Hôm nay,  

Đọc “Dòng Đời” (Lê Lạc Giao, 2024): Hành Trình Kiên Khổ Qua Tàn Tích Lịch Sử Để Tìm Lại Bản Thân

8/3/202411:08:00(View: 5270)
blank 

Đọc “Dòng Đời” (Lê Lạc Giao, 2024):

 Hành Trình Kiên Khổ Qua Tàn Tích Lịch Sử Để Tìm Lại Bản Thân

  

Tô Đăng Khoa

  

"Những gì chúng ta đã trải qua, và những gì chúng ta sẽ phải đối diện, đều là những vấn đề nhỏ nhặt so với những gì nội tại trong chính con người của chúng ta." – Ralph Waldo Emerson.

  

"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao, lấy cảm hứng từ sự tuôn chảy của một dòng sông để phác họa nhiều dòng chảy khác sâu kín, phức tạp, đa chiều trong nội tâm của Hiểu, nhân vật chính trong tiểu thuyết. Hiểu lạc trôi theo vận nước, bước qua những tàn tích của lịch sử, qua những bóng ma quá khứ, những khoảnh khắc cô đơn tuyệt vọng để tìm lại bản thân, hội nhập, đối diện với những thử thách mới trong hiện tại và tương lai.
 

"Dòng Đời" là câu chuyện về sự sống còn, về sự kiên cường của tâm thức con người khi trải qua bao nhiêu nghịch cảnh khốc liệt như đi qua một mùa địa ngục. Đó là câu chuyện rất thật về những nỗi đau, mất mát và sự chịu đựng mà nhiều người Việt Nam đã trải qua trong suốt quá trình lịch sử đầy biến động. Đó là câu chuyện về sự kiên định của con người trong việc đi tìm ý nghĩa của đời sống giữa một biển đời toàn những điều phi lý. Tác giả Lê Lạc Giao, thông qua Hiểu, không chỉ kể lại câu chuyện của một cá nhân mà còn là câu chuyện của một thế hệ, một dân tộc. Và ở một bình diện khác: đó là câu chuyện ngàn đời của nhân loại về sự tìm kiếm ý nghĩa của đời sống và tìm lại bản thân giữa muôn vàn nghịch cảnh và vạn điều phi lý.
 

Trong "Dòng Đời", Hiểu đóng vai trò vừa là nhân chứng vừa là nạn nhân của một thời điêu linh mà Hiểu và thế hệ của Hiểu bị ném vào. Qua câu chuyện của Hiểu, nhà văn Lê Lạc Giao phác họa những nét chung, nét riêng của lịch sử đầy biến động của Việt Nam, từ những hệ lụy vô hình sâu kín của chiến tranh đến những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày của một xã hội đang thay đổi nhanh chóng. Sự chú ý tỉ mỉ của Lê Lạc Giao đến từng chi tiết làm sống lại cảnh sắc, âm thanh và cảm xúc của thế hệ của Hiểu, đưa người đọc trở về một khung trời cũ với sự ngậm ngùi trong miền hồi tưởng.
 

Tính trung thực trong việc miêu tả nội tâm và kiến tạo các nhân vật của Lê Lạc Giao khiến cho tác phẩm vừa mang tính sử liệu vừa cưu mang giá trị nhân bản và tính phổ quát cao. Chính nhờ những tư duy trăn trở trong nội tâm của tác giả về vận nước, từ những trải nghiệm cá nhân đến những quan sát tinh tế, đã sinh ra nhân vật Hiểu với tất cả những phức tạp và đa chiều của con người. Vì thế, khi đọc "Dòng Đời" chúng ta có cảm tưởng nó không còn là những câu chuyện cá nhân mà là câu chuyện chung cho một thế hệ. Chúng ta nhận ra chính chúng ta và những người thân của chúng ta trong câu chuyện kể, những người vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng lịch sử cho một thời điêu linh.
 

Một trong những điểm son của cuốn sách nằm ở việc phơi bày những tác động và hệ lụy của các sự kiện lịch sử đến cuộc sống cá nhân như là những “hậu chấn” âm ỉ rất lâu dài trong tâm thức cộng đồng của thế hệ của Hiểu. Câu chuyện của Hiểu đan xen với câu chuyện lớn hơn của lịch sử Việt Nam, tạo nên một bức tranh toàn cảnh về thể cách mà biến động đời sống cá nhân và tập thể giao thoa. Nỗi đau của chiến tranh, sự mất mát và cuộc tìm kiếm, tái thiết lập ý nghĩa của hiện hữu là những chủ đề lặp đi lặp lại và càng lúc càng sâu sắc thêm qua từng dòng chảy tư duy của Hiểu, làm nổi bật sự kiên cường và sự phức tạp của tâm thức con người khi đối diện với mất mát và khổ đau.
 

Trong một xã hội độc đoán, chuyên quyền và áp bức, ý thức nạn nhân cùng với sự chấp nhận truyền thống mà không hề cật vấn, thường khiến con người không vượt qua được lề lối suy nghĩ tiêu cực mang tính cam chịu, chịu đựng và quên đi sự đấu tranh để thay đổi số phận. Tuy nhiên, thông qua việc mô tả giấc mơ và cuộc sống của Hiểu, tác giả Lê Lạc Giao đã trình bày khả năng nhân chứng của con người như là một sự lựa chọn cốt thiết nhất: Sự lựa chọn giữa nhân chứng và nạn nhân chính là sự lựa chọn giữa tự do và nô lệ. Từ đó, mục tiêu của Lê Lạc Giao là làm nổi bật vai trò nhân chứng của người sáng tạo qua nhân vật tiểu thuyết, biến người cầm bút thành chứng nhân của một sân khấu cuộc đời mà định mệnh của nó gắn liền với định mệnh của chính tác giả.
 

"Dòng Đời" mở đầu bằng một đoản thơ trong bài “Đời Tôi Một Nhánh Sông” của Phan Nhật Tân, cũng là một thành viên trụ cột của nhóm trietvan.com do nhà văn Lê Lạc Giao chủ biên.
 

“..chảy đi sông ơi chảy đi sông ơi chảy lên đồi cao cuốn thuyền trông đợi đá tượng đưa tay mắt người vời vợi chảy qua thang mây thành trận cuồng phong chảy về nhân gian nước mắt ròng ròng chảy về địa ngục hồn oan thương khóc cháy đỏ buồn đau còn mất được thua chảy qua bốn mùa vàng phai nắng cũ hồn nhiên xanh rêu bình yên sóng vỗ đá thành cuội cát đêm thở than lời nỉ non than van dâu biển thay rồi”
 

Nếu “Đời tôi một nhánh sông” thì điều không thể tránh khỏi là phải “chảy đi sông ơi.” Chảy chính là thay đổi và biến dịch, là làm mới chính mình. Ví như trong câu nói dân gian “sông có khúc, người có lúc,” con sông có khúc gầm thét, tung tóe bọt nước khi qua thác ghềnh, có lúc sạt lở bờ bên này đem phù sa bồi đắp bờ bên kia, có lúc lững lờ an bình trôi thanh thản soi bóng nguyệt.
 

Cũng vậy, thế hệ của Hiểu đã “chảy qua” những thương yêu những ly biệt của “thuyền trông đợi,” của “đá tượng đưa tay,” của “mắt người vời vợi.” Thế hệ đó đã “chảy qua” những tang thương của “nhân gian nước mắt ròng ròng.” Họ đã “chảy qua” những thống khổ của địa ngục trần gian với những “hồn oan thương khóc cháy đỏ buồn đau.” Để rồi sau bao nhiêu thăng trầm vượt thác ghềnh, tâm thức nhân chứng giúp thế hệ của Hiểu chợt nhận ra rằng: những còn mất được thua chẳng qua cũng chỉ như sự chảy qua của bốn mùa vàng phai nắng cũ. Chính sự nhận ra này của tâm thức nhân chứng, đã cho Hiểu và những người thuộc thế hệ của anh tìm lại chính bản thân sau khi kinh qua bao nhiêu khổ nạn. Tâm thức họ trở nên “hồn nhiên xanh rêu bình yên sóng vỗ đá thành cuội cát.”
 

Có thể nói rằng nếu “Dòng Đời” của Lê Lạc Giao là một bức vẽ lớn với nhiều màu sắc, bố cục đa dạng và chi tiết về tâm thức của thế hệ Hiểu, thì “Đời Tôi Một Nhánh Sông” của Phan Nhật Tân là bức tranh thủy mặc nhưng cũng hàm chứa những nét chấm phá đặc thù và có tính phổ quát cao. Tuy hai hình thức khác nhau, nhưng điểm tương đồng của cả hai tác giả là họ đều là chứng nhân của thời cuộc. Họ lên ghềnh xuống thác theo dòng đời, nhưng không hề bị dòng đời cuốn trôi. Câu chuyện của họ kể là câu chuyện về hành trình kiên khổ của một thế hệ đi qua tàn tích lịch sử và chiến tranh để tìm lại bản thân.
 

Trong "Dòng Đời," Lê Lạc Giao phơi bày bản chất của dòng chảy cuộc sống, nơi mỗi khoảnh khắc đều là sự tiếp nối của quá khứ và là tiền đề cho tương lai. Lê Lạc Giao đã tạo nên một câu chuyện vừa mang tính cá nhân rất gần gũi với đời thường vừa mang tính phổ quát cao. Câu chuyện nhắc nhở người đọc về những kết nối sâu xa giữa cuộc sống của chúng ta và thế giới xung quanh. Văn phong của nhà văn Lê Lạc Giao vừa trữ tình vừa sâu lắng, mời gọi người đọc tham gia vào những độc thoại nội tâm và những đấu tranh cảm xúc của Hiểu. Giọng văn suy tư của câu chuyện cho phép người đọc kết nối sâu sắc với nhân vật chính, làm cho cuộc hành trình tự khám phá của bản thân của Hiểu trở nên hấp dẫn hơn. Mỗi khi Hiểu gợi lại những ký ức hay tư duy để đối mặt với thực tại, người đọc bị cuốn vào một sự phản quan sâu sắc về bản Ngã, sự thuộc về và sự trôi chảy của thời gian.
 

Xuyên suốt câu chuyện của Hiểu, "Dòng Đời" đồng thời cũng mang đến một bức tranh sống động về văn hóa và lịch sử Việt Nam. Những mô tả chi tiết của nhà văn Lê Lạc Giao về cuộc sống hàng ngày, về các phong tục truyền thống và cảnh quan thay đổi của Việt Nam cung cấp một ngữ cảnh văn hóa quý giá làm tăng tính chân thực của câu chuyện. Cuốn sách như một cây cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, mang lại những hiểu biết sâu sắc về di sản của lịch sử Việt Nam đối với những thế hệ mai sau.
 

Làm thế nào để có thể trút bỏ tâm thức nạn nhân, trầm tĩnh đóng vai trò của nhân chứng để bước tiếp trên hành trình kiên khổ qua những tàn tích của lịch sử để tìm lại bản thân? Làm thế nào để “những nấm mồ của quá khứ” sẽ không nhuộm đen quãng đời còn lại của một thế hệ bị ném vào lò lửa của chiến tranh? Đó là những câu hỏi mà người đọc có thể tìm thấy câu trả lời khi đọc "Dòng Đời." Với tôi, tác phẩm thứ sáu "Dòng Đời" của nhà văn Lê Lạc Giao là một bước tiếp nối trên hành trình sáng tạo bền bỉ của chính anh. "Dòng Đời" gói trọn tinh hoa của sự kiên cường con người và cuộc tìm kiếm tự thân và ý nghĩa của đời sống. Cuốn sách này phơi bày sức mạnh của việc kể chuyện như là nhân chứng cho một thời điêu linh có thật trong lịch sử Việt Nam, nó soi sáng tình trạng con người khi bị ném vào bối cảnh khốc liệt đó. "Dòng Đời" là một cuốn sách phải đọc cho bất kỳ ai muốn hiểu những phức tạp của bản sắc, ký ức và lịch sử Việt Nam cận đại. Xin cảm ơn nhà văn Lê Lạc Giao và trân trọng giới thiệu tác phẩm mới nhất của Anh với quý độc giả.

 

 Sách có thể mua ở đây:
https://www.barnesandnoble.com/w/dong-doi-lac-giao-le/1146022254?ean=9798895049204 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Cựu cảnh sát viên thành phố Minneapolis là người đè đầu gối lên cổ của George Floyd đã bị truy tố hôm Thứ Tư, 3 tháng 6 với các tội giết người cấp hai nghiêm trọng mới hơn, và 3 cảnh sát viên khác tại hiện trường trong vụ giết chết ông ấy đã bị truy tố với tội hỗ trợ và đồng phạm giết người cấp hai, theo CNN cho biết. “Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng những phát triển này là vì lợi ích của công lý đối với Ông Floyd, gia đình của ông, cộng đồng của chúng ta và tiểu bang của chúng ta,” theo Bộ Trưởng Tư Pháp Tiểu Bang Minnesota Keith Ellison cho biết trong việc công bố các truy tố.
Hoạch đỊnh triển khai quân đội để trấn áp người dân Mỹ biểu tình của Tổng thống Trump đã dấy lên sự phản kháng chống đối dữ dội từ phía các tướng lãnh hồi hưu và các đại biểu liên bang congressmen thuộc đảng Dân chủ tại Hạ viện Hoa kỳ. Hôm 2 tháng 6, TNS Tim Kaine của đảng dân chủ bang Virginia cảnh cáo theo điều lệ National Authorization Act-NDAA- nghiêm cấm bất cứ ai không được dùng ngân quỹ nhà nước để triển khai quân đội Mỹ đàn áp công dân Mỹ biểu tình.
Đó là khuyến cáo mới nhất của các chuyên gia y tế với mục đích ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19. Bài viết đăng trên Annals of Internal Medicine, do đại học Harvard xuất bản, khuyên vợ chồng (hoặc người tình) nên cảnh giác, đeo khẩu trang lúc “gần” nhau trên giường. Ngoài ra, bạn cũng không được hôn môi, không được yêu kiểu 69, hoặc tất cả những “pha cụp lạc” có dính (nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) đến tinh trùng và nước tiểu. Trước khi “nhập trận” bạn nên tắm rửa sạch sẽ, và sau đó dùng thuốc khử trùng rửa sạch “hiện trường.”
Chỉ còn hơn 6 tháng nữa đến Đại hội đảng toàn quốc XIII, diễn ra đầu năm 2021, nhưng những kẻ nịnh thần đã xếp hàng sau lưng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng để vận động “đề nghị” ông ngồi thêm nhiệm kỳ nữa, hay ít nhất cũng 2 năm. Lý do của đám tôi trung đưa ra là đất nước cần lãnh đạo ổn định để bảo vệ đảng và chế độ theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhưng điều này cũng lộ ra dấu hiệu mất đoàn kết và không thống nhất trong nội bộ hơn 4 triệu đảng viên.
Đức Giáo hoàng Francis đã gọi cái chết của George Floyd dưới tay các cảnh sát Mỹ là "thảm kịch" và nói rằng ngài đang cầu nguyện cho ông ấy và "tất cả những người khác đã mất mạng vì tội lỗi của kỳ thị chủng tộc," theo CNN cho biết hôm 3 tháng 6. Sau 8 đêm biểu tình khắp nước Mỹ, Đức Giáo Hoàng bày tỏ về cái chết của Flyod trong thánh lễ cầu nguyện hàng tuần của ngài tại Vatican hôm Thứ Tư. “Các anh chị em tại Hoa Kỳ yêu mến, tôi đã chứng kiến rất lo lắng về tình trạng bất ổn xã hội đáng lo ngại ở quốc gia của bạn trong những ngày qua, sau cái chết bi thảm của ông George Floyd," theo Đức Giáo Hoàng Francis phát biểu.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Mark Esper đang làm rung rinh Bạch Ốc sau khi nói hôm Thứ Tư, 3 tháng 6 rằng ông không ủng hộ sử dụng quân đội để dập tắt các cuộc biểu tình quy mô lớn trên khắp Hoa Kỳ do cái chết của George Floyd và những lực lượng đó chỉ nên được sử dụng trong một vai trò thực thi pháp luật như là một phương sách cuối cùng, theo CNN cho biết. Esper lưu ý rằng "hiện tại chúng ta không ở một trong những tình huống đó," tránh xa mối đe dọa gần đây của Tổng Thống Donald Trump để triển khai quân đội nhằm thực thi trật tự.
Trong một tuần qua biểu tình đã nổi lên tại nhiều thành phố lớn nhỏ ở Mỹ. Bắt đầu từ Minneapolis – St. Paul (Twin Cities) ở tiểu bang Minnesota, rồi lan ra Denver, Los Angeles, Washington D.C., Austin, Houston, Chicago, Atlanta, Portland, Oakland, San Francisco, Miami, New York. Những cuộc biểu tình bùng phát khắp nơi bắt nguồn từ vụ việc xảy ra hôm thứ Hai 25/5 ở thành phố Minneapolis, khi cảnh sát viên da trắng Derek Chauvin bắt người đàn ông da đen George Floyd vì tình nghi dùng tiền giả. Chauvin lấy đầu gối đè cổ nạn nhân xuống đất trong 9 phút để sau đó nạn nhân tắt thở, dù Floyd đã nhiều lần kêu lên “I can’t breathe” – Tôi không thể thở.
Hôm qua, Twitter đã đóng tài khoản giả tạo đội danh Antifa sau khi xác định ra liên hệ của trương mục này với một tổ chức thượng tôn da trắng Identity Evropa, công ty truyền thông mạng tuyên bố điều này vào ngày thứ Hai. Phát ngôn viên của Twitter nói với CNN rằng một tài khoản nhân danh tổ chức Antifa quốc gia đã bị đóng sau khi tổ chức này kêu gọi bạo động trong các cuộc biểu tình vì sự tàn bạo của cảnh sát. Antifa, viết tắt của chống phát xít (anti-fascist), không phải là một tổ chức tập trung mà là một phong trào phản kháng chính trị được phát xướng từ các nhóm và cá nhân độc lập nhỏ. "Tài khoản này đã vi phạm chính sách thao túng và luật lệ chống loan tin giả của chúng tôi, nhất là đối với việc tạo tài khoản giả", người phát ngôn nói trong một tuyên bố. "Chúng tôi đã hành động sau khi tài khoản này gửi một tweet kích động bạo lực và ngược với Quy Tắc của Twitter."
Vào sáng Thứ Hai ngày 1 tháng 6 năm 2019, Mặc dù rất bận rộn với nhiều cơng tác cần thiết trong vấn đề phòng chống dịch Covid-19, cũng như tình hình biểu tình sau cái chết của ông George Floyd nhưng quý vị dân cử gồm ông Thị Trưởng Trí Tạ, Phó Thị Trưởng Kimberly Hồ, Nghị Viên Chí Charlie Nguyễn, và Ủy Viên Giáo Dục Học Khu Garden Grove luật sư Nguyễn Quốc Lân cùng ông Nguyễn Kim Bình Phó Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam Nam California, đã đến bệnh viện Kindred Westminster để trao tặng vật dụng bảo hộ cho các nhân viên y tế đang làm việc tại đây.
Đời về chiều bỗng trở nên rảnh rỗi. Đôi khi, rảnh muốn khóc luôn nên tôi đâm ra uống hơi đều và cũng hơi nhiều. Chắc sợ thằng em dám chết vì rượu nên không ít anh chị hằng tâm (và hằng sản) đã nhờ tôi đi làm việc thiện, giúp những người Việt nghèo khó – sống rải rác và quanh quất – ở Biển Hồ. Tháng này, chị Kim Bintliff – Houston TX – biểu tôi đến làng Kor K’ek, cách Kampong Luong Floating Village (thuộc tỉnh Pursat) chừng hai giờ ghe máy. Tôi đã đến đây đôi ba lần trước, vì chuyện làm trường học, và không hề bị phiền nhiễu gì ráo trọi. Lần này, trưởng ấp ngỏ lời xin thêm mấy phần gạo (cho chính gia đình và vài người nữa) khiến tôi hơi khó chịu. Tuy thế, ngay khi lên bước chân lên cái nhà nổi ọp ẹp và chật hẹp của ông ta thì thái độ của tôi thay đổi hẳn. Họ cũng cùng quẫn, có khác chi những đồng bào trôi sông lạc chợ của mình đâu.
Sách "Bên thắng cuộc" của Huy Đức kể lại nhiều chuyện bí ẩn trong hàng ngũ cộng sản mà người ngoài, nhứt là người miền nam, ít ai biết và cả một số chuyện liên hệ tới giới chức miền nam sau 30.04/75 trong cải tạo và tù vượt biên dưới thời ông Võ văn Kiệt. Có chuyện tác giả kể hấp dẫn nhưng không đúng sự thật bởi chính người trong cuộc, tức nạn nhơn, đọc qua chuyện của mình đã phải ngạc nhiên. Nhưng dầu sao, sách "Bên thắng cuộc" vẫn có giá trị thông tin khá hơn nhiều sách khác của người cộng sản viết mà ta đọc qua.
Hàng ngàn người biểu tình đã quỳ gối trên bãi cỏ bên ngoài Tòa Nhà Quốc Hội hôm Thứ Ba, 2 tháng 6, hô vang khẩu hiệu “im lặng là bạo động” và “không công lý, không hòa bình,” chỉ trước giờ giới nghiêm được chính quyền đưa ra khi các cuộc biểu tình chống sự bạo hành của cảnh sát đã bùng nổ tại nhiều thành phố lớn. Đám đông tại Tòa Nhà Quốc Hội sau đó đã đứng dậy và hô to “quỳ gối” và “bạn bảo vệ ai?” khi các cảnh sát đối mặt với họ. Các lệnh giới nghiêm vào chiều tối đã được ban hành tại hàng chục thành phố theo sau một tuần biểu tình vì cái chết của người da đen 46 tuổi George Flyod tại Minneapolis. Phần lớn là ôn hòa vào ban ngày, đám đông đã nổ ra phá hoại, đốt phá và cướp bóc sau khi trời tối. Tổng Thống Donald Trump đã kêu gọi Lực Lượng Vệ Binh Quốc Gia hoặc quân đội Hoa Kỳ trấn áp những gì được gọi là "du thủ du thực," "kẻ trộm" và "côn đồ" chịu trách nhiệm về bạo lực, đổ lỗi cho các thống đốc tiểu bang hoặc các quan chức địa phương vì đã không can thiệp.
Có 213 trường hợp mới bị lây vi khuẩn corona xảy ra hôm Thứ Hai tại Quận Cam, theo các số liệu được cập nhật từ Cơ Quan Chăm Sóc Sức Khỏe Quận Cam cho biết. Toàn quận hiện có 6,574 trường hợp bị lây, gồm 665 cư dân nhà dưỡng lão và 377 tù nhân tại nhà tù Quận Cam. 213 trường hợp mới hôm Thứ Hai là cao thứ 4 trong một ngày trong quận trong thời đại dịch, và cao nhất trong một ngày là 216 trường hợp vào ngày 23 tháng 5. Số người thiệt mạng trong quận là 150.
Trái banh ném đi tùy thuộc vào chiều dài của cánh tay người cầu thủ ném bóng và sức mạnh ở vai.Cánh tay càng dài và vai càng mạnh thỉ trái banh càng đi xa. Ngay khi sinh ra, cánh tay nam giới thường dài hơn là cánh tay nữ giới. Tới tuổi dậy thì, nam giới có được cái lợi thứ hai là khi testosterone làm vai lớn lên và cơ bắp ở lồng ngực dầy ra. Kết quả của kích thích tố tăng trưởng này là phần trên của cơ thể mạnh hơn phần cơ thể của nữ giới tới từ hai tới ba lần.Vì thế tại sao nữ lực sĩ lại có vẻ kém nam lực sĩ ở các môn thể thao như nói về sức mạnh về ném.
Sáng sớm Thứ Ba, 2 tháng 6 năm 2020 trận cháy thiêu nhiều căn nhà tại một khu thương mại tầng trệt tại thành phố Costa Mesa, theo các viên chức cứu hỏa cho báo OC Register biết. Trận cháy đã được báo cáo vào khoảng 3 giờ rưỡi sáng tại địa điểm 1515 MacArthur Blvd., theo Đại Úy Joseph Noceti của Ty Cứu Hỏa Costa Mesa cho biết. “Có người nào đó tại chỗ cháy đã gọi cho cứu hỏa,” theo Noceti cho biết. “Khi lính cứu hỏa tới nơi thì lửa đã bùng lên tới mái nhà.” Trong khi đó, hơn 300 người biểu tình đã hô to khẩu hiệu tại góc đường Birch Street và Brea Blvd., tại đường phố của thành phố Brea hôm Thứ Ba, 2 tháng 6, để biểu tình chống cái chết của George Flyod.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.