Hôm nay,  

Cảm nghĩ trong buổi ra mắt tiểu thuyết “Dòng Đời”: Cảm hứng sáng tác

11/11/202409:06:00(View: 5569)
blank                 Lưu niệm: Nhóm Triết (Đại học Văn Khoa) và thân hữu
 

Trong buổi ra mắt tiểu thuyết “Dòng Đời”:

Cảm hứng sáng tác

 

Lê Lạc Giao

 
(Giới thiệu của Việt Báo:
 Buổi ra mắt sách Dòng Đời của nhà văn Lê Lạc Giao đã thực hiện hôm Thứ Bảy 9/11/2024 tại tiệm Coffee Factory, ở Quận Cam, Califonia. Người MC là Phạn Dụy từ Houston bay tới. Góp mặt văn nghệ có các ca sĩ: Thu Vàng, Dạ Lan, Tuyết Thanh, Lại Tôn Dũng, Trịnh Thanh Thủy, Phan Dụy, Thái Hoàng… Có mặt GS Trần Huy Bích, và nhiều văn nghệ sĩ, bạn hữu như Cung Tích Biền, Hoàng Thị Kim, Phạm Quốc Bảo, Trịnh Y Thư, Lê Giang Trần, Vũ Hoàng Thư, Phạm Tín An Ninh, Đặng Thơ Thơ, Pauline Đàm, Thanh Lương, Nguyễn Thị Khánh Minh, Tô Đăng Khoa, Vương Quang Tuệ, Vương Hải Yến và vợ chồng Hải Âu, Nguyễn Bá Tùng, Phan Tấn Hải, Vĩnh Thi… Sau đây là bài nói chuyện của nhà văn Lê Lạc Giao.)
 
blank blank

 
G
iới thiệu sách với tôi là giới thiệu cảm hứng sáng tác văn học của chính tác giả. Có thể là một đề tài mang tính triết học văn chương rộng rãi, hay một điều nào đó nặng tính cảm xúc như buồn vui đời thường mà bất kỳ ai cần bạn bè, người thân chung quanh chia sẻ. Nói như thế có nghĩa tôi muốn đơn giản hóa một vấn đề lớn lao mà có thể phải mất nhiều thời gian và công sức nghiên cứu.
 

Điểm mấu chốt quan trọng mà tôi muốn nói chính là văn chương hay văn học, với quan niệm ít nhiều liên hệ đến cái mà người xưa có nói “Ta hồ văn chương chi sự, thốn tâm thiên cổ” ý nghĩa  Hỡi ôi chuyện văn chương chỉ một tấc lòng nhưng mãi ngàn sau. Đến thi hào Đỗ Phủ ngậm ngùi thêm rằng “Văn chương thiên cổ sự, đắc thất thốn tâm tri.” Ý muốn nói Chuyện văn chương muôn đời, được mất chỉ tấc lòng này biết. Đúng là một vấn đề nhưng tôi muốn nói đến cái hồn của văn chương chứ không đề cập văn chương với cơ cấu hay triết học của nó. Và cái hồn ở đây cũng chỉ nêu ra vài nét cơ bản nhưng cũng đủ vui buồn, cay đắng mà người làm văn chương nghệ thuật cưu mang nó.
 blank

 blank 
Nghệ thuật tự nó mang tính chung nhất trong bao riêng lẻ cuộc đời. Thế nên Sáng tác nghệ thuật là hành trình của nỗi cô đơn riêng lẻ tìm kiếm một chia sẻ, là khát vọng cùng cực sự hoàn tất trong mọi dở dang. Do đó, có thể nói tác phẩm nghệ thuật mang tính dở dang vĩnh cữu trong trạng huống hoàn tất nên tự thân mang tính bi kịch. Magnum Opus (Kiệt tác) chỉ là kiểu tán dương người đời đối với công sức của người làm nghệ thuật chứ yếu tính của tác phẩm nghệ thuật luôn luôn là sự dở dang muôn đời.  Người làm nghệ thuật sống với cái thực tại mà như là ảo ảnh, tham dự bao cuộc đời nhân vật với sự chọn lựa chắt lọc để rồi đau đớn nhận ra mình là nạn nhân của việc săn đuổi  hạnh phúc, nhưng lại quên mình là chứng nhân của một cuộc tình tan vỡ trong một đoạn đời phù phiếm nào đó.
  

Văn chương song hành với tồn tại con người. Nếu con người phải đấu tranh vất vả để mưu sinh thì văn chương là thứ đấu tranh giúp con người thấm thía ý nghĩa cuộc nhân sinh một cách sâu sắc nhất bằng chữ nghĩa. Nó làm nhẹ đi nỗi nhọc nhằn đồng thời cũng là một phương thuốc chữa trị nỗi cùng khốn của cuộc nhân sinh. Tính phổ quát của nó như thế, nhưng hôm nay tôi muốn đề cập đến vấn đề sáng tác nghệ thuật nói chung và sáng tác văn học nói riêng. Sáng tác tự thân là cuộc đấu tranh chính bản thân với môi trường chung quanh mình. Có thể là thiên nhiên hay xã hội nhưng để có được điều đó bắt buộc phải có cảm hứng sáng tác. Vai trò cảm hứng sáng tác quan trọng hàng đầu trong việc hình thành một tác phẩm, và cảm hứng có đủ mùi vị đắng cay ngọt bùi mà tác giả phải cần hiện thực dưới ngòi bút. Do đó cảm hứng sáng tác đi suốt quá khứ hiện tại và cả tương lai trong mối cảm thông u hoài của tác giả. Thế nên bài văn, bài thơ, bài nhạc, bức tranh ra đời phải chăng là tiếng nói của một cảm xúc cất lên với chính mình nhưng đồng thời mang tính cảm thông chia sẻ của người đọc, người nghe và người xem tác phẩm nghệ thuật. Tôi xin đề cập đến vai trò của Cô Đơn trên hành trình sáng tác.


 

Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khiến con người cảm thấy cô đơn chính là Ý thức sự mất mát. Nhưng chịu đựng, trải nghiệm sự cô đơn làm con người trưởng thành, tuy nhiên có trường hợp không hề cảm thấy mất mát cũng có cảm giác cô đơn. Chính là Bản chất tiền khởi con người vốn là nỗi cô đơn gắn bó từ khi ra đời và theo định mệnh (cũng có thể gọi Định Phận) sẽ lớn lên theo thời gian. Do đó nôm na có thể nói con người là biểu hiện cụ thể của nỗi cô đơn tiền kiếp. Nếu định phận cho thấy con người đến và ra đi trong cô đơn thì phải chăng sáng tác nghệ thuật chính là là làm sáng tỏ ý nghĩa giá trị của cô đơn trên dòng đời.
  
blankblank 

Tình yêu chính là âm bản của tấm gương cô đơn.

Tình yêu là âm bản tức thì của tấm gương soi cô đơn, vì đối diện với tình yêu con người tạm thời không còn sợ hãi nỗi cô đơn đã từng gắn bó ám ảnh mình. Tình yêu là phương thuốc chữa trị căn bệnh cô đơn tiền định, tuy chỉ mang giá trị tạm thời trên dòng đời, bởi vì có những trường hợp càng yêu thương con người càng cô đơn, hay chính trong khi hạnh phúc tràn ngập, nỗi cô đơn bất chợt hiện diện như nhắc nhở tính định phận bền vững của nó. Do đó, tác phẩm nghệ thuật miêu tả niềm hạnh phúc cùng khốn của khoảng trống cô đơn mà kẻ sáng tạo ra nó lúc nào cũng muốn lấp đầy.
 

Tuy nhiên có người xem cô đơn là điều hiển nhiên cần thiết của tồn tại, họ bằng lòng vui vẻ và thực sự hạnh phúc với nỗi cô đơn định mệnh kia. Do đó việc xem cô đơn là bản chất và cô đơn là căn bệnh làm nên cuộc đấu tranh mang ý nghĩa tồn tại trên dòng đời.
 

Bản chất cô đơn gắn liền với con người sau khi ra đời. Trên quá trình trưởng thành sự cô đơn thu nhỏ để rồi mãi mãi chìm mất trong bể vô thức hay chờ cơ hội xuất hiện trở lại thành chiếc bóng thứ hai của cuộc đời con người. Chính sự mất mát làm bản chất cô đơn hiện hữu trở lại, và với con người văn học nó chính là điều kiện tiên khởi của cảm hứng sáng tác. Như thế phải chăng cô đơn cũng chính là thứ tiển định số phận (predeterminism) của những kẻ sáng tác nghệ thuật. Sáng tác chính là khơi dậy nỗi mất mát một thời trong tâm hồn tác giả và tác động đó đồng thời khơi dậy nỗi cô đơn trong dòng đời con người từng chìm sâu trong bể vô thức. Nếu người thưởng ngoạn nghệ thuật có thấy sung sướng hạnh phúc hay cảm nhận nỗi đau đớn chia lìa trong tác phẩm cũng chỉ là khơi dậy một giấc mơ cũ kỹ mà thời gian đã vùi sâu nỗi cô đơn tiền định vào chiếc bể ký ức. Bể ký ức chính là biểu hiện của vô thức và tiềm thức trong dòng đời luân lưu từng con người trong qui trình “qui hồi vĩnh cữu” kiểu Nietzsche hay A lại da thức của Phật giáo.
 

Nếu tác phẩm Văn học cũng chỉ là một biểu hiện nỗi cô đơn tiền định trên dòng đời của chính tác giả thì buồn vui là nhịp điệu quen thuộc của bài hát  nhân sinh, và giới thiệu tác phẩm chính là giới thiệu sự ra đời của một cảm hứng và vai trò của nó là tiền đề của việc hình thành tác phẩm văn học mà tôi lạm bàn  hôm nay.
 

Lê lạc Giao

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
3 videos ngắn cho thấy “hiện tượng xuất hiện trong không gian không xác định” đã được công bố bởi Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Các video, đã được phổ biến trước đây bởi một công ty tư nhân, cho thấy cái gì đó trông giống các vật bay không xác định di chuyển nhanh trong khi được thu hình bởi các máy thu hồng ngoại tuyến, theo CNN tường trình cho biết. 2 trong 3 video, các quân nhân có thể nghe được sự phản ứng các vật bay nhanh như thế nào. Một giọng nói cho thấy nó có thể là một chiếc robot.
Tháng Tư lại trở về, gợi nhớ đến ngày cuối cùng, lúc toàn miền Nam rơi vào tay đoàn quân xâm lược từ phương bắc, lần này là lần thứ 45! Trong ký ức của mỗi người dân miền Nam chúng ta, có biết bao nhiêu khúc phim lại được dịp hiển hiện, rõ ràng và linh động như vừa mới hôm qua. Có người nhớ đến cảnh hỗn loạn ở phi trường Tân Sơn Nhất, có người không sao quên được những năm tháng tù tội trong trại giam cộng sản, có người nghẹn ngào ôn lại cảnh gia đình ly tán trong những ngày kinh hoàng đó, và có biết bao người còn ghi khắc mãi những ngày lênh đênh trên sóng nước mịt mù hay băng qua rừng sâu núi thẳm để tìm đến bến bờ tự do.
Tối nay 22 Tháng Tư, chính quyền Trump đã ban hành một Sắc lệnh mở rộng những hạn chế về nhập cư trong một nỗ lực rộng lớn để tiếp tục chương trình bài ngoại nhằm đánh lạc hướng người Mỹ về thất bại của chính họ qua các giải pháp thích ứng với đại dịch coronavirus. Sắc lệnh này được xây dựng trên một số chính sách chống người nhập cư do chính quyền đưa ra trong vài năm qua đóng cửa gần như tất cả các con đường hợp pháp để nhập cư.
Bắt đầu từ sau giữa tháng Ba 2020, hầu hết các doanh nghiệp không thiết yếu trên khắp Hoa Kỳ đều đã lần lượt được lệnh phải đóng cửa để ngân chận sự lây lan của Coronavirus, trong đó có hàng chục ngàn tiệm Nail của người gốc Việt. Vì buộc phải đóng cửa một cách bất ngờ và cũng bởi chưa đến ngày trả lương theo định kỳ, nhiều chủ tiệm Nail đã không kịp thanh toán cho nhân viên khoản tiền lương của những ngày đã làm việc từ sau lần lãnh lương trước đó cho đến ngày ngưng làm việc vì Coronavirus. Ngoài ra, vì nghĩ rằng sẽ không bị buộc phải đóng cửa quá lâu, nhiều chủ tiệm Nail dự tính sẽ trả đủ tiền lương ngay khi nhân viên trở lại làm việc. Tuy nhiên, rất ít chủ doanh nghiệp hiểu rằng không thanh toán tiền lương theo đúng quy định cho nhân viên sau khi nghỉ việc, sẽ là nguyên nhân dẫn đến vô số rắc rối về pháp lý.
Những người có khuynh hướng cực đoan trong chính kiến, dù hữu khuynh hay tả khuynh, đều có những đặc điểm giống nhau và rất khác người ôn hoà. Bài viết này tóm lược một nghiên cứu tâm lý học đăng trên Sage Journals tháng Giêng 2019. Hy vọng nó sẽ giúp ta hiểu thêm về hiện tượng tâm lý chính trị cực đoan để tránh bị khích động, đồng thời giúp ta tìm ra cách hoá giải. Xin lưu ý “hữu khuynh”và “tả khuynh” trong bài được dùng theo định nghĩa thông thường và hoàn toàn không hàm ý tốt hay xấu. Trong chính trị học, cộng đồng con người thường được chia làm ba nhóm: cấp tiến (liberal), trung hoà (moderate) và bảo thủ (conservative). Sự phân cách này phần lớn xuất phát một cách tự nhiên, nhưng nó cũng có thể được nhào nặn thêm bởi giáo dục, truyền thống, truyền thông, xã hội v.v.
nhà báo kỳ cựu Don Oberdorfer trên tờ Washington Post ngày 3/3/1987 nhấn mạnh lời tuyên bố của trưởng đoàn IRAC: “Chúng tôi (người tị nạn) vẫn bị coi là một vấn đề cần giải quyết. Nay chúng tôi nhất định sẽ góp phần vào giải pháp.”
Tôi sinh ra đời tại miền Nam, cùng thời với “những tờ bạc Sài Gòn” nhưng hoàn toàn không biết rằng nó đã “làm trung gian cho bọn tham nhũng, thối nát, làm kẻ phục vụ đắc lực cho chiến tranh, làm sụp đổ mọi giá trị tinh thần, đạo đức của tuổi trẻ” của nửa phần đất nước. Và vì vậy, tôi cũng không thấy “phấn khởi” hay “hồ hởi” gì (ráo trọi) khi nhìn những đồng tiền quen thuộc với cuộc đời mình đã bị bức tử – qua đêm! Suốt thời thơ ấu, trừ vài ba ngày Tết, rất ít khi tôi được giữ “nguyên vẹn” một “tờ bạc Sài Gòn” mệnh giá một đồng. Mẹ hay bố tôi lúc nào cũng xé nhẹ nó ra làm đôi, và chỉ cho tôi một nửa. Nửa còn lại để dành cho ngày mai. Tôi làm gì được với nửa tờ giấy bạc một đồng, hay năm cắc, ở Sài Gòn – vào năm 1960 – khi vừa mới biết cầm tiền? Năm cắc đủ mua đá nhận. Đá được bào nhỏ nhận cứng trong một cái ly nhựa, rồi thổ ra trông như hình cái oản – hai đầu xịt hai loại xi rô xanh đỏ, lạnh ngắt, ngọt lịm và thơm ngát – đủ để tôi và đứa bạn chuyền nhau mút lấy mút để mãi
Chiến tranh Việt Nam có hai chiến trường: Đông Dương và Mỹ. Bắc Việt cố gắng kéo dài cuộc chiến trên chiến trường Việt Nam và đồng thời làm mệt mỏi công luận trên chiến trường Mỹ. Đứng trườc chiến lược này và kế thừa một di sản là sức mạnh quân sự, các tình trạng tổn thất và phản chiến đang gia tăng, Tổng thống Nixon cân nhắc mọi khả năng trong chính sách. Nixon quyết định chỉnh đốn các trận địa chiến cho miền Nam Việt Nam trong khi củng cố khả năng chiến đấu cho họ. Sự giảm bớt vai trò của chúng ta sẽ hỗ trợ cho công luận trong nước Mỹ. Trong thời gian này, Nixon cũng để cho Kissinger tổ chức mật đàm càng nhanh càng tốt.
Bất kỳ chiến lược nào để giảm bớt mối đe dọa từ các chính sách xâm lược của Trung Quốc phải dựa trên sự đánh giá thực tế về mức tác động đòn bẩy của Hoa Kỳ và của các cường quốc bên ngoài khác đối với sự tiến hóa bên trong nội bộ Trung Quốc. Ảnh hưởng của những thế lực bên ngoài đó có giới hạn về cấu trúc, bởi vì đảng sẽ không từ bỏ các hoạt động mà họ cho là quan trọng để duy trì sự kiểm soát. Nhưng chúng ta quả thực lại có những khí cụ quan trọng, những khí cụ này hoàn toàn nằm ngoài sức mạnh quân sự và chính sách thương mại. Điều ấy là những phẩm chất “Tự do của người Tây phương” mà người Trung Quốc coi là điểm yếu, thực sự là những sức mạnh. Tự do trao đổi thông tin, tự do trao đổi ý tưởng là một lợi thế cạnh tranh phi thường, một động cơ tuyệt vời của sự cách tân và thịnh vượng. (Một lý do mà Đài Loan được xem là mối đe dọa đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, chính là vì nó cung cấp một ví dụ với quy mô tuy nhỏ nhưng lại hùng hồn về sự thành công của hệ thống chính trị và kin
Chết phải là một chuyến du lịch tuyệt vời vì chưa có một ai đã trở về!(“La mort doit être un beau voyage puisque personne n'en est revenue”). Thông thường trong những dịp Tết, người đời thường chúc tụng lẫn nhau sống thọ đến trăm tuổi. Không phải ai muốn chết lúc nào là chết được đâu. Phải tới số mới chết. Trời kêu ai nấy dạ mà Sống quá thọ có tốt, có cần thiết không? Không có ai nghĩ giống ai hết. Đặt câu hỏi như trên có thể làm nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng đó là sự thật. Tuổi thọ (longévité) trong điều kiện sức khoẻ bình thường, không ngừng gia tăng thêm lên mãi tại các quốc gia kỹ nghệ giàu có... Sự gia tăng nầy thật ra phải được xem như là một sự kéo dài của tuổi trẻ (jeunesse) hơn là một sự kéo dài của…tuổi già (vieillesse). Tại sao chúng ta già? Tuổi thọ đến lúc nào sẽ dừng lại? Nhân loại đã đạt được đến mức nầy hay chưa?
Nửa tháng trước hiệp định Genève (20-7-1954), trong cuộc họp tại Liễu Châu (Quảng Tây, Trung Cộng), từ 3 đến 5-7-1954, thủ tướng Trung Cộng Châu Ân Lai khuyên Hồ Chí Minh (HCM) chôn giấu võ khí và cài cán bộ, đảng viên cộng sản (CS) ở lại Nam Việt Nam (NVN) sau khi đất nước bị chia hai để chuẩn bị tái chiến. (Tiền Giang, Chu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngõa hội nghị [Chu Ân Lai và hội nghị Genève] Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, 2005, Dương Danh Dy dịch, tựa đề là Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954, chương 27 "Hội nghị Liễu Châu then chốt".) (Nguồn: Internet). Hồ Chí Minh đồng ý.
Vào lúc 5:00 giờ chiều Chủ Nhật 26/04/2020, Hòa Thượng Thích Phước Tịnh đã có buổi nói chuyện trên mạng lần thứ hai với nhóm Phật tử Giớ Trẻ Mây Từ, với chủ đề những điều Phật tử nên làm trong mùa đại dịch COVID-19 đang tiếp tục hoành hành.
New York bị thiệt hại nặng nề hơn bất cứ khu vực nào tại Hoa Kỳ bởi đại dịch vi khuẩn corona tính đến nay, 26 tháng 4, và ác mộng của tiểu bang vẫn còn chưa hết. Hôm Thứ Bảy, 25 tháng 4, có 5,902 người đã thử nghiệm dương tính với vi khuẩn corona, và trong khi đó là sự sút giảm từ cao điểm của tiểu bang (khi một ngày chứng kiến hơn 10,000 người thử nghiệm dương tính), tiểu bang này vẫn còn nhiều trường hợp bị lây mới hơn 25 tiểu bang đã bị trong tổng số hơn 3 tháng kể từ vụ lây lan của vi khuẩn vào Mỹ bắt đầu.
Nam Hàn tiếp tục đổ nước vào suy đoán gia tăng về sức khỏe của lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un, nói với CNN rằng ông ấy “còn sống và khỏe.” “Lập trường của chính phủ chúng tôi là vững vàng,” theo Moon Chung-in, cố vấn hàng đầu về chính sách đối ngoại cho Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in, nói với CNN. “Kim Jong Un còn sống và khỏe. Ông ấy đã và đang ở tại khu vực Wonsan kể từ ngày 13 tháng 4. Không có biến đổi gì đáng nghi ngờ tính đến nay được phát hiện cả.”
Đúng vậy, sau gần nửa thế kỷ năm nhìn lại vẫn thấy biến cố 30.04.1975 xảy ra quá bất ngờ đối với toàn thể dân VN chúng ta. Bằng chứng hiển nhiên là rất nhiều cấp lãnh đạo VNCH trong chánh quyền và trong quân đội không ngờ được nên đành phải bị bắt đi tù cải tạo cả hàng chục năm để rồi chết dần mòn trong rừng thiêng nước độc. Nói chi đến người dân bình thường thiếu thông tin của cả 2 miền Nam Bắc tất cả không ai cảm thấy hoặc đoán trước được chuyện sẽ xảy ra. Sự thực này chúng ta có thể đọc thấy rõ trên các tài liệu của 2 miền.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.