút thanh đoản đao ra khỏi cây gậy và trao cho y: 

 - Thanh đoản đao này tên Trủy Thủ Huyết Long Đao, nó có thể cắt đứt mọi gươm giáo trên đời mà không hề sứt mẻ. Danh môn chánh phái hay tứ chiếng giang hồ đều thèm khát săn lùng nó. Nó vốn của Hám Hổ Hầu, y mang nó từ Triều Châu sang. Y theo phò tá soái công nhưng sau đó tự phụ và tạo phản nên bị soái công giết đi. Soái công tặng nó cho ta. Ta đã giữ nó bên mình suốt bao nhiêu năm nay. Ta dùng nó hộ thân. Khi cần sẽ tự xử lấy mình chứ nhất quyết không để lọt vào tay quan quân triều đình. Nay ta không cần nữa, ngươi hãy giữ lấy, xem như chút lòng của ta gởi cho ngươi! 

 Hậu hiệu úy sụp lạy giơ hai tay đón nhận thanh đoản đao

 - Xin đa tạ đô đốc, kiếp này dầu gan lầy óc nát cũng không quên người!  Mười lăm năm nay mới gặp nhau phút giây này, biết có còn ngày nào gặp laị? 

 Ông đỡ y đứng dậy, mắt rơm rớm vỗ vai y:

 - Con nhà võ đôi khi cũng không cầm lòng đặng, lần hội ngộ này là lần đầu mà cũng có thể là lần cuối. Cuộc đời vô thường làm sao biết chuyện gì xảy ra ngày mai. Mai kia có gặp laị ở suối vàng thì ta với ngươi cùng bái kiến soái công vậy! 

 Y ôm chầm lấy ông, nức nở

 - Đô đốc, chủ nhân, ông thầy của tôi! 

 Ông lui laị góc bếp lấy bầu rượu lớn rót ra hai chén đầy và trao cho y một chén

 - Hãy cùng ta cạn chén này, ngày mai khi mặt trời quá ngọ bọn lính canh điếm ăn nhậu say sẽ ngủ, lúc ấy ngươi hãy đi! 

 Ngọn lửa bập bùng in bóng hai người trên phên liếp trông như hai pho tượng,  ngoài trời bóng tối đặc quánh như cái kén bọc lấy căn lán. 

 Mùng năm mùa xuân năm ấy ông chết, dân các làng Phú Phong, Kiên Mỹ, An Truyền… xì xầm bàn tán:” Ông Dõng chết rồi”. Các bô lão làm giấy lên quan sở taị xin lập miếu thờ thành hoàng bổn cảnh. Ngày dỡ lán của ông dựng miếu thờ, để tránh tai mắt triều đình, các bô lão không đọc văn tế mà chỉ khấn thầm: “ Sanh vi tướng tử vi thần, dân làng xin lập miếu thờ ngài, xuân thu nhị kỳ tế lễ.  Đô đốc sống khôn chết thiêng xin hãy hộ quốc hộ dân…”

 Không biết bao lâu kể từ khi lập miếu, tự dưng dân quanh ngày ngày hát ru con:

  Ai cho miếu lớn hơn đình

  Bậu có chồng mặc bậu bậu vẫn gọi mình bằng anh


TIỂU LỤC THẦN PHONG 

Đồ Bàn thành, 8/2019

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Kể cả sau khi ra trường đi dạy, góc nhìn chọn lựa đàn ông của tôi rất giới hạn. Không cần đẹp trai, nhưng không thể xấu. Không quá cao, cũng không thể lùn. Không ăn diện thời trang, cũng không quê mùa. Không nói nhiều, cũng không câm nín. Không cần thông minh, nhưng đừng ngu khờ. Không cần làm anh hùng, nhưng đừng hèn nhát. Nhưng các tiêu chuẩn này không có nghĩa tôi sẽ chọn người trung bình.
Một ngày cuối tháng tám, vợ chồng tôi chở anh chị đi chơi, ăn uống; đang ăn bỗng dưng anh nhìn xa xăm, nói vu vơ như không cần người nghe: - Tôi cần một phương pháp trợ tử! Tôi giật mình lo lắng đưa mắt nhìn chị, nước mắt đong đầy trong hốc mắt, chị nhẹ nhàng tâm sự: - Ai cũng phải đến ngày đó thôi! Anh đã chịu đựng đau đớn mỗi lần lọc thận về, ăn uống không được ngon miệng nữa, ngủ nửa đêm thức giấc vì nóng hay lạnh quá, không được uống quá nhiều nước cho dù có khát cách mấy vì thận đã không làm việc nổi. Anh lại thương chị mỗi khi thấy chị cực giúp anh làm vệ sinh cá nhân. Con cái ở xa, chúng có cuộc sống riêng, đâu thể lúc nào cũng kề cận lo cho cha mẹ mãi được, khi cần chúng có thể đến giúp có hạn mà thôi…
Tuy không còn ở đó nhưng hắn vẫn thường nhớ những chiếc lá vàng trên cây khế nhẹ rơi, giàn hoa giấy rực rỡ cười với nắng trước mưa chiều. Cái máy hát cũ kỹ với băng đĩa nhão vừa hợp với nhạc sến, “tình chỉ đẹp khi còn dang dở…” Hắn gởi gió cho mây ngày bay một đoạn đời hư thực huyền ảo như lời nhạc rả rích từ cái máy hát lớn tuổi hơn hắn lúc bấy giờ khi những toan tính về tương lai chưa có đáp số thì bài toán một với một đã không bao giờ là hai từ khi em lấy chồng.
Chiếc Airbus A380 của hãng hàng không Emirates từ từ đáp nhẹ nhàng xuống phi trường quốc tế Tokyo Narita. Airbus A380 là loại máy bay khổng lồ, có thể chứa trên 500 hành khách, chỗ ngồi rộng rãi, thoải mái và bay rất êm...
Tuy Hòa, nơi tôi sống quãng đời thơ ấu, là một thành phố nhỏ hiền hòa nằm sát bờ biển, giống như nàng “Mỹ Nhân Ngư” phơi tấm thân kiều diễm trên bãi cát trắng tinh. Nàng dựa đầu trên núi Chóp Chài, đôi mắt mơ màng nhìn ra biển Đông, nghe gió thổi vi vu qua những bãi thùy dương dày đặc trên bãi biển Đại Lãnh, đầu đội vương miện hình Tháp...
Hôm nay, tôi lại có dịp ghé vào “cõi riêng” của tôi để lau dọn, quét bụi. Nhìn thùng sách nằm nơi góc phòng, tôi nhớ anh Quang, không dám mở thùng sách ra, rồi chẳng hiểu sao, lại tha thẩn ngồi xuống ngắm nghía những cuốn albums và tủ sách của riêng mình. Tôi nhẹ nhàng lấy ra từng cuốn sách, xem tựa đề, để tâm hồn lại lang thang trôi về quá khứ.
Có nhiều người tự hỏi là tại sao sang đến xứ tự do tạm dung này lại có những chuyện buồn như thế xảy ra cho người đàn ông, thay vì chỉ thường thấy xảy ra cho người đàn bà khi chúng ta còn ở quê nhà. Chắc rất nhiều người trong chúng ta, nhất là phái nam, đều hiểu rõ có nhiều nguyên nhân rất sâu xa, tế nhị, phức tạp, không tiện nêu ra ở đây, nhưng câu chuyện tình buồn được kể lại sau đây là một trong những trường hợp điển hình
…Khi anh tới cổng viện dưỡng lão, trời đã chạng vạng tối, chỉ còn bà mẹ anh và bà thư ký ngồi co ro trên ghế đá… họ đợi anh, bà thư ký vội báo cho anh hay là anh hãy canh giữ, nuôi bà cụ khoảng một tháng, chờ tình hình dịch bệnh tăng giảm ra sao, rồi thành phố sẽ quyết định và nhà già sẽ liên lạc với anh ngay sau đó. Bà thư ký đi khỏi, anh quay lại ngó mẹ và đau lòng thấy bà cụ co dúm như một mớ giẻ rách khô… anh đỡ mẹ ra xe, và nhỏ nhẹ khuyên trấn an: - Mẹ cứ về ở với con ít lâu, coi tình hình ra sao?
Có nhiều người sợ hãi khi nghĩ đến cái chết, nhưng thật ra nếu nghĩ thường xuyên đến cái chết là một việc hết sức tích cực và giúp cho người già rất nhiều. Mỗi khi nghĩ đến cái chết giúp cho ta thức tỉnh và sống trở lại giây phút hiện tại và quán chiếu xem mình phải làm gì trước khi nhắm mắt lìa đời. Nghĩ đến cái chết giúp ta dừng lại, xem xét những việc mình đang làm, những gì mình ước mong thực hiện và những tham vọng về tiền tài, chức phận, vật chất để được hưởng thụ. Khi tuổi về già chúng ta không nên tránh né nghĩ đến cái chết, mà nên nghĩ đến nó thường xuyên và nhất là nên chuẩn bị cho cái chết. Khi chuẩn bị cho cái chết ta sẽ suy nghĩ chín chắn hơn những gì nên và không nên làm trước khi qua đời và mình sẽ tự giúp tránh những việc vô ích, không có ích cho ai và mất thì giờ, để dành cho những việc quan trọng hơn, có ích lợi
Xâu chuỗi ngọc. Những viên đá quý. Tôi lại mỉm cười. Quý hay không quý tôi cũng không biết. Tôi không biết gì về vàng bạc, nữ trang. Tôi chỉ biết là tôi thích những tia màu phản chiếu lấp lánh phát ra từ những hạt đá nhỏ trong xâu chuỗi. Những tia màu như những câu chào hỏi rộn ràng. Cũng có thể xâu chuỗi làm bằng những hạt đá giả bằng nhựa. Bởi chúng rất nhẹ. Người đàn bà làm tôi xiêu lòng. Tôi sẽ mua tặng người yêu như lời bà ta nhắc nhở, dù tôi không chắc là đến ngày tháng này tôi đã có người yêu hay chưa. Tiểu Quyên là người nữ duy nhất trong thế giới tôi. Nhưng Tiểu Quyên với tôi là hai người bạn, hay đúng hơn là hai chú cháu.
Chiếc xe đò rẽ vào ngả ba Lộ Tẻ, chạy chậm lại rồi ngừng hẳn. Trên xe một số người nhốn nháo, ló đầu ra cửa sổ xem có chuyện gì. Anh phụ xe nhảy xuống vội vàng chạy về phía trước. Đã hơn 2 giờ chiều, trong xe hầm nóng và trở nên ồn ào. Vài phút sau, anh phụ xe trở lại và báo tuyến đường về Rạch Giá đã đóng vì nước lũ về ngập một số đoạn đường dài phía trước. Tất cả bà con phải xuống xe, hoặc tìm nhà nghỉ tạm chờ nước rút, hoặc bao đò máy về Rạch Giá. Đó là một buổi chiều giữa mùa nước nổi, tôi theo dòng người bước xuống xe, trời hanh nắng và đứng gió. Đường xá, đò ghe tôi không biết rành, chắc là phải tìm nhà xin trọ, chờ nước rút.
Rứa là tui được hưởng hai cái bánh nhỏ thanh tao dòn rụm, bột họ pha răng mà mê rứa không biết, kèm mấy lát vả, lát khế, rau sống chấm nước tương pha chế ngon ơi là ngon. Tỉnh táo bao tử rồi hắn chở tui đi vòng thành phố Huế, qua khu Thương Bạc, ủa bữa ni răng mà người đông rứa, bớt vẻ yên tĩnh như ngày xưa, tiệm quán cũng mọc lên khó còn đất trống. Vừa đi hắn vừa kể nỗi gian khổ lúc trẻ, nay thì hậu vận quá tốt, con có địa vị thành công, chồng cưng yêu nhiều hơn lúc tuổi xế chiều, mà nhìn kỹ hắn tươi đẹp mặn mà ghê, chắc hạnh phúc gia đình biến sắc thêm xinh hè. Đi nửa ngày hắn thả tui về nhà” tau bận chút chuyện, sẽ gặp mi sau nữa nghe. Tui cám ơn hắn, gần 50 năm tuy xa mà hắn vẫn nhớ, vẫn đầy tình bạn thân thiết như hồi mô.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.