Hôm nay,  

Đọc “Dòng Đời” (Lê Lạc Giao, 2024): Hành Trình Kiên Khổ Qua Tàn Tích Lịch Sử Để Tìm Lại Bản Thân

03/08/202411:08:00(Xem: 5258)
blank 

Đọc “Dòng Đời” (Lê Lạc Giao, 2024):

 Hành Trình Kiên Khổ Qua Tàn Tích Lịch Sử Để Tìm Lại Bản Thân

  

Tô Đăng Khoa

  

"Những gì chúng ta đã trải qua, và những gì chúng ta sẽ phải đối diện, đều là những vấn đề nhỏ nhặt so với những gì nội tại trong chính con người của chúng ta." – Ralph Waldo Emerson.

  

"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao, lấy cảm hứng từ sự tuôn chảy của một dòng sông để phác họa nhiều dòng chảy khác sâu kín, phức tạp, đa chiều trong nội tâm của Hiểu, nhân vật chính trong tiểu thuyết. Hiểu lạc trôi theo vận nước, bước qua những tàn tích của lịch sử, qua những bóng ma quá khứ, những khoảnh khắc cô đơn tuyệt vọng để tìm lại bản thân, hội nhập, đối diện với những thử thách mới trong hiện tại và tương lai.
 

"Dòng Đời" là câu chuyện về sự sống còn, về sự kiên cường của tâm thức con người khi trải qua bao nhiêu nghịch cảnh khốc liệt như đi qua một mùa địa ngục. Đó là câu chuyện rất thật về những nỗi đau, mất mát và sự chịu đựng mà nhiều người Việt Nam đã trải qua trong suốt quá trình lịch sử đầy biến động. Đó là câu chuyện về sự kiên định của con người trong việc đi tìm ý nghĩa của đời sống giữa một biển đời toàn những điều phi lý. Tác giả Lê Lạc Giao, thông qua Hiểu, không chỉ kể lại câu chuyện của một cá nhân mà còn là câu chuyện của một thế hệ, một dân tộc. Và ở một bình diện khác: đó là câu chuyện ngàn đời của nhân loại về sự tìm kiếm ý nghĩa của đời sống và tìm lại bản thân giữa muôn vàn nghịch cảnh và vạn điều phi lý.
 

Trong "Dòng Đời", Hiểu đóng vai trò vừa là nhân chứng vừa là nạn nhân của một thời điêu linh mà Hiểu và thế hệ của Hiểu bị ném vào. Qua câu chuyện của Hiểu, nhà văn Lê Lạc Giao phác họa những nét chung, nét riêng của lịch sử đầy biến động của Việt Nam, từ những hệ lụy vô hình sâu kín của chiến tranh đến những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày của một xã hội đang thay đổi nhanh chóng. Sự chú ý tỉ mỉ của Lê Lạc Giao đến từng chi tiết làm sống lại cảnh sắc, âm thanh và cảm xúc của thế hệ của Hiểu, đưa người đọc trở về một khung trời cũ với sự ngậm ngùi trong miền hồi tưởng.
 

Tính trung thực trong việc miêu tả nội tâm và kiến tạo các nhân vật của Lê Lạc Giao khiến cho tác phẩm vừa mang tính sử liệu vừa cưu mang giá trị nhân bản và tính phổ quát cao. Chính nhờ những tư duy trăn trở trong nội tâm của tác giả về vận nước, từ những trải nghiệm cá nhân đến những quan sát tinh tế, đã sinh ra nhân vật Hiểu với tất cả những phức tạp và đa chiều của con người. Vì thế, khi đọc "Dòng Đời" chúng ta có cảm tưởng nó không còn là những câu chuyện cá nhân mà là câu chuyện chung cho một thế hệ. Chúng ta nhận ra chính chúng ta và những người thân của chúng ta trong câu chuyện kể, những người vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng lịch sử cho một thời điêu linh.
 

Một trong những điểm son của cuốn sách nằm ở việc phơi bày những tác động và hệ lụy của các sự kiện lịch sử đến cuộc sống cá nhân như là những “hậu chấn” âm ỉ rất lâu dài trong tâm thức cộng đồng của thế hệ của Hiểu. Câu chuyện của Hiểu đan xen với câu chuyện lớn hơn của lịch sử Việt Nam, tạo nên một bức tranh toàn cảnh về thể cách mà biến động đời sống cá nhân và tập thể giao thoa. Nỗi đau của chiến tranh, sự mất mát và cuộc tìm kiếm, tái thiết lập ý nghĩa của hiện hữu là những chủ đề lặp đi lặp lại và càng lúc càng sâu sắc thêm qua từng dòng chảy tư duy của Hiểu, làm nổi bật sự kiên cường và sự phức tạp của tâm thức con người khi đối diện với mất mát và khổ đau.
 

Trong một xã hội độc đoán, chuyên quyền và áp bức, ý thức nạn nhân cùng với sự chấp nhận truyền thống mà không hề cật vấn, thường khiến con người không vượt qua được lề lối suy nghĩ tiêu cực mang tính cam chịu, chịu đựng và quên đi sự đấu tranh để thay đổi số phận. Tuy nhiên, thông qua việc mô tả giấc mơ và cuộc sống của Hiểu, tác giả Lê Lạc Giao đã trình bày khả năng nhân chứng của con người như là một sự lựa chọn cốt thiết nhất: Sự lựa chọn giữa nhân chứng và nạn nhân chính là sự lựa chọn giữa tự do và nô lệ. Từ đó, mục tiêu của Lê Lạc Giao là làm nổi bật vai trò nhân chứng của người sáng tạo qua nhân vật tiểu thuyết, biến người cầm bút thành chứng nhân của một sân khấu cuộc đời mà định mệnh của nó gắn liền với định mệnh của chính tác giả.
 

"Dòng Đời" mở đầu bằng một đoản thơ trong bài “Đời Tôi Một Nhánh Sông” của Phan Nhật Tân, cũng là một thành viên trụ cột của nhóm trietvan.com do nhà văn Lê Lạc Giao chủ biên.
 

“..chảy đi sông ơi chảy đi sông ơi chảy lên đồi cao cuốn thuyền trông đợi đá tượng đưa tay mắt người vời vợi chảy qua thang mây thành trận cuồng phong chảy về nhân gian nước mắt ròng ròng chảy về địa ngục hồn oan thương khóc cháy đỏ buồn đau còn mất được thua chảy qua bốn mùa vàng phai nắng cũ hồn nhiên xanh rêu bình yên sóng vỗ đá thành cuội cát đêm thở than lời nỉ non than van dâu biển thay rồi”
 

Nếu “Đời tôi một nhánh sông” thì điều không thể tránh khỏi là phải “chảy đi sông ơi.” Chảy chính là thay đổi và biến dịch, là làm mới chính mình. Ví như trong câu nói dân gian “sông có khúc, người có lúc,” con sông có khúc gầm thét, tung tóe bọt nước khi qua thác ghềnh, có lúc sạt lở bờ bên này đem phù sa bồi đắp bờ bên kia, có lúc lững lờ an bình trôi thanh thản soi bóng nguyệt.
 

Cũng vậy, thế hệ của Hiểu đã “chảy qua” những thương yêu những ly biệt của “thuyền trông đợi,” của “đá tượng đưa tay,” của “mắt người vời vợi.” Thế hệ đó đã “chảy qua” những tang thương của “nhân gian nước mắt ròng ròng.” Họ đã “chảy qua” những thống khổ của địa ngục trần gian với những “hồn oan thương khóc cháy đỏ buồn đau.” Để rồi sau bao nhiêu thăng trầm vượt thác ghềnh, tâm thức nhân chứng giúp thế hệ của Hiểu chợt nhận ra rằng: những còn mất được thua chẳng qua cũng chỉ như sự chảy qua của bốn mùa vàng phai nắng cũ. Chính sự nhận ra này của tâm thức nhân chứng, đã cho Hiểu và những người thuộc thế hệ của anh tìm lại chính bản thân sau khi kinh qua bao nhiêu khổ nạn. Tâm thức họ trở nên “hồn nhiên xanh rêu bình yên sóng vỗ đá thành cuội cát.”
 

Có thể nói rằng nếu “Dòng Đời” của Lê Lạc Giao là một bức vẽ lớn với nhiều màu sắc, bố cục đa dạng và chi tiết về tâm thức của thế hệ Hiểu, thì “Đời Tôi Một Nhánh Sông” của Phan Nhật Tân là bức tranh thủy mặc nhưng cũng hàm chứa những nét chấm phá đặc thù và có tính phổ quát cao. Tuy hai hình thức khác nhau, nhưng điểm tương đồng của cả hai tác giả là họ đều là chứng nhân của thời cuộc. Họ lên ghềnh xuống thác theo dòng đời, nhưng không hề bị dòng đời cuốn trôi. Câu chuyện của họ kể là câu chuyện về hành trình kiên khổ của một thế hệ đi qua tàn tích lịch sử và chiến tranh để tìm lại bản thân.
 

Trong "Dòng Đời," Lê Lạc Giao phơi bày bản chất của dòng chảy cuộc sống, nơi mỗi khoảnh khắc đều là sự tiếp nối của quá khứ và là tiền đề cho tương lai. Lê Lạc Giao đã tạo nên một câu chuyện vừa mang tính cá nhân rất gần gũi với đời thường vừa mang tính phổ quát cao. Câu chuyện nhắc nhở người đọc về những kết nối sâu xa giữa cuộc sống của chúng ta và thế giới xung quanh. Văn phong của nhà văn Lê Lạc Giao vừa trữ tình vừa sâu lắng, mời gọi người đọc tham gia vào những độc thoại nội tâm và những đấu tranh cảm xúc của Hiểu. Giọng văn suy tư của câu chuyện cho phép người đọc kết nối sâu sắc với nhân vật chính, làm cho cuộc hành trình tự khám phá của bản thân của Hiểu trở nên hấp dẫn hơn. Mỗi khi Hiểu gợi lại những ký ức hay tư duy để đối mặt với thực tại, người đọc bị cuốn vào một sự phản quan sâu sắc về bản Ngã, sự thuộc về và sự trôi chảy của thời gian.
 

Xuyên suốt câu chuyện của Hiểu, "Dòng Đời" đồng thời cũng mang đến một bức tranh sống động về văn hóa và lịch sử Việt Nam. Những mô tả chi tiết của nhà văn Lê Lạc Giao về cuộc sống hàng ngày, về các phong tục truyền thống và cảnh quan thay đổi của Việt Nam cung cấp một ngữ cảnh văn hóa quý giá làm tăng tính chân thực của câu chuyện. Cuốn sách như một cây cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, mang lại những hiểu biết sâu sắc về di sản của lịch sử Việt Nam đối với những thế hệ mai sau.
 

Làm thế nào để có thể trút bỏ tâm thức nạn nhân, trầm tĩnh đóng vai trò của nhân chứng để bước tiếp trên hành trình kiên khổ qua những tàn tích của lịch sử để tìm lại bản thân? Làm thế nào để “những nấm mồ của quá khứ” sẽ không nhuộm đen quãng đời còn lại của một thế hệ bị ném vào lò lửa của chiến tranh? Đó là những câu hỏi mà người đọc có thể tìm thấy câu trả lời khi đọc "Dòng Đời." Với tôi, tác phẩm thứ sáu "Dòng Đời" của nhà văn Lê Lạc Giao là một bước tiếp nối trên hành trình sáng tạo bền bỉ của chính anh. "Dòng Đời" gói trọn tinh hoa của sự kiên cường con người và cuộc tìm kiếm tự thân và ý nghĩa của đời sống. Cuốn sách này phơi bày sức mạnh của việc kể chuyện như là nhân chứng cho một thời điêu linh có thật trong lịch sử Việt Nam, nó soi sáng tình trạng con người khi bị ném vào bối cảnh khốc liệt đó. "Dòng Đời" là một cuốn sách phải đọc cho bất kỳ ai muốn hiểu những phức tạp của bản sắc, ký ức và lịch sử Việt Nam cận đại. Xin cảm ơn nhà văn Lê Lạc Giao và trân trọng giới thiệu tác phẩm mới nhất của Anh với quý độc giả.

 

 Sách có thể mua ở đây:
https://www.barnesandnoble.com/w/dong-doi-lac-giao-le/1146022254?ean=9798895049204 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Người Mỹ gốc Á trong các lĩnh vực như dược phẩm, kinh doanh và giáo dục đang chứng minh tầm quan trọng của việc thống kê chính xác trong Thống Kê Dân Số 2020. Trong những năm vừa rồi, Tháng Di Sản của Người Mỹ Gốc Á và Người Mỹ Gốc Đảo Thái Bình Dương (AAPI) chỉ là khoảng thời gian để tôn vinh tầm ảnh hưởng ngày càng lớn rộng của cộng đồng người Mỹ gốc Á thông qua việc vinh danh các thành tựu gần đây của các cá nhân và tập thể. Năm nay, tháng này còn có ý nghĩa nhiều hơn thế nữa. Trong khi tháng Di Sản AAPI vẫn trân trọng những người đã giúp nâng cao cộng đồng, có rất nhiều các tổ chức đang vinh danh những người có đóng góp đặc biệt cho cộng đồng trong thời buổi bị dịch bệnh COVID-19.
Các lệnh ở trong nhà dùng để ngăn chận sự lây lan của vi khuẩn corona có thể đưa đến việc gây ra “thiệt hại không thể khắc phục” nếu kéo dài quá lâu, theo cố vấn y tế Bạch Ốc là Bác Sĩ Anthony Fauci nói với CNBC hôm Thứ Sáu, 22 tháng 5. “Tôi không muốn mọi người nghĩ rằng bất cứ ai trong chúng ta cảm thấy rằng tiếp tục lệnh phong tỏa qua thời gian dài là cách để làm,” theo Fauci cho biết trong cuộc phỏng vấn với Meg Tirrell của CNBC trên chương trình “Halftime Report.” Ông nói rằng Hoa Kỳ phải đặt ra các biện pháp nghiêm túc bởi vì các trường hợp bị lây Covid-19 bùng nổ. “Nhưng bây giờ là lúc, tùy theo nơi nào bạn ở và hoàn cảnh của bạn là gì, để bắt đầu xem xét nghiêm túc việc tái mở cửa kinh tế, tái mở cửa đất nước để cố gắng trở lại một số cấp độ của sinh hoạt bình thường.”
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Sáu, 22 tháng 5, đã yêu cầu các thống đốc tái mở cửa các nhà thờ, các giáo đường và nhà thờ Hồi giáo “ngay bây giờ,” và đe dọa sẽ “phủ bác” các hạn chế của các nhà lãnh đạo tiểu bang nếu họ không làm thế vào cuối tuần. Tuyên bố ngạc nhiên đánh dấu nỗ lực mới nhất của tổng thống để tăng tốc vốn liếng chính trị chung quanh các nỗ lực phục hồi từ vi khuẩn corona. Ông đang đối diện cuộc tái tranh cử khó khăn chống lại ứng cử viên đề cử của đảng Dân Chủ Joe Biden.
Thượng Nghị Sĩ Tom Umberg vinh danh "Tháng Di sản Người Mỹ Châu Á và Thái Bình Dương- Asian American Pacific Islander Heritage Month" vào tháng Năm này bằng cách ghi nhận những đóng góp to lớn cho quốc gia bởi nhiều thế hệ của cộng đồng người Mỹ gốc Châu Á Thái Bình Dương (AAPI). Nhất là khi Tháng Di sản Châu Á Thái Bình Dương năm nay xảy ra trong đại dịch COVID-19 như là một trắc nghiệm cho sức mạnh của đất nước chúng ta, Thượng Nghị Sĩ Umberg tiếp tục dành thời gian và nỗ lực của bản thân cùng nhân viên của ông để hỗ trợ cộng đồng AAPI ở Quận Cam và toàn tiểu bang California.
Nhằm biến đảo nhân tạo trở thành đảo thực sự được Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển (UNCLOS) công nhận với mục đích áp đặt chủ quyền quốc gia lên các đảo này, TQ đã tiến hành việc trồng rau trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 22 tháng 5 năm 2020.
phải chánh niệm từng giây từng phút, đừng để tâm lang thang như nóc nhà bị dột, thì lập tức phiền não lọt vào. Nếu làm được một phần thôi thì trí tuệ sẽ sáng như gương, tấm lòng đẹp như lụa là, uy nhiên tự tại, sống giữa trần gian mà thấy như đang ở quốc độ hay cung trời.
Trong mùa thi cử, sinh viên hay dùng cà-phê để có thể thức khuya gạo bài… Trong hãng xưởng, công nhân thường được phép nghỉ xả hơi 15 phút sau hai tiếng đồng hồ làm việc, gọi là pause de café hay coffee break để nghỉ xả hơi, để uống cà-phê hay để tán ngẫu, vân vân. Cũng có khi nhờ ai giúp mình một việc nào đó, thì mình hay trả công cho họ bằng một ít tiền cà phê cà pháo hay tiền tip cho nó vui vẻ cả làng. Nhưng cà-phê dễ bị ghiền nếu uống thường xuyên.
Đây là rối loạn về sự tiêu hóa mà tiếng Anh gọi là Anorexia nervosa với đặc tính là bệnh nhân từ chối ăn.Người bệnh có quan niệm sai về cơ thể của mình và ám ảnh sợ bị mập vì họ cứ nghĩ là mình mập mặc dù khi cân thì lại là gầy.
Nhiều đương đơn đã nhận được thư mời phỏng vấn vào tháng 5- 2020. Tuy nhiên, không có những cuộc phỏng vấn cấp chiếu khán di dân được tiến hành cho đến ngày hôm nay. Cho dù nhận được thư phỏng vấn gần đây, các đương đơn không nên đến Tòa Lãnh sự khi trang mạng của Tòa Lãnh sự vẫn loan báo các cuộc phỏng vấn bị hủy bỏ.
Tất cả các tiểu bang tại Hoa Kỳ đều tái mở cửa từng phần hôm Thứ Tư, 20 tháng 5 khi Connecticut nới lỏng các hạn chế vi khuẩn corona dù ít nhất 17 tiểu bang đang chứng kiến sự gia tang các trường hợp lây nhiễm Covid-19, theo CNN cho biết. Connecticut hôm Thứ Tư cho phép, với các hạn chế, người dân sử dụng không giản ăn uống bên ngoài trời, các văn phòng, các tiệm bán lẻ và thương xá, các viện bảo tang và sở thú, theo CNN cho hay.
Đại dịch vi khuẩn corona đã kéo dài nhiều tháng qua mang theo nó những thiệt hại kinh hoàng về kinh tế và nhân mạng trên toàn thế giới, nhất là Hoa Kỳ. Trong lịch sử loài người cũng đã chứng kiến nhiều trận đại dịch kinh khủng như thế. Ngoài mặt tiêu cực quá lớn mà đại dịch phủ trùm lên thế giới, các nhà phân tích cũng đã cho thấy một số điểm tích cực xuất hiện. Phó Giáo Sư dạy về Phát Triển Cộng Đồng và Khu Vực tại Đại Học UC Davis là Catherine Brinkley đã chỉ ra một số điểm tích cực từ đại dịch đối với các thành phố Mỹ trong bài viết “How pandemics have changed American cities – offen for the better,” được đăng trên trang mạng www.theconversation.com. Việt báo xin đăng bản dịch Việt của Thụy Âm để cống hiến cho độc giả tường lãm *** Kinh nghiệm của Thành Phố New York như là trung tâm của đại dịch COVID-19 tại Hoa Kỳ đang làm tăng các vấn nạn về cuộc sống thành thị. Các cư dân bị cách ly lo sợ về tương lai trong thành phố được biết là nơi đông đúc nhà cửa
Hơn 4 triệu người Mỹ đã khai thất nghiệp vào tuần trước, theo Bộ Lao Động cho biết hôm Thứ Năm, 21 tháng 5. Điều đó đã mang tổng số người khai thất nghiệp lên tới hơn 43 triệu, theo cơ bản được điều chỉnh theo mủa, kể từ đại dịch vi khuẩn corona lây lan trên toàn quốc. Nói cách khác, ¼ người lao động tại Mỹ đã khai thất nghiệp trong vòng 10 tuần lễ qua. “Khai thất nghiệp trong thời gian khủng hoảng vi khuẩn corona đã vượt khỏi 37 triệu người khai trong vòng 18 tháng của Đại Suy Thoái,” theo Daniel Zhao, kinh tế gia kỳ cựu tại Glassdoor, cho biết trong một thông báo. “Thị trường lao động vẫn nằm trong hố sâu mà nó phải leo ra khỏi.”
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Năm, 21 tháng 5 đã không đeo khẩu trang bảo vệ vi khuẩn corona trong một phần thời gian đi thăm một nhà máy của Hãng Chế Tạo Xe Hơi Ford tại Michigan, dù luật tiểu bang và chính sách của công ty yêu cầu đeo khẩu trang ở đó. Trump, thường từ chối đeo khẩu trang nơi công cộng, đã viếng thăm Nhà Máy Rawsonville Components Plant của Ford tại Ypsilanti, là nơi có chính sách yêu cầu đeo khẩu trang ở đó. Nhà máy hiện đang chế tạo máy thở để đáp ứng với đại dịch Covid-19 tại Hoa Kỳ.
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đưa ra cảnh báo Trung Quốc qua tuyên bố bởi quốc hội bù nhìn rằng một dự luật an ninh quốc gia tại Hồng Kông sẽ được lên chương trình nghị sự trong cuộc họp sắp tới, một động thái có vẻ sẽ đổ thêm dầu vào sự giận dữ và các cuộc biểu tình chống đối tại thành phố bán tự trị này, theo CNN tường trình cho biết hôm Thứ Năm, 21 tháng 5.
Vào trưa Thứ Ba 18/05/2020, Dân Biểu Liên Bang Harley Rouda (Địa hạt 48) đã có buổi ghé thăm văn phòng Đài Truyền Hình SBTN, trao bằng tưởng lục cho SBTN, tổ chức Rise và hơn 70 ca nhạc sĩ gốc Việt đã tham gia cho chương trình ca nhạc online “Sing For Our Heroes”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.