Hôm nay,  

Cẩn Thận: Kẻ Gian Đang Lợi Dụng Trí Tuệ Nhân Tạo AI Để Lừa Gạt!

1/10/202500:00:00(View: 1765)

Hình tin 3
Trong mùa lễ, chúng ta dễ mất cảnh giác do bận bịu, mà các chiêu trò lừa đảo sử dụng AI thì đang ngày càng tinh vi hơn. (Nguồn: pixabay.com)

Đừng để bị lừa bởi những chiêu trò được tạo ra bằng công cụ trí tuệ nhân tạo (AI). Tháng vừa qua, FBI đã đưa ra một thông cáo cảnh báo rằng tội phạm đang lợi dụng công nghệ AI để thực hiện những vụ lừa đảo có quy mô lớn hơn và độ thuyết phục cao hơn.
 
Mặc dù công nghệ AI mang lại nhiều lợi ích trong cuộc sống cá nhân và công việc, nhưng chúng cũng có thể trở thành những công cụ nguy hiểm, bị lợi dụng để chống lại chúng ta. Giáo sư Shaila Rana, chuyên gia về an ninh mạng tại Đại học Purdue Global, cho biết: “Các công cụ AI đang trở nên ngày càng rẻ và dễ sử dụng hơn, cũng dễ lọt vào tay kẻ xấu, giúp chúng dễ dàng tạo ra các hình thức lừa đảo phức tạp và khó phát hiện hơn.
 
Có một số phương pháp để bảo vệ bản thân khỏi các trò lừa đảo nói chung, nhưng với sự phát triển của AI tổng quát (generative AI), quý vị nên áp dụng năm cách cụ thể dưới đây:
 
Cảnh giác với các cuộc tấn công lừa đảo tinh vi
 
Theo Eman El-Sheikh, phó chủ tịch Trung tâm An ninh mạng tại Đại học West Florida, các chiêu trò phổ biến nhất sử dụng AI là lừa đảo (phishing) – các cuộc tấn công nhằm đánh cắp thông tin riêng tư để thực hiện hành vi phạm tội hoặc gian lận. “Những kẻ lừa đảo đang sử dụng AI tổng quát để tạo ra nội dung trông rất giống thật, nhưng thực chất lại là giả,” El-Sheikh giải thích.
 
Rana giải thích thêm: “Trước đây, chúng tôi thường khuyên mọi người hãy kiểm tra lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả hoặc những điều gì đó nghe không hợp lý. Nhưng giờ đây, với AI, các chiêu trò lừa đảo có thể trở nên y như thật.
 
Dù vậy, quý vị vẫn có thể kiểm tra kỹ, để ý những dấu hiệu tinh vi cho thấy một email hoặc tin nhắn là lừa đảo. Hãy kiểm tra lỗi chính tả hoặc những khác biệt rất nhỏ trong tên miền của địa chỉ email, và quan sát kỹ logo của công ty để coi có gì lạ hay không. El-Sheikh nhấn mạnh: “Quan trọng là cần phải chú ý đến những tiểu tiết đó.
 
Có mật mã bí mật với bạn bè, người thân
 
Theo Rana, các vụ lừa đảo giả giọng nói bằng AI đang ngày càng nhiều. Bà giải thích: “Kẻ gian chỉ cần vài giây ghi âm giọng nói của quý vị từ mạng xã hội để tạo ra một bản sao giống hệt.” Kết hợp với các thông tin cá nhân tìm được trên mạng, chúng có thể giả danh người thân của quý vị một cách rất thuyết phục.
 
Một trong những chiêu trò thường thấy nhất là “lừa gạt người nhà có chuyện khẩn cấp” hoặc “lừa đảo ông bà”. Kẻ lừa đảo thường gọi điện cho nạn nhân, tạo ra tình huống khẩn cấp, chẳng hạn như giả làm con, cháu đang gặp nguy hiểm, và yêu cầu chuyển tiền gấp để giúp đỡ. Thí dụ như chúng có thể giả làm người thân đang bị bắt giam và cần tiền bảo lãnh.
 
Rana khuyên mọi người nên nghĩ ra một mật mã bí mật để sử dụng với gia đình mình. Bà cho hay: “Nếu ai đó gọi điện nói rằng họ là người thân, đang gặp nguy hiểm hoặc không an toàn, hãy hỏi họ mật mã là gì. Sau đó, hãy cúp máy và gọi lại trực tiếp cho người thân để hỏi lại cho chắc.
 
Ngoài ra, quý vị cũng có thể tự bảo vệ mình khỏi những kiểu lừa đảo này bằng cách lọc các cuộc gọi. “Nếu ai đó gọi đến từ một số lạ không có trong danh bạ, quý vị có thể tự động chuyển cuộc gọi đó đến hộp thư nhảm,” Michael Bruemmer, trưởng nhóm giải quyết vi phạm dữ liệu toàn cầu tại công ty Experian, cho biết.
 
Bảo vệ tài khoản mạng xã hội
 
Bruemmer cảnh báo: “Tài khoản mạng xã hội có thể bị kẻ xấu sao chép hoặc thu thập thông tin dễ dàng. Để bảo vệ bản thân, hãy bớt để lại dấu vết trên mạng xã hội (digital footprint). Cài đặt chế độ riêng tư cho các tài khoản mạng xã hội.” Sana lưu ý thêm rằng: “Không để số điện thoại và thông tin cá nhân công khai lộ liễu trong phần thông tin. Bớt chia sẻ thông tin cá nhân lên mạng lại,” vì việc để thông tin ở chế độ mọi người có thể xem giúp kẻ gian thu thập để lừa gạt quý vị.
 
Kiểm tra thật kỹ trang web trước khi nhập bất kỳ thông tin nhạy cảm nào
 
Với sự hỗ trợ từ AI, tội phạm có thể tạo ra các trang web giả mạo trông như thật để lừa người dùng nhập thông tin nhạy cảm. FBI cảnh báo rằng các trang web lừa đảo này thường được sử dụng trong các chiêu trò đầu tư tiền mã hóa hoặc các kế hoạch lừa đảo khác. Một số trang web thậm chí nhúng chatbot AI để dụ người dùng bấm vào các link độc hại.
 
Bruemmer cho biết: “Quý vị phải luôn kiểm tra cửa sổ trang web của mình… và đảm bảo rằng trang web được mã hóa (các trang web bắt đầu bằng ‘https://’).” Ngoài ra, quý vị cũng cần xem xét kỹ tên miền của trang web để tránh những trang giả mạo có tên miền chỉ thay đổi một ký tự nhỏ.
 
Nếu vẫn còn nghi ngờ, quý vị có thể thử tra cứu “tuổi” của trang web bằng công cụ tra cứu WhoIs. Rana kêu gọi mọi người hãy hết sức cảnh giác với các trang web chỉ mới được tạo gần đây. Ví dụ, trang Amazon được thành lập vào năm 1994. Nếu cơ sở dữ liệu WhoIs cho biết trang web “Amazon” mà quý vị đang xem vừa mới được tạo ra cách đây không lâu, đó rất có thể là trang web giả mạo.
 
Hãy cảnh giác với những hình ảnh và video kêu gọi quyên tiền
 
FBI cảnh báo các công cụ AI tổng quát đã được sử dụng để tạo ra hình ảnh về thiên tai và chiến tranh với mục đích kêu gọi quyên góp cho các tổ chức từ thiện lừa đảo. Ngoài ra, các công cụ này còn được dùng để tạo ra hình ảnh và video deepfake (giả y như thật) nhằm quảng bá cho các kế hoạch đầu tư lừa đảo, những sản phẩm không có thật, hoặc hàng giả, hàng nhái.
 
Khi quý vị thấy một hình ảnh hay đoạn clip nào đó nhằm kêu gọi quyên góp, hãy thận trọng trước khi chi tiền. Có một số dấu hiệu thường thấy giúp nhận biết nội dung đó có thể là deepfake. Theo Shannon Bond, phóng viên của NPR, trong năm 2023, các công cụ AI khi tạo hình ảnh thường khó tạo các chi tiết như bàn tay, răng, hoặc phụ kiện như kính mắt và trang sức một cách tự nhiên. Đối với clip do AI tạo ra, thường sẽ có những điểm kỳ lạ như âm thanh và chuyển động không khớp nhau, miệng bị méo mó, hoặc mặt bị đơ, không có biểu cảm và các cử động nhỏ mà người thật thường làm.
 
El-Sheikh nhắn nhủ: “Trong thời đại AI ngày càng phát triển, tội phạm cũng trở nên tinh vi hơn. Vì vậy, mỗi người cần có ý thức cảnh giác, tự bảo vệ mình mọi lúc mọi nơi, đặc biệt là trong mùa lễ, các chiêu trò lừa lọc nhan nhản khắp nơi.

VB biên dịch
 
Nguồn: “How to protect yourself from AI scams this holiday season” được đăng trên trang NPR.org. 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nửa tháng trước hiệp định Genève (20-7-1954), trong cuộc họp tại Liễu Châu (Quảng Tây, Trung Cộng), từ 3 đến 5-7-1954, thủ tướng Trung Cộng Châu Ân Lai khuyên Hồ Chí Minh (HCM) chôn giấu võ khí và cài cán bộ, đảng viên cộng sản (CS) ở lại Nam Việt Nam (NVN) sau khi đất nước bị chia hai để chuẩn bị tái chiến. (Tiền Giang, Chu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngõa hội nghị [Chu Ân Lai và hội nghị Genève] Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, 2005, Dương Danh Dy dịch, tựa đề là Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954, chương 27 "Hội nghị Liễu Châu then chốt".) (Nguồn: Internet). Hồ Chí Minh đồng ý.
Vào lúc 5:00 giờ chiều Chủ Nhật 26/04/2020, Hòa Thượng Thích Phước Tịnh đã có buổi nói chuyện trên mạng lần thứ hai với nhóm Phật tử Giớ Trẻ Mây Từ, với chủ đề những điều Phật tử nên làm trong mùa đại dịch COVID-19 đang tiếp tục hoành hành.
New York bị thiệt hại nặng nề hơn bất cứ khu vực nào tại Hoa Kỳ bởi đại dịch vi khuẩn corona tính đến nay, 26 tháng 4, và ác mộng của tiểu bang vẫn còn chưa hết. Hôm Thứ Bảy, 25 tháng 4, có 5,902 người đã thử nghiệm dương tính với vi khuẩn corona, và trong khi đó là sự sút giảm từ cao điểm của tiểu bang (khi một ngày chứng kiến hơn 10,000 người thử nghiệm dương tính), tiểu bang này vẫn còn nhiều trường hợp bị lây mới hơn 25 tiểu bang đã bị trong tổng số hơn 3 tháng kể từ vụ lây lan của vi khuẩn vào Mỹ bắt đầu.
Nam Hàn tiếp tục đổ nước vào suy đoán gia tăng về sức khỏe của lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un, nói với CNN rằng ông ấy “còn sống và khỏe.” “Lập trường của chính phủ chúng tôi là vững vàng,” theo Moon Chung-in, cố vấn hàng đầu về chính sách đối ngoại cho Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in, nói với CNN. “Kim Jong Un còn sống và khỏe. Ông ấy đã và đang ở tại khu vực Wonsan kể từ ngày 13 tháng 4. Không có biến đổi gì đáng nghi ngờ tính đến nay được phát hiện cả.”
Đúng vậy, sau gần nửa thế kỷ năm nhìn lại vẫn thấy biến cố 30.04.1975 xảy ra quá bất ngờ đối với toàn thể dân VN chúng ta. Bằng chứng hiển nhiên là rất nhiều cấp lãnh đạo VNCH trong chánh quyền và trong quân đội không ngờ được nên đành phải bị bắt đi tù cải tạo cả hàng chục năm để rồi chết dần mòn trong rừng thiêng nước độc. Nói chi đến người dân bình thường thiếu thông tin của cả 2 miền Nam Bắc tất cả không ai cảm thấy hoặc đoán trước được chuyện sẽ xảy ra. Sự thực này chúng ta có thể đọc thấy rõ trên các tài liệu của 2 miền.
Hiện nay đã có 10 nước trong đó có Hoa Kỳ, Anh Quốc, Úc Châu, và Canada đang bàn tính đưa đơn kiện Trung Cộng phải chịu trách nhiệm về những hành động xấu xa của họ (Chinese government to pay for their malign actions). Việc đòi bồi thường nay thực ra chỉ là con số tượng trưng vì thực tế chưa có một thống kê nào liệt ra được tổn thất về kinh tế, tài chánh, đời sống tinh thần vật chất của 210 nước đang có người bị nhiễm bệnh này lên đến bao nhiêu ngàn ngàn tỷ USD. Đó là chưa kể đến thiệt hại về nhân mạng đã trên 2 triệu 200 ngàn người đang bị bệnh và gần 200 ngàn tử vong trên thế giới. Bởi vì sự thiệt hại nhân mạng quá lớn này, không thể ước tính số tiền như thế nào mới đền bù lại được những đau thương của người thân mất người thân trong suốt hơn bốn tháng qua.
Nước Mỹ hiện nay đã có chừng 50 ngàn người chết vì đại dịch Covid-19. Dịch đến trễ hơn nhiều nơi khác, nhưng Mỹ đã nhanh chóng trở thành quốc gia với số người bị nhiễm cũng như tử vong cao nhất thế giới. Phản ứng của chính phủ Mỹ thay đổi theo đà tăng của đại dịch. Trong khoảng hai tháng, Tổng thống Trump tỏ ra lạc quan và không cho đây là nguy cơ. Đột nhiên, khi dịch đã gia tăng đến mức không chối cãi được nữa, chính phủ vội vã phản ứng. Người ta khám phá là nước Mỹ khắp nơi bị thiếu thốn trầm trọng phương tiện để chống dịch, và số người chết tăng vọt.
Hôm Thứ Bảy, nhiều người ra biển chơi, bất kể lệnh cách ly. Carrie Braun, phát ngôn nhân Ty Cảnh Sát Quận Cam, nói chỉ đóng cửa các sân đậu xe bên bãi biển, nhưng không đóng cửa các bãi biển.
Hôm Thứ Bảy, 25 tháng 4 năm 2020, nhiều tin đồn xoay quanh việc nhà độc tài Bắc Hàn Kim Jong Un đã chết hay gần chết sau cuộc giải phẫu tim, với nhiều bản tin trích thuật từ Nhật và Trung Quốc. Phó giám đốc Đài Truyền Hình Vệ Tinh Hồng Kông HKSTV, hệ thống tại Hồng Kông có trụ sở tại Bắc Kinh, cho rằng Kim đã chết, trích “nguồn tin rất chắc chắn,” và đăng tải thông tin trên ứng dụng nhắn tin Trung Quốc Weibo khiến các phương tiện truyền thông xã hội xôn xao, theo báo International Business Times tường trình cho biết.
Tính tới Thứ Bảy, 25 tháng 4, số tử vong trên toàn cầu từ đại dịch vi khuẩn corona đã vượt hơn 200,000 trong khi nhiều quốc gia và một số tiểu bang tại Mỹ đang nới lỏng các hạn chế phong tỏa. New York là trung tâm đại dịch tại Hoa Kỳ, đã báo báo số người vào bệnh viện và thiệt mạng tiếp tục giảm, trong khi nhiều bác sĩ và chuyên gia trên thế giới cân nhắc việc thử nghiệm, điều trị và thuốc chủng ngừa. Theo CNBC hôm Thứ Bảy, cho biết, trên toàn cầu hiện có hơn 2.8 triệu trường hợp bị lây vi khuẩn corona, với 201,502 người thiệt mạng.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) hôm Thứ Bảy, 25 tháng 4 cho biết rằng hiện “không có bằng chứng” những người đã bình phục từ COVID-19 và có kháng thể được bảo vệ khỏi bị truyền nhiễm lần thứ hai. Trong báo cáo khoa học, cơ quan Liên Hiệp Quốc này cảnh báo các chính phủ chống lại việc sử dụng “thông hành miễn nhiễm” hay “giấy chứng nhận không còn nguy hiểm” đối với những người đã bị lây nhiễm khi sự chính xác của họ có thể không được bảo đảm.
Tính đến ngày 25 tháng 4, 2020, nhiều cơ quan truyền thông đã đồng ý trực tiếp phổ biến chương trình lễ Tưởng Niệm 30 tháng 4 để đồng hương khắp nơi trên thế giới cùng một lúc vào ngày thứ năm, 30 tháng 4, lúc 4 giờ chiều tại California, 6 giờ chiều tại Texas , 7 giờ tối tại New York, 1 giờ sáng thứ sáu tại Âu Châu, 6 giờ sáng tại Việt Nam và Á Châu và 9 giờ sáng tại Melbourne Úc Châu.
Thượng Nghị Sĩ Tom Umberg, tác giả của Nghị Quyết Vinh Danh SCR -7, thay mặt Thượng viện Quốc hội tiểu bang California để tuyên bố ngày 30 tháng 4 là "Ngày Tưởng Niệm Tháng Tư Đen". Nghị Quyết SCR-7 đã được thông qua phần tu chính vào ngày 9 tháng 4 năm 2020 và sẽ được chính thức ban hành khi Quốc hội mở lại phiên họp thường kỳ.
Tin Cập nhật COVID-19: quý vị cao niên sẽ có đồ ăn nóng được chuyển đến nhà từ các nhà hàng trong địa phương và những dịch vụ hỗ trợ người cao niên.
Hai ngày nay báo chí tường thuật đầy đủ về cuộc họp báo của Tổng Thống Trump vào ngày thứ Năm, 23/4. Tại buổi họp báo này Tổng Thống Trump nêu lên ý kiến là dùng những hóa chất lau chùi nhà cửa và diệt vi khuẩn (disinfectant) để trị coronavirus như Lysol Disinfectant Spray, Clorox Cleaner & Bleach, 409 Multi-Murface Clearner. Ông nói “Tôi thấy những hóa chất tẩy uế diệt virus trong một phút, một phút. Và có cách nào chúng ta có thể làm giống như thế bằng cách bơm vào trong người, hoặc như để tẩy uế? Bởi vì như quý vị thấy, khi hóa chất tẩy uế vào bên trong phổi và tác động trên phổi, như vậy có ích lợi để xem xét điều này.” Khoảng 10% lời tuyên bố của Tổng Thống Trump đặt dưới dạng một câu hỏi, nhưng 90% phần còn lại ở trong thể xác định. Các bác sĩ, các hãng chế tạo chất tẩy uế phải vội vàng lên tiếng cảnh cáo công chúng không nên dùng những hóa chất này để trị coronavirus. Công chúng nghe tổng thống nói có thể xem đó là một ý kiến tốt và sẽ thử dùng ngay. Một thực tế
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.