Hôm nay,  

Đọc “Dòng Đời” (Lê Lạc Giao, 2024): Hành Trình Kiên Khổ Qua Tàn Tích Lịch Sử Để Tìm Lại Bản Thân

03/08/202411:08:00(Xem: 5301)
blank 

Đọc “Dòng Đời” (Lê Lạc Giao, 2024):

 Hành Trình Kiên Khổ Qua Tàn Tích Lịch Sử Để Tìm Lại Bản Thân

  

Tô Đăng Khoa

  

"Những gì chúng ta đã trải qua, và những gì chúng ta sẽ phải đối diện, đều là những vấn đề nhỏ nhặt so với những gì nội tại trong chính con người của chúng ta." – Ralph Waldo Emerson.

  

"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao, lấy cảm hứng từ sự tuôn chảy của một dòng sông để phác họa nhiều dòng chảy khác sâu kín, phức tạp, đa chiều trong nội tâm của Hiểu, nhân vật chính trong tiểu thuyết. Hiểu lạc trôi theo vận nước, bước qua những tàn tích của lịch sử, qua những bóng ma quá khứ, những khoảnh khắc cô đơn tuyệt vọng để tìm lại bản thân, hội nhập, đối diện với những thử thách mới trong hiện tại và tương lai.
 

"Dòng Đời" là câu chuyện về sự sống còn, về sự kiên cường của tâm thức con người khi trải qua bao nhiêu nghịch cảnh khốc liệt như đi qua một mùa địa ngục. Đó là câu chuyện rất thật về những nỗi đau, mất mát và sự chịu đựng mà nhiều người Việt Nam đã trải qua trong suốt quá trình lịch sử đầy biến động. Đó là câu chuyện về sự kiên định của con người trong việc đi tìm ý nghĩa của đời sống giữa một biển đời toàn những điều phi lý. Tác giả Lê Lạc Giao, thông qua Hiểu, không chỉ kể lại câu chuyện của một cá nhân mà còn là câu chuyện của một thế hệ, một dân tộc. Và ở một bình diện khác: đó là câu chuyện ngàn đời của nhân loại về sự tìm kiếm ý nghĩa của đời sống và tìm lại bản thân giữa muôn vàn nghịch cảnh và vạn điều phi lý.
 

Trong "Dòng Đời", Hiểu đóng vai trò vừa là nhân chứng vừa là nạn nhân của một thời điêu linh mà Hiểu và thế hệ của Hiểu bị ném vào. Qua câu chuyện của Hiểu, nhà văn Lê Lạc Giao phác họa những nét chung, nét riêng của lịch sử đầy biến động của Việt Nam, từ những hệ lụy vô hình sâu kín của chiến tranh đến những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày của một xã hội đang thay đổi nhanh chóng. Sự chú ý tỉ mỉ của Lê Lạc Giao đến từng chi tiết làm sống lại cảnh sắc, âm thanh và cảm xúc của thế hệ của Hiểu, đưa người đọc trở về một khung trời cũ với sự ngậm ngùi trong miền hồi tưởng.
 

Tính trung thực trong việc miêu tả nội tâm và kiến tạo các nhân vật của Lê Lạc Giao khiến cho tác phẩm vừa mang tính sử liệu vừa cưu mang giá trị nhân bản và tính phổ quát cao. Chính nhờ những tư duy trăn trở trong nội tâm của tác giả về vận nước, từ những trải nghiệm cá nhân đến những quan sát tinh tế, đã sinh ra nhân vật Hiểu với tất cả những phức tạp và đa chiều của con người. Vì thế, khi đọc "Dòng Đời" chúng ta có cảm tưởng nó không còn là những câu chuyện cá nhân mà là câu chuyện chung cho một thế hệ. Chúng ta nhận ra chính chúng ta và những người thân của chúng ta trong câu chuyện kể, những người vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng lịch sử cho một thời điêu linh.
 

Một trong những điểm son của cuốn sách nằm ở việc phơi bày những tác động và hệ lụy của các sự kiện lịch sử đến cuộc sống cá nhân như là những “hậu chấn” âm ỉ rất lâu dài trong tâm thức cộng đồng của thế hệ của Hiểu. Câu chuyện của Hiểu đan xen với câu chuyện lớn hơn của lịch sử Việt Nam, tạo nên một bức tranh toàn cảnh về thể cách mà biến động đời sống cá nhân và tập thể giao thoa. Nỗi đau của chiến tranh, sự mất mát và cuộc tìm kiếm, tái thiết lập ý nghĩa của hiện hữu là những chủ đề lặp đi lặp lại và càng lúc càng sâu sắc thêm qua từng dòng chảy tư duy của Hiểu, làm nổi bật sự kiên cường và sự phức tạp của tâm thức con người khi đối diện với mất mát và khổ đau.
 

Trong một xã hội độc đoán, chuyên quyền và áp bức, ý thức nạn nhân cùng với sự chấp nhận truyền thống mà không hề cật vấn, thường khiến con người không vượt qua được lề lối suy nghĩ tiêu cực mang tính cam chịu, chịu đựng và quên đi sự đấu tranh để thay đổi số phận. Tuy nhiên, thông qua việc mô tả giấc mơ và cuộc sống của Hiểu, tác giả Lê Lạc Giao đã trình bày khả năng nhân chứng của con người như là một sự lựa chọn cốt thiết nhất: Sự lựa chọn giữa nhân chứng và nạn nhân chính là sự lựa chọn giữa tự do và nô lệ. Từ đó, mục tiêu của Lê Lạc Giao là làm nổi bật vai trò nhân chứng của người sáng tạo qua nhân vật tiểu thuyết, biến người cầm bút thành chứng nhân của một sân khấu cuộc đời mà định mệnh của nó gắn liền với định mệnh của chính tác giả.
 

"Dòng Đời" mở đầu bằng một đoản thơ trong bài “Đời Tôi Một Nhánh Sông” của Phan Nhật Tân, cũng là một thành viên trụ cột của nhóm trietvan.com do nhà văn Lê Lạc Giao chủ biên.
 

“..chảy đi sông ơi chảy đi sông ơi chảy lên đồi cao cuốn thuyền trông đợi đá tượng đưa tay mắt người vời vợi chảy qua thang mây thành trận cuồng phong chảy về nhân gian nước mắt ròng ròng chảy về địa ngục hồn oan thương khóc cháy đỏ buồn đau còn mất được thua chảy qua bốn mùa vàng phai nắng cũ hồn nhiên xanh rêu bình yên sóng vỗ đá thành cuội cát đêm thở than lời nỉ non than van dâu biển thay rồi”
 

Nếu “Đời tôi một nhánh sông” thì điều không thể tránh khỏi là phải “chảy đi sông ơi.” Chảy chính là thay đổi và biến dịch, là làm mới chính mình. Ví như trong câu nói dân gian “sông có khúc, người có lúc,” con sông có khúc gầm thét, tung tóe bọt nước khi qua thác ghềnh, có lúc sạt lở bờ bên này đem phù sa bồi đắp bờ bên kia, có lúc lững lờ an bình trôi thanh thản soi bóng nguyệt.
 

Cũng vậy, thế hệ của Hiểu đã “chảy qua” những thương yêu những ly biệt của “thuyền trông đợi,” của “đá tượng đưa tay,” của “mắt người vời vợi.” Thế hệ đó đã “chảy qua” những tang thương của “nhân gian nước mắt ròng ròng.” Họ đã “chảy qua” những thống khổ của địa ngục trần gian với những “hồn oan thương khóc cháy đỏ buồn đau.” Để rồi sau bao nhiêu thăng trầm vượt thác ghềnh, tâm thức nhân chứng giúp thế hệ của Hiểu chợt nhận ra rằng: những còn mất được thua chẳng qua cũng chỉ như sự chảy qua của bốn mùa vàng phai nắng cũ. Chính sự nhận ra này của tâm thức nhân chứng, đã cho Hiểu và những người thuộc thế hệ của anh tìm lại chính bản thân sau khi kinh qua bao nhiêu khổ nạn. Tâm thức họ trở nên “hồn nhiên xanh rêu bình yên sóng vỗ đá thành cuội cát.”
 

Có thể nói rằng nếu “Dòng Đời” của Lê Lạc Giao là một bức vẽ lớn với nhiều màu sắc, bố cục đa dạng và chi tiết về tâm thức của thế hệ Hiểu, thì “Đời Tôi Một Nhánh Sông” của Phan Nhật Tân là bức tranh thủy mặc nhưng cũng hàm chứa những nét chấm phá đặc thù và có tính phổ quát cao. Tuy hai hình thức khác nhau, nhưng điểm tương đồng của cả hai tác giả là họ đều là chứng nhân của thời cuộc. Họ lên ghềnh xuống thác theo dòng đời, nhưng không hề bị dòng đời cuốn trôi. Câu chuyện của họ kể là câu chuyện về hành trình kiên khổ của một thế hệ đi qua tàn tích lịch sử và chiến tranh để tìm lại bản thân.
 

Trong "Dòng Đời," Lê Lạc Giao phơi bày bản chất của dòng chảy cuộc sống, nơi mỗi khoảnh khắc đều là sự tiếp nối của quá khứ và là tiền đề cho tương lai. Lê Lạc Giao đã tạo nên một câu chuyện vừa mang tính cá nhân rất gần gũi với đời thường vừa mang tính phổ quát cao. Câu chuyện nhắc nhở người đọc về những kết nối sâu xa giữa cuộc sống của chúng ta và thế giới xung quanh. Văn phong của nhà văn Lê Lạc Giao vừa trữ tình vừa sâu lắng, mời gọi người đọc tham gia vào những độc thoại nội tâm và những đấu tranh cảm xúc của Hiểu. Giọng văn suy tư của câu chuyện cho phép người đọc kết nối sâu sắc với nhân vật chính, làm cho cuộc hành trình tự khám phá của bản thân của Hiểu trở nên hấp dẫn hơn. Mỗi khi Hiểu gợi lại những ký ức hay tư duy để đối mặt với thực tại, người đọc bị cuốn vào một sự phản quan sâu sắc về bản Ngã, sự thuộc về và sự trôi chảy của thời gian.
 

Xuyên suốt câu chuyện của Hiểu, "Dòng Đời" đồng thời cũng mang đến một bức tranh sống động về văn hóa và lịch sử Việt Nam. Những mô tả chi tiết của nhà văn Lê Lạc Giao về cuộc sống hàng ngày, về các phong tục truyền thống và cảnh quan thay đổi của Việt Nam cung cấp một ngữ cảnh văn hóa quý giá làm tăng tính chân thực của câu chuyện. Cuốn sách như một cây cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, mang lại những hiểu biết sâu sắc về di sản của lịch sử Việt Nam đối với những thế hệ mai sau.
 

Làm thế nào để có thể trút bỏ tâm thức nạn nhân, trầm tĩnh đóng vai trò của nhân chứng để bước tiếp trên hành trình kiên khổ qua những tàn tích của lịch sử để tìm lại bản thân? Làm thế nào để “những nấm mồ của quá khứ” sẽ không nhuộm đen quãng đời còn lại của một thế hệ bị ném vào lò lửa của chiến tranh? Đó là những câu hỏi mà người đọc có thể tìm thấy câu trả lời khi đọc "Dòng Đời." Với tôi, tác phẩm thứ sáu "Dòng Đời" của nhà văn Lê Lạc Giao là một bước tiếp nối trên hành trình sáng tạo bền bỉ của chính anh. "Dòng Đời" gói trọn tinh hoa của sự kiên cường con người và cuộc tìm kiếm tự thân và ý nghĩa của đời sống. Cuốn sách này phơi bày sức mạnh của việc kể chuyện như là nhân chứng cho một thời điêu linh có thật trong lịch sử Việt Nam, nó soi sáng tình trạng con người khi bị ném vào bối cảnh khốc liệt đó. "Dòng Đời" là một cuốn sách phải đọc cho bất kỳ ai muốn hiểu những phức tạp của bản sắc, ký ức và lịch sử Việt Nam cận đại. Xin cảm ơn nhà văn Lê Lạc Giao và trân trọng giới thiệu tác phẩm mới nhất của Anh với quý độc giả.

 

 Sách có thể mua ở đây:
https://www.barnesandnoble.com/w/dong-doi-lac-giao-le/1146022254?ean=9798895049204 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm nay trong một quyết định mang tính lịch sử, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã phán quyết rằng người đồng tính nam và nữ, lưỡng tính, và người chuyển giới (LGBTQ) sẽ không bị đuổi việc hay kỳ thị tại công sở theo Đạo Luật Dân Quyền năm 1964. Các nhà lãnh đạo công đồng LGBT khắp nơi trên toàn quốc đều hoan hỷ đón mừng tin vui này nhưng đồng thời cũng không thể chối cãi rằng quyết định này còn nhiều thiết sót và sự bất công vẫn còn tiếp tục dành cho người da màu.
Theo các nhà chức trách, hơn 76.000 người đã được xét nghiệm virus corona ở thủ đô chỉ trong ngày Chủ nhật. Tại các khu vực rộng lớn của thành phố, các thành viên của ủy ban khu phố cũng đã đến tận nhà để hỏi cư dân rằng họ có đến chợ trong vài ngày qua không. Ở nhiều nơi trong thành phố, một lần nữa các biện pháp kiểm soát như kiểm tra nhiệt độ trước khi vào nhà hàng và cửa hàng đã được thắt chặt.
Trong khi tham vọng kiểm soát của chế độ toàn trị vẫn như cũ, có một số khác biệt giữa những nỗ lực của Mao và Tập Cận Bình. “Tư tưởng của Tập Cận Bình là một thay thế nhạt màu cho Sách Đỏ của Mao. Tập Cận Bình đã không thể đưa ra một ý thức hệ mạch lạc để truyền cảm hứng cho sự cuồng tín trong những người theo ông, khác một chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc chung chung. Mặt khác, Tập có các công cụ công nghệ khả dụng mà đơn giản là không áp dụng cho những nhà độc tài trong thế kỷ 20. Hệ thống tín dụng xã hội kết hợp tất cả các phương pháp của thông minh nhân tạo, dữ liệu quy mô, cảm biến lan tỏa và đặt các phương tiện này vào trong tay nhà nước Trung Quốc. Cả Stalin và Mao đều không thể kiểm soát trực tiếp các phong trào hàng ngày, lời nói và giao dịch của từng đối tượng theo cách mà đảng Trung Quốc về mặt lý thuyết có thể làm ngày nay.
Buổi giảng pháp này diễn ra trong một hoàn cảnh đặc biệt, khi nhóm Giới Trẻ Mây Từ trong vòng một tháng phải tiễn đưa hai thành viên ở độ tuổi rất trẻ vừa qua đời: cậu Út ở Việt Nam tuổi mới 50, và bạn Trí ở Nam Cali qua đời trong mùa dịch Covid-19 chỉ là 46 tuổi.
Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ hôm Thứ Hai, 15 tháng 6 năm 2020 đã phán quyết rằng các công ty không thể sa thải nhân viên dựa vào khuynh hướng tính dục và giới tính theo Chương VII của Luật Dân Quyền năm 1964, theo tin CNN. Tại sao nó quan trọng: Ý kiến 6-3 đánh dấu một chiến thắng lớn cho quyền của những người đồng tính nam và nữ, lưỡng tính, chuyển giới (LGBT) tại một tòa án với khuynh hướng bảo thủ rõ ràng. Nó được viết ra bởi thẩm phán bảo thủ Neil Gorsuch, người được hậu thuẫn bởi các thành viên tự do và trung dung hơn của tòa án. Chương VII rõ ràng cấm sự kỳ thị dựa trên “chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính, hay nguồn gốc quốc gia,” nhưng nó đã không nêu cụ thể xu hướng tính dục hay bản sắc giới tính như là các thành phần được bảo vệ.
Một dự luật đã được đưa ra Quốc Hội Nhân Dân của Đảng Cộng Sản Trung Hoa (CSTH) ngày 22 tháng 5 năm 2020 tại Bắc Kinh, và đúng một tuần lễ sau, dự luật này đã được nhanh chóng thông qua vả trở thành Đạo Luật An Ninh Quốc Gia (ĐLANQG) về Hồng Kông vào ngày 29 tháng 5. Khi đưa ra Quốc Hội Nhân Dân để bàn thảo và thông qua, dự luật này gồm 7 điểm chính, trong đó ba điểm quan trọng nhất để đối phó và triệt hạ quyền tự chủ cùa Hồng Kông là điều số 2, số 4, và số 6. Theo đó, Bắc Kinh sẽ ngăn chặn tất cả các nguồn yểm trợ từ bên ngoài vào Hồng Kông; sẽ sử dụng được các lực lượng đàn áp từ Bắc Kinh để dập tắt các cuộc biểu tình, những người tham dự biểu tình có thể quy tội phản quốc, ly khai; và từ đó Bắc Kinh sẽ khai triển ra những đạo luật khác để thực hiện các mưu đồ trên.
Bác sĩ Tâm Nguyên, và em gái Linh Nguyên, cùng một số bạn trẻ VN đấu tranh cho ngãnh nails được mở cửa, họ tổ chức bieu tinh trên đưỏng phố Bolsa, thanh phố Westminster, biêũ tinh ôn hòa, bất bạo động ngãy thứ hai, thinh nguyện thư gọi đến Thông Đốc California, và kết quả là ngày 19/6/2020 các tiệm nails sẽ đưặc mở cửa. ĐuỞc biết hỏn 300,000 chủ tiệm nails vã ngưởi làm nails là ngưỏi Viet Nam, lời tuc đem về cho chinh phủ hôn 15 tỷ Mỹ kim mỗi năm.
Các trường hợp bị lây vi khuẩn corona mới và số người vào bệnh viện đạt mức cao kỷ lục xảy ra tại nhiều tiểu bang Hoa Kỳ, gồm Florida và Texas, là những nơi đi đầu trong việc tái mở cửa và TT Trump dự định tổ chức vận động tranh cử bên trong hội trường tại thành phố Tulsa, tiểu bang Oklahoma, theo CNN cho biết hôm Chủ Nhật, 14 tháng 6. Alabama báo cáo số trường hợp mới cao kỷ lục liên tiếp 4 ngày tính tới Chủ Nhật. Alaska, Arizona, Arkansas, California, Florida, Norh Carolina, Oklahoma, và South Carolina tất cả đều có số trường hợp mới cao kỷ lục trong 3 ngày qua, theo Reuters cho hay. Nhiều viên chức y tế tiểu bang nói rằng một phần đóng góp cho sự gia tăng là các cuộc tụ họp đông người trong cuối tuần Lễ Chiến Sĩ Trận Vong vào cuối tháng 5.
Ít nhất 7 cảnh sát thành phố Minneapolis đã từ chức giữa các cuộc biểu tình về việc bạo hành của cảnh sát và kỳ thị chủng tộc, và hơn một nửa tá đang tiến hành việc bỏ sở, theo các viên chức của ty cảnh sát nói với báo Minneapolis Star Tribune hôm 14 tháng 6. Nguồn tin nội bộ của Ty Cảnh Sát Minneapolis (MDP) nói với tờ báo rằng nhiều cảnh sát đang cảm thấy bị hiểu lầm và mắc kẹt giữa cuộc điều tra của tiểu bang, các cuộc biểu tình, lãnh đạo thành phố và giới truyền thông sau cái chết của một người đàn ông da đen không vũ trang, George Floyd, trong lúc cảnh sát Minneapolis bắt đã gây ra nhiều cuộc biểu tình trên toàn quốc.
Các viên chức thẩm quyền tại tiểu bang Georgia hôm Chủ Nhật, 14 tháng 6 năm 2020 đã phán quyết rằng vụ cảnh sát bắn chết người đàn ông da đen Rayshard Brooks bên ngoài tiệm ăn Wendy’s tại thành phố Atlanta là một vụ giết người. Brooks, 27 tuổi, chết sau khi ông bị bắn 2 phát sau lưng hôm 12 tháng 6, theo Văn Phòng Giảo Nghiệm Y Khoa Quận Fulton cho biết trong một thông báo. Brooks đã bị bắn vào tối Thứ Sáu vừa rồi sau một vụ đối đầu với 2 cảnh sát Atlanta tại chỗ đậu xe của tiệm bán thức ăn nhanh.
Khi dịch bệnh Corona bùng phát, nhiều người đã hồi hộp chờ đợi Thụy Điển vì hầu như không có biện pháp nào được thực hiện ở đó. Đất nước này muốn đạt được khả năng "Herd immunity" (Herdenimmunität, tạm dịch là miễn dịch bầy đàn), nhưng nó còn cách xa "nhiều năm ánh sáng (Light years)" - và sự nhiễm trùng và tử vong rõ ràng đang gia tăng đáng kể. Tất cả điều này nên là một cảnh báo cho Đức trong những trường hợp "nới lỏng" hơn nữa. • Thụy Điển: Gần 1500 ca nhiễm mới trong một ngày • Nhà virus học hàng đầu thừa nhận: Xa khả năng miễn dịch bầy đàn (Herd immunity). • Số lượng Covid 19 tử vong cao hơn đáng kể so với các nước tương đương. • Đột nhiên Thuỵ Điển không được mong muốn ở các nước láng giềng • Kinh nghiệm của Thụy Điển nên là một cảnh báo cho nước Đức!
Đảng Cộng Sản Việt Nam có truyền thống bán nước từ Hồ Chí Minh cho đến ngày nay. Người bán nước số một là Nguyễn Phú Trọng, bán nước một cách tinh vi, từ những bí mật nầy đến những bí mật khác để lừa bịp nhân dân. Đã đặt Việt Nam lệ thuộc vào Trung Cộng, xem như thời kỳ Bắc thuộc lần thứ năm. Tuổi tác đã cao, sức khỏe yếu kém mà muốn ôm cái ghế quyền lực suốt đời. Thủ hạ Nguyễn Hồng Diên thăm dò dư luận bằng những lời lẽ nâng bi quá đáng, làm phản tác dụng, gây phẩn nộ trong quần chúng. Tóm lại, Nguyễn Phú Trọng và đảng của ông đã đặt Việt Nam lệ thuộc vào Trung Cộng, đó là tội đồ của dân tộc.
Khi còn trẻ, đôi lúc, tôi cũng (thoáng) có ý định sẽ trở thành một người cầm bút. Ở một xứ sở mà phần lớn người ta đều cầm cuốc, cầm búa, cầm kìm hay cầm súng… mà định cầm viết thì quả là một chuyện khá viển vông – nếu không muốn nói là hơi xa xỉ. Lúc không còn trẻ (nữa) tôi mới ngộ ra rằng: bút viết nó chọn người, chứ không phải là ngược lại – trừ khi mình cứ cầm đại thì không kể. Tôi không được (hay bị) lựa và cũng không có máu liều – như phần lớn quí vị trong Hội Nhà Văn Việt Nam Đương Đại – nên chuyện viết lách kể như … trớt quớt!
Di sản tinh thần của Bố trong cộng đồng người Việt Nam rất mạnh và vững chắc. Mọi người gọi Bố là “Anh Hùng Mũ Đỏ.” Sự kính ngưỡng thật là tuyệt vời. Con không nghĩ được một thứ gì thích hợp hơn để mô tả một người đã sống một cuộc đời thực sự anh hùng.
Các trường hợp lây lan vi khuẩn corona đang gia tăng ở một số tiểu bang và các chuyên gia cảnh báo tỷ lệ trường hợp bị bệnh có thể tăng cao hơn vào mùa hè này khi các tiểu bang mở cửa trở lại. Nhưng chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ cho biết một đợt vi khuẩn thứ hai vào cuối năm nay là không thể tránh khỏi, theo CNN cho biết hôm Thứ Bảy, 13 tháng 6. Hơn 2 triệu người tại Hoa Kỳ đã bị nhiễm vi khuẩn và ít nhất 117,073 người thiệt mạng, theo Đại Học Johns Hopkins cho biết. Một tiên đoán được phổ biến bởi Các Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC) hôm Thứ Sáu phỏng đoán số người chết sẽ lên tới 130,000 vào ngày 4 tháng 7.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.