Hôm nay,  

Đọc “Dòng Đời” (Lê Lạc Giao, 2024): Hành Trình Kiên Khổ Qua Tàn Tích Lịch Sử Để Tìm Lại Bản Thân

8/3/202411:08:00(View: 5285)
blank 

Đọc “Dòng Đời” (Lê Lạc Giao, 2024):

 Hành Trình Kiên Khổ Qua Tàn Tích Lịch Sử Để Tìm Lại Bản Thân

  

Tô Đăng Khoa

  

"Những gì chúng ta đã trải qua, và những gì chúng ta sẽ phải đối diện, đều là những vấn đề nhỏ nhặt so với những gì nội tại trong chính con người của chúng ta." – Ralph Waldo Emerson.

  

"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao, lấy cảm hứng từ sự tuôn chảy của một dòng sông để phác họa nhiều dòng chảy khác sâu kín, phức tạp, đa chiều trong nội tâm của Hiểu, nhân vật chính trong tiểu thuyết. Hiểu lạc trôi theo vận nước, bước qua những tàn tích của lịch sử, qua những bóng ma quá khứ, những khoảnh khắc cô đơn tuyệt vọng để tìm lại bản thân, hội nhập, đối diện với những thử thách mới trong hiện tại và tương lai.
 

"Dòng Đời" là câu chuyện về sự sống còn, về sự kiên cường của tâm thức con người khi trải qua bao nhiêu nghịch cảnh khốc liệt như đi qua một mùa địa ngục. Đó là câu chuyện rất thật về những nỗi đau, mất mát và sự chịu đựng mà nhiều người Việt Nam đã trải qua trong suốt quá trình lịch sử đầy biến động. Đó là câu chuyện về sự kiên định của con người trong việc đi tìm ý nghĩa của đời sống giữa một biển đời toàn những điều phi lý. Tác giả Lê Lạc Giao, thông qua Hiểu, không chỉ kể lại câu chuyện của một cá nhân mà còn là câu chuyện của một thế hệ, một dân tộc. Và ở một bình diện khác: đó là câu chuyện ngàn đời của nhân loại về sự tìm kiếm ý nghĩa của đời sống và tìm lại bản thân giữa muôn vàn nghịch cảnh và vạn điều phi lý.
 

Trong "Dòng Đời", Hiểu đóng vai trò vừa là nhân chứng vừa là nạn nhân của một thời điêu linh mà Hiểu và thế hệ của Hiểu bị ném vào. Qua câu chuyện của Hiểu, nhà văn Lê Lạc Giao phác họa những nét chung, nét riêng của lịch sử đầy biến động của Việt Nam, từ những hệ lụy vô hình sâu kín của chiến tranh đến những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày của một xã hội đang thay đổi nhanh chóng. Sự chú ý tỉ mỉ của Lê Lạc Giao đến từng chi tiết làm sống lại cảnh sắc, âm thanh và cảm xúc của thế hệ của Hiểu, đưa người đọc trở về một khung trời cũ với sự ngậm ngùi trong miền hồi tưởng.
 

Tính trung thực trong việc miêu tả nội tâm và kiến tạo các nhân vật của Lê Lạc Giao khiến cho tác phẩm vừa mang tính sử liệu vừa cưu mang giá trị nhân bản và tính phổ quát cao. Chính nhờ những tư duy trăn trở trong nội tâm của tác giả về vận nước, từ những trải nghiệm cá nhân đến những quan sát tinh tế, đã sinh ra nhân vật Hiểu với tất cả những phức tạp và đa chiều của con người. Vì thế, khi đọc "Dòng Đời" chúng ta có cảm tưởng nó không còn là những câu chuyện cá nhân mà là câu chuyện chung cho một thế hệ. Chúng ta nhận ra chính chúng ta và những người thân của chúng ta trong câu chuyện kể, những người vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng lịch sử cho một thời điêu linh.
 

Một trong những điểm son của cuốn sách nằm ở việc phơi bày những tác động và hệ lụy của các sự kiện lịch sử đến cuộc sống cá nhân như là những “hậu chấn” âm ỉ rất lâu dài trong tâm thức cộng đồng của thế hệ của Hiểu. Câu chuyện của Hiểu đan xen với câu chuyện lớn hơn của lịch sử Việt Nam, tạo nên một bức tranh toàn cảnh về thể cách mà biến động đời sống cá nhân và tập thể giao thoa. Nỗi đau của chiến tranh, sự mất mát và cuộc tìm kiếm, tái thiết lập ý nghĩa của hiện hữu là những chủ đề lặp đi lặp lại và càng lúc càng sâu sắc thêm qua từng dòng chảy tư duy của Hiểu, làm nổi bật sự kiên cường và sự phức tạp của tâm thức con người khi đối diện với mất mát và khổ đau.
 

Trong một xã hội độc đoán, chuyên quyền và áp bức, ý thức nạn nhân cùng với sự chấp nhận truyền thống mà không hề cật vấn, thường khiến con người không vượt qua được lề lối suy nghĩ tiêu cực mang tính cam chịu, chịu đựng và quên đi sự đấu tranh để thay đổi số phận. Tuy nhiên, thông qua việc mô tả giấc mơ và cuộc sống của Hiểu, tác giả Lê Lạc Giao đã trình bày khả năng nhân chứng của con người như là một sự lựa chọn cốt thiết nhất: Sự lựa chọn giữa nhân chứng và nạn nhân chính là sự lựa chọn giữa tự do và nô lệ. Từ đó, mục tiêu của Lê Lạc Giao là làm nổi bật vai trò nhân chứng của người sáng tạo qua nhân vật tiểu thuyết, biến người cầm bút thành chứng nhân của một sân khấu cuộc đời mà định mệnh của nó gắn liền với định mệnh của chính tác giả.
 

"Dòng Đời" mở đầu bằng một đoản thơ trong bài “Đời Tôi Một Nhánh Sông” của Phan Nhật Tân, cũng là một thành viên trụ cột của nhóm trietvan.com do nhà văn Lê Lạc Giao chủ biên.
 

“..chảy đi sông ơi chảy đi sông ơi chảy lên đồi cao cuốn thuyền trông đợi đá tượng đưa tay mắt người vời vợi chảy qua thang mây thành trận cuồng phong chảy về nhân gian nước mắt ròng ròng chảy về địa ngục hồn oan thương khóc cháy đỏ buồn đau còn mất được thua chảy qua bốn mùa vàng phai nắng cũ hồn nhiên xanh rêu bình yên sóng vỗ đá thành cuội cát đêm thở than lời nỉ non than van dâu biển thay rồi”
 

Nếu “Đời tôi một nhánh sông” thì điều không thể tránh khỏi là phải “chảy đi sông ơi.” Chảy chính là thay đổi và biến dịch, là làm mới chính mình. Ví như trong câu nói dân gian “sông có khúc, người có lúc,” con sông có khúc gầm thét, tung tóe bọt nước khi qua thác ghềnh, có lúc sạt lở bờ bên này đem phù sa bồi đắp bờ bên kia, có lúc lững lờ an bình trôi thanh thản soi bóng nguyệt.
 

Cũng vậy, thế hệ của Hiểu đã “chảy qua” những thương yêu những ly biệt của “thuyền trông đợi,” của “đá tượng đưa tay,” của “mắt người vời vợi.” Thế hệ đó đã “chảy qua” những tang thương của “nhân gian nước mắt ròng ròng.” Họ đã “chảy qua” những thống khổ của địa ngục trần gian với những “hồn oan thương khóc cháy đỏ buồn đau.” Để rồi sau bao nhiêu thăng trầm vượt thác ghềnh, tâm thức nhân chứng giúp thế hệ của Hiểu chợt nhận ra rằng: những còn mất được thua chẳng qua cũng chỉ như sự chảy qua của bốn mùa vàng phai nắng cũ. Chính sự nhận ra này của tâm thức nhân chứng, đã cho Hiểu và những người thuộc thế hệ của anh tìm lại chính bản thân sau khi kinh qua bao nhiêu khổ nạn. Tâm thức họ trở nên “hồn nhiên xanh rêu bình yên sóng vỗ đá thành cuội cát.”
 

Có thể nói rằng nếu “Dòng Đời” của Lê Lạc Giao là một bức vẽ lớn với nhiều màu sắc, bố cục đa dạng và chi tiết về tâm thức của thế hệ Hiểu, thì “Đời Tôi Một Nhánh Sông” của Phan Nhật Tân là bức tranh thủy mặc nhưng cũng hàm chứa những nét chấm phá đặc thù và có tính phổ quát cao. Tuy hai hình thức khác nhau, nhưng điểm tương đồng của cả hai tác giả là họ đều là chứng nhân của thời cuộc. Họ lên ghềnh xuống thác theo dòng đời, nhưng không hề bị dòng đời cuốn trôi. Câu chuyện của họ kể là câu chuyện về hành trình kiên khổ của một thế hệ đi qua tàn tích lịch sử và chiến tranh để tìm lại bản thân.
 

Trong "Dòng Đời," Lê Lạc Giao phơi bày bản chất của dòng chảy cuộc sống, nơi mỗi khoảnh khắc đều là sự tiếp nối của quá khứ và là tiền đề cho tương lai. Lê Lạc Giao đã tạo nên một câu chuyện vừa mang tính cá nhân rất gần gũi với đời thường vừa mang tính phổ quát cao. Câu chuyện nhắc nhở người đọc về những kết nối sâu xa giữa cuộc sống của chúng ta và thế giới xung quanh. Văn phong của nhà văn Lê Lạc Giao vừa trữ tình vừa sâu lắng, mời gọi người đọc tham gia vào những độc thoại nội tâm và những đấu tranh cảm xúc của Hiểu. Giọng văn suy tư của câu chuyện cho phép người đọc kết nối sâu sắc với nhân vật chính, làm cho cuộc hành trình tự khám phá của bản thân của Hiểu trở nên hấp dẫn hơn. Mỗi khi Hiểu gợi lại những ký ức hay tư duy để đối mặt với thực tại, người đọc bị cuốn vào một sự phản quan sâu sắc về bản Ngã, sự thuộc về và sự trôi chảy của thời gian.
 

Xuyên suốt câu chuyện của Hiểu, "Dòng Đời" đồng thời cũng mang đến một bức tranh sống động về văn hóa và lịch sử Việt Nam. Những mô tả chi tiết của nhà văn Lê Lạc Giao về cuộc sống hàng ngày, về các phong tục truyền thống và cảnh quan thay đổi của Việt Nam cung cấp một ngữ cảnh văn hóa quý giá làm tăng tính chân thực của câu chuyện. Cuốn sách như một cây cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, mang lại những hiểu biết sâu sắc về di sản của lịch sử Việt Nam đối với những thế hệ mai sau.
 

Làm thế nào để có thể trút bỏ tâm thức nạn nhân, trầm tĩnh đóng vai trò của nhân chứng để bước tiếp trên hành trình kiên khổ qua những tàn tích của lịch sử để tìm lại bản thân? Làm thế nào để “những nấm mồ của quá khứ” sẽ không nhuộm đen quãng đời còn lại của một thế hệ bị ném vào lò lửa của chiến tranh? Đó là những câu hỏi mà người đọc có thể tìm thấy câu trả lời khi đọc "Dòng Đời." Với tôi, tác phẩm thứ sáu "Dòng Đời" của nhà văn Lê Lạc Giao là một bước tiếp nối trên hành trình sáng tạo bền bỉ của chính anh. "Dòng Đời" gói trọn tinh hoa của sự kiên cường con người và cuộc tìm kiếm tự thân và ý nghĩa của đời sống. Cuốn sách này phơi bày sức mạnh của việc kể chuyện như là nhân chứng cho một thời điêu linh có thật trong lịch sử Việt Nam, nó soi sáng tình trạng con người khi bị ném vào bối cảnh khốc liệt đó. "Dòng Đời" là một cuốn sách phải đọc cho bất kỳ ai muốn hiểu những phức tạp của bản sắc, ký ức và lịch sử Việt Nam cận đại. Xin cảm ơn nhà văn Lê Lạc Giao và trân trọng giới thiệu tác phẩm mới nhất của Anh với quý độc giả.

 

 Sách có thể mua ở đây:
https://www.barnesandnoble.com/w/dong-doi-lac-giao-le/1146022254?ean=9798895049204 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
PALMDALE, Calif. – Các nhà chức trách ở thành phố Palmdale, miền Nam California đang điều tra cái chết của một người đàn ông da đen 24 tuổi được tìm thấy treo trên cây gần Tòa Thị Chính, mà ban đầu họ mô tả là một vụ tự tử rõ ràng, gây phẫn nộ trong cộng đồng. Một người qua đường báo cáo đã nhìn thấy xác của Robert Fuller vào khoảng 3 giờ sáng Thứ Tư, 10 tháng 6. Các nhân viên khẩn cấp đã tới hiện trường và thấy rằng anh ta dường như đã chết vì tự tử, theo các viên chức của Cảnh Sát Quận Los Angeles cho biết.
Trong một cử chỉ hòa giải hiếm hoi, Tổng Thống Donald Trump tuyên bố vào tối Thứ Sáu rằng ông sẽ điều chỉnh lại lịch cho một cuộc tập họp vận động tranh cử dự kiến diễn ra tại Tulsa vào ngày Thứ Sáu, ngày kỷ niệm chấm dứt chế độ nô lệ ở Hoa Kỳ, theo CNN cho biết hôm Thứ Bảy, 13 tháng 6. Thông báo về cuộc tập họp đã gây ra một vụ náo động hồi đầu tuần này vì lịch sử của Tulsa là một trong những sự kiện bạo lực chủng tộc tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ: vụ thảm sát hàng trăm người Mỹ gốc Phi Châu bị tấn công bởi một đám đông người da trắng đã cướp bóc và đốt cháy nhiều cơ sở kinh doanh và nhà ở thuộc sở hữu của người da đen ở quận Greenwood, một khu phố mà sau đó được gọi là "Phố Wall Đen."
Nuôi dưỡng nền dân chủ giống như kẻ trồng cây: khi còn là hạt giống phải chống đỡ quạ tha gà mổ; cây còn non trẻ cần ngăn ngừa sâu bọ; đến lúc trưởng thành già nua phải chặt bớt những cành lớn không thì một cơn bão lớn sẽ làm đổ ngã thân cây. Việt Nam chưa có dân chủ nên tranh đấu đòi dân chủ. Nền dân chủ non trẻ tại Phi Luật Tân bị đe dọa trở lại độc tài. Dân chủ ở Mỹ trưởng thành lâu đời nay lại nảy sinh ra dấu hiệu già nua thoái hóa thành một hình dạng gì chưa nhận biết được.
Đại dịch Covid 19 (ghi chú: do Wuhan Virus gây ra) khiến cả thế giới tiếp tục hồi hộp. Hơn 7,5 triệu người trên toàn thế giới đã bị nhiễm virus corona mới, 185.457 trong số họ ở Đức và các trường hợp nhiễm dịch địa phương xảy ra lặp đi lặp lại. Tất cả các tin tức về cuộc khủng hoảng corona từ Đức, Châu Âu và thế giới có thể được tìm thấy trong bản tin tức FOCUS Online.
Cho dù quý vị sống ở vùng đô thị hay khu vực hẻo lánh, vùng ngoại ô hoặc đang đi thuyền từ cảng này sang cảng khác, việc trả lời Thống Kê Dân Số 2020 hết sức quan trọng đối với cộng đồng của quý vị. Nhưng cộng đồng không luôn là một vị trí địa lý, chẳng hạn như một thị trấn hoặc một khu phố. Điều quan trọng không chỉ là nơi quý vị sinh sống mà còn là quý vị là ai. "Cộng đồng" của quý vị có thể bao gồm những người tương tự như quý vị hoặc đang làm những công việc tương tự như quý vị trong cuộc sống, bất kể họ sống ở đâu.
Bắc Kinh đã đóng cửa hai thị trường vào Thứ Sáu, 12 tháng 6 năm 2020 và trì hoãn sự trở lại của học sinh tiểu học sau khi 3 trường hợp nhiễm vi khuẩn corona mới xuất hiện ở thủ đô - lần đầu tiên sau 2 tháng không bị nhiễm bệnh trong thành phố. Họ làm bùng dậy lo ngại về sự hồi sinh dịch bệnh sau khi Trung Quốc kiểm soát các bệnh lây lan vi khuẩn corona trong nước. Phần lớn các trường hợp trong những tháng gần đây đã được thử nghiệm khi họ từ nước ngoài về nhà. Nhưng chính quyền địa phương đã công bố một trường hợp mới không có lịch sử du lịch gần đây bên ngoài thủ đô vào Thứ Năm, tiếp theo là 2 trường hợp nữa vào Thứ Sáu.
Chính phủ Trump hôm Thứ Sáu, 12 tháng 6 năm 2020 đã hoàn tất một quy định sẽ loại bỏ các biện pháp bảo vệ không phân biệt đối xử với người đồng tính nam và nữ, lưỡng tính, và chuyển giới (LGBTQ) khi nói đến chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế. "Bộ Y Tế Và Dịch Vụ Nhân Đạo Hoa Kỳ (HHS) tôn trọng phẩm giá của mỗi con người, và như chúng tôi đã thể hiện trong phản ứng của chúng tôi trước đại dịch, chúng tôi mạnh mẽ bảo vệ và thực thi các quyền dân sự ở mức độ tối đa được luật pháp của chúng ta cho phép khi được Quốc Hội thông qua," theo Roger Severino, người chỉ đạo Văn Phòng Quyền Dân Sự trong Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Đạo, trong văn bản tuyên bố rằng quy định của HHS đã trở thành quyết định cuối cùng. Quy định này được thiết lập để có hiệu lực vào giữa tháng 8.
Bắc Hàn hôm Thứ Sáu, 12 tháng 6 năm 2020 cho biết họ đã từ bỏ các nỗ lực theo đuổi mối quan hệ ngoại giao với Bạch Ốc vì 2 năm sau cái bắt tay lịch sử giữa Tổng Thống Donald Trump và Kim Jong Un "thậm chí là một tia lạc quan" cho hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên đã "biến mất vào một cơn ác mộng đen tối." Tuyên bố của Bộ Trưởng Ngoại Giao Bắc Hàn Ri Son Gwon, được công bố trên truyền thông nhà nước, thể hiện dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy Bình Nhưỡng dường như đã từ bỏ việc cải thiện quan hệ với chính quyền Trump và làm việc hướng tới "phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán Đảo Triều Tiên." Nhóm chữ này hình thành nên cơ sở của một thỏa thuận mơ hồ giữa Trump và Kim Jong Un khi hai nhà lãnh đạo bắt tay trong hội nghị thượng đỉnh được biên đạo kỹ lưỡng tại Singapore vào ngày 12 tháng 6 năm 2018.
Chính quyền CSVN lại bắt thêm một nhà báo trong Hội Nhà Báo Độc Lập tại VN là ông Lê Hữu Minh Tuấn hôm 12 tháng 6 năm 2020 tại Sài Gòn và hiện đang giam tại Trại Giam Chí Hòa, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Sáu.
Dân Biểu Harley Rouda (Địa Hạt 48) đã có thông báo sau đây về quyết định của Thống Đốc Gavin Newsom cho phép những tiệm nail và các dịch vụ chăm sóc cá nhân khác mở cửa vào ngày 19/06/2020. “Tôi xin cảm ơn Thống Đốc đã đưa ra hướng dẫn công nghiệp và đồng ý cho tiệm nail mở cửa lại vào tuần tới”. Ông Rouda nói. “Những người thợ làm móng của California, gần ¾ trong số này người Mỹ gốc Việt, xứng đáng với sự cho phép và minh bạch như những ngành chăm sóc cá nhân khác. Tôi sẽ tiếp tục làm việc với những lãnh đạo doanh nghiệp Quận Cam và đội ngũ nhân viên của Thống Đốc để bảo đảm rằng những tiệm nail sẽ cung cấp một môi trường sạch sẽ và an toàn cho nhân viên và khách hang.”
Sau một thời gian điều tra, công an Hà Nội đã công bố kết luận cho rằng dân Đồng Tâm có kế hoạch tiêu diệt công an, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) hôm 12 tháng 6 năm 2020 cho biết.
Vào thứ ba, ngày 26 tháng 5 năm 2020, tại cuộc họp Hội đồng thường lệ, Hội đồng Chưởng quản của Khu Đại học Cộng đồng Rancho Santiago đã bỏ phiếu để bổ nhiệm Ph.D. Marilyn Flores làm hiệu trưởng lâm thời trường Đại học Santa Ana từ ngày 1 tháng Bảy. Flores đã từng làm hiệu phó về các vấn đề học thuật và phụ trách điều hành trong khi trường Đại học Santiago Canyon không có hiệu trưởng kể từ năm 2016. Bà sẽ đảm nhiệm vai trò đang bị bỏ trống khi Tiến sĩ Linda Rose nghỉ hưu.
Hôm nay, Thượng Nghị Sĩ Tom Umberg và Dân Biểu Tyler Diệp đã đưa ra lời tuyên bố sau đây liên quan đến việc mở cửa lại các tiệm Nail ở California. Thượng Nghị Sĩ Tom Umberg và Dân Biểu Tyler Diệp đã cùng một liên minh lưỡng đảng bao gồm 8 nhà lập pháp đại diện các cư dân Orange County tham gia thảo luận với văn phòng Thống Đốc Gavin Newsom nhằm kêu gọi cho phép mở cửa lại các tiệm Nail tại Californai. Quý vị dân cử này đã nêu yêu cầu chính thức của họ trong một bức thư gửi cho Thống Đốc Newsom vào đầu tuần nay. Và hôm nay, một tin vui đến với chúng ta – Thống đốc Newsom đã công bố mở cửa lại các tiệm Nail sẽ bắt đầu hiệu lực từ ngày 19 tháng Sáu.
Sau khi đóng cửa kể từ tháng Ba để giúp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, Chánh Lục Sự Hạt Orange Hugh Nguyễn rất vui mừng thông báo việc mở lại các văn phòng của mình cho công chúng có hiệu lực kể từ thứ Tư, ngày 10 tháng 6 năm 2020. Văn phòng sẽ cung cấp tất cả các dịch vụ của mình đồng thời thực hiện các hướng dẫn giữ khoảng cách bảo đảm an toàn cho nhân viên và công chúng. Các dịch vụ sẽ tiếp tục bình thường tại văn phòng chi nhánh của quận bắc ở Anaheim, văn phòng chi nhánh quận Nam ở Laguna Hills, tại Old County Courthouse ở Santa Ana và tại tòa nhà County Administration South tại Civic Center Plaza ở Santa Ana. Văn phòng ở Westminster sẽ vẫn đóng cửa cho đến khi có thông báo mới.
Xét về cao độ thì Sơn Núi (Nguyễn Đức Sơn) ở thấp hơn nhiều bạn đồng nghiệp của mình – như Bùi Minh Quốc, Hà Sĩ Phu, Mai Thái Lĩnh, Tiêu Dao Bảo Cự… – xa lắc. Những nhân vật này đều có thời là biên tập viên của tạp chí Lang Biang, tờ báo (đã bị đóng cửa) này lấy tên theo vùng cao nguyên lâm Viên mà họ đang sinh sống. Đỉnh Lâm Viên, ở Đà Lạt, cao hơn hai ngàn mét lận. Từ đây, muốn leo lên trời (để đái, hay làm gì tùy thích) còn tiện hơn nhiều. Ngoài lợi thế nhỏ nhặt này ra, những cư dân ở miền sơn cước gặp phải toàn là những điều (vô cùng) bất tiện. Họ xa cách (mịt mù) với thế giới văn minh, ở những đô thị miền xuôi. Tôm cá hì hục chở lên đến được đến cao nguyên (thường) đã bị ươn, và thông tin khi nhận được thì (ôi thôi) hoàn toàn đã cũ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.