Hôm nay,  

Nguyên Sa - Mai Thảo & Thời Kỳ Tiền Cúc

10/01/202000:00:00(Xem: 4593)

Nguyen Sa


Những nhà phê bình văn học sẽ tìm hiểu về Mai Thảo nhà văn, Mai Thảo người đứng đầu của một nhóm văn học. Tôi không phải là người làm công việc này, tôi chỉ có cơ may sống trong thời gian Đêm Giã Từ Hà Nội ra đời, nhìn thấy Tháng Giêng Cỏ Non từ trong trứng nước. Tôi là nhân chứng của sự hình thành tạp chí Sáng Tạo, nhìn thấy ít nhất một phần những yếu tố đã làm cho Mai Thảo trở thành con chim đầu đàn của nhóm văn chương lừng lẫy của thời kỳ văn học chạy dài suốt từ một chín năm tư đến một chín bẩy lăm. 

Danh từ “nhóm” trong văn chương Việt Nam hiện đại thật lạ. Nhóm chỉ có nghĩa là một tập hợp không có sẵn trang điểm ngôn ngữ nào có vóc dáng quý tộc hay sang cả. Bên ngoài lãnh vực văn chương, nhóm còn thường hơn cả hội, đoàn, đảng… Nhưng trong văn chương khi mà nhóm không phải là tập hợp những cây viết tài tử như nhóm Vàng Khuyên, nhóm Măng Non, mà là tập hợp những ngòi bút nghiêm chỉnh, bỗng nhiên nhóm trở thành một đối tượng làm cho người ta phải chú ý. Bởi vì nhóm đã trở thành trường phái. Có một chủ trương văn học nghệ thuật. Có những tác phẩm có tầm vóc. Chủ trương, tác phẩm khác biệt hay chống lại những chủ trương, tác phẩm đã có. Nhóm lãng mạn, trong văn chương Pháp, là một trường phái không chấp nhận trường phái cổ điển. Chateaubriand đi đầu tiên trên con đường khác biệt với Corneille, Racine, Molière… Nhóm Thi Sơn không còn chấp nhận nữa nền văn chương đầy cảm xúc, nặng chĩu chủ quan của các nhà văn nhà thơ Alfred de Musset, Alfred de Vigny… Emile Zola và những người của trường phái tả chân đánh phá lãng mạn, rồi chính tả chân, trở thành mục tiêu nhắm tới của cả siêu thực, tả chân xã hội và hiện sinh. Mỗi thời có thể có nhiều nhóm văn chương khác biệt, nhưng thường chỉ có một nhóm hiện ra trỗi bật. Thế kỷ 17, trường phái cổ điển sáng chói, trường phái lãng mạn trỗi bật trong văn chương Pháp thế kỷ 19. Mỗi thời có thể có nhiều nhóm văn chương khác biệt, nhưng thường chỉ có một nhóm hiện ra trỗi bật.

Ở nước ta, thời kỳ tiền chiến có hơn một nhóm văn chương, Tự Lực Văn Đoàn vượt trội. Thời kỳ văn học từ 1954 đến 1975, Sáng Tạo lừng lẫy. Nếu tôi phải chọn hai nhóm văn chương của thời kỳ này, tôi sẽ chọn Sáng Tạo và Trình Bày. Nhưng Sáng Tạo thì vang dội hơn vì Mai Thảo có một lý thuyết văn học mở rộng. Nhà văn đứng đầu nhóm văn học này biết rõ là anh không thích những cái gì, muốn làm cái gì, bác bỏ quan niệm văn học nào, tìm kiếm những tác phẩm nào, nhắm tới những sáng tạo nào. Sáng Tạo muốn làm khác với Tự Lực Văn Đoàn, nhắm tiến tới “cái mới”. Đứng về phía cái mới là tiêu đề của một số bài văn có tính chất lý thuyết của Mai Thảo. Tờ báo của anh đăng nhiều bài nói về văn chương hiện sinh. Những cuộc thảo luận của một số những cộng tác viên cũa Sáng Tạo đi tìm thơ, tìm truyện. Mai Thảo khẳng định văn chương là viễn mơ. Anh đứng về phía nghệ thuật vị nghệ thuật, trái ngược với Thế Nguyên, và anh em nhóm Trình Bày vào con đường nghệ thuật vị nhân sinh có tên mới là văn chương dấn thân.

Lý thuyết văn chương dẫn đạo của nhóm Sáng Tạo, trong mọi trường hợp không phải là chất xi măng gắn liền những ngòi bút khác biệt cộng tác với tạp chí Sáng Tạo. Mai Thảo trở thành người đứng đầu của một nhóm văn chương vì anh có tâm hồn của một người đứng đầu một nhóm văn học. Mai Thảo biết yêu mến tác phẩm, biết quý trọng những người sáng tạo, Mai Thảo đọc thơ Tô Thùy Yên, Cung Trầm Tưởng, Thanh Tâm Tuyền hay Nguyên Sa… đọc truyện của Thảo Trường, Dương Nghiễm Mậu… với cùng một tình yêu và lòng quý mến đó. Mỗi người viết tìm thấy một Mai Thảo của riêng, một gắn bó, một thân tình, một bằng hữu. Nhóm Sáng Tạo, với một số anh em, là một nhóm nhỏ. Sáng Tạo với Mai Thảo, là tất cả những người đã cộng tác với anh. Sáng Tạo với tôi, với nhiều anh em khác, tôi nghĩ, là Mai Thảo. Mà tôi, mà chúng tôi, gắn bó và yêu mến.

Mai Thảo, với tôi, có ba thời kỳ, thời kỳ Tiền-Cúc, thời kỳ Cúc-Mãn-Khai và thời kỳ Hậu-Cúc. Mai Thảo thời kỳ Hậu-Cúc sinh sống ra làm sao? Tôi không có ý niệm nào rõ rệt, tôi cũng không biết vì sao, cũng chẳng bao giờ tìm hiểu vì sao Thảo và Cúc xa nhau.



Khi tôi chia tay với Mai Thảo là thời kỳ Cúc-Mãn-Khai. Cúc nhanh nhẹn, tôi muốn nói nhẩy nhót. Màu trắng da thịt của cánh tay trần nhẩy nhót trong ánh sáng chan hòa của những buổi chiều Sài gòn, màu trắng của khuôn mặt đã pha những mảnh đêm màu xanh nhảy nhót trong ánh đèn ban đêm ở đường Tôn Thất Đạm. Đêm nào Mai Thảo cũng gọi tên tôi. Nguyên Sa. Nguyên Sa đâu. Nguyên Sa dậy đi. Xuống ăn phở Nguyên Sa ơi.

Sau thời gian ở xóm Sáu Lèo, khu này bị hỏa hoạn, tôi dọn nhà lên Tôn Thất Đạm, ngay khúc đầu đường gần bộ Công Chánh. Người đi chơi đêm ăn phở đêm gọi khúc đường Tôn Thất Đạm này là khu phở Tôn Thất Đạm. Mai Thảo, Hoài Bắc, Cúc, Mỹ là những người khách trung thành của khu phở đêm này. Khi tới gánh phở đêm này, Mai Thảo đã say chưa? Tôi không nghĩ là bạn tôi say. Thời đó Mai Thảo chỉ uống bia thôi. Thời Tiền-Cúc và thời Cúc-Mãn-Khai chỉ có la de. Thời kỳ hải ngoại này toàn rượu mạnh.

Thứ năm tuần trước, tôi cùng với Du Tử Lê và Tuyền ghé gian phòng Mai Thảo ở trong khu cư xá Song Long trên đường Bolsa. Lê và Tuyền đến trước. Tôi tới sau, tôi không biết vị trí gian phòng của Mai Thảo. Lần trước tôi tới Mai Thảo còn ở trên lầu, từ mấy tháng nay Mai Thảo đã dọn xuống dưới thuận tiện hơn cho sức khỏe của anh, mới sinh nhật lần thứ 70. Tôi đi qua từng gian phòng, cư xá có hai khu, mỗi khu hơn mười căn apartment một phòng không có bếp, qua mỗi căn tôi cất tiếng gọi. Tôi gọi vừa phải. Không thể quá nhỏ không ai nghe thấy gọi làm gì. Nhưng không gọi quá lớn làm người đang ngủ phải thức dậy. Gọi vừa đủ chỉ người đang thức nghe thấy. Mai Thảo đợi tôi giờ này, tôi có hẹn trước, gọi vừa phải được rồi. Mai Thảo. Mai Thảo. Ông Mai Thảo ơi. Mai Thảo có ở phòng này không. Tôi gọi Mai Thảo. Tôi gọi Mai Thảo ơi. Tiếng vang ở trong tôi ném lại Nguyên Sa ơi. Nguyên Sa xuống đây ăn phở. Tôi bật cười gọi lớn hơn. Mai Thảo. Mai Thảo. Tiếng vang vọng càng lớn. Du Tử Lê nghe thấy tiếng gọi hay tiếng vang vọng nào, không biết, nhưng Du Tử Lê đã nhanh nhẹn chạy vọt ra, nói lớn đây đây, anh Nguyên Sa, phòng anh Mai Thảo đây.

Trong phòng Mai Thải hai mươi bốn chai Martel đứng sừng sững trên mặt thảm. Mai Thảo chưa điểm tâm, lát sau thì có ly đá lạnh được mang tới.

Nhưng đêm của thời đó thì chỉ có ly đá lạnh la de sủi bọt trước khi bát phở được bưng ra. Tôi thường xuống trước khi tô phở được bưng ra. Tôi có nghiêng đầu ra cửa sổ trước đó vẫy tay cho Mai Thảo biết tôi đã nghe thấy rồi, tôi xuống ngay đây. Cúc đưa tay làm thủ hiệu nhẹ chào hỏi, khuôn mặt màu da trắng có những mảnh xanh nhẩy nhót trong đêm. Cúc cười nhẹ nhàng, miệng cười nhẹ nhàng, mắt cười nhẹ nhàng, phải rồi, Cúc có đôi mắt biết cười, đôi mắt cười ngó lên lầu nhìn tôi, đôi mắt cười khi tôi xuống tới ngồi trên một chiếc ghế gấp của gánh phở đêm, cười anh Mai Thảo gọi to quá, anh bị thức dậy phải không, cười khi Cúc từ căn gác lửng của tòa soạn Sáng Tạo bước xuống khi tôi tới đập cửa buổi sáng sớm, cười khi hai người đi xe Austin ngoài phố gặp Nguyên Sa bóp còi inh ỏi.

Tôi ở Pháp về, không sống trong không khí khi chia đôi nước. Biến cố Năm Tư có ảnh hưởng trực tiếp với anh em tôi một cách khác. Tôi và hai em là Thoa và An du học tại Pháp từ cuối 1948.

Đêm Giã Từ Hà Nội thời kỳ Tiền-Cúc là một biến cố văn chương, tự bản thân tác phẩm là những rung động mới, những dòng văn khác lạ của một giã từ chung lần đầu của hằng hằng những tâm hồn cho một thành phố thịt xương. Cuốn sách làm cho tôi gần gũi Mai Thảo ngay. Mai Thảo cho xuất bản Đêm Giã Từ Hà Nội cũng hai năm sau năm 1954, cùng thời gian tôi rời bỏ Paris. Tôi cũng có nỗi đau sót chất ngất không bao giờ gặp lại. Năm 1975, trở thành người tỵ nạn, tôi trở lại Paris, tôi tưởng rằng tôi gặp lại Paris.

Tôi khám phá ra tôi có gặp lại Paris, nhưng không bao giờ gặp lại Paris có chữ P viết hoa thời đó nữa./.

Trích Nguyên Sa Hồi Ký 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thằng Thảo cà chớn, cà khịa với thằng Thọ. Nó biết anh nó thích nhỏ Mai, năm rồi thằng Thọ sang nhà nhỏ Mai lặt lá mai cả mấy buổi chiều. Nhỏ Mai học chung lớp với Thọ, hai đứa thường đi học chung đường, bề ngoài thì là bạn bè nhưng tình ý đã lắm rồi, tuy cả hai còn e dè. Đứa nào cũng giả đò vu vơ nhưng làm ánh mắt đã nói lên hết, đôi khi người ta cũng bắt quả tang hai đứa ôm nhau dấm dúi hôn lén sau gốc dừa...
Đã mịt mù trong trí nhớ, trong ký ức về đường hoa Nguyễn Huệ mỗi độ xuân về. Nếu bảo là không nhớ gì nữa thì không đúng vì quên là nhớ nhất nên cố quên đi, tốt nhất là quên đi những kỷ niệm ngọt ngào, những ký ức thân thương khi đã là dĩ vãng, nhưng càng cố quên càng nhớ nhiều như câu thơ bất hủ của tiền bối Bùi Giáng, “uống xong ly rượu cùng nhau/ hẹn rằng mãi mãi quên nhau muôn đời…” giữa dòng đời mùa xuân phía trước miên trường phía sau, trong bất lực khi nhìn lại, nhớ về, trong đời người ngắn ngủi chỉ đủ thời gian để “xin chào nhau giữa đoạn đường/ mùa xuân phía trước miên trường phía sau/ uống xong ly rượu cùng nhau/ hẹn rằng mãi mãi quên nhau muôn đời…” tri kỷ ở trong tâm chứ không ngoài cửa miệng. Người ta bảo thương nhau lắm, nhớ nhau nhiều khi trong lòng đã quên và ngược lại là quay quắt nhớ trong thầm lặng đến muôn đời…
Tôi vốn ăn nói vụng về nên rất sợ những người đa ngôn, hay lý luận. Nhưng ghét của nào trời trao của ấy. Lúc đã lâm hoàn cảnh tù tội, dun dủi sao tôi lại bị sắp xếp ở cạnh một ông già lắm chuyện: ông Roan. Vừa mới biết nhau ông đã tự giới thiệu ông là một cựu Trưởng Chi Thông Tin Chiêu Hồi. Ông cũng nói ông từng là một nhà thơ có chút tiếng tăm. Thỉnh thoảng ông lại ọ ẹ ngâm vài câu thơ, phần nhiều là thơ Kiều. Hình như cái miệng ông không biết mệt mỏi. Ông cứ kể cho tôi nghe chuyện này, chuyện nọ lung tung...
Thưa ngài thi sĩ, yêu là yêu, là vướng mắc, yêu là yêu không bờ bến rồi, là cho đi tình cảm, cho đi những xúc động nồng nàn, nào ai có thì giờ so bì phút đầu tiên ấy, là có được hay không được đền bù hay không? Lãng mạn là sóng tràn bờ và không so đo tính toán...
Vốn là một sản phẩm của nền Hán học nhưng khi nền Hán học cáo chung thì chơi câu đối vẫn là một thú chơi tao nhã. Ngày xưa mỗi độ xuân về, nhà nhà trưng câu đối. Bậc thức giả thì câu đối đầy ý nghĩa thâm sâu, điển cố xa xưa. Người bình dân thì câu đối giản dị hơn, gần gũi đời sống hằng ngày hơn; chung quy cũng là nói lên chí hướng, chúc phúc, cầu may mắn, gởi gắm tâm tư…
Năm Nhâm Dần sắp hết, năm Quý Mão đã lấp ló bên hiên nhà. Trong cái lạnh thấu xương của những ngày cuối đông, mọi người bỗng thấy thời gian qua mau. Mặc cho Ông Hổ gặm mối căm hờn trong cũi sắt, con thú cưng của nhiều gia đình cứ nhởn nhơ đi lại trong nhà...
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp và Mỹ, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Tham gia VVNM từ những năm đầu của giải thưởng, tác giả nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007 với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.“, nhận giải Việt Bút Trùng Quang năm 2021. Đây là bài VVNM mới nhất của cô gửi đến Việt Báo cuối năm Nhâm Dần.
Sáng thứ hai đi làm, anh bạn già của tôi đội cái nón kết hơi sặc sỡ như mùa hè chứ không phải mùa đông. Tôi nhớ tay này giống tôi, thuộc loại người không thích đội nón sao mùa lạnh này lại chịu trùm lên đầu cái nón kết? Chưa kịp hỏi thì anh ta lại hỏi tôi trước khi vào đến chỗ làm, “ông thấy tôi đội cái nón này có được không?” Tôi trả lời gọn lỏn vì sáng sớm lười nói, “Được thì được chắc rồi vì nón đâu có rớt xuống đất.”
Hồi còn bé, tôi rất mong ngày Tết. Không phải vì Tết có nhiều món ăn ngon, cũng không phải vì những bộ áo quần mới, cũng chẳng phải Tết có được thêm tiền lì xì. Tôi mong Tết vì cái mùi của Tết. Cái mùi mà bây giờ lên hàng lão tôi khó tìm thấy đủ như những ngày xưa.
Chàng tên Jerry, nhưng ngoại nàng kêu chàng là thằng Rỳ. Chàng cao lêu nghêu, da trắng tóc vàng mắt xanh. Chàng hay kể với nhà nàng về bà ngoại quá cố của chàng, cũng là người Việt Nam. Qua lời kể của Jerry, ai cũng cảm nhận được lòng yêu thương đằm thắm của chàng dành cho ngoại chàng...
Xin thưa trước với độc giả, như là giới hạn không gian và thời gian bài viết: Tết xưa là Tết của MNVN thập niên 60, 1975. Tết nay: Tết của người Việt hải ngoại và trong nước...
Trong một dịp quen biết tình cờ với một chị người Việt Nam, biết tôi từng là cô giáo nên chị mời tôi đến dạy Việt Ngữ bên Hội Người Việt, vì có một cô mới chuyển đi thành phố khác, rất cần tôi “điền vào chỗ trống”. Thôi thì máu nghề nghiệp nổi lên, tôi liền nhận lời, “đóng thế” thì đã sao, đâu phải lúc nào cũng phải làm nhơn vật chánh!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.