Hôm nay,  

Đảo Hoang

06/12/201915:27:00(Xem: 2987)
Dao Hoang Ann Phong
Minh Họa: Ann Phong


Lá phổi của tôi nhận ra không khí. Một cái bình đựng dầu rỗng nhưng có nắp đậy trôi bập bềnh bên cạnh. Chụp lấy nó, trồi lặn, những làn sóng có tác dụng như bàn đạp.  Xa xa, những chiếc bóng lần lượt nhảy  xuống biển trong khi chiếc tàu đánh cá của chúng tôi đang hừng hực bốc cháy. Tiếng cười của bọn hải tặc rộ lên giữa tiếng máy tàu rồ mạnh cùng tiếng la ó hỗn loạn từ những cô gái bị bắt đi. Một cái bóng tóc dài nhảy vọt xuống biển. Tôi đếm thấy tám cái đầu bập bềnh trên mặt đại dương.

Bàn chân tôi cảm nhận được cát. Rắn chắc, sần sùi, nhột. Cảm giác vui mừng đặt chân lảo đảo vào đất liền, rồi bò xuống, và cuối cùng nhấc toàn thân ra khỏi biển. Toàn bộ trọng lượng đặt lên hai lòng bàn tay, hai đầu gối. Tôi trườn vào bờ và bắt đầu ói.

Những tấm thân nát bấy khác bò vào đất liền. Những sinh thể màu nâu rần rần chạy về phía chúng tôi. Tôi cuộn mình lại như một con bọ, đưa hai tay che lấy đầu.

“Không sao, không ai làm gì cháu đâu.” Một giọng nói nữ, giọng miền nam, thốt ra có vẻ nhân từ, lặp lại: “Đừng sợ, không ai làm gì cháu đâu.”

Vẫn trong tư thế cuộn tròn, tôi hé mắt nhìn. Người đàn bà, từ đầu tới chân phủ ngập bùn, ngay cả trên mí mắt, kéo tay tôi dậy.  Ngay từ đầu tôi đã biết bà là người Việt trước cả khi bà cất tiếng nói.  Vầng trán cao, cặp mắt màu hạt dẻ, gò má sắc nét, đôi môi đầy đặn.  Hai cánh tay sắt và bàn tay cứng như đá của bà làm tôi ngạc nhiên. Hẳn bà đã quen làm việc nặng nhọc, quen với xung đột.

Khác hẳn với Mẹ, người chuyên đọc thơ và chú ý chăm sóc sắc đẹp và dựa vào Bố khi cần đến sức mạnh. Bà cào mặt hải tặc bằng móng tay của mình, cổ bà bị cứa vì tôi.

Người đàn bà và một người cũng phủ đầy bùn giúp bà kéo tôi vào bóng mát. Như một phép lạ, một trái dừa non có đục hai lỗ thủng hiện ra trong không trung. Nước dừa tươi ngọt với hương vị béo ngậy. Tôi đã quên mất sự tồn tại của thứ cảm giác sung sướng này. Đường thay thế muối, cho đến khi mọi vị giác thăng hoa. Tôi nhắm chặt mắt.

Tôi tỉnh dậy với đôi tay và toàn thân chìm ngập trong vũng bùn mát rượi. Trời đã chạng vạng tối, thời điểm đàn muỗi, con nào con nấy to như ruồi, bắt đầu cuộc săn lùng kiếm ăn. Chúng vo ve giận dữ, đi tìm mâm cỗ, nhưng bàn tay đã nhanh chóng cung cấp áo giáp bảo vệ sau khi tôi đã uống đủ chất ngọt.

Tám người sống sót kia, cũng phủ ngập trong bùn, bắt đầu ơi ới gọi tìm người thân. Một người đàn ông phủi từng khuôn mặt bùn, hốt hoảng tìm vợ và hai đứa con. Ông ta nhảy trở lại xuống biển, ngụp lặn tìm kiếm giữa những đám bùn xoáy tròn. Đã không có ai đủ nhanh hay đủ mạnh để ngăn ông ta lại. Một người mẹ tru tréo gọi con. Một thằng bé hướng ra biển tìm cha. Đứa con gái tóc dài sát bên cạnh tôi tỉ tê khóc bà ngoại. Thuyền trưởng tàu đánh cá của chúng tôi kêu than, “Xin mọi người tha thứ cho tôi.” Ông ta biến mất vào rừng xanh.

Những khuôn mặt ẩm ướt đầy bùn đọc tên những người đã trôi vào lòng đại dương, hay tệ hơn nữa, những người đã lọt vào tay hải tặc. Có tới năm mươi bảy người trên một chiếc thuyền nhỏ lẽ ra chỉ chứa mười người. Đêm kéo dài chậm chạp. Tôi đọc tên Mẹ, Đỗ thị Mỹ Thu. Khi tôi vừa cất tiếng, những tiếng thì thầm nhận ra tôi là con gái. Cũng có thể mọi người trên tàu đã biết điều này từ trước nhưng không muốn đụng tới ảo tưởng an toàn qua sự giả dạng của chúng tôi.

Mùi khói thơm bốc lên và bụng tôi cồn cào đói. Trên một tấm lá chuối là một con cá nướng cỡ lòng bàn tay được đưa cho tôi. Tôi được dặn phải nhai chậm rãi, từng chút từng chút một, nghe ngóng xem dạ dày của mình liệu có chịu nổi những miếng cá bóng bảy, vảy giòn, tròng mắt dai, và cái đuôi cá xòe ra như bông pháo. Tôi cảm thấy mình may mắn khi được thêm một trái dừa, được nằm xuống trên chiếc chiếu cọ.

Dạ dày của tôi từ chối từng miếng cá, từng giọt nước ngọt, cùng lúc thải ra bất kỳ dấu tích đại dương nào. Không nản lòng, nhiều bàn tay bùn tiếp tục trao cho tôi thêm cá nướng, thêm những trái dừa. Và lần này tôi đi ngủ với cái bụng bình thản hơn.

Cái bụng đánh trống và cái lưỡi không ngừng liếm mép của Hằng khiến cho Ly-Roi bật dậy và kéo Hằng đứng lên, hắn liệt ra đủ loại món ăn mà lẽ ra họ có thể ăn vào lúc này.

“Du gô.” Hằng nói hắn đi đi, mà trong lòng không thực sự muốn hắn đi. Hơi ấm bên trong vòng tay của hắn, nhịp thở của hắn, đã trở nên cần thiết thân thuộc như  làn da của chính mình.

Hằng đẩy hắn ngồi xuống trở lại. Hắn càu nhàu và thở dài. Có nhằm nhò gì đâu những điều hắn nói. Chỉ cần hắn ở lại và tiếp tục nói.

Sáng hôm sau tôi tỉnh dậy với những tiếng thét hải tặc, hải tặc. Những ngón tay chỉ trỏ, những âm thanh hốt hoảng trong lúc chúng tôi chạy về phía ngọn đồi và tự hỏi tại sao lại có hải tặc ám hại chúng tôi trên đất liền. Đàn bà và con gái được nhét vào những khe đá. Tôi trốn cùng với một đứa con gái đã nhảy xuống biển từ chiếc tàu hải tặc. Bà của nó đã trông chừng Mẹ và tôi. Những bức tường đá, nhầy nhụa và ẩm ướt, tanh nồng mùi cua thối rữa. Ở phía đối diện lối vào cuối đường hầm, những đợt sóng dữ dằn gầm rú, mở đường trở lại biển.

Ai đó ném vào hang hai cây sậy dài, rỗng, cùng với hướng dẫn hãy nhảy thoát thân nếu bị phát hiện. Cố gắng ở bên dưới và thở và trôi cho đến khi được cứu bởi những cây gậy chọc trên mặt nước. Đừng để bọn hải tặc nhìn thấy. Cảnh báo cuối cùng được lặp đi lặp lại cho đến khi nó khoanh tròn chúng tôi như những con trăn.

Nằm xuống, Hằng cố gắng đè xuống những ký ức như căn nhà sừng sững trong lồng ngực. Tay thắt chặt nút áo, Hằng thở từng hơi thở đều đặn, tập trung nghĩ đến một điều gì đó vui hơn.

Liệu Hằng sẽ khao khát điều gì nếu cuộc đời đã ban cho mình một quá khứ êm dịu, ngọt ngào? Điều gì sẽ xảy ra nếu sáu năm qua chỉ đơn thuần là một sự  tiếp nối của gia đình, trường học, bạn bè, vẽ vời và học hành? Điều gì còn lại để khao khát?

Trống rỗng. Hằng cố gắng tưởng tượng đến điều gì đó đơn giản hơn, một tô cháo ngào ngạt mùi xương hầm và hành lá. Rồi ngủ.

Ngay khi Hằng vừa nhắm mắt, lời ru đều đặn của LeeRoy ngừng lại. Cô ngồi bật trở dậy trong lúc Ly-Roi cựa quậy tới lui. Kéo tay hắn một lần nữa, mắt cô mở to cầu xin anh tiếp tục nói.

Và cô không quên cộng thêm vào đó nụ cười.

Trích Bướm Vàng / Butterfly / Lại Thanhhà (Nina Hòa Bình Lê phỏng dịch)

___________


"Đảo Hoang" là một chương trong Bướm Vàng/Butterfly Yellow của nhà văn Mỹ gốc Việt Lại Thanh Hà, từng đoạt giải thưởng National Book và giải Newbery-Danh dự, thể loại Thiếu niên, với tác phẩm thơ xuôi Inside Out & Back Again / Trong Ra Ngoài & Ngược Trở Lại - mới đây đã được nhà xuất bản HarperCollins xuất bản một cuốn tiểu thuyết mới nhan đề Butterfly Yellow / Bướm Vàng (284 trang, giá bán $17.99) và đã được giới phê bình văn học của tờ nhật báo New York Times gọi đây là một tác phẩm "đẹp nhức nhối." (Searingly beautiful.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thận Nhiên là một trong những nhà văn thành danh ở hải ngoại vào cuối thiên niên kỷ trước. Cuốn tiểu thuyết “Những ghi chép ở tầng thứ 14” được Văn Đoàn Độc Lập trao giải Sách Hay bộ môn Văn, năm 2018. Gần đây, từ lối viết hiện thực anh chuyển sang siêu hư cấu, mà hai truyện “rất ngắn” đăng trên Việt Báo Xuân Nhâm Dần vừa qua là điển hình. Nhà văn Thận Nhiên đến với Việt Báo lần này với một truyện “chớp”, trong đó cảm xúc như một tia chớp, nhoáng lên rồi tắt ngúm, nhưng để lại dư ảnh đậm đà trong tâm tư người đọc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
"Chiều nay, Khang ngồi bờ đá lắng nghe sóng vỗ lần cuối vì ngày mai anh sẽ ra đi đến nước thứ ba. Khang đang nghe tiếng vọng bao kỷ niệm từ ngày bước vào mê lộ lịch sử, mang tuổi trẻ đi mải miết mà không tìm thấy lối ra trên chính quê hương mình. Khang nhớ ánh nắng chiều thoi thóp quê nhà luôn cho anh ý niệm dở dang, muộn màng số phận cho đến ngày gặp Lĩnh cùng hai đứa học trò trên chiếc sân nhà. Nơi ấy một thời chứa chấp một con người mà linh hồn đã chết nhưng cố bám víu trần gian, tận tụy mãi võ để kéo dài sự sống cho dù mỗi ngày xiêu vẹo, nghiêng ngả trên chính bước đi của mình." -- Một truyện ngắn mang nặng tâm sự hoài niệm một thời trai trẻ nơi quê nhà, của nhà văn Lê Lạc Giao, Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Có xa quê hương đất nước nhiều năm, mỗi khi Tết đến Xuân về, người ta mới cảm nhận không khí chung quanh mình như thiếu thiếu một cái gì rất quan trọng? Không phải vì đất lạ, người không quen biết, không cùng chủng tộc. Cũng không phải vì những đồ ăn, thức uống khi mua về thiếu đi cái hương vị đất nước của quê hương bản quán mà có lẻ chỉ vì... cái không khí chung quanh mình nó khác biệt và cả cái mùi vị của mùa xuân cũng nhiều lạ lẫm.
Tôi bao giờ cũng hình dung Tết gắn liền với đất Bắc, nơi đi trước mùa Xuân phải có một mùa Đông. Mùa Đông ở nơi này mỗi năm mỗi khác, nó có thể lạnh nhiều hay lạnh ít, độ ẩm có thể cao hay thấp, nhưng nhất thiết không thể không có gió bấc và mưa phùn. Không khí se lạnh làm cho con người phải co ro một chút, rùng mình một chút, chính là sự chuẩn bị không thể thiếu để cho ta bước vào cái mốc thời gian mới đối với mỗi người mỗi nhà.
Ông cụ thường ca cẩm anh con trai nuôi mèo từ một con đến cả đàn, từ đời cụ mèo đến chắt mèo trong khi chuyện vợ con chẳng hề nghĩ đến. Nhiều năm trước đám bạn anh phải tranh nhau mà xin mèo về làm thú cưng. Giờ thì họ không muốn xin nữa vì ngại chăm, hoặc dẫu có muốn chăm thì đã đến lúc chăm cháu nội cháu ngoại chứ không đến lượt thú cưng. Thế là lũ mèo của anh hiện tại còn những bốn con, được cái ông cụ thương anh con trai nên anh có việc đi đâu thì lại cặm cụi cho chúng ăn.
Truyện này viết về một người anh, và nhiều phần là hư cấu. Nghĩa là, chỉ một phần có thực. Nhưng tôi không thể nào nói rõ là phần nào thực, phần nào hư. Nói rõ có khi lại hỏng. Đã viết truyện thì, chẳng tác giả nào nói rõ đâu. Ngay như nhan đề “Bên Trời Đại Lý” cũng thấy là bên kia sự thật rồi, vì Việt Nam mình làm gì có thị trấn Đại Lý, nơi sẽ là bối cảnh của truyện ngắn này. Nhưng, nếu nói thiệt ra là Chợ Lớn, thì lại trần gian quá, chẳng thơ mộng tí nào. Thêm nữa, có một số độc giả có thành kiến với người Tàu -- làm ơn, xin sửa lại, gọi là người Hoa mới đúng và lịch sự hơn – nếu thành kiến, khi đọc, có thể mất vui. Do vậy, trong truyện này, chúng ta đồng ý rằng địa danh Chợ Lớn sẽ được mã hóa thành Đại Lý, một vương quốc cổ trong truyện Kim Dung. Các độc giả không ưa cường quốc phương Bắc xin tưởng tượng rằng Đại Lý chỉ có trong truyện, chớ đừng nhớ rằng nơi này đã bị nhà Minh thâu tóm từ thế kỷ 14.
Cho đến thời đại này, chuyện bói vẫn được tôn trọng, không chỉ trong dân gian, mà còn xảy ra sau lưng sân khấu chính trị, kinh tế. Hầu hết các nhà lãnh đạo ở Đông phương đều xem bói, có khi đã tuyển dụng một thầy bói nổi tiếng để hỏi việc thành bại mỗi lần gặp khó khăn và thầy bói đó chỉ đạo thay vì vị lãnh tụ được lòng tin của dân chúng. Ở Tây phương cũng vậy, ngày xưa họ tin dùng các thầy phù thủy; ngày nay họ dùng những kỹ thuật khoa học để dự đón tương lai. Bất kỳ thứ gì, nếu có chữ “đoán” đều thuộc về dòng họ “Bói”. Bói là những hành động và lời lẽ làm cho “mê” và “tin” một cách “tín” nhiệm. Hầu hết những người có học đều xem bói là mê tín, nhưng cái thứ mê tín này ẩn núp tận xương tủy thần kinh, chỉ chờ đúng dịp sẽ xuất hiện. Từ những chuyện quan trọng như đầu tư kinh doanh, xuất quân viễn chinh, quyết định chính trị, cho đến những chuyện vui chơi: Khi vào một đám đông, bạn chỉ cần bắt đầu xem chỉ tay của một người, lập tức, kẻ lạ người quen kéo đến ngồi chung quanh, chờ đến p
Hồi còn nhỏ, tôi nghe nhạc xuân với tinh thần “kỳ thị” cao độ. Nghe “…tình xuân chớm nở đêm qua, khi mùa chinh chiến đã lui ra ngoài đời…” thì thấy phê quá xá! Nhưng lại hết sức bực mình khi nghe bên hàng xóm vẳng sang “… trên đường đi lễ xuân đầu năm… chách chách chách chách bum chách bùm chách bum (tiết tấu habanera) Qua một năm ruột rối tơ tằm…”. Tôi càu nhàu trong đầu “nhạc xuân gì mà buồn thế!...” Sau này lớn lên, tôi mới thấy mình vô lý quá cỡ. Thực ra bài Xuân Thì của Phạm Duy giai điệu buồn cũng không kém gì bài Câu Chuyện Đầu Năm của Hoài An. Vấn đề chỉ là tại mình thích thì khen hay, còn không thích thì chê là buồn, thế thôi!
Những cánh mai đua nở giữa mùa đông, xác rơi phủ mặt đất màu vàng tươi của cái chết còn rất mới. Mới như tuổi thơ của tôi ngày hôm qua. Suốt tuổi trẻ, Tết vẫn đem cho tôi một hạnh phúc buồn bã khi sống lại kỷ niệm, thứ cảm giác hao hao như gốc mai gọi mùa xuân bằng những cánh hoa rơi. Tôi yêu những tập tục ngày xưa mà bây giờ có sự cảm thông rằng không mấy ai đủ sức làm theo. Người ngoài nước thay đổi để hội nhập vào văn hóa mới, cả người trong nước cũng vậy. Tôi hoài niệm sự yên bình của đời sống và sự đơn giản của con người trong mắt tôi ngày ấy.
Bé gái tên Nhiên hầu bà nội đã nhiều năm nay, từ năm cô lên mười. Hầu, là phải luôn gần nội, đôi lúc đọc truyện cho bà nghe, mô tả những gì đang có trước mắt nhưng nay bà không còn nhìn thấy. Cây mai vườn nhà ngày giáp Tết nhiều hoa hay ít. Có đàn chim trời nào đang bay qua trên từng cao kia không? Tính tình bà rất hiền hòa. Hay kể chuyện xưa. Hồi ông nội là một sĩ quan quan trẻ, rất đẹp trai, hào hoa, rất thương yêu bà. Bà bảo, thuở bé, bà đã thấy đàn chim bay từ phương bắc vào nam trốn mùa lạnh, ngày đầu xuân trời quang mây tạnh, khí tiết ấm áp, chúng bay trở về phương bắc. Đại khái bà muốn biết những gì giờ đây bà chỉ cảm, chỉ nghe, chỉ ngửi được, nhưng không thể nhìn thấy được.
Hẳn nhiên rồng được cho là loài linh thú. Ngày xưa cha ông chúng tôi săn rồng ngoài biển, có khi trên núi. Về sau, rồng bị săn giết nhiều, không kịp sinh đẻ, thế giới sợ chúng tuyệt chủng nên đưa vào sách đỏ. Tôi ở xa về, tôi nghĩ mình sống ngang với lịch sử. Tôi thèm thịt rồng. Nga là đại gia, nó làm giàu vô cùng nhanh nhờ buôn đất đai, chứng khoán, và mọi thứ ám muội khác. Nga nói, “Ngày nay không mấy ai biết vị thịt rồng ta ra sao, các nhà hàng sang trọng trong nước phải mua rồng tận bên Tàu. Thịt rồng Tàu tanh lợm, nhưng thèm thì đành phải ăn.”
Truyện ngắn của nhà văn Hoàng Quân lúc nào cũng trĩu nặng hoài niệm quá khứ dù đang trăn trở với cuộc sống hiện tại nơi quê người. Việt Báo trân trọng gửi đến quý độc giả một sáng tác mới nhất của chị.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.