Hôm nay,  

Khi Đức Phật hóa thân

10/4/202213:20:00(View: 3512)
blank

Hòa Thượng Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng và trang sách lưu niệm.

Khi Đức Phật hóa thân

 

Nguyên Giác

 

 

Xin có lời tâm sự, rằng trong lòng tôi vẫn luôn luôn là một đứa trẻ rất mực ngây thơ, nghĩa là, chưa bao giờ lớn cả. Nói cho đúng, tôi đã lớn dậy giữa rừng văn học cổ tích quê nhà, đã say mê đọc truyện cổ về những vị Bụt bay tới khi có ai đó gặp nạn và ngồi than khóc, đã miệt mài với những thần thoại tuyệt vời trong Kinh Phật… Và rồi, tôi tin rằng Đức Phật không bao giờ rời bỏ chúng sinh.

 

Dĩ nhiên, khi phải viết lý luận, đôi khi phải tranh biện chuyện đời thường, vì cái nghiệp làm báo của mình, tôi không bao giờ đem truyện thần thoại ra nói, và nếu có nói, sẽ chỉ nói rằng đúng là có nhiều truyện cổ, và ngay cả nhiều lời dạy của Đức Phật, chỉ có ý nghĩa tượng trưng, như một biểu tượng, như ngón tay chỉ trăng. Chớ không dám nói rằng chúng ta tu tới một mức nào đó, sẽ có thể bước đi xuyên qua tường, hay phóng được lên tòa nhà vài chục tầng lầu. Nhưng trong tận thâm sâu, tôi vẫn tin chuyện thần kỳ như thế. Cũng như, tôi từng nói giỡn với vài bạn hữu, rằng mỗi khi lái xe vào một sân đậu xe đã hết chỗ, thế nào cũng có người lái ra để chỗ cho mình đậu xe, đó là hộ pháp dọn chỗ đó; nói giỡn, vậy mà, hình như từ đó, chuyện xảy ra như thế. Lý luận cho đúng chánh pháp, không có hộ pháp nào bận tâm chuyện lặt vặt như thế. Nhưng, tôi đã thưa rồi, tôi chỉ là một đứa trẻ tóc trắng, lòng vẫn còn rất mực thơ ngây, vẫn tin vào các ông Bụt đời thường, dù là mắt không thấy và tai không nghe.

 

Thế rồi, niềm tin rằng Đức Phật có thể hóa thân thành vô lượng vị Phật được củng cố, khi đọc Kinh Trường Bộ. Đây là Kinh DN 16. Trong Kinh này, Đức Phật kể rằng ngài đã hóa ra vô lượng thân, với hình dung y hệt như chúng sinh trong tám chúng, giọng nói Đức Phật cũng y hệt như giọng chúng sinh, rồi ngài giảng dạy, khích lệ, làm chúng tội hoan hỷ, nhưng không ai biết đó là hóa thân của Đức Phật, rồi ngài biến mất. Đọc Kinh này xong, đôi khi tôi chợt ngoảnh nhìn ra quanh mình, xem có Đức Phật nào cũng dung sắc và giọng nói như mình và những người chung quanh không. Dĩ nhiên, những lúc đó không dám nói ra, vì bản thân mình đâu còn trẻ thơ nữa, và mình phải giải thích sao cho hợp Chánh pháp để người khác không đi chệch hướng..

 

Nơi đây, xin trích Kinh DN 16, bản dịch của Thầy Minh Châu:

Này Ānanda, có tám chúng. Thế nào là tám? Chúng Sát-đế-Lỵ, chúng Bà-la-môn, chúng Cư sĩ, chúng Sa-môn, chúng Bốn Thiên vương, chúng Tam thập tam thiên, chúng Ma, chúng Phạm thiên.

Này Ānanda, Ta nhớ lại Ta đã đến chúng Sát -đế-lỵ hơn một trăm lần. Tại đây trước khi Ta ngồi, trước khi Ta nói chuyện, và trước khi cuộc đối thoại bắt đầu, dung sắc của chúng Sát-đế-lỵ như thế nào, dung sắc của Ta cũng như vậy; giọng nói chúng như thế nào, giọng nói của Ta cũng như vậy. Và với bài pháp thoại, Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ. Khi Ta đang nói, chúng không biết: “Kẻ nói ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” Sau khi Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ với bài pháp thoại, Ta biến mất. Khi Ta biến mất, chúng không biết: “Kẻ biến mất ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Ngươi chăng?”.

Này Ānanda. Ta nhớ lại Ta đã đến chúng Bà-la-môn hơn một trăm lần … chúng Cư sĩ … chúng Sa-môn … chúng Bốn Thiên vương … chúng Tam thập tam thiên … chúng Ma … chúng Phạm thiên hơn trăm lần, tại đây trước khi Ta ngồi, trước khi Ta nói chuyện và trước khi cuộc đối thoại bắt đầu dung sắc của chúng Phạm thiên như thế nào, dung sắc của Ta cũng vậy; giọng nói của chúng như thế nào, giọng nói của Ta cũng vậy. Và với bài pháp thoại, Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ. Khi Ta đang nói, chúng không biết: “Kẻ nói ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” Sau khi Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ, Ta biến mất. Khi Ta biến mất, chúng không biết: “Kẻ biến mất đó là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” Này Ānanda, như vậy là tám chúng.” (1)

 

 

Thế rồi, những lúc tôi ngẩn ngơ với những thần kỳ như thế, Đức Phật đã nhắc nhở, rằng không phải đâu, rằng Đức Phật chỉ dạy pháp thoát khổ thôi. Như Kinh DN 24, Đức Phật rầy một vị cũng ưa thích thần thoại, trích:

“- Này Sunakkhatta, Ta không nói với Ngươi: “Này Sunakkhatta, hãy đến đây và sống dưới sự chỉ dẫn của Ta, Ta sẽ khiến cho Ngươi chứng được các pháp thượng nhân thần thông; Ngươi cũng không nói với Ta: “Bạch Thế Tôn, con sẽ sống dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn, và Thế Tôn sẽ khiến cho con chứng được các pháp thượng nhân thần thông.” Này kẻ ngu kia, như vậy thời Ngươi là ai và Ta là ai mà Ngươi nói chuyện từ bỏ? Này Sunakkhatta, nhà Ngươi nghĩ thế nào? Các pháp thượng nhân thần thông có thực hiện hay không thực hiện, nhưng mục đích mà Ta thuyết giảng Chánh pháp là đưa người thực hành đến chỗ tận diệt khổ đau, có phải như vậy không?” (2)

 

Sau này, tôi nghiệm ra rằng những cuốn sách hay về Phật học chính là những hóa thân Phật, rằng những lời giảng Chánh pháp chính là những hóa thân Phật. Chỉ có cách lý giải như thế, mới thấy rằng Đức Phật chưa bỏ chúng sinh bao giờ, vẫn còn những vô lượng Bồ tát khác đang đi giữa đời thường, cũng dung sắc và giọng nói hệt như chúng sinh, nhưng đang chỉ đường giải thoát.

 

Do vậy, tôi tin rằng những cuốn Kinh, và những cuốn sách của rất nhiều vị đáng kính trong tứ chúng cũng là những vị Phật đang vào đời. Khi chúng ta mở ra trang Kinh, mở ra trang sách của các vị đáng kính, chúng ta lại nghe được lời Phật dạy. Từng chữ, từng dòng phù hợp với Chánh pháp cũng đều là hóa thân Phật. Như cuốn sách mới phát hành của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc có nhan đề là “Buông” – hiển nhiên, với tấm lòng rất mực trẻ thơ của tôi, sách này cũng là một hóa thân Phật. Tác phẩm này của họ Đỗ mở đầu là bài “Thay lời tựa: Thư Cao Huy Thuần gởi Đỗ Hồng Ngọc” và sau đó là 15 bài viết. Nhan đề sách là dựa vào bài có nhan đề “Buông” của tác giả viết để “Kính tặng Thầy Thanh Từ, 99 tuổi.” (3)

 

Như thế, nhà văn bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã làm việc không ngừng nghỉ để hoằng pháp. Trong một email gần nhất, anh Đỗ Hồng Ngọc đã gửi ra vài tấm hình, trong đó chụp một số thiện tri thức của làng Phật học, trong đó có quý cư sĩ Đỗ Hồng Ngọc, Trần Tuấn Mẫn, Nguyên Cẩn, và Hòa Thượng Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng. Chỗ này xin ghi thêm lời ghi chú: Thầy Minh Diệu viết với bút hiệu Nguyễn Thế Đăng; Thầy là sư huynh của tôi, cùng bổn sư là cố Hòa Thượng Tịch Chiếu (Chùa Tây Tạng Bình Dương).

Nơi đây, trong dịp mừng tác phẩm mới của BS Đỗ Hồng Ngọc ấn hành, và khi nhìn tấm hình các bậc tôn túc gặp nhau, xin làm bài thơ cúng dường. Cũng là để cúng dường tất cả các hóa thân Phật khắp các cõi trời, cõi người, trong tám chúng vẫn không ngừng tuyên thuyết Chánh pháp.

.

 

Như nắng tà huy

 

Đêm qua nghe pháp trên đồi

hôm nay xuống núi tụng lời kinh xưa

ai hỏi thì nói rằng thưa

học xong quên bẵng như chưa i tờ

 

may còn vài chữ trong thơ

phả hương theo mực loang bờ tử sinh

nói cười đi đứng như kinh

ta người chỉ thấy như hình trong gương

 

Đêm qua ngồi giữa pháp đường

nghe trời mưa bão bên sông dặm trường

ai hỏi thì chỉ khói sương

luận thư kinh sách chẳng vương vấn gì

 

thấy tâm không đến, không đi

hai bờ tan biến, viễn ly khổ sầu

trâu bùn vượt sóng về đâu

không lưu dấu tích, chân cầu cũng trôi.

 

Đêm qua trăng mọc trên đồi

thấy tâm tịch lặng không người, không ta

ai hỏi thì nhấc cành hoa

thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng

 

niềm vui ngồi chép vô thường

quyện dòng pháp ngữ giữa dòng thơ đêm

chữ rơi mất hết ngoài hiên

còn kinh vô tự dạy thiền cho ai.

 

Đêm qua sương ướt bờ vai

ngồi buông quá hiện vị lai muôn trùng

ai hỏi thì chỉ tiếng chuông

hỏi ai nắm giữ, như tuồng huyễn mơ

 

rồi mai hoằng pháp qua bờ

truyền tâm trăng sáng ai chờ ai đi

rỗng rang như nắng tà huy

không gì để giữ, không gì để buông.

 

---- Kính tặng quý tôn túc Đỗ Hồng Ngọc, Trần Tuấn Mẫn, Nguyên Cẩn,

và pháp huynh Hòa Thượng Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng

 

Nguyên Giác, 10/2022.   

 

GHI CHÚ:

(1) Kinh DN 16: https://suttacentral.net/dn16/vi/minh_chau

(2) Kinh DN 24: https://suttacentral.net/dn24/vi/minh_chau

(3) Đỗ Hồng Ngọc – Buông: https://thuvienhoasen.org/a38075/buong

 

 

blank Gặp nhau, bàn chuyện pháp.

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Một hội đồng khoa học uy tín đã nói với Bạch Ốc vào tối Thứ Tư rằng nghiên cứu cho thấy vi khuẩn corona có thể lây lan không chỉ bằng nhảy mũi hay ho, mà cũng qua nói chuyện, hay có thể ngay cả hít thở nữa, theo bản tin của CNN cho biết hôm Thứ Năm. “Trong khi nghiên cứu đặc biệt về vi khuẩn corona gần đây là hạn chế, các kết quả của những nghiên cứu hiện có phù hợp với vi khuẩn chuyển thành dạng mịn hoặc hỗn dịch keo trong không khí từ việc thở bình thường,” theo lá thư, được viết bởi Bác Sĩ Harvey Fineberg, chủ tịch ủy ban Hàn Lâm Viện Khoa Học Quốc Gia, cho biết.
Nga đã gửi cho Hoa Kỳ dụng cụ y khoa hôm Thứ Tư để giúp chống lại đại dịch vi khuẩn corona, một đột ngột trong mối quan hệ công khai đối tới TT Nga Putin sau khi ông nói chuyện vể khủng hoảng với TT Mỹ Trump.
Vài tháng trước, cả thế giới chưa quan tâm đến dịch vi khuẩn corona lây lan, nếu họ nghe nói về nó. Bây giờ, đại dịch này đã ảnh hưởng hầu hết mọi nơi trên toàn cầu, và số trường hợp được xác nhận bi lây sắp vượt hơn 1 triệu nay mai, theo Tổng Giám Đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nói với các phóng viên hôm 1 tháng 4. “Khi chúng ta bước vào tháng thứ 4 kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19, tôi quan tâm sâu xa về sự gia tăng nhanh chóng và lây lan trên toàn cầu,” theo ông cho biết.
Tỉnh Hà Nam tại miền trung Trung Quốc đã thực hiện biện pháp quyết liệt phỏng tỏa một quận nằm giữa thành phố này khi chính quyền cố gắng ngăn chận đợt sóng dịch vi khuẩn corona thứ hai giữa lúc đẩy mạnh việc hồi sinh nền kinh tế. Các biện pháp giống như giới nghiêm có hiệu lực hôm Thứ Ba, 31 tháng 3 tại quận Jia, gần thành phố Pingdingshan, với dân số 600,000 cư dân được lệnh phải ở trong nhà, theo thông báo trên một microblog của một viên chức nhà nước cho biết.
Chính phủ Hoa Kỳ đang chuẩn bị gửi tiền trực tiếp để giúp người dân giữa cơn đại dịch, nhưng những người cần tin nhất có thể sẽ chờ đợi lâu hơn để thấy mình có tiền, theo CNN cho biết hôm 1 tháng 4. Đợt gửi tiền đầu tiên có thể gửi đi trong 3 tuần, và sẽ đến những người mà Sở Thuế IRS đã có thông tin trương mục ngân hang trên hồ sơ. Điều không rõ là nó cần bao lâu để tiền đến những người khác – nhưng các chuyên gia nói có thể mt nhiều tuần hay ngay cả nhiều tháng.
Chính phủ Trump đã quyết định chống lại việc mở lại các thị trường bảo hiểm y tế Obamacare (ACA) Healthcare.gov cho những khách hang mới, dù thất nghiệp lan tràn và nỗi sợ hãi gia tăng rằng nhiều người sẽ không có bảo hiểm y tế trong thời đại dịch.
Giữa nạn dịch thế kỷ Vũ Hán (Covid-19) mà bàn chuyện “phai Đoàn”, “nhạt Đảng” của Cộng sản Việt Nam có hợp thời không ? Không chỉ đúng và trúng mà còn khẩn trương, vì là chuyện sống còn của chế độ, theo cảnh báo của cơ quan tuyên truyền Tuyên giáo đảng.
Từ cuối tháng 12/2019 đến hôm nay là cuối tháng 3 / 2020, biến động đại dịch corona (covid 19) đã gieo tang tóc và chết chóc khắp cả thế giới-Bấn loạn khắp nơi không biết chừng nào dứt đây? Từ sáng sớm tới khuya Tv, internet không ngừng tin tức về đại dịch với số nạn nhân cập nhật từng giờ một…Tác giả muốn khùng đây vì bị phobia ám ảnh tinh thần. Chết vẫn còn là một việc cấm kỵ tabou, một điều quá bí ẩn đối với tất cả mọi người. Từ trước tới giờ vẫn chưa có người quá vãng nào trở lại dương thế để kể lại cho bà con ta nghe với.
Tại phòng họp số 333W Santa Ana Blvd vào lúc 3:30 chiều Thứ Ba ngày 31 tháng 3 năm 2020, Luật Sư Andrew Đỗ, Giám Sát Viên Địa Hạt 1 Quận Cam đã tổ chức buổi họp báo để thông báo một số tin tức quan trọng về tình hình bệnh dịch Covid-19 tại Quận Cam, Nam California.
LOS ANGELES, CA – Ngày 1 tháng Tư, 2020 – Hôm nay, Hội Đồng Giám Sát Quận L.A. tham gia cùng với các viên chức chính quyền tiểu bang và quốc gia để vinh danh Ngày Thống Kê Dân Số Toàn Quốc, kêu gọi cư dân điền và gởi mẫu thống kê lại, đồng thời nhấn mạnh sự quan trọng của việc được đếm trong thống kê. “Hôm nay, chúng tôi nhân cơ hội nhắc nhở cư dân quận L.A. rằng trong thời điểm chưa từng có này, sự tham gia của quý vị vào thống kê dân số phải được tiếp tục,” Giám Sát Viên Kathryn Barger phát biểu. “Tham gia thống kê rất nhanh chóng và dễ dàng, quý vị có thể điền đơn an toàn ở nhà qua ba cách thức – điền trực tuyến trên mạng, qua điện thoại hay điền gởi qua bưu điện – cùng lúc tránh sự lan nhiễm vi khuẩn corona trong cộng đồng.”
Lương y Tạ Việt Hoàng tốt nghiệp trường châm cứu ở San Francisco và mở phòng mạch tại San Jose năm 1987 đến nay hơn 30 năm; bệnh nhân đa số là người Mỹ và có thêm đồng hương Việt Nam
Hôm nay, Hội Đồng Giáo Dục Khu Học Chính Garden Grove đã quyết định gia hạn thời gian tạm thôi học ở trường cho đến hết ngày thứ Sáu, 8 tháng 5. Học sinh sẽ đi học trở lại vào ngày thứ Hai, 11 tháng 5. Hội Đồng Giáo Dục cũng cho phép học khu trưởng được quyền gia hạn thời gian tạm đóng cửa trường trong tương lai mà không cần phải có một cuộc họp đặc biệt với hội đồng.
Tôi tình cờ “nhặt” trên FB một tác phẩm khá độc đáo của Marc Riboud. Ông “chớp” được cảnh một anh bộ đội (với con búp bê nằm dưới nắp ba lô, và cái sắc cầm tay) đang trên đường trở về quê cũ. Cùng với bức ảnh là lời bình, cũng độc đáo không kém, của face booker Nguyễn Hoàng : “Thằng này coi vậy mà hiền, chỉ lấy con búp bê cho con và cái bóp đầm cho vợ mà thôi.”
Lời phi lộ: Đại dịch Corona lan tràn khắp nơi cho nên việc phòng ngừa cho chính mình và tha nhân là điều cần thiết. Mặc dù có nhiều cách để phòng ngừa mà chúng ta đã biết qua truyền thông, báo chí nhưng nghĩ rằng thà dư hơn thiếu nên khi tình cờ thấy tin này của giới bác sĩ chuyên khoa Đức phổ biến tôi chuyển ngữ giới thiệu để rộng đường dư luận.
một Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ không chết như ngày nay nếu có một nhà nước biết trân trọng nguồn chất xám mà biểu tượng là hai trí tuệ kiệt xuất của Miền Nam như Giáo sư Phạm Hoàng Hộ, Giáo sư Nguyễn Duy Xuân, là hai thành viên sáng lập Viện Đại học Cần Thơ năm 1966, và sau 1975 cả hai có cùng một ý nguyện chọn ở lại
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.