Hôm nay,  

Xin nói rằng không biết

30/10/202317:23:00(Xem: 3007)

 blankHình trái: Đức Đạt Lai Lạt Ma; hình phải: Bồ Đề Đạt Ma. (PTH minh họa)
 

Xin nói rằng không biết

 

Nguyên Giác Phan Tấn Hải

 

Phật Tánh? Xin nói rằng, tôi không biết. Tôi không thể trả lời câu hỏi có Phật Tánh hay không, và nếu có, thì là như thế nào. Bài viết này không nhằm trả lời những câu hỏi tương tự, mà chỉ là một khảo sát từ cương vị một người học Phật, chưa học tới đâu và cũng chưa tu tới đâu. Bài viết này là một lời thú nhận, rằng không biết chắc có bao nhiêu phần đúng, nhưng hy vọng sẽ phần nào giúp được một số độc giả để dùng làm viên gạch dò đường qua sông. Xin mời độc giả khảo sát, nghi vấn từng câu, từng chữ trong bài này, và rồi nên dựa vào Kinh Phật để đối chiếu.

 

Trước tiên, nên nhớ rằng Đức Phật không hề sử dụng chữ “Phật Tánh” (Buddha Nature) và Ngài chỉ dùng chữ “vô vi” (the unconditioned), hiểu là pháp (không nên hiểu là một pháp, hay 2 pháp, hay nhiều pháp, vì bất khả đo đếm) xa lìa hữu vi, xa lià tất cả nhân duyên, pháp này bất sinh và bất diệt, và có nghĩa rất gần với nghĩa của chữ Phật Tánh trong một số luận thư đời sau. Dĩ nhiên, có thể những chữ trong Kinh Phật chúng ta sử dụng bây giờ cũng không chắc là cùng nghĩa như thời Đức Phật tuyên thuyết. Thêm nữa, thời Đức Phật cũng chưa hề có Phật Giáo, hiểu như một tôn giáo với Đức Phật là giáo chủ. Lúc đó, Đức Phật chỉ nói rằng đây là con đường cổ xưa, đó là Bát Chánh Đạo, con đường để thoát khổ. Và chúng ta có thể đoán rằng Đức Phật không hề nghĩ rằng nhiều thế kỷ sau, con đường thực dụng này trở thành một tôn giáo nhiều nghi lễ như hiện nay.

 

Một điểm nhận thấy nhiều lần trong Kinh Phật: Đức Phật đã từng im lặng, từ chối trả lời nhiều câu hỏi mang tính siêu hình. Về sau, một số luận sư soạn ra sách A Tỳ Đàm và nhiều sách chú giải để trả lời nhiều vấn đề siêu hình. Tin các luận sư hay không, thì tùy (nếu không tin, thì cái đầu của bạn sẽ ít chữ phức tạp hơn).   

 

Trong Kinh Trung Bộ MN 63, Đức Phật nói rằng Đức Phật không bàn chuyện siêu hình, mà Ngài chỉ là một thầy thuốc, tới nhổ mũi tên tẩm thuốc độc rất dày để cứu chúng sinh. Kinh MN 63 kể rằng Tôn giả Malunkyaputta thắc mắc về những câu hỏi, “Thế giới là thường còn, thế giới là vô thường, thế giới là hữu biên, thế giới là vô biên; sinh mạng này và thân này là một, sinh mạng này và thân này là khác; Như Lai có tồn tại sau khi chết, Như Lai không có tồn tại sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không có tồn tại sau khi chết. Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết.” Cụ thể, các thắc mắc đó không hề có chữ Phật Tánh (thiệt là may, nếu ngài Malunkyaputta lúc đó biết tới chữ Phật Tánh thì cũng sẽ hỏi liền). Tuy nhiên, câu hỏi về Như Lai có tồn tại sau khí chết hay không thực tế có thể hiểu là một thắc mắc về Tánh Phật sẽ ở đâu khi Thân Tướng Phật hư hoại.

 

Đức Phật trả lời trong Kinh MN 63, trích, theo bản dịch của Thầy Minh Châu: “Này Malunkyaputta, ví như một người bị mũi tên bắn, mũi tên được tẩm thuốc độc rất dày. Bạn bè và bà con huyết thống của người ấy mời một vị y sĩ khoa mổ xẻ đến săn sóc. Nhưng người ấy lại nói: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi thuộc giòng hoàng tộc, hay Bà-la-môn, hay buôn bán, hay người làm công”. Người ấy có thể nói như sau: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi tên là gì, tộc tánh là gì?” Người ấy có thể nói như sau: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi là cao hay thấp, hay người bậc trung”. Người ấy có thể nói như sau: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi là da đen, da sẫm hay da vàng”. Người ấy có thể nói như sau: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được người đã bắn tôi thuộc làng nào, thuộc thị trấn nào, thuộc thành phố nào”. Người ấy có thể nói như sau: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái cung mà tôi bị bắn, cái cung ấy thuộc loại cung thông thường hay loại cung nỏ”. Người ấy có thể nói như sau: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết được dây cung mà tôi bị bắn, dây cung ấy làm bằng cây leo, hay cây lau, hay một thứ gân, hay một thứ dây gai, hay một thứ cây có nhựa”. Người ấy có thể nói như sau: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy thuộc một loại cây lau này hay cây lau khác”. Người ấy có thể nói như sau: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, mũi tên ấy có kết lông gì, hoặc lông con kên, hoặc lông con cò, hoặc lông con ó, hoặc lông con công, hoặc lông một loại két”. Người ấy có thể nói như sau: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy được cuốn (parikkhittam) bởi loại gân nào, hoặc là gân bò cái, hoặc là gân trâu, hoặc là gân nai, hoặc là gân lừa”. Người ấy có thể nói như sau: “Tôi sẽ không rút mũi tên này ra khi nào tôi chưa biết cái tên mà tôi bị bắn, cái tên ấy thuộc loại tên nhọn, hay thuộc loại tên móc, hay thuộc loại tên như đầu sào, hay thuộc loại tên như răng bò, hay thuộc loại tên như kẽm gai”. Này Malunkyaputta, người ấy sẽ chết và vẫn không được biết gì...

...Và này Malunkyaputta, vì sao điều ấy Ta không trả lời? Này Malunkyaputta, vì điều ấy không liên hệ đến mục đích, điều ấy không phải là căn bản Phạm hạnh, điều ấy không đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, cho nên điều ấy Ta không trả lời.” (hết trích)

 

Nhưng, nghĩa của chữ Phật Tánh là gì? Hoặc nên hiểu là gì? Ý nghĩa này, hình như đã biến đổi tùy theo thời gian, tùy quốc độ, tùy các nhà sư và học giả. Khi chưa có chữ Phật Tánh, thì những chữ nào mang nghĩa gần gần như thế?

 

Hình như (xin nói rằng, hình như) khái niệm Phật Tánh đầu tiên là xuất hiện trong Kinh Pháp Hoa, với khái niệm về Tri Kiến Phật và Pháp Thân (than ôi, toàn những chữ rất là khó nhớ, khó hiểu và khó ứng dụng). Kinh Pháp Hoa nói rằng khả năng thành Phật nằm sẵn trong tất cả mọi chúng sanh, như viên ngọc nằm sẵn trong túi áo mà chàng cùng tử bỏ quên, như hình ảnh Đức Phật Đa Bảo từ dưới đất (tâm) hiện lên, như hình ảnh Long nữ (vừa mang thân nữ, vừa không mang thân người) chỉ trong khoảnh khắc là thành Phật, như ngài Đề Bà Đạt Đa đang thọ khổ dưới địa ngục rồi cũng được Đức Phật Thích Ca thọ ký là một vị Phật tương lai… và vân vân. Ngắn gọn, Phật Tánh là Tri Kiến Phật, nên Kinh Pháp Hoa xuất hiện là để Khai, Thị, Ngộ, Nhập Tri Kiến Phật. Đứng về thuần lý luận, hiểu như thế là hợp lý, vì có Đức Phật Thích Ca là khuôn mẫu trước mặt.

 

Vậy thì, Phật Tánh nằm ở đâu? Đó là viên ngọc của thức. Trong Phẩm Phổ Môn của Kinh Pháp Hoa, sau khi ngài Vô Tận Ý (hiểu là thức) dâng xâu chuỗi ngọc cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát, thì ngài Quán Thế Âm chia chuỗi ngọc làm hai, một phần cúng dường Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (hiểu là, Đức Phật hiện kiếp), một phần cúng dường tháp của Đức Phật Đa Bảo (hiểu là, khi Phật Thích Ca nhập Niết Bàn thì vẫn còn tháp Phật Đa Bảo). Vẫn chưa sử dụng chữ Phật Tánh.

 

Vậy thì, làm thế nào nhập Phật Tri Kiến? Đó là niệm tánh nghe, Kinh Pháp Hoa gọi là Niệm Quán Âm, ghi rằng người nào ngộ nhập được Tánh Phật thì vô lượng nghiệp tiêu tan, trích:

Do sức niệm Quán-Âm, hầm lửa biến thành ao...

Do sức niệm Quán-Âm, sóng mòi chẳng chìm được...

Do sức niệm Quán-Âm, dao liền gãy từng đoạn...

Do sức niệm Quán-Âm, tháo rã được giải thoát...

Sanh, già, bịnh, chết khổ, lần đều khiến dứt hết...”

 

Như thế, trong thức (pháp hữu vi, do duyên sanh khởi) ẩn tàng trong Tánh Phật (pháp vô vi, viên ngọc của giải thoát, có thể vào bằng tánh nghe). Chỗ này, bạn có thể tạm ngưng đọc, để thực tập trong khoảng một phút, thử lặng lẽ lắng nghe cái đang nghe, thì sẽ thấy có những khoảnh khắc trong đó đã vắng mặt tham, sân, si. Thực tập như thế, có thể lắng nghe ở bất cứ nơi đâu, nơi ven biển, bên hiên nhà, trong đêm vắng, ở thư viện, giữa chợ… Và khi nghe chỉ là nghe, thì không hề có “cái tôi đang nghe” và không hề có “cái đang được tôi nghe” hiện lên. Đó là giải thoát, theo Kinh Bahiya Sutta, ký số là Kinh Ud 1.10.

 

Trong Tạng Pali, Kinh Bahiya Sutta có một vị trí đặc biệt, đọc lên y hệt như đọc Thiền sử Trung Hoa và Việt Nam. Lời Đức Phật dạy rất ngắn gọn, và cũng một phần nói về nghe, trích dịch như sau:

 

Thế này, Bahiya, ông nên tu tập thế này: Trong cái được thấy sẽ chỉ là cái được thấy; trong cái được nghe sẽ chỉ là cái được nghe; trong cái được thọ tưởng sẽ chỉ là cái được thọ tưởng; trong cái được thức tri sẽ chỉ là cái được thức tri.’ Cứ thế mà tu tập đi, Bahiya.

 

“Khi với ông, này Bahiya, trong cái được thấy chỉ là cái được thấy… [nhẫn tới]… trong cái được thức tri chỉ là cái được thức tri, thì rồi Bahiya, ông sẽ không là ‘với đó.’ Này Bahiya, khi ông không là ‘với đó,’ thì rồi Bahiya, ông sẽ không là ‘trong đó.’ Này Bahiya, khi ông không ‘trong đó,’ thì rồi Bahiya, ông sẽ không ở nơi này, cũng không ở nơi kia, cũng không ở chặng giữa. Thế này, chỉ thế này, là đoạn tận khổ đau.”

 

Nghĩa là, giải thoát, tức pháp vô vi, nằm sẵn ở các hành hoạt của chúng ta, ở thấy, nghe, cảm thọ và nhận biết. Nghĩa là, không ở đâu hết, “không với đó, không trong đó” nhưng chính là giải thoát. Nghe y hệt như Kinh Kim Cang, nhưng kinh này gọi là Như Lai, mà không gọi là Tánh Phật: “Nếu thấy các tướng không phải là tướng, thì là thấy Như Lai.”

 

Trong khi đó, Kinh Lăng Nghiêm nói với ngôn phong khẳng định: “Toàn tướng tức tánh, toàn tánh tức tướng” – dù vậy, vẫn chưa gọi là Phật Tánh. Ý này về sau được Thiền sư Đạo Nguyên, vị tổ sáng lập dòng Tào Động (Soto Zen) của Nhật Bản nói cụ thể rằng Phật Tánh cũng chính là Vô Thường, và Phật Tánh cũng chính là núi, là sông, là gió, là mây, là thân tâm, và là tất cả các pháp.

 

Như thế, hiển nhiên là có nhiều định nghĩa về Phật Tánh, hoặc là được hiểu, được lý giải khác nhau. Bên Tịnh Độ Tông có một giải thích về Phật Tánh (có lẽ) khác với ngài Đạo Nguyên.

 

Trong tác phẩm Kinh A Di Đà Sớ Sao, khi nói về tự tánh (hiểu là Phật Tánh), nơi Quyển 1-01, phần Minh Tánh, viết:

 

Bản thể của tự tính là: Linh (linh thiêng), Minh (sáng suốt), Đổng (rỗng rang), Triệt (thông thấu), Trạm (trong trẻo). Tịch (vắng lặng), Thường (còn), Hằng (lâu), chẳng phải trược, chẳng phải thanh, không lui, không tới, rất lớn thay cái chơn thể của nó không thể nghĩ bàn được, phải chăng chỉ có tự tánh của chúng ta mới như vậy? Lóng đục thành trong, trở trái làm mặt, vượt khỏi ba kỳ trong một niệm; bằng các thánh nơi chút lời, rất mầu thay chỗ diệu dụng… cũng không thể nghĩ bàn đặng, duy có kinh A Di Đà mà đức Phật Thích Ca ngài nói đây thôi.”

 

Vượt khỏi ba kỳ trong một niệm, đó là ngôn phong Thiền khi chú giải Tịnh Độ, nghe y hệt Kinh Bahiya của Tạng Pali, và cũng y hệt như Kinh Susima (SN 12.70) khi các vị sư nhận ra pháp ấn vô ngã, cho dù chưa đắc Sơ thiền nhưng đã giải thoát, đã trở thành A la hán nhờ quán sát theo lời Phật dạy: “...tất cả sắc pháp cần phải được quán như chơn như sau: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi”...”

 

Tới đây, chúng ta thấy rằng, không phải vị sư nào cũng hiểu Phật Tánh theo cùng một nghĩa cố định, tuy rằng trong nghĩa đơn giản nhất, Phật Tánh chính là giải thoát. Đặc biệt, trong khi nhiều vị sư định nghĩa Phật Tánh rất phức tạp, khuynh hướng Thiền Tông lại cực kỳ đơn sơ, hồn nhiên.

 

Thậm chí, có Thiền sư nói trái nghịch với cách hiểu truyền thống. Thí dụ, như trong sách “Vô môn quan,” nơi công án thứ 33, khi một vị sư hỏi Mã Tổ rằng, “Phật là gì?” thì ngài Mã Tổ đáp, “Tâm này chẳng phải Phật.” (Bản dịch Nyogen Senzaki và Paul Reps: This mind is not Buddha). Và rồi, ngài Vô Môn bình luận: “Nếu bất kỳ ai hiểu chỗ này, người đó học xong Thiền rồi.” (If anyone understands this, he is a graduate of Zen.)

 

Thoạt nghe có vẻ bí hiểm, nhưng cần phải ngồi rất là lâu, nhiều năm sau, mới thấy rằng cái Vô Tận Ý chứa đựng xâu chuỗi ngọc (như Kinh Pháp Hoa nói) hiển nhiên là, giải thoát không nằm ở thức, vì thức là do duyên, thức sinh và diệt là do duyên, nhưng vẫn không lìa giá trị của chuỗi ngọc. Có thể hình dung bằng hình ảnh của Thiền Tông rằng tánh của tâm là như gương sáng, hình ảnh hiện lên khi vật tới, tức là thức hiện lên khi căn gặp trần, thức sinh và diệt, nhưng tánh sáng không lìa gương, và cũng không chỉ ra được tánh chiếu sáng đó ở đâu, tánh chiếu sáng đó không một, không hai, không ít và cũng không nhiều.

 

Theo Thiền Tông, chỉ khi buông bỏ trọn bộ tất cả những gì gọi là tâm, thì mới là giải thoát. Trong công án 46 của Vô Môn Quan, là khi đã tới đầu cây sào trăm trượng, khi tu giới định huệ tới mức tuyệt hảo rồi, thì bước thêm một bước (là buông bỏ hết, không nương dựa gì nữa, là vào nơi bất khả tư nghì) mới thấy được giải thoát.

 

Nói bước thêm một bước từ đầu sào trăm trượng, cũng là một hình ảnh của Thiền Tông Việt Nam, được ngài Tuệ Trung Thượng Sỹ (1230-1291) nói là trâu bùn qua sông, nghĩa là, trâu (tâm) muốn lội qua sông thì phải tan ra để hòa với nước. Chỗ này, trong Thiền Tông Trung Hoa ghi lời Ngài Phó Đại Sĩ (497-569) nói: “Muôn tượng tuy bao la, song một mảy trần chẳng lập.” Tức là, trong tâm không lập gì hết. Đó là Kinh Kim Cang, khi nói rằng khi thấy các tướng không phải là tướng thì sẽ thấy Như Lai, tức là thấy Phật Tánh.

 

Tuy nhiên, hầu hết các Thiền sư vẫn tránh nói chữ Phật Tánh. Thậm chí, có vị còn nói kiểu như giễu cợt. Và nhiều Thiền sư khi gặp những câu hỏi, thì liền lôi kéo người hỏi Thiền về ngay cái thấy, cái nghe hiện tiền.

 

Thí dụ, Vô Môn Quan cũng ghi về tích một nhà sư hỏi về ý của Tổ sư từ Phương Đông tới là gì, thì ngài Triệu Châu liền chỉ ra cây bách trước sân và nói, “Cây bách trước sân.” Sẽ có một số vị sư, khi quay đầu ra nhìn theo hướng tay ngài Triệu Châu để thấy cây bách, liền nhận ra trong tâm ở khoảnh khắc đó không còn tham sân si nào, bất giờ mới hiểu giải thoát là nơi thấy và nghe ở hiện tiền.

 

Tương tự, trong sách Bích Nham Lục, trong Tắc 20 nhan đề Thúy Vi Thiền Bản, bản Việt dịch của Thầy Thích Thanh Tử, có kể như sau, trích: “Như Ngũ Duệ đến tham vấn Thạch Đầu tự ước hẹn: nếu một lời khế hợp thì ở, chẳng hợp thì đi. Thạch Đầu ngồi trên tòa, Ngũ Duệ phủi áo ra đi, Thạch Đầu biết là pháp khí, liền buông lời chỉ dạy. Ngũ Duệ không lãnh hội được yếu chỉ, cáo từ ra đi. Ra đến cửa, Thạch Đầu gọi: Xà-lê! Ngũ Duệ xoay lại nhìn. Thạch Đầu bảo: Từ sanh đến tử chỉ là cái này, xoay đầu chuyển não lại chớ tìm riêng. Ngũ Duệ ngay lời nói đó đại ngộ.”

 

Khi ngài Ngũ Duệ xoay đầu lại nhìn, thì được ngài Thạch Đầu nói rằng từ sanh đến tử chỉ là cái này… Tức là, khoảnh khắc đó trước mắt, trong cái thấy hiển lộ ra tâm giải thoát, một pháp vô vi tàng ẩn trong tất cả những gì hữu vi đời thường. Nhưng, không tự nhiên như thế, phải có con đường tu học, đó là Bát Chánh Đạo, nhưng mỗi thầy có thể dạy khác nhau.

 

Trong Tạng Pali, Đức Phật nói gì về những gì có thể hiểu gần như Phật Tánh. Có một số kinh như thế. Như trong Kinh Ud 8.3 (trong Tiểu Bộ Kinh), chúng ta trích dịch qua các bản Anh văn như sau:

 

Này các Tỳ kheo, có một pháp không do sinh ra, không do trở thành, không do tạo tác, không do duyên tới. Này các Tỳ kheo, nếu không có cái không do sinh ra, không do trở thành, không do tạo tác, không do duyên tới, thì các ngươi sẽ không giải thoát nổi ra khỏi cái do sinh ra, cái do trở thành, cái do tạo tác và cái do duyên tới. Nhưng bởi vì, có một pháp không do sinh ra, không do trở thành, không do tạo tác, không do duyên tới, nên giải thoát mới tìm được ra khỏi cái do sinh ra, cái do trở thành, cái do tạo tác và cái do duyên tới.”

 

Dĩ nhiên, bạn có thể gọi là Phật Tánh, nếu muốn. Nhưng dịch cho sát nghĩa, người xưa vẫn thường dịch là vô vi. Hay là Kinh Pabhassara Sutta ghi lời Đức Phật: “Tâm này, này các Tỷ-kheo, là sáng chói. Và tâm này bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ ngoài vào. Kẻ phàm phu ít nghe, không như thật rõ biết tâm ấy.” (Bản dịch của Thầy Minh Châu). Có nghĩa là, bản tâm thì chói sáng và xa lìa cấu uế, nghĩa là, tham sân si chỉ là từ ngoài bám tới?

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng bản Kinh Pali vừa dẫn, khi nói về tâm chiếu sáng và xa lìa cấu uế, chính là cái Không chiếu diệu của gương tâm, và cũng là bản tâm (hay tự tánh), nhưng nhiều nhà sư Nam Tông lại giải thích khác. Bạn nên tự trả lời thì tốt hơn. Vì các Thiền sư nói, hãy bước thêm một bước, khi tới đầu sào trăm trượng, nghĩa là không bám vào bất kỳ gì nữa, không bám vào bất kỳ vị thầy nào nữa, và cũng không bám vào cả các chữ như Phật Tánh hay vô vi. Đó sẽ là hạnh phúc, ngay nơi ở thấy nghe hay biết.

 

Nói ngắn gọn, nếu bạn luôn luôn nói là “không biết” đối với tất cả các pháp, thì ngay khi đó bạn đang sống với một tâm rỗng rang của gương tâm, một tâm không có hình ảnh nào chiếm ngự được nơi mặt gương, một tâm “không biết” mà mọi thứ hiện ra là biến mất ngay, một tâm của xa lìa tham sân si, nơi đó bạn không dính vào bất kỳ chữ nào nữa. Và nếu bạn hỏi thêm nữa, thì tác giả bài viết này xin nói rằng không biết, và trăm vạn lần không biết, vì không còn chữ nào trong tâm người viết nữa, bất kể là khi đang gõ rất nhiều chữ.

 

 

 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
- California: Antonietta Nguyen bị xử có tội biển thủ 9 triệu đô từ ABS Seafood, sẽ kêu án av2o tháng 10/2025 - Trump chỉ đạo ICE ưu tiên bố ráp di dân tại các thành phố do đảng Dân chủ điều hành, chỉ tiêu bắt 3.000 người/ngày, nhưng dừng bố ráp nông trại, nhà hàng, lò đóng gói thịt và khách sạn - Trump cân nhắc cấm toàn bộ hay bán phần công dân 36 nước nhập cảnh vào Mỹ
Hôm thứ Bảy vừa qua, Washington D.C., thủ đô Hoa Kỳ đã chứng kiến một cuộc diễn binh quy mô lớn nhân dịp kỷ niệm 250 năm thành lập quân đội Hoa Kỳ, đồng thời cũng là sinh nhật lần thứ 79 của Tổng thống Trump.
(WASHINGTON, ngày 15 tháng 6, Reuters) – Khi Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ chuẩn bị đưa ra các phán quyết quan trọng trong những tuần tới, một cuộc thăm dò mới từ Reuters/Ipsos cho thấy công chúng Mỹ tuy bất đồng ý kiến về các vụ kiện, nhưng đa phần lại đồng thuận ở một điểm: họ không tin rằng cơ quan tư pháp cao nhất của đất nước đứng ngoài lề chính trị.
(MOSCOW/KYIV, ngày 15 tháng 6, Reuters) – Các viên chức Ukraine cho biết hôm Chủ Nhật (15/6), Ukraine vừa tiếp nhận thêm 1,200 thi hài binh lính đã hy sinh trong cuộc xung đột với Nga. Đây là một phần trong các thỏa thuận giữa hai bên về việc trao đổi tù binh và trao trả thi hài tử sĩ.
- Biểu tình "No Kings" ở khắp Hoa Kỳ, tại hơn 2.000 thị trấn nhỏ và lớn, so sánh Trump với Kim Jong Un, Hitler. Nổ súng ở Utah, 1 người biểu tình bị thương nặng - Diễn binh sinh nhật Trump, mừng 250 năm quân đội Mỹ: xe tăng, phi cơ, quân hành, 21 phát súng, và cả bọn bạo loạn ngày 6 tháng 1/2021
Bài viết này sẽ phân tích lời dạy của sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh về ý chỉ Thiền Tông: Đạo giấu kín ở chỗ có nói gì đâu, Đạo thánh nhân giấu kín trong chữ Vô vi, không thấy dấu vết nhưng người người đều chịu ơn. Trong sách này, ý chỉ đó được gọi là Tiếng Ấn Giấu – viết theo âm Hán-Việt là Tàng Thanh. Sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh là một tác phẩm về Thiền Tông Việt Nam xuất bản lần đầu vào năm 1796. Tác phẩm này được in trong Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V, ấn hành năm 2006 tại Hà Nội, do nhiều tác giả trong Viện Nghiên Cứu Hán Nôm biên dịch.
- Quận Cam: Indigo Vũ (hội VietRise) kêu gọi đoàn kết với những người bị ICE bắt một cách bất công - Quận Cam: 200 thiện nguyện viên lập mạng lưới đi chợ giùm di dân lậu không dám đi chợ - Quận Los Angeles: công dân Mỹ cũng bị vật té, bắt đi. - Quận Cam: Herbert Norris Trotter nhận tội giúp Michael Minh Nguyen biển thủ 5,2 triệu đô từ thị trấn Placentia - Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth: có thể Mỹ sẽ xâm lược quân sự đối với Greenland và Panama
Đài truyền thông địa phương Fox9 MSNP vừa loan tin sáng Thứ Bảy 14/6/2025. Chính quyền ban hành lệnh trú ẩn trong nhà vào lúc 5 giờ 30 sáng 14/6, trong bán kính khoảng 3 miles gần Edinburgh Golf Course. FOX 9 xác nhận rằng hai nhà lập pháp tiểu bang và vợ/chồng của họ đã bị bắn vào đêm qua. Thống Đốc Tim Walz thông báo trên Twitter cho biết ông đã ra lệnh thành lập ngay lập tức Trung tâm Điều hành Khẩn cấp Tiểu bang. “Các nguồn lực tiểu bang Minnesota có đầy đủ cơ quan thực thi pháp luật ở Champlin và Brooklyn Park để hỗ trợ. Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình và sẽ sớm chia sẻ thêm thông tin.” Thống Đốc Walz cho biết. Các nguồn tin cho đài FOX 9 biết có thể có HAI nghi phạm liên quan đến vụ nổ súng và một nghi phạm hiện đang bị giam giữ. Chính quyền yêu cầu người dân trong khu vực không mở cửa cho cảnh sát trừ khi có hai cảnh sát cùng đi, hoặc gọi 911 để xác định danh tính của cảnh sát tại cửa nhà mình.
“Tự do của chúng ta dựa vào tự do báo chí, và điều đó không thể bị giới hạn mà không bị đánh mất". "Our liberty depends on the freedom of the press, and that cannot be limited without being lost." - Thomas Jefferson (Tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ) Câu nói ấy, của cố Tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson, vẫn vang vọng như một nguyên tắc bất di bất dịch của bất kỳ nền dân chủ nào còn giữ được phẩm cách. Bởi lẽ, khi báo chí e sợ quyền lực, khi tiếng nói công luận bị dìm xuống bởi lợi nhuận hay sự dè chừng chính trị, thì dân chủ cũng bắt đầu trượt khỏi đường ray của chính mình.
Israel dội bom Iran: ít nhất 78 người chết, 329 người bị thương, giết nhiều tướng cấp cao và khoa học gia của Iran. Trump: Israel dội bom Iran tình cờ đúng ngày 61, khi tối hậu thư 60 ngày Trump cho Iran vừa hết hạn. Israel: Trump giả vờ không biết, nhưng Israel được Trump giúp trận bom vào Iran. Hamas: Iran bị Israel tấn công vì hỗ trợ dân Palestine.
Theo một bản tin đăng trên trang mạng https://www.aerospacemanufacturinganddesign.com/ vào cuối tháng 5 2025, Archer Aviation đã được chọn là nhà cung cấp dịch vụ taxi hàng không chính thức của Thế Vận Hội Olympic và Paralympic LA28. Archer Aviation sẽ sử dụng những chiếc máy bay điện cất cánh hạ cánh thẳng đứng (eVTOL- electric vertical take off landing) Midnight của mình tại Thế Vận Hội LA28 theo nhiều ứng dụng khác nhau: vận chuyển khách VIP, vận động viên; hỗ trợ các dịch vụ khẩn cấp và an ninh. LA sẽ xây dựng các trạm cất cánh và hạ cánh thẳng đứng tại một số địa điểm quan trọng của thế vận hội
Trong những ngày gần đây, không ít du khách từ Trung Quốc, Đài Loan và Nam Hàn đã quyết định hủy bỏ các chuyến du lịch Nhật Bản. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do một cuốn truyện tranh có tên gọi " Tôi đã thấy tương lai” của tác giả Ryo Tatsuki, vốn được xuất bản từ năm 1999. Cuốn sách này, qua những hình vẽ và những dòng chữ mô tả những giấc mơ kỳ lạ mà tác giả đã trải qua, đã không chỉ gây sự chú ý mà còn tạo ra những phản ứng mạnh mẽ.
Địa cầu đang ấm lên. Mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu có thể chạm mốc 2.7 độ C vào cuối thế kỷ này. Dù cánh cửa để tránh những viễn cảnh khí hậu tồi tệ nhất chưa hoàn toàn khép lại, bức tranh toàn cảnh vẫn phủ một màu xám khá ảm đạm. Liệu các nỗ lực khí hậu có đang đi vào ngõ cụt? Nhất là khi Hoa Kỳ lần thứ hai tuyên bố rút khỏi Hiệp Ước Khí Hậu Paris. Đồng thời, những đợt nắng nóng kỷ lục xuất hiện cả trên đất liền lẫn biển cả, thiên tai khắc nghiệt liên tục kéo đến.
Các cơ quan giao thông DMV trên toàn nước Mỹ đang cảnh báo về một loạt tin nhắn lừa đảo mới, nhằm chiếm đoạt thông tin cá nhân và tài chính của người dùng. Theo thông tin từ các DMV tại New York, Florida và California, các tin nhắn giả mạo này được gửi ra cảnh báo về các khoản phí giao thông chưa thanh toán, đe dọa mức phạt cao hơn hoặc đình chỉ quyền lái xe nếu không trả khoản nợ
Ngày 28 tháng 5 năm 2025: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ thị cho các đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ trên toàn thế giới ngừng duyệt xét chiếu khán sinh viên mới trong khi đang làm việc để mở rộng quy trình "kiểm tra và sàng lọc trên mạng xã hội" đối với tất cả những đương đơn xin chiếu khán sinh viên mới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.