Hôm nay,  

Khi Đức Phật hóa thân

10/4/202213:20:00(View: 3760)
blank

Hòa Thượng Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng và trang sách lưu niệm.

Khi Đức Phật hóa thân

 

Nguyên Giác

 

 

Xin có lời tâm sự, rằng trong lòng tôi vẫn luôn luôn là một đứa trẻ rất mực ngây thơ, nghĩa là, chưa bao giờ lớn cả. Nói cho đúng, tôi đã lớn dậy giữa rừng văn học cổ tích quê nhà, đã say mê đọc truyện cổ về những vị Bụt bay tới khi có ai đó gặp nạn và ngồi than khóc, đã miệt mài với những thần thoại tuyệt vời trong Kinh Phật… Và rồi, tôi tin rằng Đức Phật không bao giờ rời bỏ chúng sinh.

 

Dĩ nhiên, khi phải viết lý luận, đôi khi phải tranh biện chuyện đời thường, vì cái nghiệp làm báo của mình, tôi không bao giờ đem truyện thần thoại ra nói, và nếu có nói, sẽ chỉ nói rằng đúng là có nhiều truyện cổ, và ngay cả nhiều lời dạy của Đức Phật, chỉ có ý nghĩa tượng trưng, như một biểu tượng, như ngón tay chỉ trăng. Chớ không dám nói rằng chúng ta tu tới một mức nào đó, sẽ có thể bước đi xuyên qua tường, hay phóng được lên tòa nhà vài chục tầng lầu. Nhưng trong tận thâm sâu, tôi vẫn tin chuyện thần kỳ như thế. Cũng như, tôi từng nói giỡn với vài bạn hữu, rằng mỗi khi lái xe vào một sân đậu xe đã hết chỗ, thế nào cũng có người lái ra để chỗ cho mình đậu xe, đó là hộ pháp dọn chỗ đó; nói giỡn, vậy mà, hình như từ đó, chuyện xảy ra như thế. Lý luận cho đúng chánh pháp, không có hộ pháp nào bận tâm chuyện lặt vặt như thế. Nhưng, tôi đã thưa rồi, tôi chỉ là một đứa trẻ tóc trắng, lòng vẫn còn rất mực thơ ngây, vẫn tin vào các ông Bụt đời thường, dù là mắt không thấy và tai không nghe.

 

Thế rồi, niềm tin rằng Đức Phật có thể hóa thân thành vô lượng vị Phật được củng cố, khi đọc Kinh Trường Bộ. Đây là Kinh DN 16. Trong Kinh này, Đức Phật kể rằng ngài đã hóa ra vô lượng thân, với hình dung y hệt như chúng sinh trong tám chúng, giọng nói Đức Phật cũng y hệt như giọng chúng sinh, rồi ngài giảng dạy, khích lệ, làm chúng tội hoan hỷ, nhưng không ai biết đó là hóa thân của Đức Phật, rồi ngài biến mất. Đọc Kinh này xong, đôi khi tôi chợt ngoảnh nhìn ra quanh mình, xem có Đức Phật nào cũng dung sắc và giọng nói như mình và những người chung quanh không. Dĩ nhiên, những lúc đó không dám nói ra, vì bản thân mình đâu còn trẻ thơ nữa, và mình phải giải thích sao cho hợp Chánh pháp để người khác không đi chệch hướng..

 

Nơi đây, xin trích Kinh DN 16, bản dịch của Thầy Minh Châu:

Này Ānanda, có tám chúng. Thế nào là tám? Chúng Sát-đế-Lỵ, chúng Bà-la-môn, chúng Cư sĩ, chúng Sa-môn, chúng Bốn Thiên vương, chúng Tam thập tam thiên, chúng Ma, chúng Phạm thiên.

Này Ānanda, Ta nhớ lại Ta đã đến chúng Sát -đế-lỵ hơn một trăm lần. Tại đây trước khi Ta ngồi, trước khi Ta nói chuyện, và trước khi cuộc đối thoại bắt đầu, dung sắc của chúng Sát-đế-lỵ như thế nào, dung sắc của Ta cũng như vậy; giọng nói chúng như thế nào, giọng nói của Ta cũng như vậy. Và với bài pháp thoại, Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ. Khi Ta đang nói, chúng không biết: “Kẻ nói ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” Sau khi Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ với bài pháp thoại, Ta biến mất. Khi Ta biến mất, chúng không biết: “Kẻ biến mất ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Ngươi chăng?”.

Này Ānanda. Ta nhớ lại Ta đã đến chúng Bà-la-môn hơn một trăm lần … chúng Cư sĩ … chúng Sa-môn … chúng Bốn Thiên vương … chúng Tam thập tam thiên … chúng Ma … chúng Phạm thiên hơn trăm lần, tại đây trước khi Ta ngồi, trước khi Ta nói chuyện và trước khi cuộc đối thoại bắt đầu dung sắc của chúng Phạm thiên như thế nào, dung sắc của Ta cũng vậy; giọng nói của chúng như thế nào, giọng nói của Ta cũng vậy. Và với bài pháp thoại, Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ. Khi Ta đang nói, chúng không biết: “Kẻ nói ấy là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” Sau khi Ta giảng dạy, khích lệ, làm cho phấn khởi, khiến tâm hoan hỷ, Ta biến mất. Khi Ta biến mất, chúng không biết: “Kẻ biến mất đó là ai, là chư Thiên chăng, là Người chăng?” Này Ānanda, như vậy là tám chúng.” (1)

 

 

Thế rồi, những lúc tôi ngẩn ngơ với những thần kỳ như thế, Đức Phật đã nhắc nhở, rằng không phải đâu, rằng Đức Phật chỉ dạy pháp thoát khổ thôi. Như Kinh DN 24, Đức Phật rầy một vị cũng ưa thích thần thoại, trích:

“- Này Sunakkhatta, Ta không nói với Ngươi: “Này Sunakkhatta, hãy đến đây và sống dưới sự chỉ dẫn của Ta, Ta sẽ khiến cho Ngươi chứng được các pháp thượng nhân thần thông; Ngươi cũng không nói với Ta: “Bạch Thế Tôn, con sẽ sống dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn, và Thế Tôn sẽ khiến cho con chứng được các pháp thượng nhân thần thông.” Này kẻ ngu kia, như vậy thời Ngươi là ai và Ta là ai mà Ngươi nói chuyện từ bỏ? Này Sunakkhatta, nhà Ngươi nghĩ thế nào? Các pháp thượng nhân thần thông có thực hiện hay không thực hiện, nhưng mục đích mà Ta thuyết giảng Chánh pháp là đưa người thực hành đến chỗ tận diệt khổ đau, có phải như vậy không?” (2)

 

Sau này, tôi nghiệm ra rằng những cuốn sách hay về Phật học chính là những hóa thân Phật, rằng những lời giảng Chánh pháp chính là những hóa thân Phật. Chỉ có cách lý giải như thế, mới thấy rằng Đức Phật chưa bỏ chúng sinh bao giờ, vẫn còn những vô lượng Bồ tát khác đang đi giữa đời thường, cũng dung sắc và giọng nói hệt như chúng sinh, nhưng đang chỉ đường giải thoát.

 

Do vậy, tôi tin rằng những cuốn Kinh, và những cuốn sách của rất nhiều vị đáng kính trong tứ chúng cũng là những vị Phật đang vào đời. Khi chúng ta mở ra trang Kinh, mở ra trang sách của các vị đáng kính, chúng ta lại nghe được lời Phật dạy. Từng chữ, từng dòng phù hợp với Chánh pháp cũng đều là hóa thân Phật. Như cuốn sách mới phát hành của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc có nhan đề là “Buông” – hiển nhiên, với tấm lòng rất mực trẻ thơ của tôi, sách này cũng là một hóa thân Phật. Tác phẩm này của họ Đỗ mở đầu là bài “Thay lời tựa: Thư Cao Huy Thuần gởi Đỗ Hồng Ngọc” và sau đó là 15 bài viết. Nhan đề sách là dựa vào bài có nhan đề “Buông” của tác giả viết để “Kính tặng Thầy Thanh Từ, 99 tuổi.” (3)

 

Như thế, nhà văn bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã làm việc không ngừng nghỉ để hoằng pháp. Trong một email gần nhất, anh Đỗ Hồng Ngọc đã gửi ra vài tấm hình, trong đó chụp một số thiện tri thức của làng Phật học, trong đó có quý cư sĩ Đỗ Hồng Ngọc, Trần Tuấn Mẫn, Nguyên Cẩn, và Hòa Thượng Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng. Chỗ này xin ghi thêm lời ghi chú: Thầy Minh Diệu viết với bút hiệu Nguyễn Thế Đăng; Thầy là sư huynh của tôi, cùng bổn sư là cố Hòa Thượng Tịch Chiếu (Chùa Tây Tạng Bình Dương).

Nơi đây, trong dịp mừng tác phẩm mới của BS Đỗ Hồng Ngọc ấn hành, và khi nhìn tấm hình các bậc tôn túc gặp nhau, xin làm bài thơ cúng dường. Cũng là để cúng dường tất cả các hóa thân Phật khắp các cõi trời, cõi người, trong tám chúng vẫn không ngừng tuyên thuyết Chánh pháp.

.

 

Như nắng tà huy

 

Đêm qua nghe pháp trên đồi

hôm nay xuống núi tụng lời kinh xưa

ai hỏi thì nói rằng thưa

học xong quên bẵng như chưa i tờ

 

may còn vài chữ trong thơ

phả hương theo mực loang bờ tử sinh

nói cười đi đứng như kinh

ta người chỉ thấy như hình trong gương

 

Đêm qua ngồi giữa pháp đường

nghe trời mưa bão bên sông dặm trường

ai hỏi thì chỉ khói sương

luận thư kinh sách chẳng vương vấn gì

 

thấy tâm không đến, không đi

hai bờ tan biến, viễn ly khổ sầu

trâu bùn vượt sóng về đâu

không lưu dấu tích, chân cầu cũng trôi.

 

Đêm qua trăng mọc trên đồi

thấy tâm tịch lặng không người, không ta

ai hỏi thì nhấc cành hoa

thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng

 

niềm vui ngồi chép vô thường

quyện dòng pháp ngữ giữa dòng thơ đêm

chữ rơi mất hết ngoài hiên

còn kinh vô tự dạy thiền cho ai.

 

Đêm qua sương ướt bờ vai

ngồi buông quá hiện vị lai muôn trùng

ai hỏi thì chỉ tiếng chuông

hỏi ai nắm giữ, như tuồng huyễn mơ

 

rồi mai hoằng pháp qua bờ

truyền tâm trăng sáng ai chờ ai đi

rỗng rang như nắng tà huy

không gì để giữ, không gì để buông.

 

---- Kính tặng quý tôn túc Đỗ Hồng Ngọc, Trần Tuấn Mẫn, Nguyên Cẩn,

và pháp huynh Hòa Thượng Minh Diệu Nguyễn Thế Đăng

 

Nguyên Giác, 10/2022.   

 

GHI CHÚ:

(1) Kinh DN 16: https://suttacentral.net/dn16/vi/minh_chau

(2) Kinh DN 24: https://suttacentral.net/dn24/vi/minh_chau

(3) Đỗ Hồng Ngọc – Buông: https://thuvienhoasen.org/a38075/buong

 

 

blank Gặp nhau, bàn chuyện pháp.

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hàng ngàn người tiếc thương đeo khẩu trang và găng tay đã xếp hàng chờ đợi nhiều giờ bên ngoài một nhà thờ hiếm khi đông người tại Houston hôm Thứ Hai, 8 tháng 6 để bày tỏ lòng tôn kính tại lễ tưởng niệm sau cùng đối với George Floyd, một người đàn ông da đen vô danh mà cái chết đã làm bùng lên nhiều cuộc biểu tình khắp thế giới chống lại việc kỳ thị chủng tộc bất công và bạo hành của cảnh sát. Vì đại dịch vi khuẩn corona, nhiều nhóm 15 người một lượt được phép vào bên trong Nhà Thờ Fountain of Praise Church để viếng thi hài của Floyd, đã đặt trong một quan tài màu vàng mà Floyd thích hay mấy chữ “Tôi không thể thở,” mà Floyd đã kêu lên khi Derek Chauvin, cảnh sát da trắng Minneapolis đè đầu gối lên cổ ông gần 9 phút.
Tân Tây Lan (New Zealand) có vẻ đã hoàn toàn xóa sạch vi khuẩn corona – ít nhất cho đến nay – sau khi các viên chức y tế cho biết hôm Thứ Hai, 8 tháng 6 rằng người bị truyền nhiễm được biết sau cùng đã bình phục. Tuyên bố đã được chào đón với niềm vui cả nước và có nghĩa là quốc gia 5 triệu dân này sẽ nằm trong số nước đầu tiên chào đón mọi người trở lại trong các sân vận động, các buổi hòa nhạc đông người và gỡ bỏ các hạn chế chỗ ngồi trên các chuyến bay. Đó là 17 ngày kể từ trường hợp bị lây mới nhất được báo cáo, trong thời gian có thêm 40,000 người đã được thử nghiệm, nâng tổng số người được thử nghiệm lên 300,000. Hôm Thứ Hai đánh dấu lần đầu tiên kể từ cuối tháng 2 không có trường hợp lây bệnh nào nữa.
Quốc Hội CSVN đã thông qua Hiệp Định Mậu Dịch Tự Do Liên Âu-VN (EVFTA) và Hiệp Định Bảo Hộ Đầu Tư (EVIPA) hôm 8 tháng 6 năm 2020 để thúc đẩy thương mại song phương, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Hai.
Xét nghiệm này miễn phí, dành cho những người làm việc thiết yếu trong lĩnh vực thương mại, nhà hàng, giáo dục và phục vụ cộng đồng xã hội. Thứ Năm, ngày 11 tháng 6/2020, từ 12 giờ trưa tới 6 giờ chiều. Tại Vietnamese Taekwondo Center, 14891 Moran St., Westminster, CA 92683
Có vài kinh điển đã nói đến chiến tranh và dùng bạo lực để trừng phạt, nhưng tìm cách biến đổi quan điểm thông thường của thế gian là bạo lực cũng đôi khi cần thiết bằng cách là đối thoại với một lý tưởng không dùng bạo lực. Về điểm này, Phật có nói đến mình như một người xuất thân từ giai cấp lãnh chuá. Trong hai bài pháp ngắn, Phật có bình luận về hai cuộc chiến xảy ra khi ác vương A Xà Thế, Ajàtasattu, tấn công vào lãnh thỗ của chú mình là vua Ba Tư Nặc, Pasenadi, cũng là một tín đồ của Ngài, và được coi như là người luôn làm việc thiện. Trong cuộc chiến đấu tiên, vua Pasenadi bị đánh bại và rút lui. Đức Phật có suy nghĩ về sự bất hạnh này và ngài nói rằng: “Chiến thắng gieo thêm hận thù, người bại trận sống trong đau khổ. Hạnh phúc thay cho một đời sống an hoà, từ bỏ đưọc mọi chuyện thắng thua. Điều này cho thấy rõ rằng sự chinh phục đem lại bi đát cho người thua cuộc mà chỉ đưa tới thù hận và dường như chỉ muốn chinh phục lại kẻ chinh phục.”
Chúng con Chư Ni Chùa Hương Sen và học trò nhỏ của Ôn từ Mỹ Quốc vừa hay tin Hòa thượng giáo sư đã viên tịch, quãy dép về Tây vào lúc 3h15 phút sáng nay 16/4/ Canh Tý, Chủ Nhật ngày 07 tháng 06 năm 2020 tại Sài Gòn, Việt Nam. Chúng con thật vô cùng bồi hồi kính tiếc.
Chiều ngày 29/5 sau phiên xử phúc thẩm, một người dân ở xã Bình Phước, ông Lương Hữu Phước, đã trở lại toà án và nhảy từ lầu hai của toà để tự sát. Hình ảnh ông nằm chết, co quắp ngay trước sân toà nói lên nỗi tuyệt vọng, sự cô đơn cùng cực của người dân VN trước các phán quyết của toà án. Tôi chạnh nhớ đến câu nói của thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh trong phiên phúc thẩm của anh: “một lũ bất nhân đã làm ra phiên toà bất công”.
Ôi, tưởng gì chớ tật xấu của đàn ông (nói chung) và đàn ông Việt Nam (nói riêng) thì e đám đàn bà phải càm ràm cho tới… chết – hay ngược lại. Không mắc mớ gì mà tôi lại xía vô mấy chuyện lằng nhằng (và bà rằn) cỡ đó. Nhưng riêng hai chữ “cái làn” trong câu nói (“Lắm đấng ông chồng vui vẻ xách làn đi chợ…”) của Phạm Thị Hoài thì khiến tôi bần thần, cả buổi! Năm 1954, cái làn (cùng nhiều cái khác: cái bàn là, cái bát, cái cốc, cái ô, cái môi, cái thìa…) đã theo chân mẹ tôi di cư từ Bắc vào Nam. Cuộc chung sống giữa cái bàn là với cái bàn ủi, cái bát với cái chén, cái cốc với cái ly, cái ô với cái dù, cái môi với cái vá, cái thìa với cái muỗm… tuy không toàn hảo nhưng (tương đối) thuận thảo và tốt đẹp.
Bênh liệt kháng Sida mèo do virus FIV(Feline immunodeficiency virus)gây ra và không ảnh hưởng đến người và các thú vật khác. Các nhà khoa học ước lượng tại Bắc Mỹ có thể có vào khoảng từ 1% đến 5% mèo nhà, có tiềm năng bị nhiễm bệnh liệt kháng.
Bắt đầu từ Thứ Hai, 8 tháng Sáu, 2020 đến tháng Mười Một, 2020, một số khu vực trong Thành phố sẽ được sửa chữa và có thể gây chậm trễ giao thông tạm thời. Các đường phố đang được sửa chữa bao gồm: Lampson Avenue, từ Brookhurst Street đến Nelson Street; Magnolia Street, từ Shelley Drive đến Katella Avenue; đường Brookhurst Street, từ Lampson Avenue đến Chapman Avenue; Euclid Street, từ Lampson Avenue đến Chapman Avenue; và La Vaughn Drive, Russel Avenue, và Earle Drive tại Imperial Avenue.
Chiều Chủ nhật ngày 7/6/2020, Cộng Đồng Người Việt Tự Do tổ chức một cuộc biểu tình phản đối Chính phủ tiểu bang Victoria âm thầm ký kết những hợp đồng với Trung cộng đi ngược lại lợi ích nước Úc. Cuộc biểu tình diễn ra trước Quốc Hội Victoria với sự tham dự của đại diện các sắc tộc Trung Hoa lục địa, Đài Loan, Tây Tạng, Uyghur (Duy Ngô Nhĩ), Hong Kong và một số người Úc.
Đại dịch COVID-19 nhắc nhở chúng ta phải quan tâm hơn đến vấn đề sức khoẻ, các biện pháp phòng tránh lây nhiễm, và những việc cần làm ngay để tăng khả năng đề kháng nếu như bị lây nhiễm. Trong buổi trình bày trực tuyến tới đây, chúng tôi giới thiệu một đề tài mà có lẽ có ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng người Việt không riêng ở Hoa Kỳ mà còn ở mọi nơi, kể cả Việt Nam: Nguy cơ của hút thuốc lá đối với người nhiễm bệnh COVID-19. Hút thuốc làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Hút thuốc làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh nặng hơn từ COVID-19.
Cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Đảng Viên Cộng Hòa Colin Powell hôm Chủ Nhật nói rằng Tổng Thống Donald Trump đã “rời xa” Hiến Pháp, thêm vào danh sách ngày càng tăng các cựu viên chức quân đội hàng đầu là những người chỉ trích mạnh mẽ phản ứng của Tổng Thống đối với những người biểu tình trên toàn quốc chung quanh việc cảnh sát giết chết George Floyd, theo CNN cho biết hôm Chủ Nhật, 7 tháng 6. “Chúng ta có Hiến Pháp. Và chúng ta phải tuân theo Hiến Pháp đó. Và Tổng Thống đã rời xa nó,” Powell, vị đại tướng về hưu là người đã phục vụ dưới thời Tổng Thống George W. Bush, nói với Jake Tapper trong chương trình “State of the Union” của CNN.
Vào xế chiều Chủ Nhật, 7 tháng 6 năm 2020 đám đông người biểu tình tại Thủ Đô Washington đã tụ họp từ DuPont Circle tới đường 16th Street mà hiện có hàng chữ vĩ đại “Black Lives Matter” sơn dưới đường. Ở đó, những người biểu tình tham dự cùng nhau hô to khẩu hiệu, “Tôi không thể thở” – là những lời mà Floyd nói khi cảnh sát Minneapolis dè cổ ông ấy. Những người biểu tình tại Nam California, nhiều người trong số đó là gốc La Tinh, đã đi bộ từ thành phố Compton tới trụ sở của Sở Cảnh Sát Los Angeles. Một nhà tổ chức cho biết cuộc diễu hành trong trật tự và giữ khoảng cách xã hội.
• Cựu Tổng thống George W. Bush và Thượng nghị sĩ Mitt Romney của tiểu bang Utah sẽ không ủng hộ việc tái cử của Tổng thống Donald Trump và các nhân vật Cộng Hoà khác hiện đang suy tính việc bỏ phiếu cho Joe Biden - tờ New York Times tường thuật. • Tờ Times cho rằng Trump thất bại do việc xử lý các cuộc biểu tình phản đối sự tàn bạo của cảnh sát và việc xử lý không đúng về đại dịch coronavirus. • Một số nhân vật Cộng Hoà đã công khai bộc lộ tình trạng tiến thoái lưỡng nan của họ, trong khi cố gắng cân bằng lương tâm, ý thức hệ và sự rủi ro cho chính họ và chương trình nghị sự của họ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.