Hôm nay,  

"Happy Vietnamese New Year!"

04/02/202010:38:00(Xem: 3444)

              

*Alfred D. Sulfridge, bác sỹ Trung Tá Không Lực Mỹ tại phi trường Trà Nóc, Cần Thơ. Hồi năm 1970 anh thường đến hợp tác làm việc với tôi tại bịnh viện Thủ Khoa Nghĩa, Cần thơ. Bác sĩ Sulfridge là người bạn của tôi về chuyên môn, phẫu thuật, mặc dầu anh ta nhỏ hơn tuổi 2 tuổi. Nhưng làm sao ấy, tôi vẫn không thích anh chàng. Nhiều lúc tôi cũng tự hỏi, tại sao mình không thích Alfred? Tên ấy cũng tốt đấy chứ. Nhưng tôi đành chịu, tự nhủ thầm thích hay không thích là lý do của trái tim, hơi đâu mà thắc mắc. Và tôi lờ chuyện đó luôn…

Tôi đến Mỹ cuối năm 79. Trong ngày Nguyên đán của năm 80, không ngờ bác sĩ Sulfridge biết tôi đang ở Mỹ, hôm đó anh gọi chúc Tết tôi. Bác sĩ Sulfridge nói chuyên với tôi rất nhiều, rất lâu. Anh hỏi thăm tôi, gia đình tôi, cha mẹ, vợ con tôi, với những lời chân thành sâu sắc. Anh cũng muốn giúp đỡ tôi về mọi mặt trong khả năng của anh, nếu tôi và gia đình tôi cần. Tôi cám ơn anh ấy. Tôi nói là tôi không quên ơn anh ấy, dù cho đó chỉ là lời hứa, và tôi hứa là chúng tôi sẽ không quên anh ấy một khi chúng tôi cần sự giúp đỡ nào đó từ các đồng nghiêp. Chúng tôi nói chuyện với nhau rất tình nghĩa và chúng tôi cũng có chung những cảm nhận sâu sắc về nhau. Nhưng cuối câu chuyện, một lần nữa bác sĩ Sulfridge chúc Tết tôi:

       “Happy Chinese New Year!”

Tôi giận tím người. Tôi khựng lại một hồi lâu, tôi lạnh nhạt trả lời:

      - The same to you…

   Và tôi…‘úp’ điện thoại…

Ôm ngực, ngồi nghỉ một hồi lâu, mới thấy mình vô lý. Mới thấy Alfred và tôi, cả hai chúng tôi đều là nạn nhận của một ý thức sai lầm về Tết. Thật sự Tết nhất là vấn đề của thời gian, mùa màng, thời tiết, căn cứ trên sự di chuyển của mặt trời, của mặt trăng. Có ai sở hữu mặt trời, mặt trăng đâu mà gọi là Tết Tây, Tết Tàu, Tết Ta...Nhưng ngặt một điều, lễ đầu năm âm lịch tiếng Việt gọi là Tết, Trung Hoa gọi Nguyên Đán; lễ đầu năm dương lịch Tây gọi là Nouvel An, Mỹ gọi là New Year…Ai cũng đặt tên cho thời gian cái tên của riêng mình…y như là thời gian, mặt trời, mặt trăng là của riêng họ, con cháu họ. Từ xưa,Trung Quốc rộng lớn quá, có nền văn minh rất sớm và tỏa sáng ảnh hưởng và làm mờ nhạt các nền văn minh của các quốc gia chung quanh như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật…Do đó thế giới Tây phương mỗi khi nhìn về các nước Đông Á và Đông Nam Á đều nhìn qua lăng kính của văn minh TQ. Tệ hại cho đến nỗi tên của nước ta, có thời người Tây phương gọi là Bán đảo Ấn Trung - Indochine/Indochina…Tết Ta, Tết Nhật, Tết Triều Tiên …họ đều gọi là ‘Tết Tàu’- Chinese New year. Cũng có lẽ bực bội vì lý do đó, quyết tâm thoát ly ra khỏi ảnh hưởng của TQ, trước hết là Nhật, và sau đó là Triều Tiên không ăn mừng năm mới âm lịch nữa, không ăn Tết nữa.

     Sau một hồi minh định như vậy, tôi mới ngộ ra rằng tại sao hồi năm 70 tôi không mấy có cảm tình với bác sĩ Sulfridge, chỉ vì Tết năm đó anh ấy trịnh trọng chúc tết tôi y chang với câu anh ấy chúc vừa rồi:

               “Happy Chinese New Year”

khiến tôi giận anh tím mặt. Tôi không nhìn mặt anh ấy liên tiếp trong mấy ngày sau đó! Bây giờ ngồi nghĩ lại mà thương hại cho mình...

 

     Sau năm 80, Bác sĩ Sulfridge và tôi có nói chuyện điện thoại với nhau đôi ba lần và bặt tin nhau cho mãi đến Tết năm 2008, tôi nhận được điện thoại của bác sĩ Sulfridge gọi chúc Tết tôi. Thật cảm động nghe giọng nói thân quen của anh như thuở nào! Có điều là chúng tôi lớn tuổi cả rồi. Tôi đã 72 và anh ấy cũng 70! Chúng tôi nói chuyện với nhau rất nhiều, chúng tôi đã từng chia sẻ với nhau những cas phẫu thuật cấp cứu. Anh đã từng ‘vào’*giúp tôi, cũng như tôi cũng đã từng ‘vào’ giúp anh trong trường hợp chúng tôi gặp khó khăn phẫu thuật. Nhưng tuyệt nhiên chúng tôi không ai, một lời nhắc đến chiến tranh. Có điều anh làm tôi ngạc nhiên và cũng vô cùng cảm động, cuối câu chuyện anh trịnh trọng chúc tết tôi:

           “Happy VietNamese New Year”

Tôi nghe tim mình bồi hồi, xúc động… Ngưng một chập…hy vọng anh còn chờ tôi ở bên kia đầu dây, tôi trịnh trọng:

           “Happy VietNamese New year” , Dr Sulfridge…

Tôi nghe tiếng cười rạn rỡ của anh và nghe anh nói:

             “Many thanks, Dr Dao”

Thật sư câu chúc Tết của bác sĩ Sulfridge: “Happy VietNamese New Year” chẳng những làm cho tôi vui sướng mà còn làm cho tôi tự hào! Ôi! Chỉ có một chút xích ra khỏi ảnh hưởng Trung Quốc, năm 2007, chúng ta ăn Tết trước TQ một ngày, mà gây sự chú ý quan tâm cùng khắp thế giới. Và qua câu chúc Tết của Bác sĩ Sulfridge:“ Happy VietNamese New Year ” ai còn dám nói người Mỹ thiếu tế nhị trong giao tế? Phải chi những năm của thập niên 40 của thế kỷ trước, có được sư cảm nhận sâu sắc giữa hai dân tộc Việt Mỹ như sư cảm nhận giữa chúng tôi hôm nay, thì đâu đến nỗi có những trang sử đẩm máu đáng tiếc…

Mỗi lần nghĩ về người bạn đồng nghiệp xa xưa, bác sĩ Sulfridge, tôi cảm thấy một thoáng bâng khuâng. Sau sư cố, khu hành chánh Tam sa tại đảo Hải Nam của Trung Quốc, được thành lập, không hiểu Alfred còn nhớ tôi không? Liệu anh ấy năm nay sẽ chúc tết tôi với câu: “Happy VietNamese New Year!” nữa không?.../.

      

Đào Như

thetrongdao2000@yahoo.com

Chicago

Jan-2012

(*)   - Tên hoàn toàn hư cấ-nếu có sự trùng hợp xin đừng ngộ nhận.

(**) ‘Vào’: khi can thiêp phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật găp khó khăn về chuyên môn thường cầu cứu một người đồng nghiệp khác vào giúp đỡ mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau dịp lễ Noel là không khí tháng chạp lấp ló đầu ngõ rồi! Thời tiết mùa đông lạnh lẽo đã dần nhường chỗ cho gió xuân về mơ màng trong sương sớm. Khoảng mùng 5 tháng chạp là mọi người đi tảo mộ đông vui. Đươc gặp bà con, họ hàng nội ngoại chào nhau tíu tít sau một năm tất bật là thấy tết đã sắp sửa cận kề. Tết không chỉ là niềm trông đợi của trẻ thơ mà còn là niềm vui của người lớn. Xưa chừ người ta thường nói vui như tết mà!
Con tàu rú lên tràng còi thất thanh. Âm thanh chuyển từ trầm đục sang cao chói. Chuyện gì vậy. Mọi người hỏi nhau. Sao bỗng dưng còi tàu gầm thét như con thú bị thương vậy. Tàu bỗng dưng chạy chậm hẳn lại. Và tiếng rít của bánh sắt trên đường rầy như mũi khoan nhọn xoáy vào lỗ tai. Người soát vé tất tả chạy trên lối nhỏ giữa hai hàng ghế. Chuyện gì thế ông ơi. Những câu hỏi nhao nhao. Something wrong, very wrong. Mọi người vui lòng ngồi yên tại chỗ. Người soát vé nói vội trước khi mất hút sau khung cửa nối sang toa kế tiếp. Khủng bố hay cầu đường xe lửa bị sập. Mưa lũ đã mấy hôm rồi. Người ta xớn xác hỏi nhau. Tin tức truyền miệng lan nhanh như đám cháy rừng. Không ai biết chắc chuyện gì. Chỉ biết tàu không thể tiếp tục chạy. Nhìn qua cửa sổ, chỉ thấy rừng cây đang vùn vụt dạt về phía sau bỗng chậm dần.
Đọc thơ “nhớ nhà” của Nguyễn Thị Vinh càng thêm nhớ! Ai cũng bảo rằng mùa xuân làm ấm lòng người, nhưng chưa chắc gì. Mùa xuân đó là mùa xuân ở bên ấy, bên Việt Nam họa chăng có ấm lòng, chứ mùa xuân rơi vào tiết mùa đông lạnh lẽo bên trời tây này lạnh vô cùng...
Bà Hai Kỹ lơ mơ ngái ngủ thò chân xuống giường, chợt giật nảy cả người, nước đâu mà linh láng ngập đến tận ống quyển vậy trời. Bà tỉnh ngủ hẳn, hoảng hốt la to: – Dậy, dậy mau, nước vô ngập nhà rồi!
Anh muốn về thăm Việt Nam, chị cũng vậy. Anh nói với chị: Em à, cũng hai năm rồi, tụi mình chưa về thăm Việt Nam. Anh thấy nhớ quá, nhớ hàng cây dâm bụt, gốc ổi, cây dâu đất ngoài quê anh. Nhất là ngôi nhà có bức tường thành và cái cổng bằng xi măng. Anh đã đem theo hình ảnh đó suốt mấy mươi năm rồi, nhưng lúc nào cũng nhớ nó. Mình đi về thăm một chuyến em hè...
Lần này, 2023, tôi chọn đi xem Tuy Hòa (Phú Yên) và Qui Nhơn (Bình Định) hai thành phố nhỏ, không mấy nổi tiếng với hy vọng nhìn thấy, cuộc sống tỉnh lẽ vẫn còn đằm thắm hiền hòa, chưa huyên náo chật chội như Hội An, nơi mỗi ngày có cả chục chuyến xe buýt thả nườm nượp khách du lịch xuống bến...
Những ngày cận tết trời Sài Gòn se se lạnh. Cái lạnh mang theo chút nắng hanh làm đẹp hơn bao chiếc áo len buổi sáng những con đường. Khóa học cuối năm chấm dứt bằng đêm văn nghệ toàn trường của đại học sư phạm...
Ngày Tết ai ai cũng nhớ đến bánh chưng, bánh dầy. Bánh chưng là biểu hiệu của đất trời, là tất cả của vũ trụ và của lòng hiếu thảo, có tự truyện từ lâu đời, từ đời vua Hùng Vương xa xưa. Người trong Nam còn gọi là bánh tét, có lẽ là do chữ tiết hay Tết, ý là bánh của ngày Tết...
Hôm rồi, gia đình chúng tôi bảy người, có đặt bàn tại nhà hàng The Keg (the steak house and bar nổi tiếng ở Canada ) lúc 7.30 pm. Gần tới giờ, chúng tôi phone hỏi nếu chúng tôi đến 7pm được không, họ trả lời ok, và chúng tôi liền chạy xe đến, có mặt trước 15 phút...
Mấy cái rễ chết khô này là những gì còn lại của cây mít mà tự tay tôi trồng mấy chục năm trước, bên mép một hố bom. Chúng đã theo tôi qua chặng hành trình hơn bảy ngàn cây số từ một vùng quê Quảng Nam đến thành phố lớn nhất của nước Úc. Thời chiến quê tôi là vùng đất không người và, có lúc, là vùng “tự do oanh kích”. Trở về đó sau tháng Tư năm 1975, khu vườn xưa của tổ tiên đã là một cái rừng rậm, màu xanh chồng lên màu xanh, mấy tầng, mấy lớp với những táng cây cao thấp chằng chịt dây leo, những chùm chìm bìm phủ từ trên xuống và những bụi đơm xôi đầy gai góc cố thủ bên dưới chờ chực cơ hội ngóc đầu lên, chỉ trừ màu đất sét đỏ quạch của cái hố bom sâu hoắm ở góc vườn, dấu tích của một trận oanh tạc cách đó ba năm, trong “Mùa hè đỏ lửa”.
Đầu tháng 12, nhân dịp vợ chồng người bạn sang Pháp du lịch, chúng tôi hẹn hò nhau, rong chơi Paris vài ngày. Khi cả nhóm đang đi dạo, cười nói xôn xao, điện thoại của tôi reo. Nhìn vào màn hình nhỏ, thấy tên Manager của tôi. Tôi nhíu mày, mình đang nghỉ phép, bà ấy gọi làm gì...
Người Việt tị nạn đã có một đóng góp to lớn vào văn hóa ẩm thực nhân loại: một thức ăn mang đậm bản sắc dân tộc Việt. Thức ăn dó là Phở. Mùi Phở thơm ngon hấp dẫn, nóng hổi, hợp với mọi khẩu vị đã chinh phục bao tử mọi người thuộc mọi tôn giáo. Hễ nơi nào có bước chân con dân xứ Việt ở thì nơi đấy có Phở...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.