Hôm nay,  

Đọc “Dòng Đời” (Lê Lạc Giao, 2024): Hành Trình Kiên Khổ Qua Tàn Tích Lịch Sử Để Tìm Lại Bản Thân

03/08/202411:08:00(Xem: 5267)
blank 

Đọc “Dòng Đời” (Lê Lạc Giao, 2024):

 Hành Trình Kiên Khổ Qua Tàn Tích Lịch Sử Để Tìm Lại Bản Thân

  

Tô Đăng Khoa

  

"Những gì chúng ta đã trải qua, và những gì chúng ta sẽ phải đối diện, đều là những vấn đề nhỏ nhặt so với những gì nội tại trong chính con người của chúng ta." – Ralph Waldo Emerson.

  

"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao, lấy cảm hứng từ sự tuôn chảy của một dòng sông để phác họa nhiều dòng chảy khác sâu kín, phức tạp, đa chiều trong nội tâm của Hiểu, nhân vật chính trong tiểu thuyết. Hiểu lạc trôi theo vận nước, bước qua những tàn tích của lịch sử, qua những bóng ma quá khứ, những khoảnh khắc cô đơn tuyệt vọng để tìm lại bản thân, hội nhập, đối diện với những thử thách mới trong hiện tại và tương lai.
 

"Dòng Đời" là câu chuyện về sự sống còn, về sự kiên cường của tâm thức con người khi trải qua bao nhiêu nghịch cảnh khốc liệt như đi qua một mùa địa ngục. Đó là câu chuyện rất thật về những nỗi đau, mất mát và sự chịu đựng mà nhiều người Việt Nam đã trải qua trong suốt quá trình lịch sử đầy biến động. Đó là câu chuyện về sự kiên định của con người trong việc đi tìm ý nghĩa của đời sống giữa một biển đời toàn những điều phi lý. Tác giả Lê Lạc Giao, thông qua Hiểu, không chỉ kể lại câu chuyện của một cá nhân mà còn là câu chuyện của một thế hệ, một dân tộc. Và ở một bình diện khác: đó là câu chuyện ngàn đời của nhân loại về sự tìm kiếm ý nghĩa của đời sống và tìm lại bản thân giữa muôn vàn nghịch cảnh và vạn điều phi lý.
 

Trong "Dòng Đời", Hiểu đóng vai trò vừa là nhân chứng vừa là nạn nhân của một thời điêu linh mà Hiểu và thế hệ của Hiểu bị ném vào. Qua câu chuyện của Hiểu, nhà văn Lê Lạc Giao phác họa những nét chung, nét riêng của lịch sử đầy biến động của Việt Nam, từ những hệ lụy vô hình sâu kín của chiến tranh đến những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày của một xã hội đang thay đổi nhanh chóng. Sự chú ý tỉ mỉ của Lê Lạc Giao đến từng chi tiết làm sống lại cảnh sắc, âm thanh và cảm xúc của thế hệ của Hiểu, đưa người đọc trở về một khung trời cũ với sự ngậm ngùi trong miền hồi tưởng.
 

Tính trung thực trong việc miêu tả nội tâm và kiến tạo các nhân vật của Lê Lạc Giao khiến cho tác phẩm vừa mang tính sử liệu vừa cưu mang giá trị nhân bản và tính phổ quát cao. Chính nhờ những tư duy trăn trở trong nội tâm của tác giả về vận nước, từ những trải nghiệm cá nhân đến những quan sát tinh tế, đã sinh ra nhân vật Hiểu với tất cả những phức tạp và đa chiều của con người. Vì thế, khi đọc "Dòng Đời" chúng ta có cảm tưởng nó không còn là những câu chuyện cá nhân mà là câu chuyện chung cho một thế hệ. Chúng ta nhận ra chính chúng ta và những người thân của chúng ta trong câu chuyện kể, những người vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng lịch sử cho một thời điêu linh.
 

Một trong những điểm son của cuốn sách nằm ở việc phơi bày những tác động và hệ lụy của các sự kiện lịch sử đến cuộc sống cá nhân như là những “hậu chấn” âm ỉ rất lâu dài trong tâm thức cộng đồng của thế hệ của Hiểu. Câu chuyện của Hiểu đan xen với câu chuyện lớn hơn của lịch sử Việt Nam, tạo nên một bức tranh toàn cảnh về thể cách mà biến động đời sống cá nhân và tập thể giao thoa. Nỗi đau của chiến tranh, sự mất mát và cuộc tìm kiếm, tái thiết lập ý nghĩa của hiện hữu là những chủ đề lặp đi lặp lại và càng lúc càng sâu sắc thêm qua từng dòng chảy tư duy của Hiểu, làm nổi bật sự kiên cường và sự phức tạp của tâm thức con người khi đối diện với mất mát và khổ đau.
 

Trong một xã hội độc đoán, chuyên quyền và áp bức, ý thức nạn nhân cùng với sự chấp nhận truyền thống mà không hề cật vấn, thường khiến con người không vượt qua được lề lối suy nghĩ tiêu cực mang tính cam chịu, chịu đựng và quên đi sự đấu tranh để thay đổi số phận. Tuy nhiên, thông qua việc mô tả giấc mơ và cuộc sống của Hiểu, tác giả Lê Lạc Giao đã trình bày khả năng nhân chứng của con người như là một sự lựa chọn cốt thiết nhất: Sự lựa chọn giữa nhân chứng và nạn nhân chính là sự lựa chọn giữa tự do và nô lệ. Từ đó, mục tiêu của Lê Lạc Giao là làm nổi bật vai trò nhân chứng của người sáng tạo qua nhân vật tiểu thuyết, biến người cầm bút thành chứng nhân của một sân khấu cuộc đời mà định mệnh của nó gắn liền với định mệnh của chính tác giả.
 

"Dòng Đời" mở đầu bằng một đoản thơ trong bài “Đời Tôi Một Nhánh Sông” của Phan Nhật Tân, cũng là một thành viên trụ cột của nhóm trietvan.com do nhà văn Lê Lạc Giao chủ biên.
 

“..chảy đi sông ơi chảy đi sông ơi chảy lên đồi cao cuốn thuyền trông đợi đá tượng đưa tay mắt người vời vợi chảy qua thang mây thành trận cuồng phong chảy về nhân gian nước mắt ròng ròng chảy về địa ngục hồn oan thương khóc cháy đỏ buồn đau còn mất được thua chảy qua bốn mùa vàng phai nắng cũ hồn nhiên xanh rêu bình yên sóng vỗ đá thành cuội cát đêm thở than lời nỉ non than van dâu biển thay rồi”
 

Nếu “Đời tôi một nhánh sông” thì điều không thể tránh khỏi là phải “chảy đi sông ơi.” Chảy chính là thay đổi và biến dịch, là làm mới chính mình. Ví như trong câu nói dân gian “sông có khúc, người có lúc,” con sông có khúc gầm thét, tung tóe bọt nước khi qua thác ghềnh, có lúc sạt lở bờ bên này đem phù sa bồi đắp bờ bên kia, có lúc lững lờ an bình trôi thanh thản soi bóng nguyệt.
 

Cũng vậy, thế hệ của Hiểu đã “chảy qua” những thương yêu những ly biệt của “thuyền trông đợi,” của “đá tượng đưa tay,” của “mắt người vời vợi.” Thế hệ đó đã “chảy qua” những tang thương của “nhân gian nước mắt ròng ròng.” Họ đã “chảy qua” những thống khổ của địa ngục trần gian với những “hồn oan thương khóc cháy đỏ buồn đau.” Để rồi sau bao nhiêu thăng trầm vượt thác ghềnh, tâm thức nhân chứng giúp thế hệ của Hiểu chợt nhận ra rằng: những còn mất được thua chẳng qua cũng chỉ như sự chảy qua của bốn mùa vàng phai nắng cũ. Chính sự nhận ra này của tâm thức nhân chứng, đã cho Hiểu và những người thuộc thế hệ của anh tìm lại chính bản thân sau khi kinh qua bao nhiêu khổ nạn. Tâm thức họ trở nên “hồn nhiên xanh rêu bình yên sóng vỗ đá thành cuội cát.”
 

Có thể nói rằng nếu “Dòng Đời” của Lê Lạc Giao là một bức vẽ lớn với nhiều màu sắc, bố cục đa dạng và chi tiết về tâm thức của thế hệ Hiểu, thì “Đời Tôi Một Nhánh Sông” của Phan Nhật Tân là bức tranh thủy mặc nhưng cũng hàm chứa những nét chấm phá đặc thù và có tính phổ quát cao. Tuy hai hình thức khác nhau, nhưng điểm tương đồng của cả hai tác giả là họ đều là chứng nhân của thời cuộc. Họ lên ghềnh xuống thác theo dòng đời, nhưng không hề bị dòng đời cuốn trôi. Câu chuyện của họ kể là câu chuyện về hành trình kiên khổ của một thế hệ đi qua tàn tích lịch sử và chiến tranh để tìm lại bản thân.
 

Trong "Dòng Đời," Lê Lạc Giao phơi bày bản chất của dòng chảy cuộc sống, nơi mỗi khoảnh khắc đều là sự tiếp nối của quá khứ và là tiền đề cho tương lai. Lê Lạc Giao đã tạo nên một câu chuyện vừa mang tính cá nhân rất gần gũi với đời thường vừa mang tính phổ quát cao. Câu chuyện nhắc nhở người đọc về những kết nối sâu xa giữa cuộc sống của chúng ta và thế giới xung quanh. Văn phong của nhà văn Lê Lạc Giao vừa trữ tình vừa sâu lắng, mời gọi người đọc tham gia vào những độc thoại nội tâm và những đấu tranh cảm xúc của Hiểu. Giọng văn suy tư của câu chuyện cho phép người đọc kết nối sâu sắc với nhân vật chính, làm cho cuộc hành trình tự khám phá của bản thân của Hiểu trở nên hấp dẫn hơn. Mỗi khi Hiểu gợi lại những ký ức hay tư duy để đối mặt với thực tại, người đọc bị cuốn vào một sự phản quan sâu sắc về bản Ngã, sự thuộc về và sự trôi chảy của thời gian.
 

Xuyên suốt câu chuyện của Hiểu, "Dòng Đời" đồng thời cũng mang đến một bức tranh sống động về văn hóa và lịch sử Việt Nam. Những mô tả chi tiết của nhà văn Lê Lạc Giao về cuộc sống hàng ngày, về các phong tục truyền thống và cảnh quan thay đổi của Việt Nam cung cấp một ngữ cảnh văn hóa quý giá làm tăng tính chân thực của câu chuyện. Cuốn sách như một cây cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, mang lại những hiểu biết sâu sắc về di sản của lịch sử Việt Nam đối với những thế hệ mai sau.
 

Làm thế nào để có thể trút bỏ tâm thức nạn nhân, trầm tĩnh đóng vai trò của nhân chứng để bước tiếp trên hành trình kiên khổ qua những tàn tích của lịch sử để tìm lại bản thân? Làm thế nào để “những nấm mồ của quá khứ” sẽ không nhuộm đen quãng đời còn lại của một thế hệ bị ném vào lò lửa của chiến tranh? Đó là những câu hỏi mà người đọc có thể tìm thấy câu trả lời khi đọc "Dòng Đời." Với tôi, tác phẩm thứ sáu "Dòng Đời" của nhà văn Lê Lạc Giao là một bước tiếp nối trên hành trình sáng tạo bền bỉ của chính anh. "Dòng Đời" gói trọn tinh hoa của sự kiên cường con người và cuộc tìm kiếm tự thân và ý nghĩa của đời sống. Cuốn sách này phơi bày sức mạnh của việc kể chuyện như là nhân chứng cho một thời điêu linh có thật trong lịch sử Việt Nam, nó soi sáng tình trạng con người khi bị ném vào bối cảnh khốc liệt đó. "Dòng Đời" là một cuốn sách phải đọc cho bất kỳ ai muốn hiểu những phức tạp của bản sắc, ký ức và lịch sử Việt Nam cận đại. Xin cảm ơn nhà văn Lê Lạc Giao và trân trọng giới thiệu tác phẩm mới nhất của Anh với quý độc giả.

 

 Sách có thể mua ở đây:
https://www.barnesandnoble.com/w/dong-doi-lac-giao-le/1146022254?ean=9798895049204 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các tiệm làm tóc và tiệm hớt tóc có thể mở cửa lại và ăn uống trực tiếp tại các nhà hàng có thể được tiếp tục ngay lập tức với các biện pháp bảo vệ khi Quận Los Angeles tiến lên Lộ Trình Phục Hồi. Tiểu bang California hôm nay đã phê chuẩn yêu cầu của Quận cho một thay đổi khác biệt đến các hướng dẫn của tiểu bang vì Quận đã đáp ứng được các ngưỡng sức khỏe công cộng cần thiết để an toàn cho phép các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế và cộng đồng được bắt đầu phục vụ cư dân. Quận đã chứng minh rằng họ đã kiểm soát được sự lây lan của vi-rút và đang bảo vệ cư dân và những công nhân viên thiết yếu. Khả năng xét nghiệm bệnh viện và truy tìm mối tiếp xúc là thích đáng để đối phó với bùng phát dịch bệnh. Quận Los Angeles hiện đang trong giai đoạn nâng cao của Giai Đoạn 2 của Lộ Trình Khả Năng Phục Hồi của Tiểu Bang.
WASHINGTON ngày 2 tháng 6 – Một ngày sau khi bị chỉ trích lợi dụng cơ hội chụp hình tại một nhà thờ bị đốt cháy ở gần Tòa Bạch Ốc, tổng thống Trump đem thông điệp chống người biểu tình “Tuân Thủ Luật Pháp” của ông đến một đền thờ Công Giáo, một cuộc viếng thăm nhanh chóng bị các giám mục lãnh đạo Công Giáo của nhà thờ lên án. Trump và đệ nhất phu nhân Melanie Trump vào ngày thứ ba trong một chuyến thăm ngắn đến Đền thờ Quốc Gia Thánh John Paul Đệ Nhị kế bên trường Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ. Đền thờ là nơi cầu nguyện cho người Công Giáo nhưng chào đón mọi người thuộc mọi tín ngưỡng.
ông A. Acevedo, cảnh sát trưởng thành phố Houston- Texas đã có lời nhắn đến tổng thống Trump: “Nếu tổng thống không biết làm việc gì để xây dựng, xin làm ơn ngậm miệng lại (keep your mouth shut), vì ông đang đẩy những người thanh niên nam nữ ở độ tuổi 20 vào rủi ro…”
Theo thống kê chính thức của Đại học Johns Hopkins University (JHU), đại dịch bệnh COVID-19 đã gây tử vong cho hàng trăm ngàn người trên thế giới và con số nầy đang có khuynh hướng tăng dần trong mỗi ngày như tại Mỹ, tính đến sáng hôm nay, ngày 1/6/2020 (giờ địa phương), Hoa Kỳ đã có 1.811.172 ca bị lây nhiễm và 105.167 ca bị tử vong (thống kê JHU). Ngoài thiệt hại về nhân mạng, Covid-19 đã làm đảo lộn nhiều giá trị trên toàn cầu và mang lại nhiều hệ lụy về kinh tế, nghề nghiệp, miếng cơm manh áo cho nhiều gia đình.Trong tình thần yêu thương giúp đỡ đồng hương, Đoàn CTXH Nghĩa Sinh đã lên đường về miền Tây chia sẻ với người nghèo và những mái ấm dưỡng dục cô nhi với tâm tình: “Miếng khi đói, gói khi no” – sau thời gian giãn cách xã hội phòng chống dịch bệnh.
Cho đến ngày 01 tháng 6, 2020, đã có hơn 6,2 triệu người được xác nhận dương tính COVID-19 và gần 366.000 người chết trên toàn cầu. Tại Hoa Kỳ, hơn 1,8 triệu ca bị nhiễm và hơn 105.000 người chết. Để so sánh, COVID-19 trong 3 tháng đã giết nhiều người Mỹ hơn bất cứ cuộc chiến tranh nào ngoại trừ hai cuộc thế chiến và cuộc nội chiến. Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Dịch (CDC) tiên đoán đến ngày 20 tháng 6, 2020, sẽ có 115.000 người chết, tương đương với số người Mỹ chết trong Thế Chiến Thứ Nhất.
Một băng hình song ngữ Việt-Anh vừa được nhóm Wisdom Today thực hiện trình bày về tình hình Phật Giáo tại Hoa Kỳ hiện nay, trong đó phần chính là cuộc phỏng vấn Giáo sư Lewis Lancaster. Giáo Sư là người hướng dẫn thành lập Đại Học University of The West và là Chủ Tịch Ủy Ban Luận Án của Đại Học này kể từ năm 1992
Tổng thống Trump vừa đến thăm Nhà thờ Anh Giáo Cải Cách St. John, nằm đối diện Tòa Bạch Ốc, chỉ một ngày sau khi một đám cháy phát lên dưới tầng hầm của tòa nhà lịch sử giữa rừng lửa biểu tình phản đối cái chết của George Floyd, người bị giết chết trong tay cảnh sát thành phố Minneapolis. Trước khi đến nhà thờ, nơi các tổng thống Hoa Kỳ đã dự thánh lễ kể từ thời James Madison, Trump đã có bài phát biểu tại Tòa Bạch Ốc nhấn mạnh tầm quan trọng của luật pháp và trật tự. Cảnh sát liên bang sau đó đã sử dụng vũ lực để dọn sạch biển người biểu tình ôn hòa từ các đường phố giữa Tòa Bạch Ốc đến nhà thờ, để Trump có thể thực hiện chuyến thăm viếng. Tôi thật sự rất giận, Budde nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại không lâu sau đó, bà dừng lại giữa những từ để nhấn mạnh sự tức giận trong khi giọng bà run lên.
Trong khi đó, luật sư của gia đình Flyod là Ben Grump đưa ra lời kêu gọi nước Mỹ hãy chấm dứt bạo động và phá hoại hiện nay theo sau các cuộc biểu tình lan rộng. “Chúng tôi hiểu sự giận dữ chính đáng… Nhưng bạo động thì hoàn toàn không thể chấp nhận được. Không thể chấp nhận với George và không thể chấp nhận với chúng tôi,” theo Crump phát biểu. Crump nói trực tiếp với những người biểu tình: “Hãy thở cho George. Hãy thở cho hòa bình. Hãy thở cho công lý. Hãy thở cho sự chữa lành đất nước của chúng ta.”
Thượng Nghị Sĩ Whip John Thune nói với CNN rằng ông tin là TT Trump nên có “giọng điệu” khác khi giải quyết chuyện quốc gia trong lúc bất ổn này theo sau cái chết của George Flyod. “Tôi nghĩ đất nước thật sự đang tìm cách hòa giải và làm lắng dịu,” theo ông cho biết. “Và tôi nghĩ rằng giọng điệu mà Tổng Thống cần trù liệu khi nói về điều đang xảy ra khắp nước. Tôi nghĩ những nhà lãnh đạo cần phải đồng cảm và nhân đạo và tôn trọng.” Thượng Nghị Sĩ John Cornyn, thành viên lãnh đạo Cộng Hòa tại Thượng Viện, nói rằng ông tin là Trump nên giải quyết chuyện đất nước “nhanh hơn thay vì chậm hơn.” Ông nghĩ rằng Trump cần đưa ra thông điệp đoàn kết giữa lúc bất ổn sâu xa khắp đất nước.
Các chuyên gia được thuê bởi gia đình George Flyod và Nhà Khám Nghiệm Tử Thi Quận Hennepin đã kết luận cái chết của ông ấy là giết người, nhưng họ không đồng thuận về nguyên nhân gây ra cái chết, theo CNN cho biết hôm Thứ Hai, 1 tháng 6. Người khám nghiệm tử thi độc lập nói rằng Flyod đã chết vì “ngạt thở từ sức ép duy trì” trong khi cổ và lưng của ông ấy bị đè bởi viên cảnh sát thành phố Minneapolies trong thời gian ông bị bắt vào tuần trước. Sức đè ép đã cắt đứt mạch máu dẫn tới não bộ của ông, điều đó giám quan đã xác định.
Việc Trung Cộng tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông chỉ là thời gian sớm muộn mà thôi, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Hai, 1 tháng 6.
Những ngày qua, khi các Thành phố trên toàn quốc bao gồm một số Thành phố ở Quận Cam đang phải đối phó với các cuộc biểu tình rầm rộ sau cái chết gây tranh cãi của anh George Floyd do cảnh sát tiểu bang Minnesota, Thành phố Garden Grove tập trung vào tầm quan trọng của việc tôn trọng sự đa dạng ở mọi hình thức và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa cảnh sát và cư dân trong cộng đồng.
Khi doanh nghiệp ở các nơi bắt đầu mở cửa vận hành, điều thiết yếu nhất là giữ cho mọi người an toàn và ngăn ngừa sự lây lan của Covid-19. Mục đích của việc xét nghiệm này là tìm những cá nhân gốc Việt không có triệu chứng và có khả năng lây nhiễm. Xét nghiệm miễn phí này dành cho những người làm việc thiết yếu trong lĩnh vực tôn giáo, giáo dục và phục vụ cộng đồng xã hội.
Hai phần ba thế kỷ đã qua, ba thế hệ đã bị hy sinh: hy sinh chống Pháp để giành độc lập, hy sinh chống Mỹ để thống nhất đất nước, hy sinh làm những nông dân không có đất, và những công nhân không có tay nghề để đô thị hoá và công nghiệp hoá đất nước. Với đường lối giáo dục hiện nay, rõ ràng, Đảng và Nhà Nước đang tính hy sinh (luôn) thế hệ kế tiếp – thế hệ thứ tư!
Lần đầu tiên kể từ tháng 3, không có cái chết mới nào ở Thụy Điển trong 24 giờ liên quan đến coronavirus mới Sars-CoV-2. Điều này đã được công bố ngày 31.5.2020 bởi cơ quan y tế quốc gia. Theo các số liệu chính thức, gần 4.400 người đã chết do đại dịch ở quốc gia Scandinavi kể từ ngày 11/3. Khoảng 37.500 người đã bị nhiễm bệnh. Con số tương đối cao - được tính bằng mười triệu dân - chủ yếu là do nhiễm trùng trong các viện dưỡng lão trong và xung quanh thủ đô Stockholm, người ta nói. Không giống như ở nhiều quốc gia khác, Thụy Điển đã không đóng cửa trường học và nhà trẻ. Các công dân chỉ được yêu cầu giữ khoảng cách và hãy rửa tay nhiều lần.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.