Hôm nay,  

Không nên sỉ nhục Putin? Thật vậy sao, ông Macron?

12/06/202219:48:00(Xem: 1312)

Bình luận chiến sự Ukraine

Poutine et Staline


Những bậc đại thức giả thế giới như Edgar Morin của Pháp, Jurgen Habermas của Đức, Henry Kissinger của Huê kỳ và Giáo hoàng François của thế giới cùng lần lượt lên tiếng về chiến tranh Ukraine tới hồi gay cấn và riêng về địa vị của Putin. Bốn tiếng nói lớn có hơi run và không đồng điệu lắm. Vì xúc động hay vì lo sợ cho số phận của Putin? Đúng ra là những vị này phát biểu về tình hình chiến tranh Ukraine bị Putin đánh chiếm nhưng với suy nghĩ của họ về thời Đệ II Thế chiến và chiến tranh lạnh.

 

Triết gia Edgar Morin, gốc cộng sản Pháp, kêu gọi nên suy nghĩ giải quyết cuộc xung đột này (Ukraine-Nga) và đề nghị giải pháp thỏa đáng. Bên kia bờ sông Rhin, triết gia Đức, ông Jurgen Habermas yêu cầu nên giữ liên lạc với nhà độc tài Nga (Putin), đó là điều kiện chẳng đặng đừng để có hòa bình. Nhà phù thủy Huê Kỳ Henry Kissinger kêu gọi hãy mở đàm phán gấp, không quá hai tháng nữa, để kịp tránh tình trạng tồi tệ xảy ra và lan rộng. Ông không quên nhấn mạnh «Ukraine nên chấp nhận nhượng một phần lãnh thổ của mình cho Putin để có hòa bình ». Nhà lãnh đạo công giáo thế giới, Giáo hoàng François, than phiền chiến tranh lan rộng ở Âu châu vì những « tiếng sủa » (les aboiements) của NATO/OTAN ở ngay ngưỡng cửa của Nga đã thúc đẩy vị trùm Điện Cẩm-linh phản ứng và gây ra chiến tranh ở Ukraine. Ông nói thêm « Tôi không biết có phải điều này đã làm cho nhà lãnh đạo Nga tức giận hay không nhưng chắc chắn chính điều đó đã làm gia tăng cái giận của ông ấy lên cao (Tuần báo Marianne, 9-15/6, Paris).

 

Riêng ông Macron không phải triết gia, ông là Tổng thống Pháp, vừa rồi tuyên bố không nên đối đầu với Putin để không làm tổn thương ông ấy. Dân chúng Ukraine nghe được lời tuyên bố của ông Tổng thống Macron đều cực lực phản đối.

 

Trong lúc đó ông Đại sứ Vadym Omelchenko của Ukraine ở Paris biểu lộ sự kinh ngạc nhưng với thái độ ôn hòa về lời tuyên bố của Macron «không  nên làm nhục Nga». Ông chỉ nói lời tuyên bố của Tổng thống Pháp đã thật sự làm cho Kiev bất mãn vô cùng. Ông mời Macron tới thăm viếng Ukraine để thấy sự dũng cảm của binh sĩ và dân chúng Ukraine đánh giặc giữ nước. Và Pháp nên ủng hộ Ukraine sớm gia nhập  NATO là điều tốt hơn.

 

Đúng là xưa nay không có ai thương mình bằng  mình thương mình. Chiến tranh Ukraine ngày càng có xu hướng kéo dài nên quân đội Ukraine phải chiến đấu cực kỳ gian khổ để sớm giải phóng đất nước khỏi quân xâm lược Putin. Trong lúc những người có tầm ảnh hưởng quan trọng lại lớn tiếng kêu gọi đừng làm nhục Putin bằng sự thất bại của ông ấy ở Ukraine để tìm giải pháp cho chiến tranh, nhà bình luận Luc de Barochez của tờ báo Pháp Le Point, 07/06/22, lên tiếng đặt lại vấn đề « không nên làm nhục Putin », vậy thì phải để Ukraine thất bại thì mới đúng chăng?

 

Ông Macron chọn lầm mục tiêu

 

Ông Luc de Barochez cho rằng Macron kêu gọi tránh mọi đối đầu với Putin trong việc giải quyết hậu-chiến tranh là chọn lầm mục tiêu. Ông phải thấy không nên làm nhục Ukraine chớ không phải Nga khi có giải pháp cho cuộc chiến. Ukraine bị Nga xâm lược do Putin giẫm lên luật pháp quốc tế khi Ukraine là một quốc gia độc lập và có chủ quyền hợp pháp và hợp hiến. Khi quân đội Ukraine đánh đuổi quân xâm lược Nga là đánh không chỉ nhằm giải phóng đất nước Ukraine mà còn cho các nước Âu châu khác nữa. Trong cuộc chiến chống Putin, Ukraine là hiện thân của chế độ dân chủ chống lại chế độ độc tài tàn bạo dã man, sự kháng cự trước sự áp bức, quốc gia võ trang chống lại thế lực xâm lược.

 

Ukraine trong hoàn cảnh đó phải được bênh vực để bảo vệ tương lai bằng mọi giá. Ukraine thất bại là cả sự thất bại chiến lược cho Tây phương.

 

Nói Ukraine là một nước dân chủ, hoàn toàn khác hẳn với Nga vì ở Nga Putin cấm mọi cuộc bầu cử tự do, giữ tham vọng làm ông Tổng thống suốt đời trong lúc đó ông Volodymyr Zelensky được dân chúng bầu một cách thật sự dân chủ. Ông đắc cử năm 2019 được cả Âu châu đón nhận và chào mừng. Các nhà quan sát ghi nhận đúng là một cuộc bầu cử Tổng thống đầy đủ tính đa nguyên và được tổ chức trong sự tôn trọng những quyền tự do căn bản. Đắc cử, Zelensky là Tổng thống lãnh trách nhiệm trước toàn dân Ukraine, trong khi đó, Putin chỉ trách nhiệm trước nhóm người thân tín, bao quanh ông làm giàu bằng tham nhũng, tài sản của họ ngày nay lớn bằng lợi tức nước Nga.

 

Thử nghĩ một ngày kia Tổng thống Zelensky kêu gọi dân chúng cử tri của ông bỏ súng xuống, chấp nhận giải pháp hòa bình cho Ukraine. Âu châu phải giúp đỡ Ukraine tái thiết vì đất nước bị bom đạn của giặc xâm lược tàn phá và nạn nhơn của tội ác chiến tranh. Thế mà Ukraine lại còn bị hăm dọa chia năm xẻ bảy cho kẻ xâm lược để có hòa bình. Như vậy thử hỏi Putin có cần những nhà tai to mặt bự lên tiếng bênh vực hay không? Độc tài, Putin có thể làm bất kỳ chuyện gì mà ông ta muốn kia mà.

 

Ông Macron chủ trương một Âu châu mạnh đủ sức tự bảo vệ mình chống ngoại xâm. Như vậy tại sao ông không ủng hộ Ukraine hết mình vì Ukraine đã từng cho mọi người thấy sự can trường chiến đấu, tinh thần bất khuất của cấp lãnh đạo và tài ba của quân đội của họ. Ngay hôm kia, Nga đã mất thêm 2 Tướng lãnh do bị quân Ukraine giết.

 

Từ hai tháng nay, ông Macron chạy theo nói chuyện với Putin, cố thuyết phục Putin về một giải pháp cho chiến tranh nhưng đều không được Putin nghe lời. Trái lại còn bị Putin bỏ qua. Thế mà hôm 3/6 vừa qua, trên báo chí Pháp, ông Macron còn cương quyết thuyết phục Putin bằng lời lẽ đầy mơn trớn « Không nên làm nhục nước Nga để ngày kia ngưng chiến, chúng ta có thể có giải pháp bằng con đường ngoại giao ». Khi phát biểu như vậy, ông Macron ngang nhiên chống lại đại đa số quốc gia Âu châu, nhứt là những nước giáp với biên giới Nga. Ông Macron nghĩ không nên « làm nhục » Putin, nhưng với Putin, chỉ có nghĩa là « nên làm tới nữa, xâm chiếm trọn Âu châu, biến Âu châu trở thành Đế quốc Nga, phân chia lại trật tự mới thế giới ».

 

Theo đuổi cái nhìn này, phải chăng ông Macron nghĩ Pháp có vai trò khi chiến tranh Ukraine kết thúc? Vì ỏ Âu châu Pháp là một cường quốc và nay là « cường quốc điều giải » xung đột địa phương? Nhưng ông có quá chủ quan không khi thực tế đòi hỏi sự ủng hộ tối đa cho Ukraine? Chưa thấy ông Macron đề nghị một giải pháp hợp tình hợp lý cho cuộc chiến? Hay ông chấp nhận sự thua thiệt về phía Ukraine cắt đất dâng cho Putin để có hòa bình?

 

Nếu đúng như vậy thì đây là một điều vô lương tâm vô cùng!

 

Nên nhớ lại những sự thật lịch sử

 

Ngày 24/02/2022, Putin xua quân đánh Ukraine, đã nghĩ chỉ cần đánh vài hôm là chiếm trọn Ukraine. Sau thời gian dàn quân ở biên giới Ukraine mà ông không thấy động tịnh gì là dấu hiệu phản ứng của Âu châu. Hơn nữa, không ai tin là Nga đánh Ukraine vì Ukraine là nước có chủ quyền nằm trong Âu châu. Đó có tiền lệ đẹp. Năm 2008, Putin nuốt một mảnh của Géorgie, năm 2014, xơi tái Crimées. Và Âu châu vẫn giữ thái độ « kính nhi viễn chi » nhưng một cách thật « gentlemen ».

 

Mục tiêu thiệt tình của Putin là chế độ dân chủ tự do của Tây phương và tổ chức Âu châu. Hai thứ ông không thể chấp nhận. Trong tình thế Ukraine ngày nay tưởng không nên mơ hồ đi tìm một giải pháp theo ngoại giao trước đây. Mà nên thấy, với Putin, tên Staline cuối cùng, không thể có nguyên tắc « những giá trị cùng chia sẻ với nhau », mà chỉ có mục tiêu và chiếm  đoạt! Nếu chiếm đoạt không được thì mới nghĩ tới hòa đàm. Theo cách giết không được nên tha làm phước!

    

Macron và nội bộ ở Elysée chủ quan nghĩ rằng, ngay cả thất bại và bị cô lập, Nga vẫn là một cường quốc nguyên tử. Cường quốc vì lãnh thổ của Nga rộng lớn nhứt thế giới. Dĩ nhiên Nga biết rõ điều đó. Đúng. Nhưng khi biết như vậy thì các quốc gia Âu châu, vì nằm bên cạnh anh khổng lồ hung dữ chực nuốt sống những ai ở gần, phải mạnh, phải thật sự dân chủ tự do và bám rễ chặt vào gốc Âu châu. Và Âu châu mạnh khi các nước như Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan gia nhập NATO. Nếu đứng trong Âu châu, Ukraine là nước đánh giặc can cường, chết bỏ, không chịu thua.

 

Thì tại sao lại làm nhục Ukraine?

 

-- Nguyễn thị Cỏ May

 

 

  

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bán đảo Crimea nằm ở khu vực Biển Đen, phía bắc nối liền với nội địa Ukraine; diện tích ước khoảng 26.844 km2; dân số khoảng 2,4 triệu người; riêng tại thủ đô Sewastopol hiện có hơn 386.000 sinh sống. Trong vài thế kỷ qua, nhiều đế chế khác nhau đưa ra yêu sách đòi chủ quyền lãnh thổ của bán đảo này. Từ thời sơ khai, Crimea là mảnh đất mà một phần người Thổ thuộc sắc tộc Krimtataren lập nghiệp và thuộc quyền sở hữu của Đế chế Ottoman, sau này thuộc về Đế chế Sa hoàng Nga và Liên Xô.
Nghệ sĩ đường phố bí hiểm người Anh Banksy đã xác nhận tác phẩm mới của mình: bức tranh tường mới được vẽ ở phía bắc London vào cuối tuần qua (16 tháng 3) – vẽ một người phụ nữ đang cầm bình xịt sơn bằng áp suất, trông vẻ như bà đã phun sơn màu xanh lá cây lên một bên của một dãy nhà chung cư. Màu xanh được tô vẽ trên một bức tường đổ nát trên đường Hornsey ở Công viên Finsbury, phía sau một cái cây cằn cỗi không một ngọn lá, lớp sơn màu xanh lá cây phía sau những cành cây trông như thể sự sống lại được mọc lên từ thân cây ấy.
Trong suốt 30 năm làm cảnh sát ở ngoại ô Maryland, Lisa Bromley đã tham gia vào nhiều hoạt động và nhiệm vụ khác nhau. Làm cảnh sát ngầm lật tẩy các âm mưu mua bán ma túy. Điều tra các vụ cướp có vũ trang. Giải quyết các vụ xe công vụ gây tai nạn. Nhưng phải cho đến tuần trước, bà mới tự mình đội tóc giả và đeo khẩu trang phòng COVID-19, đóng vai nạn nhân 60 tuổi trong một vụ lừa đảo đã cuỗm mất số vàng miếng trị giá khoảng 789,000 MK. Kế hoạch được vạch ra là khiến kẻ lừa đảo tìm đến một bãi đậu xe thuộc cộng đồng Leisure World của Quận Montgomery để lừa đánh cắp thêm vàng.
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí New England Journal of Medicine, xét trong khoảng thời gian 3 năm, những người có hạt vi nhựa (microplastics) hoặc hạt nano nhựa (nanoplastics) trong mô động mạch cảnh (hay còn gọi là động mạch cổ, tiếng Anh là carotid artery) có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ hoặc tử vong, cao gấp đôi so với những người không có các hạt này trong cơ thể.
Theo Cơ Quan Hải Dương và Khí Quyển (National Oceanic and Atmospheric Administration, NOAA), trong vùng biển gần nhóm đảo Lower Keys ở Florida, người ta phát hiện ít nhất 40 loài cá khác nhau thực hiện các hành động “xoay tít và quay vòng vòng,” và nhiều con đã chết. Cho đến nay, các khoa học gia vẫn chưa thể giải thích được nguyên nhân gây ra khuynh hướng bất thường này.
1. Sinh hoạt: Lớp Khí Công vào Thứ Ba, ngày 16 và 30 tháng 4, 2024, 9 AM – 10:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. / 2.Trợ giúp thực phẩm vào Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2024, 10:00 AM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. /3.Sinh hoạt: Thủ công mỹ thuật – Làm Vòng Đeo Tay vào Thứ Ba, 9 tháng 4, 2024, 2:30 PM – 4 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. / 4.Nhóm Hỗ Trợ Bệnh Nhân Ung Thư và Người Thân vào Thứ Bảy 13 tháng 4, 2024, 10:00 AM – 12:00 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. 5. Sinh hoạt: Thủ công mỹ thuật – Làm Quạt Hoa Giấy vào Thứ Ba, 23 tháng 4, 2024, 2:30 PM – 4 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ.
Trong những ngày này, Giáo Hội Công Giáo toàn cầu cử hành Tam Nhật Thánh (Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy 28, 29, 30.3.2024 ), ba ngày quan trọng nhất, thánh thiêng nhất trong phụng vụ của Giáo Hội mà cao điểm là đại lễ Chúa Phục Sinh. Ngày Thứ Năm Tuần Thánh 28.3.2024: Tại giáo xứ Saint Columban, 10801 Stanford, Garden Grove do Linh Mục Joseph Nguyễn Văn Luân làm chánh xứ đã cử hành Thánh lễ Tiệc Ly vào lúc 5 giờ chiều với hàng ngàn giáo dân Việt Nam tham dự trong đó có nghi thức lập lại việc Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ. Linh mục chánh xứ Nguyễn Văn Luân cũng rửa chân cho 12 giáo dân, sau đó thánh lễ tiếp tục.
FBI và Sở Cảnh Sát Los Angeles (LAPD) đang điều tra một trong những vụ cướp tiền mặt lớn nhất lịch sử thành phố: một cơ sở cất giữ tiền mặt ở Thung lũng San Fernando bị trộm đánh cắp 30 triệu đô la, theo CNN.
Đức Giáo Hoàng Francis dự kiến trong tháng 9/2024 sẽ viếng thăm nhiều quốc gia Châu Á, và có thể bao gồm cả Việt Nam, theo các tin từ Catholic Vote, Reuters, Tempo, và Hội Đồng Giám Mục VN. Theo tin CV, Ngài có kế hoạch đến thăm Singapore trong chuyến công du châu Á vào tháng 9/2024, đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của giáo hoàng đến đất nước này kể từ chuyến thăm ngắn ngủi của Đức Giáo hoàng St. John Paul II hồi năm 1986.
Hôm thứ Tư (3/4), Đài Loan hứng chịu trận động đất mạnh nhất trong 25 năm. Ít nhất 9 người chết và hàng trăm người bị thương; nhà cửa, đường sá bị hư hại và hàng chục công nhân bị kẹt trong các mỏ đá.
Một cuốn sách cổ được tìm thấy ở Ai Cập, được viết từ thời sơ khai của Kitô giáo và được coi là một trong những cuốn sách cổ nhất còn tồn tại trên thế giới, sẽ xuất hiện trong một sự kiện đấu giá tại London vào tháng 6, theo Reuters.
Trong cuộc phỏng vấn với trang Reuters, đầu bếp nổi tiếng Jose Andres xúc động cho biết một cuộc tấn công của Israel giết hại 7 nhân viên cứu trợ lương thực của ông ở Gaza; Israel đã nhắm mục tiêu vào nhóm nhân viên cứu trợ “một cách có hệ thống, từng xe một”, theo Reuters.
Dân biểu Gerry Connolly (D-Va.) hôm thứ Ba đã chỉ trích dự luật Cộng Hòa được đưa ra gần đây sẽ đổi tên Phi trường Quốc tế Washington Dulles theo tên cựu Tổng thống Trump để thành Phi trường Quốc tế Donald Trump. Connolly, người có địa hạt bao gồm một phần Dulles, tuyên bố: “Donald Trump đang phải đối mặt với 91 cáo buộc trọng tội. Nếu đảng Cộng hòa muốn đặt tên gì đó theo tên Trump, tôi khuyên họ nên tìm một nhà tù liên bang.”
Tòa Bạch Ốc đã chỉ đạo NASA thiết lập một tiêu chuẩn thời gian thống nhất cho Mặt Trăng và các hành tinh khác trong thái dương hệ. Trong tình hình ngày càng có nhiều quốc gia và công ty tư nhân tham gia vào cuộc đua khám phá Mặt Trăng, Hoa Kỳ đang muốn thiết lập các quy chuẩn quốc tế cho những hoạt động trong không gian vũ trụ, theo Reuters.
Vào trưa ngày 29 tháng 3 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc có buổi họp báo, với chủ đề có liên quan đến căn bệnh Alzheimer trong cộng đồng sắc tộc
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.