Hôm nay,  

Điều Luật 23 Có Ý Nghĩa Gì Đối Với Tương Lai Của Hồng Kông Và Phong Trào Dân Chủ Từng Một Thời Rực Rỡ?

29/03/202400:00:00(Xem: 2454)

hong kong

Hồng Kông ngày càng trở thành một khu vực ‘an ninh cao.’ (Nguồn: pixabay.com)

 
Ngày 19 tháng 3 năm 2024, các nhà lập pháp ở Hồng Kông đã thông qua luật an ninh mới, trao cho các cơ quan chính quyền ở thành phố bán tự trị quyền lực mạnh mẽ hơn để trấn áp những người bất đồng chánh kiến.
 
Luật mới, theo Điều 23 (Article 23), đã mất hàng thập niên để hoàn thiện, nhưng cũng vấp phải sự phản đối trong một thời gian dài. Nhiều người đã biểu tình để phản đối Article 23 vì lo ngại luật sẽ hạn chế quyền tự do dân sự ở Hồng Kông, một khu vực hành chánh đặc biệt ngày càng bị Bắc Kinh kiểm soát gắt gao.
 
Để hiểu rõ ý nghĩa của việc áp dụng Điều 23, dự kiến được ký thành luật vào ngày 23/3/2024, đối với tương lai của Hồng Kông, trang The Conversation đã tìm đến Michael C. Davis, một giáo sư luật đã giảng dạy về luật hiến pháp và nhân quyền ở Hồng Kông trong hơn 30 năm, và là tác giả cuốn sách “Freedom Undone: The Assault on Liberal Values in Hong Kong.” (Tháo Gỡ Tự Do: Cuộc Tấn Công vào Các Giá Trị Dân Chủ ở Hồng Kông.”
 
Lịch sử và nguồn gốc của Điều 23
 
Điều 23 (Article 23) là một câu chuyện dài. Đây vốn là một điều khoản trong Đạo Luật Căn Bản của Hồng Kông, yêu cầu chính phủ Hồng Kông ban hành một sắc lệnh địa phương để kiểm soát và giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia. Đạo Luật Căn Bản cũng chính là Hiến pháp của Hồng Kông. Việc ban hành Đạo Luật Căn Bản và việc chính phủ Trung Quốc tham gia vào quá trình này là một phần của Bản Tuyên Ngôn Chung Anh-Hoa (Sino-British Joint Declaration) năm 1984 – quy định về việc trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc. Mười ba năm sau, vào năm 1997, lãnh thổ Hồng Kông đã được chuyển lại dưới trướng Trung Quốc sau hơn một thế kỷ thuộc quyền kiểm soát của Anh.
 
Đạo Luật Căn Bản được Quốc Hội Trung Quốc chính thức thông qua vào năm 1990, thiết lập một trật tự hiến pháp khá tự do cho Hồng Kông sau khi được giao từ Anh cho Trung Quốc. Luật bảo đảm các nguyên tắc của pháp luật và các quyền tự do căn bản cho người dân Hồng Kông, cũng như hứa hẹn về quyền bầu cử cho mọi công dân Hồng Kông.
 
Theo Điều 23 trong Đạo Luật Căn Bản, chính phủ Hồng Kông phải “tự mình” ban hành một số luật về an ninh quốc gia, liên quan đến các tội danh phản quốc, ly khai, kích động nổi loạn, âm mưu lật đổ chính quyền hoặc đánh cắp bí mật quốc gia; đồng thời cũng liên quan đến việc kiểm soát các tổ chức nước ngoài.
 
Chính phủ Hồng Kông lần đầu tiên đưa ra một phiên dự luật liên quan đến Điều 23 vào năm 2003. Tuy nhiên, do lo ngại về những tác động đối với quyền tự do báo chí và quyền tự do của các tổ chức, cũng như tăng cường quyền lực của cảnh sát quá mức, dự luật đã vấp phải sự phản đối rộng rãi từ cộng đồng.
 
Một nhóm gồm bảy luật sư và hai học giả pháp lý hàng đầu đã phản đối dự luật; họ xuất bản và phân phát các tờ rơi chỉ ra những thiếu sót của dự luật, dựa theo các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền. Trong khi đó, khoảng nửa triệu người ở Hồng Kông đã tràn xuống đường để biểu tình.
 
Trước sự phản đối mạnh mẽ cùng với việc làm ‘mất lòng’ một đảng ủng hộ chính phủ hàng đầu, dự luật không thể được thông qua và buộc phải rút lại.
 
Nhưng thay vì soạn ra một dự luật thay thế để giải quyết những mối lo ngại về nhân quyền, chính phủ lại chọn cách để Điều 23 nằm phủ bụi một xó suốt hai thập niên.
 
Sau đó, vào năm 2020, Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia, mang lại cho chính quyền Hồng Kông quyền lực lớn hơn. Các cơ quan chức năng ở Hồng Kông có thể bắt giữ và đàn áp các nhân vật đối lập, khiến cho phong trào dân chủ từng mạnh mẽ một thời bị suy yếu, rơi vào “nốt trầm.”
 
Sau khi đã dọn sạch những “trở ngại” đáng kể và sẵn đà trấn áp bất kỳ ai chống đối, chính phủ theo phe Bắc Kinh ở Hồng Kông biết rằng đã đến thời điểm chín muồi để tung ra một phiên bản luật mới – còn khắc nghiệt hơn bản cũ.
 
Với sự khích lệ từ Bắc Kinh, Chính phủ Hồng Kông đã có thể tổ chức một cuộc tham khảo ngắn gọn về dự thảo luật Điều 23 mới, mà người ta chẳng có chút mảy may cơ hội để bày tỏ ý kiến phản đối.
 
Quá trình này được hỗ trợ bởi hệ thống bầu cử “chỉ dành cho những người yêu nước” do Bắc Kinh thiết lập vào năm 2021, hệ thống này đã thắt chặt sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với cơ quan lập pháp Hồng Kông, giúp cho dự luật được tán thành “100%.”
 
Điều 23 sẽ gây ảnh hưởng gì đến quyền tự do dân sự ở Hồng Kông?
 
Song song với Luật an ninh quốc gia do Bắc Kinh ban hành năm 2020, Điều 23 mới sẽ có tác động mạnh mẽ đến quyền tự do dân sự.
 
Luật an ninh quốc gia – với các điều khoản mơ hồ về ly khai, lật đổ chính quyền, khủng bố và thông đồng – đã được kết hợp với luật cấm xúi giục nổi loạn từ thời thuộc địa, để bắt giữ và đàn áp những người bất đồng chánh kiến ở Hồng Kông. Nhiều nhân vật đối lập đang bị bỏ tù hoặc đã phải lưu vong, trốn chạy sang nước ngoài. Và những người bất đồng chánh kiến còn lại chỉ đành giữ im lặng.
 
Dự luật mở rộng những điều khoản và quy định hiện hành của luật an ninh quốc gia trong các lĩnh vực chính: đánh cắp bí mật quốc gia, nổi loạn, phá hoại và sự can thiệp ngoại lai vào Hồng Kông.
 
Về cơ bản, Điều 23 thừa nhận và tán thành các nguyên tắc và chế độ an ninh quốc gia của Trung Quốc đại lục, vốn vẫn luôn tập trung đàn áp bất kỳ phản đối hay biểu hiện nào được cho là đe dọa đến sự ổn định chính trị, nhắm vào nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống người dân, ảnh hưởng đến quyền tự do của các tổ chức, của báo chí và cả học thuật.
 
Điều 23 cũng thừa nhận định nghĩa bao la của TQ về “bí mật quốc gia,” thậm chí có thể bao gồm cả việc báo cáo hoặc viết về các chính sách phát triển kinh tế và xã hội.
 
Hồng Kông ở đâu?
 
Điều 23 cũng mở rộng quyền hạn của chính phủ để có thể giam giữ những người bị kết án trong thời gian dài và cũng có thể kéo dài thời gian giam giữ tạm thời các nghi can trước khi được mang ra xét xử. Luật còn tăng cường giám sát “ảnh hưởng của nước ngoài” – khiến việc hợp tác với người ngoài tiềm ẩn nhiều nguy hại cho công dân Hồng Kông.
 
Dự thảo luật cũng ‘dè bỉu’ các hoạt động được cho là ‘núp bóng’ phong trào đấu tranh vì nhân quyền hoặc giám sát nhân quyền, và chỉ trích “cái gọi là” tổ chức phi chính phủ. Tất cả những điều này khiến cho việc hợp tác hoặc ủng hộ các tổ chức nhân quyền quốc tế có nguy cơ bị coi là hành vi phạm pháp.
 
Tóm lại, trong khoảng hai thập niên, trật tự hiến pháp tự do của Hồng Kông đã chuyển mình thành trật tự an ninh quốc gia, làm suy yếu hoặc loại bỏ các quyền tự do cơ bản của người dân nơi đây.
 
Ngữ cảnh rộng hơn của Điều 23
 
Để hiểu rõ về dự luật này, cần phải nói về mối ‘huyết hải thâm thù’ của TQ đối với các giá trị tự do và thể chế dân chủ, chẳng hạn như nhà nước pháp quyền, quyền tự do dân sự, tòa án độc lập, quyền tự do báo chí và trách nhiệm giải trình trước công chúng. Các giá trị này được coi là mối đe dọa đến sự ổn định và quyền lực của Đảng cầm quyền ở Trung Quốc.
 
Tư duy này đã khiến cho chương trình nghị sự về an ninh quốc gia của TQ, dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, được tăng cường và mở rộng đáng kể.
 
Bắc Kinh đã tập trung vào sự phát triển kinh tế trong những thập niên gần đây, coi sự hợp lệ của mình phụ thuộc vào việc tăng trưởng kinh tế. Họ đánh cược rằng người dân sẽ quan tâm đến việc cải thiện mức sống nhiều hơn là đến quyền tự do chính trị. Tuy nhiên, khi tăng trưởng kinh tế bắt đầu chững lại, các nhà lãnh đạo bắt đầu lo ngại về vấn đề an ninh và sự phản đối từ phía nhân dân. Điều này đã dẫn đến khái niệm an ninh quốc gia toàn diện hiện đang được áp đặt đối với Hồng Kông.
 
Với việc thúc đẩy một chương trình nghị sự coi các giá trị dân chủ và ý niệm tự do là mối đe dọa, Bắc Kinh há có thể bỏ qua một Hồng Kông tự do nhởn nhơ trước mắt, khi đã thuộc về tay đại lục.
 
Các cuộc biểu tình rộng rãi ở Hồng Kông trong năm 2019 đã làm trầm trọng thêm mối lo ngại này, và cũng tạo cơ hội cho Bắc Kinh có cái cớ để giải quyết mối đe dọa được nhìn nhận dưới cái gọi là “cách mạng màu” (color revolution).
 
Những ‘quân cờ’ được Bắc Kinh cài cắm và nuôi dưỡng trong chính quyền Hồng Kông bấy lâu, nay đã trở thành công cụ đắc lực cho cuộc đàn áp.
 
Các phong trào biểu tình ở Hồng Kông đã ‘im hơi lặng tiếng’
 
Chính sách đàn áp và đe dọa đã rất hiệu quả trong việc khiến cho người dân ở Hồng Kông ‘không có gan’ để phát biểu hoặc tham gia vào các hoạt động biểu tình.
 
Trong quá khứ, phong trào ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông đã nhận được sự ủng hộ đa số đáng kể từ cử tri, đặc biệt trong các cuộc bầu cử trực tiếp; với khoảng 60% cử tri đã bầu cho các ứng viên thuộc phong trào ủng hộ dân chủ; và một phần lớn số ghế trong cơ quan lập pháp được bầu cử trực tiếp bởi cử tri.
 
Nguyên tắc ‘bầu cử chỉ dành cho những người yêu nước’ đã khiến số lượng cử tri đi bỏ phiếu giảm đáng kể. Tình hình sụt giảm số cử tri tham gia bầu cử cùng với khuynh hướng người ta lũ lượt di cư sang nước khác cho thấy phần lớn người dân Hồng Kông không ủng hộ loại ‘trật tự phi tự do’ mới mẻ này.
 
Nhưng mà, khi hầu hết các nhà lãnh đạo ủng hộ dân chủ đều đang bị tù tội hoặc phải sống lưu vong, còn ai dám lên tiếng phản đối nữa đâu!
Nguyên Hòa biên dịch
 
Nguồn: “What Article 23 means for the future of Hong Kong and its once vibrant pro-democracy movement” được đăng trên trang TheConversation.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một thẩm phán liên bang đã ra phán quyết hôm Thứ Năm 12/6 rằng Tổng thống Donald Trump đã liên bang hóa bất hợp pháp việc khai triển hàng nghìn thành viên Lực Lượng Vệ Binh Quốc Gia California. Thẩm phán ra lệnh cho tổng thống trả lại quyền kiểm soát quân đội cho tiểu bang.
LOS ANGELES — Sáng nay, một hình ảnh gây bàng hoàng đã lan truyền khắp truyền thông Hoa Kỳ: Thượng nghị sĩ Alex Padilla, đại diện tiểu bang California, bị nhân viên mật vụ đè úp xuống hành lang, còng tay như một kẻ phạm pháp chỉ vì Ông lên tiếng trong một buổi họp báo. Sự việc xảy ra tại trụ sở liên bang ở Los Angeles, khi Bộ trưởng Nội an Kristi Noem đang trình bày về các cuộc bố ráp di dân gần đây. Trước mặt báo chí và giới chức công lực, ông Padilla, sinh trưởng tại chính thành phố này, đã lên tiếng: “Bà cứ khăng khăng thổi phồng mọi chuyện.” Ngay sau đó, hai người đàn ông được nhận diện là mật vụ thuộc Bộ Nội an tiến lại gần, áp sát ông Padilla vào tường và dùng vũ lực đẩy ông ra khỏi hội trường qua cửa sau. Trên đường bị áp giải, ông vẫn cất cao giọng: “Tôi là Thượng nghị sĩ Alex Padilla, tôi có điều muốn hỏi bà bộ trưởng.”
- Thứ Bảy sẽ có 1.500 cuộc biểu tình “No Kings” - Quận Rockland (New York): đơn kiện nghi có gian lận giúp Trump, vì 1 địa hạt không có phiếu nào bầu cho Kamala Harris. Thẩm phán Rachel Tanguay cho đếm tay lại - Tướng Dan Caine (Tham Mưu Trưởng Liên Quân) điều trần ở Thượng Viện: TT Trump nói Mỹ đang bị Venezuela xua băng đảng xâm lược là sai, vì không có chứng cớ gì
(TENNESSEE, ngày 11 tháng 6, Reuters) – Bộ trưởng Tư Pháp Tennessee, cùng với tổ chức từng góp phần vào phán quyết của Tối Cao Pháp Viện (TCPV) cấm ưu tiên sắc tộc trong tuyển sinh đại học, vừa đệ đơn kiện Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ vào hôm Thứ Tư (11/6). Vụ kiện nhằm phản đối một chương trình cấp ngân sách tài trợ cho các trường đại học có số lượng sinh viên gốc Hispanic từ 25% trở lên.
(WASHINGTON, ngày 11 tháng 6, Reuters) – Cơ Quan Kiểm Soát và Phòng Bệnh Hoa Kỳ (CDC) đang phục hồi việc làm cho khoảng 450 nhân viên từng bị cho nghỉ trong giai đoạn chính phủ Trump cắt giảm nhân sự hàng loạt tại các cơ quan liên bang. Thông tin này được một viên chức chính phủ xác nhận vào Thứ Tư (11/6).
(WASHINGTON, ngày 10 tháng 6, Reuters) – Theo một ý kiến pháp lý mới từ Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ, Tổng thống Donald Trump có quyền bãi bỏ hai khu Di tích quốc gia (National monument) ở California do cựu Tổng thống Joe Biden thành lập (cũng như các khu Di tích do các đời Tổng thống trước đó lập).
(WASHINGTON, ngày 10 tháng 6, Reuters) – Cơ quan cưỡng chế thuế quan và luật di trú (ICE) đang đối mặt với làn sóng chỉ trích dữ dội khi đẩy nhanh các chiến dịch truy bắt di dân, với mục tiêu mới lên tới 3,000 vụ mỗi ngày – gấp ba lần so với trước đó.
Chỉ còn ít ngày nữa là tới Ngày Lễ Hiền Phụ (Father's Day) mà toàn dân Hoa Kỳ sẽ cùng nhau sum họp trong gia đình để ăn mừng ngày lễ này. Nên Nhân dịp này, tôi xin thắp một nén hương lòng cầu nguyện lên Đấng Thượng Đế Tối Cao trên trời, ban ơn khôn ngoan cho con cái biết mến yêu, biết hiếu thảo đối với những bậc sinh thành ra mình hiện đang còn sống trên cõi đời phù du này.
WESTMINSTER (Nguyên Giác/Nguyễn Thanh Huy) – Thiền Viện Sùng Nghiêm đã trang nghiêm tổ chức Đại Lễ Phật Đản hôm Chủ Nhật 25/5/2025, với nghi thức truyền thống và sự tham dự của nhiều thành phần trong cộng đồng và tứ chúng của Thiền Viện. Hiện diện của quý tu sĩ của Thiền Viện Sùng Nghiêm và quý khách ni có: Ni Sư Chân Thiền, Ni Sư Chân Diệu, Ni Sư Chân Minh, Ni Sư Thanh Liên, Ni Sư Như Như (Quan Âm Tịnh Thất, Westminster), Ni Sư Hạnh Liên (Tịnh Xá Từ Quang, Westminster), Ni Sư Chúc Ngọc (Chùa Trí Nghiêm, Garden Grove), Sư Cô An Liên (Tịnh Xá Ngọc Thanh).
Có một lời Đức Phật nói thường được nhắc tới. Đó là câu, “Ai thấy Pháp, là thấy Ta.” Nghĩa là, thấy Pháp, là thấy Phật. Câu nói này không có nghĩa là, thấy thân xác ngũ uẩn của Đức Phật. Pháp nơi đây có thể hiểu theo nhiều nghĩa, có thể là lời Đức Phật dạy, là con đường giải thoát, là nhận diện ra vạn pháp vô ngã trong lý nhân duyên, nguyên tắc vận hành của vạn pháp, và cả của thân tâm ta. Như thế, có thể hiểu là pháp vô vi nằm sẵn trong các pháp hữu vi, tức là Niết bàn đã có sẵn trong pháp ấn vô thường của sinh và tử.
- Kaohly Vang Her (Dân Biểu tiểu bang Minnesota): gia đình tôi là di dân lậu từ Cuộc Chiến VN trước khi vào Mỹ và kêu gọi từ tế với di dân - ICE đã bắt hơn 100.000 người từ khi Trump vào Bạch Ốc năm nay. - TNS Dân Chủ John Fetterman: các quan chức Dân chủ sai vì mô tả biểu tình đốt xe ở Los Angeles là ôn hòa.
(WASHINGTON, ngày 9 tháng 6, Reuters) – Một quyết định chưa từng có tiền lệ vừa làm rúng động hệ thống y tế công cộng Hoa Kỳ: Bộ trưởng Y tế Robert F. Kennedy Jr. vừa sa thải toàn bộ 17 thành viên của Ủy ban Cố vấn về Chủng ngừa (ACIP) thuộc Cơ Quan Kiểm Soát và Phòng Bệnh (CDC), và đang bổ nhiệm người mới thay thế. Ngay lập tức, hành động này vấp phải phản ứng gay gắt từ các nhà khoa học.
(LOS ANGELES/WASHINGTON, ngày 9 tháng 6, Reuters) – Quân đội Hoa Kỳ sẽ điều khoảng 700 Thủy Quân Lục Chiến đến Los Angeles trong khi chờ lực lượng Vệ Binh Quốc Gia đến tiếp ứng. Đây là bước leo thang mới trong phản ứng của Tổng thống Donald Trump trước các cuộc biểu tình phản đối chính sách di trú cứng rắn của ông.
Trong một cuộc họp báo trên mạng do American Community Media tổ chức, các chuyên gia y tế thảo luận về hậu quả nguy hiểm của những quyết định mới của Bộ Y Tế liên quan đến khuynh hướng chống vaccine; cũng như cắt giảm ngân sách những chương trình y tế công toàn cầu của chính phủ Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.