Hôm nay,  

Tình Người Biết Ơn (Human Love for Gratitude)

12/12/201919:29:00(Xem: 3820)

                                                                               

Hồi ký PT. Nguyễn Mạnh San

         Mừng Lễ Chúa Sinh Ra Đời (Christmas) là một biến cố trọng đại nhất hàng năm và mang ý nghĩa thiêng liêng nhất, đối với tất cả những người quốc gia trên thế giới theo Kitô Giáo hay theo Đạo Tin Lành, đều tin vào cùng một Thiên Chúa (God), là Đấng Tối Cao tạo dựng ra loài người, loài vật, trời đất, cỏ cây và biển khơi. Riêng tại Hoa Kỳ còn có thêm ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) Thiên Chúa, sau là tạ ơn Ông Bà, Cha Mẹ và những ân nhân đã giúp đỡ mình trong những năm qua. Ngoại trừ những người cộng sản vô thần chỉ tin vào Tổ Phụ của họ, là người lãnh tụ tối cao duy nhất và là người đầu tiên đã sáng lập ra đảng cộng sản vô thần của họ mà thôi.

          Năm nay, vào ngày 28 tháng 11 vừa qua là ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) tại Hoa Kỳ, là một ngày Đại Lễ của quốc gia Hoa Kỳ hàng năm, cho mọi người được nghỉ ngơi ở nhà, không cần phải đến sở làm việc, để có dịp tụ họp gia đình lại với nhau, mở tiệc ăn mừng cảm tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho dân chúng Hoa Kỳ nói riêng, được hưởng một đời sống tự do, no ấm, hạnh phúc như ngày nay và cũng là dịp để mọi người được bầy tỏ tấm lòng biết ơn về sự giúp đỡ lẫn nhau, trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Trong dịp ngày Lễ Tạ Ơn mỗi năm của người dân Hoa Kỳ, riêng những người quốc gia tỵ nạn cộng sản thuộc 3 quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Miên, Lào, cũng cùng nhau hiệp ý áp dụng một truyền thống tập tục tràn đầy ý nghĩa tốt đẹp của người Hoa Kỳ, mà vừa mới được kể trên đây, tất cả chúng ta đều một lòng tỏ bầy sự biết ơn sâu xa đối với quốc gia Hoa Kỳ, đã mở rộng đôi bàn tay nhân ái, vui mừng đón nhận chúng ta vào sinh sống trên mảnh đất tự do, dân chủ, no ấm, hạnh phúc này gần 45 năm qua, đồng thời cũng là một dịp đặc biệt để chúng ta trực tiếp hay gián tiếp bầy tỏ lòng cám ơn những người đã bảo trợ chúng ta, qua Nhà Thờ, qua Cơ Quan Từ Thiện, qua các Đoàn Thể, Hội  Đoàn Công Tư Chức hay qua các cá nhân người Hoa Kỳ, để cho chúng ta được phép rời khỏi các trại tạm cư tỵ nạn ở trong nước Hoa Kỳ hay ở các trại tỵ nạn quốc ngoại như Thailand, Malaysia, Indonesia, Philippine v.v… được phép hội nhập trực tiếp vào đời sống xã hội Hoa Kỳ và được quyền đi làm đủ mọi công việc bình thường trong các công tư sở tại địa phương, cho đến công việc lao động chân tay ngoài trời, như người dân Hoa Kỳ vậy. Để tiêu biểu cho lòng biết ơn sâu xa của người quốc gia tỵ nạn công sản Việt Nam đối với người bảo trợ Hoa Kỳ, đã tận tình giúp đỡ chúng ta từ tinh thần đến vật chất, khi chúng ta mới ra khỏi trại tỵ nạn với hai bàn tay trắng, mà tất cả những người tỵ nạn cộng sản Việt Nam ở khắp mọi nơi trên thế giới, không thể nào quên được những câu nói mang ý nghĩa sâu đậm lòng biết ơn của chúng ta, đối với người bảo trợ chúng ta, đã giúp đỡ chúng ta khi bị hoạn nạn, mà các bậc tiền nhân của chúng ta đã nhắc nhở chúng ta rằng: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước phải nhớ nguồn và một miếng khi đói bằng một gói khi no. Để tiêu biểu trung thực cho ý nghĩa của những câu nói này, chúng tôi xin tường thuật lại 2 câu chuyện xẩy ra trong dịp Lễ Tạ Ơn Thanksgiving tại Hoa Kỳ như sau:

Câu chuyện thứ nhất: Trước năm 1975, anh Thi là một quân nhân Địa Phương Quân, đồn trú tại một quận lỵ nhỏ, gần quê nhà của anh, Miền Nam Việt Nam, đã cùng vợ và 3 con còn nhỏ dại, đứa lớn nhất mới 10 tuổi, đứa thứ nhì 6 tuổi và đứa nhỏ nhất mới hơn 1 tuổi, sinh trong trại tỵ nạn ở Thailand trước khi đến Hoa Kỳ. Cả gia đình anh đi vượt biên 2 lần đầu tiên trên con tầu nhỏ, chứa hơn 100 người trong năm 1975 đều thất bại và bị chính quyền cộng sản bắt giam một thời gian ngắn, cho mãi tới lần thứ ba cuộc vượt biên của gia đình anh mới thành công, đến được trại tạm cư tỵ nạn Thailand và ở đây 1 năm thì được giới chức đại diện chính phủ Hoa Kỳ trong Cơ Quan Cao Ủy Tỵ Nạn Quốc Tế, cứu xét đơn xin tỵ nạn của anh và cho phép anh Thi cùng vợ với 3 con vào Hoa Kỳ, theo diện tỵ nạn cộng sản, tuy anh là quân nhân thuộc binh chủng Địa Phương Quân VNCH, nhưng trước kia anh đã từng hoạt động một thời gian dài cho Chiến Dịch Phượng Hoàng tại địa phương nơi anh ở, do Hoa Kỳ yểm trợ tài chánh, nên gia đình anh được giới chức Hoa Kỳ ưu tiên cứu xét, chấp thuận cho vào định cư tại Hoa Kỳ, vì có liên hệ ngành tình báo với chính phủ Hoa Kỳ và sau khi gia đình anh tới đảo Guam được 1 tuần lễ, thì anh cùng vợ 3 con được đưa vào trại tỵ nạn tạm cư Fort Chaffee. Ở đây được gần 2 năm thì gia đình anh được một cặp vợ chồng người Mỹ giầu có không có con cái, bảo trợ cho gia đình anh ra khỏi trại tạm cư để đến định cư tại Oklahoma City. Thời gian hơn một năm đầu tiên ra khỏi trại tỵ nạn, cả gia đình anh gồm 5 người cùng sống chung tại tư gia của vợ chồng người bảo trợ và chỉ có một mình anh đi làm, vợ anh không đi làm ở nhà trông con nhỏ, phụ bếp với bà bảo trợ nấu ăn và phụ giúp dọn dẹp nhà cửa với bà bảo trợ, trong khi ông chồng bà hàng ngày lái xe đưa 2 đứa con lớn của anh Thi đi học và chiều đến, ông lại đến trường đón chúng tan học trở về nhà. Rồi cứ mỗi tuần lễ vào ngày Thứ Bẩy cuối tuần, bà vợ ông lái xe chở vợ anh Thi đi chợ mua đồ về nấu cho cả 2 gia đình ăn, nhờ sự chỉ dẫn tận tình của bà bảo trợ về cách nấu các món ăn Mỹ nên chị Thi được ông bà bảo trợ khen ngợi chị là người nấu món ăn Mỹ rất giỏi và còn nấu ngon hơn người Mỹ nấu nữa. Cuộc sống chung trong cùng một nhà với ông bà bảo trợ thật là êm đềm hạnh phúc cho cả 2 gia đình, gia đình ông bà bảo trợ và gia đình anh Thi. Ông bà bảo trợ không có con cái, chỉ có con mèo là bạn thân của bà và con chó là bạn thân của ông, nên nay có gia đình anh Thi về ở chung nhà với ông bà, ông bà rất vui mừng quí mến gia đình anh Thi, coi vợ chồng anh Thi như con ruột của ông bà và coi 3 đứa con của anh Thi như cháu ruột của ông bà. Cuộc sống êm đềm hạnh phúc như thế của gia đình anh Thi với ông bà bảo trợ kéo dài được hơn 1 năm, thì có một người bạn của anh Thi, quen nhau từ trong trại ty nạn ớ Thailand, nay gia đình anh ta được định cư tại California, anh này khuyên nhủ anh Thi nên về Cali sống, vì ở đây khí hậu quanh năm không lạnh và cũng không nóng bức như ở Oklahoma City, nhất là những gia đình nào có con nhỏ, đều được chính quyền tiểu bang trợ cấp tài chánh, nơi cư ngụ và y tế tối đa, không phải lo lắng gì hết. Nghe thấy thế, anh Thi mừng quá, cùng vợ quyết định đành phải từ giã ông bà bảo trợ đầy lòng bác ái thương người hoạn nạn, như trường hợp gia đình anh được ông bà bảo trợ ra khỏi trại tạm cư Fort Chaffee. Ngày ông bà bảo trợ tiễn chân gia đình anh Thi đi California, ông bà bảo trợ và vợ chồng anh Thi ôm nhau khóc sướt mướt như đưa đám tang. Hàng năm anh chị Thi vẫn thường xuyên điện thoại thăm hỏi sức khỏe ông bà bảo trợ và cách đây một năm, anh Thi cho ông bà biết là đứa con trai lớn nhất của vợ chồng anh, có bằng đại học MBA và nay đã là Giám Đốc của một hãng sản xuất đồ điện tử, đứa con gái thứ nhì nay là dược sĩ và đứa con trai út nay là kỹ sư điện toán. Ông bà bảo trợ nghe tin này rất mừng rỡ và hãnh diện, đi khoe với tất cả bạn hữu trong Nhà Thờ, là chúng tôi bảo trợ cho một gia đình Việt Nam có 3 người con còn nhỏ, nay con cái của họ đều trưởng thành và có bằng cấp đại học các ngành chuyên môn và có sự nghiệp vững chắc. Năm ngoái cũng vào dịp Lễ Tạ Ơn, vợ chồng anh Thi cùng 2 đứa con còn độc thân về thăm ông bà bảo trợ và gọi là một chút quà để đền đáp công ơn ông bà đã tận tình giúp đỡ gia đình anh Thi ra khỏi trại tỵ nạn, về ở chung nhà với ông bà, nên trước khi anh Thi đưa vợ và 2 con đến thăm ông bà, anh Thi đã yêu cầu các con chung nhau đóng góp tiền, mua vé du thuyền cho ông bà đi nghỉ mát 1 tháng, tại vài hòn đảo thuộc 3 quốc gia Châu Mỹ La Tinh.



Câu chuyện thứ hai: Ông bảo trợ độc thân này là chủ nhân một hãng bán xe hơi cũ (dealer of used cars), năm 1979 ông bảo trợ cho một cặp vợ chồng trẻ tuổi, chưa có con cái từ trại tỵ nạn Indonesia tới Oklahoma. Ông giúp đỡ bỏ tiền mua một căn nhà cũ giá 20 ngàn đồng thời đó, bây giờ ít nhất phải là 80 ngàn đồng, cho hai vợ chồng anh chị này ở với nhau, để không phải trả tiền thuê nhà hàng tháng. Trước năm 1975, anh chồng là cựu sinh viên Trường Quân Y/VNCH, chỉ còn học thêm 2 năm nữa là anh ra trường trở thành bác sĩ quân y, nên anh ngỏ ý với ông bảo trợ là làm thế nào có thể giúp anh vào học trường y khoa ở đây hay ở bất cứ tiểu bang nào khác và cộng thêm lời yêu cầu tha thiết của vợ anh nữa. Nghe xong, ông bảo trợ tỏ ý sẵn lòng giúp đỡ ý nguyện này của anh, nhưng ông đề nghị là anh cần đi học Anh Ngữ full time từ 1 cho đến 2 năm, ông sẽ trả tiền học phí cho anh và ông sẽ trả lương hàng tháng cho vợ anh làm việc cho hãng bán xe hơi cũ của ông. Thế rồi anh Thi đi học Anh Ngữ full time 2 năm liên tục theo như lời ông bảo trợ đề nghị và sau 2 năm anh học xong Anh Ngữ, ông có quen thân với ông Khoa Trưởng của một trường y khoa tại New York và qua sự giới thiệu của ông bảo trợ, anh Thi đã được chấp thuận cho nhập học trường y khoa này. Hiện nay anh đã là một bác sĩ nội khoa gia đình (family medical doctor), làm việc cho một chẩn y viện (clinic) ở một tỉnh nhỏ thuộc tiểu bang Texas và vợ anh đã sanh cho anh 2 đứa con, các cháu đã trưởng thành đi làm cả rồi. Cứ mỗi năm vào dịp Lễ Tạ Ơn Thanksgiving, vợ chồng anh lại đến thăm ông và mỗi lần đến thăm ông đều mang theo một món quà đặc biệt, được đặt mua trước từ ngoại quốc, để tặng ông làm kỷ vật tỏ lòng biết ơn ông đã tận tình giúp đỡ vợ chồng anh từ vật chất lẫn tinh thần, từ ngày đầu tiên vợ chồng anh đươc phép ra khỏi trại tỵ nạn đến với ông. Nhờ vậy mà ước mơ thầm kín trong thâm tâm anh, là muốn trở thành bác sĩ y khoa tại Hoa Kỳ, thì nay ước mơ đó đã trở thành sự thực hiển nhiên. Trong lời nói nghẹn ngào đầy xúc động, anh bầy tỏ với ông rằng công ơn trời biển bao la này của ông, đã giúp đỡ vợ chồng anh từ khi mới ra khỏi trại tỵ nạn với 2 bàn tay trắng và cho tới ngày anh ra trường y khoa, sẽ không bao giờ vợ chồng anh có thể đền đáp lại công ơn của ông hết được, chỉ còn biết nguyện xin Thượng Đế ban cho ông dồi dào sức khỏe và làm ăn phát đạt, để ông tiếp tục giúp đỡ tha nhân, như ông đã giúp đỡ vợ chồng anh. Ngày nay ông đã hưu trí và vì tuổi già sức yếu, nên đã 3 lần ông bị lâm trọng bệnh và phải vào nằm trong nhà thương chữa bệnh và mỗi lần phải vào nằm trong nhà thương một tuần lễ, thì là những dịp để vợ chồng anh được đền đáp lại một chút ơn nghĩa với ông, so với công lao to tát của ông đã giúp đỡ vợ chồng anh, nên vợ anh đã tình nguyện đến săn sóc ông như Bố ruột của mình, cho tới khi ông được bác sĩ điều trị cho phép trở về nhà dưỡng bệnh, thì chị mới tạm biệt ông để quay trở về nhà xum họp với chồng con. Nói tóm lại, lòng biết ơn của con người đối với con người là một điều cao quí nhất trên đời này, vì nó còn nói lên lòng hiếu thảo của con cái đối với Ông Bà và Cha Mẹ và hơn thế nữa, nó còn là một triết lý truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam nói riêng, do các bậc tổ tiên truyền dạy lại cho con cháu, là hãy noi theo gương báo hiếu của các Ngài, tiếp tục từ đời này sang đời sau, qua câu thơ ca dao như “Công Cha như núi thái sơn, Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chẩy ra, Một lòng thờ Mẹ kính Cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Nhiều người Hoa Kỳ đã bảo trợ những người VN tỵ nạn cộng sản ra khỏi các trại tạm cư ở quốc nội cũng như ở quốc ngoại cách đây đã mấy chục năm, thường bầy tỏ lòng ngưỡng mộ về sự biết ơn sâu xa của người tỵ nạn Việt Nam nói riêng. Vì trang báo có giới hạn nên chúng tôi không thể nào kể hết ra đây, những trường hợp khác biệt nhau của người tỵ nạn VN tỏ lòng biết ơn người bảo trợ (sponsors), từ năm 1975 cho đến 1980 sau khi họ đã ổn định cuộc sống. Suốt trong thời gian 5 năm này, chúng tôi được đặc trách Chương Trình Tái Định Cư Người Tỵ Nạn Đông Nam Á (Southeast Asian Refugees Resettlement Program) cho Cơ Quan Thiện Nguyện Công Giáo Hoa Kỳ (United States Catholic Conference) gọi tắt là USCC, mà chúng tôi đã hoàn tất hồ sơ bảo trợ cho hơn 7 ngàn gia đình tỵ nạn cộng sản đến định cư tại thành phố Oklahoma City và các vùng phụ cận, thuộc tiểu bang Oklahoma.

Hồi ký PT. Nguyễn Mạnh San


 

  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Người ta nói: “Hết quan là hoàn dân” và chỉ mong có vậy, đừng hết quan hoàn…tàn phế” thì buồn quá! Hôm nay lão Dụng đã tự ngồi dậy được. Lão không nhớ là mình đã nằm như khúc gỗ mục, bất động bao lâu rồi! “Mới đó mà đã lại sang một năm mới. Thời gian bây giờ có nghĩa gì đâu chứ!”: Lão lẩm nhẩm một mình!...
Trong một căn phòng motel nhỏ sạch sẽ gọn gàng chăn ga gối trắng, trên giường phủ một tấm trải lớn có thể dùng làm chăn đắp màu lông chuột, một người phụ nữ nằm khóc, và người đàn ông đang ra sức dỗ dành. Cô gái mếu máo “Anh à, anh X đã bỏ đi rồi!”...
Những ngày cuối tháng tư quân trường Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung vẫn đang cắm trại, chồng tôi chưa về, nhưng trước khi đi anh đã bảo tôi ở nhà có gì thì bám theo cha mẹ và các em để đùm bọc lẫn nhau. Gia đình cha mẹ tôi ở gần nên hai nhà như một...
Tôi bồn chồn liếc mắt nhìn đồng hồ, rồi lại nhìn chừng về phía hội trường đầy ấp hơi người và ồn ào tiếng cười nói. Đã hơn tám giờ mà chương trình vẫn chưa bắt đầu. Chưa bao giờ tôi thấy khó chịu về chuyện giờ giấc như lúc nầy. Thấp thoáng trong đám đông, tôi thấy Khánh đang chạy đôn đáo chừng như kiểm điểm sự có mặt của một số khách “nồng cốt”, để bắt đầu chương trình...
Tiếng hát Cẩm Vân trong trẻo, vút cao, nghèn nghẹn đầy xúc cảm. Tôi buông thả Mi7 và chuyển vội La thứ như chưa muốn ngừng những âm vang cuối. Nốt dứt đoạn ngân dài, tất cả lặng yên, bên ngoài có tiếng gió đêm Sài Gòn vội về, bất chợt...
Tố Như tiên sinh đã để lại cho hậu thế câu thơ tháng ba đẹp như tranh trong truyện Kiều, “cỏ non xanh tận chân trời/ cành lê trắng điểm một vài bông hoa…” Đọc xong câu thơ thì nửa số người đọc đã nhắm mắt lại để hình dung ra bức tranh mùa xuân vẽ bằng thơ; với hai màu xanh, trắng vào tay hoạ sĩ, chúng ta có bức tranh chiêm ngưỡng bằng mắt, nhưng với nhà thơ chúng ta có bức tranh trong trí tưởng tuyệt vời… Tôi nói với ông bạn mê thơ đang ngồi chung bàn cà phê mà mọi người đang nói chuyện thời sự nên không phù hợp với một sáng tháng ba trời mát lạnh vì mưa đêm qua rả rích tới sáng, anh em rủ nhau ra ngoài trời ngồi uống cà phê cho mấy ông bạn còn hút thuốc được thỏa mãn thú tính. Thế là những ông đã giã từ làn khói mỏng bị những ông còn hút thuốc giận cho, rồi cãi nhau.
Đầu tháng Tư, hoa tulip đã vội gõ cửa mọi nhà sau giấc đông miên ngắn ngủi. Mùa Xuân cũng theo hoa tulip trở về, mở ra khúc giao mùa. Trong gió Xuân đầu mùa còn lạnh, ngoài xa trên cánh đồng rừng quê muôn vạn búp non đang nẩy lộc đâm chồi. Cỏ non, cây rừng già vẫn mạnh mẽ vươn lên tràn đầy sức sống. Đàn cá hồi thức giấc bắt đầu vượt thác trở lại quê hương nguồn cội...
Một thời gian ngắn sau Hiệp Định Genève tháng 7, 1954, gia đình chúng tôi rời Phủ Cam dọn vào ở trong khuôn viên trường Đồng Khánh. Măng chúng tôi dạy môn Nữ Công Gia Chánh, và có lẽ vì là một quả phụ với 6 con, nên được Bà Hiệu Trưởng Nguyễn Đình Chi, ưu ái giúp đỡ cho gia đình được sống trong 2 căn phòng trên lầu Ba (bên phải, nếu từ cổng trước nhìn vào). Cùng ở trên lầu Ba sát cạnh gia đình chúng tôi là gia đình của bà quả phụ Trần Thi, mà chúng tôi thường kêu là Dì Hoàn vì Dì là bạn của Măng tôi từ khi 2 người học chung với nhau tại trường Đồng Khánh trong thập niên 30. Gia đình Dì cũng đông không kém gia đình tôi – 7 người. Dì ít cười và có vẻ nghiêm khắc. Các nữ sinh nghỉ trưa tại trường rất sợ gặp “Bà Thi”, dễ bị Bà la rầy hay cho “kỷ luật”, nhất khi bị bắt gặp đi lang thang trong hành lang thay vì phải ở trong phòng học.
Hạo chỉ có cậu Tân là người cậu duy nhất. Mẹ Hạo là chị cả trong gia đình có bốn người con. Mẹ, dì Hiên, cậu Tân và dì út Hậu. Cậu Tân vốn là một nông dân chính hiệu. Hình như cậu học mới qua bậc tiểu học là cậu bỏ cây bút để cầm cái cày, cái cuốc. Đến năm cậu trên bốn mươi, cậu đã có bảy người con, bốn trai, ba gái. Có lẽ cậu thấy cuộc sống làm một người nông dân quá cực hay sao mà cậu nhảy ra tham gia chánh quyền. Cậu được bầu làm xã trưởng...
Những chuyến xe ngập ngừng, chậm chạp lăn trên con đường gập ghềnh để chuyên chở đoàn người đi thăm cha, anh, em, con, chồng ở khắp nơi trong những trại tù, nơi mà lớp người mới gọi là "Trại Học Tập Cải Tạo" nghe ngược ngạo, chua chát nhiều đắng cay. Từ Quốc Lộ 1, phải đi khoảng chừng 2 cây số, trên một con đường mòn, xuyên qua rừng cây gỗ quý cẩm lai là đến trại tù cải tạo Hàm Tân...
Cuộc hôn nhân ngắn ngủi vài năm của Bình với người vợ cũ tan vỡ. Mộng Điệp là người phụ nữ vật chất, đứng núi này trông núi nọ, tính nết đanh đá chua ngoa luôn có những lời nặng nhẹ chê bai chồng không biết kiếm tiền giỏi như người ta...
Chuỗi dài thời gian của quá khứ ta còn giữ được. Giữ được mãi mãi cho đến khi trí đã mòn sức đã kiệt. Giây phút hiện tại coi như chẳng có gì. Nó vuột khỏi tay ta từng sát na rồi cũng tan biến vào quá khứ đề xếp hàng cùng với chuỗi thời gian đã qua. Tương lai là điều chưa có, chưa đến nên ta cũng chẳng làm chủ được gì của những điều ở cõi xa thẳm diệu vợi...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.