Hôm nay,  

Khi Đức Phật hóa thân

10/4/202213:20:00(View: 3716)
blank

Hòa Thượng Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng và trang sách lưu niệm.

Khi Đức Phật hóa thân

 

Nguyên Giác

 

 

Xin có lời tâm sự, rằng trong lòng tôi vẫn luôn luôn là một đứa trẻ rất mực ngây thơ, nghĩa là, chưa bao giờ lớn cả. Nói cho đúng, tôi đã lớn dậy giữa rừng văn học cổ tích quê nhà, đã say mê đọc truyện cổ về những vị Bụt bay tới khi có ai đó gặp nạn và ngồi than khóc, đã miệt mài với những thần thoại tuyệt vời trong Kinh Phật… Và rồi, tôi tin rằng Đức Phật không bao giờ rời bỏ chúng sinh.

 

Dĩ nhiên, khi phải viết lý luận, đôi khi phải tranh biện chuyện đời thường, vì cái nghiệp làm báo của mình, tôi không bao giờ đem truyện thần thoại ra nói, và nếu có nói, sẽ chỉ nói rằng đúng là có nhiều truyện cổ, và ngay cả nhiều lời dạy của Đức Phật, chỉ có ý nghĩa tượng trưng, như một biểu tượng, như ngón tay chỉ trăng. Chớ không dám nói rằng chúng ta tu tới một mức nào đó, sẽ có thể bước đi xuyên qua tường, hay phóng được lên tòa nhà vài chục tầng lầu. Nhưng trong tận thâm sâu, tôi vẫn tin chuyện thần kỳ như thế. Cũng như, tôi từng nói giỡn với vài bạn hữu, rằng mỗi khi lái xe vào một sân đậu xe đã hết chỗ, thế nào cũng có người lái ra để chỗ cho mình đậu xe, đó là hộ pháp dọn chỗ đó; nói giỡn, vậy mà, hình như từ đó, chuyện xảy ra như thế. Lý luận cho đúng chánh pháp, không có hộ pháp nào bận tâm chuyện lặt vặt như thế. Nhưng, tôi đã thưa rồi, tôi chỉ là một đứa trẻ tóc trắng, lòng vẫn còn rất mực thơ ngây, vẫn tin vào các ông Bụt đời thường, dù là mắt không thấy và tai không nghe.

 

Thế rồi, niềm tin rằng Đức Phật có thể hóa thân thành vô lượng vị Phật được củng cố, khi đọc Kinh Trường Bộ. Đây là Kinh DN 16. Trong Kinh này, Đức Phật kể rằng ngài đã hóa ra vô lượng thân, với hình dung y hệt như chúng sinh trong tám chúng, giọng nói Đức Phật cũng y hệt như giọng chúng sinh, rồi ngài giảng dạy, khích lệ, làm chúng tội hoan hỷ, nhưng không ai biết đó là hóa thân của Đức Phật, rồi ngài biến mất. Đọc Kinh này xong, đôi khi tôi chợt ngoảnh nhìn ra quanh mình, xem có Đức Phật nào cũng dung sắc và giọng nói như mình và những người chung quanh không. Dĩ nhiên, những lúc đó không dám nói ra, vì bản thân mình đâu còn trẻ thơ nữa, và mình phải giải thích sao cho hợp Chánh pháp để người khác không đi chệch hướng..

 

Nơi đây, xin trích Kinh DN 16, bản dịch của Thầy Minh Châu:

Này Ānanda, có tám chúng. Thế nào là tám? Chúng Sát-đế-Lỵ, chúng Bà-la-môn, chúng Cư sĩ, chúng Sa-môn, chúng Bốn Thiên vương, chúng Tam thập tam thiên, chúng Ma, chúng Phạm thiên.

Này Ānanda, Ta nhớ lại Ta đã đến chúng Sát -đế-lỵ hơn một trăm lần. Tại đây trước khi Ta ngồi, trước khi Ta nói chuyện, và trước khi cuộc đối thoại bắt đầu, dung sắc của chúng Sát-đế-lỵ như thế nào, dung sắc của Ta cũng như vậy; giọng nói chúng như thế nào, giọng nói của Ta cũng như vậy. Và với bài pháp thoại, Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ. Khi Ta đang nói, chúng không biết: “Kẻ nói ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” Sau khi Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ với bài pháp thoại, Ta biến mất. Khi Ta biến mất, chúng không biết: “Kẻ biến mất ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Ngươi chăng?”.

Này Ānanda. Ta nhớ lại Ta đã đến chúng Bà-la-môn hơn một trăm lần … chúng Cư sĩ … chúng Sa-môn … chúng Bốn Thiên vương … chúng Tam thập tam thiên … chúng Ma … chúng Phạm thiên hơn trăm lần, tại đây trước khi Ta ngồi, trước khi Ta nói chuyện và trước khi cuộc đối thoại bắt đầu dung sắc của chúng Phạm thiên như thế nào, dung sắc của Ta cũng vậy; giọng nói của chúng như thế nào, giọng nói của Ta cũng vậy. Và với bài pháp thoại, Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ. Khi Ta đang nói, chúng không biết: “Kẻ nói ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” Sau khi Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ, Ta biến mất. Khi Ta biến mất, chúng không biết: “Kẻ biến mất đó là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” Này Ānanda, như vậy là tám chúng.” (1)

 

 

Thế rồi, những lúc tôi ngẩn ngơ với những thần kỳ như thế, Đức Phật đã nhắc nhở, rằng không phải đâu, rằng Đức Phật chỉ dạy pháp thoát khổ thôi. Như Kinh DN 24, Đức Phật rầy một vị cũng ưa thích thần thoại, trích:

“- Này Sunakkhatta, Ta không nói với Ngươi: “Này Sunakkhatta, hãy đến đây và sống dưới sự chỉ dẫn của Ta, Ta sẽ khiến cho Ngươi chứng được các pháp thượng nhân thần thông; Ngươi cũng không nói với Ta: “Bạch Thế Tôn, con sẽ sống dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn, và Thế Tôn sẽ khiến cho con chứng được các pháp thượng nhân thần thông.” Này kẻ ngu kia, như vậy thời Ngươi là ai và Ta là ai mà Ngươi nói chuyện từ bỏ? Này Sunakkhatta, nhà Ngươi nghĩ thế nào? Các pháp thượng nhân thần thông có thực hiện hay không thực hiện, nhưng mục đích mà Ta thuyết giảng Chánh pháp là đưa người thực hành đến chỗ tận diệt khổ đau, có phải như vậy không?” (2)

 

Sau này, tôi nghiệm ra rằng những cuốn sách hay về Phật học chính là những hóa thân Phật, rằng những lời giảng Chánh pháp chính là những hóa thân Phật. Chỉ có cách lý giải như thế, mới thấy rằng Đức Phật chưa bỏ chúng sinh bao giờ, vẫn còn những vô lượng Bồ tát khác đang đi giữa đời thường, cũng dung sắc và giọng nói hệt như chúng sinh, nhưng đang chỉ đường giải thoát.

 

Do vậy, tôi tin rằng những cuốn Kinh, và những cuốn sách của rất nhiều vị đáng kính trong tứ chúng cũng là những vị Phật đang vào đời. Khi chúng ta mở ra trang Kinh, mở ra trang sách của các vị đáng kính, chúng ta lại nghe được lời Phật dạy. Từng chữ, từng dòng phù hợp với Chánh pháp cũng đều là hóa thân Phật. Như cuốn sách mới phát hành của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc có nhan đề là “Buông” – hiển nhiên, với tấm lòng rất mực trẻ thơ của tôi, sách này cũng là một hóa thân Phật. Tác phẩm này của họ Đỗ mở đầu là bài “Thay lời tựa: Thư Cao Huy Thuần gởi Đỗ Hồng Ngọc” và sau đó là 15 bài viết. Nhan đề sách là dựa vào bài có nhan đề “Buông” của tác giả viết để “Kính tặng Thầy Thanh Từ, 99 tuổi.” (3)

 

Như thế, nhà văn bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã làm việc không ngừng nghỉ để hoằng pháp. Trong một email gần nhất, anh Đỗ Hồng Ngọc đã gửi ra vài tấm hình, trong đó chụp một số thiện tri thức của làng Phật học, trong đó có quý cư sĩ Đỗ Hồng Ngọc, Trần Tuấn Mẫn, Nguyên Cẩn, và Hòa Thượng Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng. Chỗ này xin ghi thêm lời ghi chú: Thầy Minh Diệu viết với bút hiệu Nguyễn Thế Đăng; Thầy là sư huynh của tôi, cùng bổn sư là cố Hòa Thượng Tịch Chiếu (Chùa Tây Tạng Bình Dương).

Nơi đây, trong dịp mừng tác phẩm mới của BS Đỗ Hồng Ngọc ấn hành, và khi nhìn tấm hình các bậc tôn túc gặp nhau, xin làm bài thơ cúng dường. Cũng là để cúng dường tất cả các hóa thân Phật khắp các cõi trời, cõi người, trong tám chúng vẫn không ngừng tuyên thuyết Chánh pháp.

.

 

Như nắng tà huy

 

Đêm qua nghe pháp trên đồi

hôm nay xuống núi tụng lời kinh xưa

ai hỏi thì nói rằng thưa

học xong quên bẵng như chưa i tờ

 

may còn vài chữ trong thơ

phả hương theo mực loang bờ tử sinh

nói cười đi đứng như kinh

ta người chỉ thấy như hình trong gương

 

Đêm qua ngồi giữa pháp đường

nghe trời mưa bão bên sông dặm trường

ai hỏi thì chỉ khói sương

luận thư kinh sách chẳng vương vấn gì

 

thấy tâm không đến, không đi

hai bờ tan biến, viễn ly khổ sầu

trâu bùn vượt sóng về đâu

không lưu dấu tích, chân cầu cũng trôi.

 

Đêm qua trăng mọc trên đồi

thấy tâm tịch lặng không người, không ta

ai hỏi thì nhấc cành hoa

thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng

 

niềm vui ngồi chép vô thường

quyện dòng pháp ngữ giữa dòng thơ đêm

chữ rơi mất hết ngoài hiên

còn kinh vô tự dạy thiền cho ai.

 

Đêm qua sương ướt bờ vai

ngồi buông quá hiện vị lai muôn trùng

ai hỏi thì chỉ tiếng chuông

hỏi ai nắm giữ, như tuồng huyễn mơ

 

rồi mai hoằng pháp qua bờ

truyền tâm trăng sáng ai chờ ai đi

rỗng rang như nắng tà huy

không gì để giữ, không gì để buông.

 

---- Kính tặng quý tôn túc Đỗ Hồng Ngọc, Trần Tuấn Mẫn, Nguyên Cẩn,

và pháp huynh Hòa Thượng Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng

 

Nguyên Giác, 10/2022.   

 

GHI CHÚ:

(1) Kinh DN 16: https://suttacentral.net/dn16/vi/minh_chau

(2) Kinh DN 24: https://suttacentral.net/dn24/vi/minh_chau

(3) Đỗ Hồng Ngọc – Buông: https://thuvienhoasen.org/a38075/buong

 

 

blank Gặp nhau, bàn chuyện pháp.

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ôi, tưởng gì chớ cái “tác phong chưng dép” thì bác vẫn “thao tác” đều đều – vô cùng thành thạo – ở khắp cả mọi nơi: Khi Bác tới thăm 1 ngôi đền lớn và cổ kính của Ấn Độ thì có một chuyện lạ xảy ra. Lúc Bác bước vào trong đền, để lại đôi dép bên ngoài thì bất ngờ có hàng trăm phóng viên báo chí, nhiếp ảnh, quay phim ập đến vây kín đôi dép cao su của Bác… (“Trăm phóng viên nước ngoài vây kín đôi dép của Bác” – Tin Ngắn, 19/05/2013). Ngoài đôi dép, đôi môi của Bác cũng được bạn bè thế giới đặc biệt quan tâm và (vô cùng) quan ngại – theo như bản tường thuật của The Straits Times, số ra ngày 8 tháng 3 năm 1959: “Chủ tịch Hồ Chí Minh của Bắc Việt, 68 tuổi, đã bị bảo một cách thẳng thừng rằng phải ngưng việc hôn hít các em gái Indonesia và tôn trọng những điều dạy của Hồi giáo.”
Cập nhật ngày 14 tháng 5, 1:10 chiều: Nga đã ghi nhận 252.245 trường hợp mắc bệnh Covid 19, theo Đại học John Hopkins (tính đến ngày 14 tháng 5, 1:10 chiều), bao gồm 2305 trường hợp tử vong cho đến nay. Số lượng nhiễm trùng mới đang gia tăng nhanh chóng. Hơn 10.000 trường hợp mới được thêm vào mỗi ngày. Ngay cả Thủ tướng Mikhail Mishustin và phát ngôn viên của Putin, Dmitri Peskow, cơ quan ngôn luận quan trọng nhất của Kremlin trong cuộc khủng hoảng, đã bị bệnh với Corona. Nga hiện đứng thứ hai trên toàn thế giới sau Hoa Kỳ. (Status 15.05.2020, 14h30: 263.000 người nhiễm bịnh; 2.418 tử vong).
Chị ơi, em thấy trên mạng điện toán có rao bán loại mặt nạ tên là KN95. Có nên mua dùng khi làm việc trở lại trong tiệm Nail, Tóc hay không hở chị?. Nó có thể ngăn chận vi khuẩn corona không ???
Hội Đồng Thẩm Mỹ (HĐTM) đã bầu những chức vụ điều hành, chào mừng những thành viên hội đồng mới. Ban điều hành bắt đầu làm việc từ ngày 9 tháng ba năm 2020. Cô Lisa Thong đã tái đắc cử vào chức chủ tịch hội đồng quản trị, và Dr. Kari Williams tiếp nhận vị trí phó chủ tịch từ Andrew Drabkin . Bà Thong đã từng hoạt động trong HĐTM từ năm 2016. Bà là Giám đốc điều hành tại Trung Tâm National Asian Pacific Center, đồng thời là phụ tá đặc biệt ở văn phòng kiểm soát John Chiang từ năm 2012 tới năm 2014.
Nước Mỹ vẫn còn đang trong mùa đại dịch cúm Corona. Tuy Tổng Thống đã cho phép mở cửa nhiều hoạt động kinh tế, thương mại, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế như mặc mặt nạ, giữ khoảng cách an toàn khi làm việc, mua sắm…v…v, chúng ta nên làm theo để tránh sự lây lan vi khuẩn nguy hiễm. Trong thời gian chờ được phép sinh hoạt trở lại, các bạn ngành thẩm mỹ nên chuẩn bị làm mặt nạ cho mình để dùng khi làm việc.
Sau gần hai tháng vắng mặt, tiệm quán đóng cửa theo lịnh của chính phủ chống sự lây lan của con vi khuẩn corona, đa số người trong tiệm quán hay ngoài đường đều trở thành "Hiệp sĩ bịt mặt" như nhân vật Zoro trong truyện tranh mà hồi nhỏ mình mê quá trời
Các số thống kê đều cho thấy tầm quan trọng của sự chọn lựa những thức ăn trong lành một cách khôn ngoan và hợp lý, là điều kiện giúp giảm thiểu tỉ lệ sự phát sinh cùng sự bành trướng của bệnh ung thư. Theo thời gian, rất nhiều khảo cứu lâm sàng căn bản và dịch tể học cho thấy một sự tiêu thụ thường xuyên sản phẩm thực vật và rau quả, là một nhân tố chánh yếu trong việc làm giảm nguy cơ bị bệnh ung thư.
Washington -- Bộ Nội An Hoa Kỳ và FBI đã đưa ra “tuyên bố công khai” hôm Thứ Tư, 13 tháng 5 năm 2020 cảnh báo rằng Trung Quốc đang mở nhiều cuộc tấn công tin tặc để đánh cắp tài liệu vi khuẩn corona liên quan đến thuốc chích ngừa và điều trị từ các cơ chế nghiên cứu và các công ty dược phẩm Hoa Kỳ, gọi đó là “mối đe dọa nghiêm trọng,” theo CNN tường trình cho biết.
Đối với hàng triệu người Mỹ, ở trong nhà là một xa xỉ mà họ không thể chịu nổi. Sự thoải mái và cuộc sống khỏe mạnh của tất cả người Mỹ tùy thuộc vào những thu ngân viên tiệm tạp hóa, những người lái xe đi giao hàng và các công nhân làm việc hãng xưởng đặt sự an toàn của chính họ xuống hàng thứ yếu nên họ có thể tiếp tục ở lại làm việc. Trong khi đó giai cấp trung lưu thượng tầng mang việc làm theo họ, những người Mỹ thuộc thành phần lao động và trung lưu thì bị trói buộc với việc làm của họ: 52% người có bằng cao đẳng có thể làm việc tại nhà, so với chỉ 12% công nhân có bằng trung học và 4% người không có bằng cấp.Người Mỹ da trắng có chọn lựa làm việc tại nhà nhiều gấp đôi người Mỹ gốc Phi Châu hay La Tinh.
Hơn 300,000 người đã thiệt mạng trên toàn thế giới vì vi khuẩn corona, theo các số liệu từ Đại Học Johns Hopkins, khi đại dịch bước qua một bước ngoặc ảm đạm khác hôm Thứ Năm, 14 tháng 5 năm 2020, theo tin CNN cho biết. Hơn 4.4 triệu trường hợp bị lây vi khuẩn corona đã được ghi nhận, theo số liệu của Đại Học nói trên. Do nhiều cách khác nhau tại nhiều quốc gia khác nhau báo cáo về các số liệu Covid-19 và ảnh hưởng rộng lớn xã hội của đại dịch, con số bị lây nhiễm và tử vong thực sự có thể cao hơn. Hoa Kỳ và Anh Quốc vẫn còn chật vật để kiểm soát sự lây lan, trong khi nhiều nước đã thấy tình trạng lây nhiễm và tử vong sút giảm liên tục nên đã nới lỏng phong tỏa.
Các Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra lời khuyên tới hàng ngàn bác sĩ trên khắp nước Mỹ hôm Thứ Năm, 14 tháng 5, khuyên họ nên cảnh giác với một triệu chứng mới đáng lo ngại có thể liên quan đến nhiễm trùng Covid-19, theo CNN cho biết. Triệu chứng, được gọi là triệu chứng viêm nhiều hệ thống trong trẻ em (MIS-C), đã được nhìn thấy ở trẻ em trên khắp Châu Âu và tại ít nhất 18 tiểu bang ở Mỹ, cộng với Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Kính thưa quý Ông Bà, Anh Chị Em, Tuy bị đại dich Covid-19 ảnh hưởng, cuộc thi Ước Mơ Việt kỳ I đã kết thúc tốt đẹp. Kết quả đã được công bố trong thông báo số 8, ngày 20 tháng 4. Bảng Ban Khen và giải thưởng đã được gửi qua Bưu Điện đến tất cả thí sinh.
25 cơ sở phục vụ khách hàng có cuộc hẹn và giao dịch phải cần đến trực tiếp, khách hàng được nhắc sử dụng các dịch vụ từ xa trực tuyến và mở rộng dịch vụ ảo, dịch vụ thay thế
“Cái nền dân trí luôn là mảnh đất cho hận thù, ngờ vực và chia rẽ” nếu chỉ giới hạn trong lãnh thổ VN thì có thể tìm ngay ra thủ phạm: Chủ Nghĩa Toàn Trị và học thuyết Marx – Lenin! Vấn đề là không ít người Việt đang sống ở nước ngoài, chả có liên quan (hay ảnh hưởng chi nhiều) với cái chế độ thổ tả hiện hành mà vẫn sẵn sàng chửi nhau, hủy bạn bè vì những chuyện nhỏ (như con thỏ) như thường. Vì cái nước mình nó thế nên dân mình không thể khác được chăng?
Bến Ninh Kiều, Cần Thơ đã ghi lại trong tôi biết bao là kỷ niệm vui buồn từ khi tôi mới bắt đầu xuống dạy tại Viện Đại Học Cần Thơ năm 1967 … Chính tại nơi đây, năm 1978, cũng vì khát khao hai chữ tự do, nên tôi đã liều mạng lôi cả gia đình xuống “cá nhỏ” để ra “cá lớn” đậu ngoài khơi vàm, không mấy xa chợ Cần Thơ. Nhưng than ôi, khi leo qua cá lớn thì bị dưa luôn về Chấp Pháp, trên đường vô Cái Răng. Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.