Hôm nay,  

Mặt trận Ukraine là cuộc chiến giữa Mỹ và Nga thời kỳ hậu Xô-Viết?

24/04/202210:48:00(Xem: 3853)

Bình luận thời sự

daovan

Bài viết trước có hàng chữ "chính sách đối đầu  liên tục qua nhiều thập kỷ giữa Mỹ  và Liên Xô trước đây và  nay là Nga...",  thế nhưng nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ có giới hạn,  phải chăng tại Mỹ có "nhà nước ngầm” chỉ đạo cho nên " TT Putin không ngần ngại tố cáo nhà nước ngầm của Mỹ hoạt động chống TT Trump:"Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Tư cho rằng có một "nhà nước ngầm" trong chính phủ Hoa Kỳ đang chống lại Tổng thống Trump" -  Chính TT Trump đã có lần cảnh cáo: " ... Ông nói với những người tham dự đại hội rằng ngày tàn của Nhóm siêu quyền lực Washington đã đến." - «Việt Báo ngày 18.4.2022». Trước khi bàn về cuộc chiến Mỹ-Nga thời hậu Xô-Viết, tưởng  nên lược qua cuộc chiến Mỹ-Nga thời tiền Xô-Viết, để kiểm điểm lại  " chính sách đối đầu  liên tục qua nhiều thập kỷ giữa Mỹ  và Liên Xô/Nga"̣ để tiện bề so sánh. Phần trình bày tóm lược sau dựa vào tài liệu của Public Intelligence tiết lộ hồ sơ mật về nội dung hai cuộc họp của “Nhóm siêu quyền lực”,  của Bộ Ngoại Giao, của hãng tin Pháp AFP và bản tin của  nhiều cơ quan truyền thông khác.

 

 Nhóm siêu quyền lực Washington

 

Về dòng chữ “Nhóm siêu quyền lực Washington” nêu trên trong quá khứ có lần người viết đã giới thiệu đến bạn đọc:  "Thư viện của vị tổng thống thứ 34 Hoa Kỳ, trên danh sách các tài liệu lưu trữ có lưu  tài liệu liên quan đến các  cuộc hội họp của "The Bilderberg Group"  từ năm 1955 đến năm 1964, điều này làm tăng uy tín của nhóm và còn chứng tỏ chính phủ  Eisenhower  quan tâm đến  hoạt động của nhóm Siêu Quyền Lực  này". «Việt Báo ngày 18.5.2021».
Theo Public Intelligence  vào ngày 11 và 12 tháng 6 năm 2016, đã  loan tải hai biên bản của hai cuộc họp năm 1954 ( năm thành lập) kêu gọi  chống cộng sản và năm 1982 về "Chủ nghĩa bành trướng và chủ nghĩa phiêu lưu của Liên Xô".

 

 Đánh giá về mối họa Cộng Sản

 

 Theo biên bản  phiên họp của Nhóm Siêu quyền lực ngày 29-31 tháng 5 năm 1954 tại thành phố Bilderberg, Hòa Lan. Năm này Hiệp Định Geneve về Việt Nam ra đời, chia đôi đất nước, khoảng 1 triệu người di cư vô miền Nam lánh nạn cộng sản. Phần mở đầu biên bản viết:

 

1. "Các dân tộc tự do ở Tây Âu và Hoa Kỳ hoàn toàn đồng ý rằng sự kết hợp giữa hệ tư tưởng Cộng sản và sức mạnh quân sự của Liên Xô là mối đe dọa tối  đa đối với tự do cá nhân và các thể chế tự do. Việc làm thế nào để đối phó với mối đe dọa nêu trên  có sự khác biệt về phương pháp hơn là mục đích  giữa các quốc gia về chủ đề này.

 

2. “Mối đe dọa của Cộng sản thể hiện theo những cách khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Đối với hầu hết người Mỹ, nó dường như là một âm mưu ngoại bang xa lạ với tất cả các truyền thống dân tộc và mang bản chất phản bội. Đối với nhiều người châu Âu, chủ nghĩa Cộng sản, tuy không kém phần nguy hiểm, nhưng lại xuất hiện như một sự biến thái xấu xa của một số phong trào cánh tả có lịch sử lâu đời.  Ở những nước như vậy, phong trào Cộng sản được chỉ đạo bởi sự lãnh đạo từ bên ngoài, nhưng nó có nguồn gốc từ bản địa.

 

3. "Nghèo đói và thiếu thốn là những yếu tố làm lợi  cho chủ nghĩa Cộng sản, nhưng không phải là nguyên nhân duy nhất của nó. Không có mối tương quan chính xác giữa sự hấp dẫn của chủ nghĩa Cộng sản và sự tồn tại của các điều kiện xã hội tồi tệ. Ở một số khu vực của Tây Âu, nó thu hút những người lao động được trả lương cao và trong một số trường hợp là trí thức. Tuy nhiên, một trong những cách tốt nhất để chống lại chủ nghĩa Cộng sản là  phía các nước tự do cần chứng minh với thế giới rằng có thể đạt được một mức sống đầy đủ cho tất cả mọi người trong các điều kiện tự do.

 

4. “Chủ nghĩa Cộng sản Liên Xô không phải là lực lượng giải phóng, tiến bộ và công bằng xã hội, mà là một phong trào phản động và chống phá. Thực tế này phải thường xuyên được nhấn mạnh.

 

5. "Đôi khi Mỹ buộc các đồng minh của mình về sự chậm chạp và cân nhắc quá mức trong việc đối mặt với mối đe dọa từ Cộng sản. Các quốc gia châu Âu đôi khi cảm thấy rằng Mỹ thiếu kiên nhẫn một cách vô lý.  Cả người châu Âu và người Mỹ đều hiểu rằng chủ nghĩa Cộng sản không giống như thời tiết, mà thỉnh thoảng có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa cục bộ, nhưng nó là một kẻ thù cố chấp cần đòi hỏi sự phản đối tích cực, hăng hái và kiên định." [1]

 

 Liên Xô phát động  chiến tranh giải phóng chống Mỹ

 

Năm 1960, bởi chủ trương chống Liên Xô nêu trên của Mỹ và các nước phương Tây, theo văn bản được phổ biến  trên nguyệt san Marxist, về tuyên bố CHÍNH TRỊ  của đại hội thứ  81 Đảng Cộng sản và Công nhân họp tại Moscow, vào tháng 11 năm 1960,  TBT đảng ông Khrushchev lên tiếng kêu gọi phát động chiến tranh giải phóng để chống  lại đế quốc Mỹ, đồng thời thông báo: " Một phong trào dân tộc  giải phóng, nhằm trực tiếp chống lại đế quốc Mỹ và những kẻ làm tay sai  của chúng, đang phát triển ở Nam Việt Nam và Lào - A  national democratic movement, directed against the U.S. imperialists and their flunkeys, is developing in South Vietnam and Laos" [2].

 

Tại Việt Nam, Mặt Trận DTGPMNVN ra đời vào ngày 20.12.1960.  Năm 1961, theo  chính sách đối ngoại của TT Kennedy: "Vào tháng 6 năm 1961 tại Hội nghị thượng đỉnh Vienna với Thủ tướng Liên Xô Nikita Khrushchev, Kennedy không chuẩn bị trước và dường như bị lép vế.  Tiếp theo, các tuyên bố  cứng rắn của Kennedy về Liên Xô ở Berlin không cải thiện được tình hình, ngược lại  Liên Xô đã  cho xây dựng Bức tường Berlin. Cuối cùng, quyết định của ông không vạch ra đường lối chống lại chủ nghĩa cộng sản ở Lào, như Chính quyền Eisenhower đã thúc giục, trái lại dùng miền Nam Việt Nam làm nơi chống lại chủ nghĩa cộng sản ở châu Á - Finally, his decision not to draw the line against communism in Laos, as the Eisenhower Administration had urged, left South Vietnam as the place to fight communism in Asia”. «Việt Báo ngày 25.10.2021».

 

Năm 1961 chính phủ  Kennedy đề ra chính sách " Counter-Insurgency Program"̣ (CIP) trong đó bao gồm sự hiện diện của quân đội Mỹ. Nhưng chính phủ VNCH thời gian này không hợp tác..." Theo tài liệu Ngũ Giác Đài (The Pentagon Papers)...Các cuộc đàm phán với Diệm (về CIP) đã kết thúc vào tháng 5 (1961), không phải vì vấn đề đã được giải quyết, mà vì Mỹ quyết định ngừng một thời gian - cho đến cuối năm 1963 loại bỏ Diệm - getting rid of Diem  until late 1963". «Việt Báo ngày 25.10.2021».  Mười tám tháng sau cuộc đảo chánh 1963, ngày 8.3.1965 Mỹ mới đổ quân vào Việt Nam để trực tiếp tham chiến...

 

Năm 1971, qua chiến tranh tại Việt Nam,  Chính phủ Nixon thành công trong việc phân hóa khối cộng sản quốc tế, thỏa thuận theo điều kiện của Trung quốc là rút quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam, và  năm 1972,Tổng thống Nixon trả lời TT Chu Ân Lai : " vấn đề Việt Nam sẽ không thể chia rẽ chúng ta nữa. Thủ tướng đã gợi ý rằng nếu chúng tôi có thể tiến nhanh hơn thì đó là một việc làm khôn ngoan.. Tôi rất tôn trọng quan điểm của Thủ tướng về chủ đề này, một vấn đề mà phía  có lợi duy nhất là Liên Xô nếu Mỹ còn tiếp tục chiến tranh. Liên Xô muốn Hoa Kỳ bị trói tay ở  vùng này." «Việt Báo ngày 3.3.2021» . Vì mục tiêu này, năm  1973  TT Nixon gửi tối hậu thư buộc TT Nguyễn Văn Thiệu phải ký tắt vào Hiệp Định Paris 1973 - TT Nixon :' Tôi phải biết liệu bây giờ ông  có sẵn sàng tham gia với chúng tôi trong thỏa hiệp này không, và tôi phải có câu trả lời của ông  trước 1200 giờ Washington, ngày 21 tháng 1 năm 1973". «Việt Báo ngày 11.10.2021».  Qua hiệp định này Mỹ đạt hai mục đích, cùng Trung Quốc chống Liên Xô, rút quôn ra khỏi Việt Nam  và nhận lại các tù binh Mỹ bị bắt trong chiến tranh Việt Nam.


Đó là  sự kiện xảy ra vào thời kỳ  đế chế  Xô-Viết còn tồn tại.

 

 Với kho  vũ khí dồi dào  liệu có thể cứu Liên minh (Bắc Đại Tây Dương) và  giảm căng thẳng

 

 Theo biên bản  phiên họp của Nhóm Siêu quyền lực năm 1982 - Trong thời điểm rối ren hiện nay (1982), sự hợp nhất đáng kể dựa vào  các điều kiện toàn cầu đa dạng mang đến cho các đồng minh phương Tây một cơ hội đã được ấp ủ từ lâu để biến những điều kiện này  thành hiện thực. Mối tương quan  tạo các điều kiện thuận lợi nếu bị bỏ qua, sẽ đe dọa một thứ khác: sự xói mòn và / hoặc phá hủy Liên minh và có lẽ còn tồi tệ hơn.

 

• Tâm trạng của người Mỹ

 

Việc người Mỹ bị bắt giữ làm con tin  ở Iran ảnh hưởng đến tâm trạng của người Mỹ qua cuộc  bầu cử năm 1980 ở Hoa Kỳ.  Đó không phải là lần đầu tiên và cũng sẽ không phải là lần cuối cùng, những kẻ cuồng tín có thể  sẽ bóp mũi một cường quốc. Điều đáng chú ý  là về phản ứng của dân chúng  đối với vụ người Mỹ bị bắt làm con tin.

Trong khi trước đó vào năm 1968, trong vụ Pueblo, những người Mỹ khác đã bị giam giữ bởi quyền lực nước ngoài hạng ba. Thủy thủ đoàn của con tàu đó đã bị giam trong nhà tù của Triều Tiên 11 tháng. Nhưng Hoa Kỳ không xâm lược Bắc Triều Tiên; họ không thả một quả bom nào xuống Bình Nhưỡng: họ không điều động một đội pháo kiểu Falklands; họ thậm chí còn không thử nghiệm một cuộc giải cứu táo bạo bằng trực thăng. Nói tóm lại, Tổng thống Johnson đã làm gần giống như những gì Tổng thống Carter đã làm ở Iran . Cả hai Tổng thống (một cách chính xác) đã thương lượng để giải thoát các con tin của chúng ta mà không phải mạo hiểm với chiến tranh.

 

Khi Tổng thống Johnson theo đuổi chiến sách đó vào năm 1968, đất nước có lẽ đã phản kháng, tìm kiếm một phản ứng nhanh hơn và mạnh mẽ hơn, nhưng chắc chắn đó là một sự phản kháng có chừng mực. Phản ứng của dân chúng đã không chỉ trích sự kiện ở Bắc Triều Tiên là  Mỹ bất lực. 


Tuy nhiên, khoảng  chục năm sau, trong hoàn cảnh tương tự, đã thành hình; 52 con tin được coi là một bài trắc nghiệm Rorschach cấp quốc gia. Giống như những chiếc bút mực trong bài kiểm tra tâm lý, ý nghĩa thực sự của sự kiện nằm trong mắt người xử lý. Và điều mà người dân Mỹ đã chứng kiến là sự bất lực của người Mỹ. Họ phản ứng bằng cả sự giận dữ và quyết tâm. Và những cảm xúc này đã đóng  vai trò quan trọng, dẫn đến kết qủa là không bàu cho Jimmy Carter vào tháng  11 (1980).

 

Hàng chục năm trời, người Mỹ nghe nói về sự tích lũy vũ khí vĩ đại của Liên Xô, nghe nói về các cuộc đảo chính  do Liên Xô hỗ  trợ ở châu Phi và châu Á, chứng kiến Mỹ bị lép vế tại Liên hợp quốc...Người Mỹ sôi sục, và họ bầu cho Nixon thay vì cho McGovern; Người Mỹ phản đối - và theo đó, nhiều người trong số họ đã  đón nhận   tuyên bố Ronald Reagan rằng chúng tôi không "từ bỏ kênh đào Panama, đưa Reagan vào vị trí át chủ bài trong chức vụ Tổng thống bốn năm trước khi điều đó thực sự xảy ra.

Vào cuối thập kỷ này, khi tình trạng con tin diễn ra liên tục, khi Liên Xô tiến vào Afghanistan, thái độ của người Mỹ dường như kết tinh: bạn cứng rắn hơn một lần nữa. Thái độ đó - trong các vấn đề đối ngoại và đối nội, giữa cả công chúng và giới tinh hoa, phần lớn là nguyên nhân dẫn đến cuộc bầu chọn  Reagan.


Chắc chắn đó là một thái độ tình cảm, nhưng đó là một thái độ có liên hệ với thực tế và hy sinh. Vào đầu những năm 1970, chỉ có 10% công chúng Mỹ ủng hộ việc tăng ngân sách quốc phòng. Vào cuối thập kỷ này, con số này đã tăng lên 60%. Không phải lần đầu tiên, và hy vọng không phải lần cuối cùng, giới lãnh đạo Mỹ đã phản ứng với sự khôn ngoan của dân chúng: Carter, cam kết cắt giảm ngân sách quốc phòng, nhưng cuối cùng lại phải tăng ngân sách. Reagan, bất chấp áp lực ngân sách, vẫn tiếp tục chính sách đó và nâng cao lợi thế.

.

• Vay mượn tiền  và  nghiện tín dụng

 

Khi phát hiện ra vào đầu năm 1980, sự giao dịch giữa Đông và Tây tương đối còn trong phạm vi  nhỏ. Nói cách khác, lý thuyết về  sự giảm căng thẳng (détente)  nhằm thực hiện  những nhịp cầu qua lại  về kinh tế, ngoại giao, văn hóa, khoa học, nhân đạo. Người ta lý luận rằng những nhịp cầu  này sẽ có giá trị sẽ làm cho người Liên Xô sẽ ngần ngại làm những trò quậy phá  vì sợ rằng những nhịp  cầu sẽ bị đốt cháy. Một nửa của chính sách giảm căng thẳng đã phát huy tác dụng. Những nhịp cầu qua lại thực sự đã được xây dựng, đặc biệt là những nhịp cầu kinh tế. Năm 1971, tổng số nợ của các quốc gia vệ tinh của Liên Xô đối với phương Tây lên tới 8 tỷ USD. Chỉ một thập kỷ sau, vào năm 1981, số tiền liên quan được ước tính là mức 80 - 95 tỷ USD - tăng gấp 10 lần trong một thập kỷ.


Người Nga, người Ba Lan, người Romania, người Hungary và người Séc đã  chìm đắm với việc mua  sắm hàng hóa  và thèm muốn sự xa hoa  của phương  Tây - hầu như tất cả đều được mua bằng sự trợ giúp của thứ hàng  kỳ diệu, đó là tín dụng ngoại tệ mạnh. Các khoản tín dụng đến từ các chính phủ, từ các ngân hàng tư nhân, từ các ngân hàng được chính phủ bảo lãnh hoặc trợ cấp, từ các tập đoàn, từ các công ty được chính phủ bảo lãnh hoặc trợ cấp - tất cả đều có một đặc điểm chung: dòng chảy chuyển  từ Tây sang Đông.

 

Và thế là đến thời Reagan, các quốc gia phương Tây, dù vô tình hay không, đã bắt đầu đóng vai trò thúc đẩy kinh tế. Và kết quả là các quốc gia phương Đông đã trở thành những kẻ nghiện tín dụng.

 

• Phản ứng của người nghiện tín dụng

 

 Tuy nhiên, trong những năm êm ả gần đây nhất, Liên Xô đã không phản ứng theo các quy tắc của chính sách giảm căng thẳng. Một số câu nói sáo rỗng chính xác rằng Liên Xô đã trải qua quá trình xây dựng quân đội thời bình lớn nhất trong lịch sử là một trong những trường hợp như vậy.

 

Đồng thời, và qua sức mạnh quân sự mới của họ, Liên Xô đã xâm lược hết nước láng giềng này, đến đàn áp nước khác, và họ khoe  ra một loạt vũ khí hạt nhân khổng lồ mới.  Đe dọa  bắn tên lửa vào các đồng minh phương Tây. LIên Xô đã sử dụng vũ khí sinh học trái với luật pháp quốc tế, tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố tại một số quốc gia , tài trợ cho các cuộc xâm lược du kích và khuyến khích các cuộc xâm lược. Họ đã thành lập các quốc gia vệ tinh mới ở Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ Latinh.

 

Thế nhưng, chủ nghĩa bành trướng và chủ nghĩa phiêu lưu của Liên Xô phần lớn, được tài trợ bởi chính dòng tín dụng của phương Tây. Một đồng rúp trong nước, được thay thế bằng đồng đô la, đồng franc hoặc đồng mark, để nhập khẩu, sau đó được chuyển  sang Afghanistan, Campuchia, Việt Nam, El Salvador, Cuba, Angola, Ethiopia - hoặc cả việc hướng tên lửa SS-20  vào  các mục tiêu của NATO.

 

•  Cơ hội

 

Như vậy, đó là  hoàn cảnh của kẻ thù hiện đang mắc kẹt trong kinh tế bạch phiến, và các quốc gia phương Tây đã phản ứng như thế nào?  Ở châu Âu, các ngân hàng và doanh nghiệp đã xem xét tình hình Ba Lan và nói, "kinh doanh như thường lệ." Rốt cuộc, có tỷ lệ thất nghiệp cao  chưa nói đến uy tín  của những kẻ đi vay không tôn trọng luật lệ.  Và vì vậy, các chính phủ châu Âu đã đưa ra những tuyên bố bày tỏ sự phẫn nộ liên quan đến tình hình chính trị ở Ba Lan - và ký kết không chính thức  với Liên Xô về một đường ống dẫn cung cấp khí đốt với dòng tiền của phương Tây…

 

David Rockefeller đã đi thăm châu Phi và tuyên bố theo Washington Post rằng sự hiện diện của hàng nghìn quân Cuba và các cố vấn Nga không "ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Mỹ ở Angola. Rõ ràng, nó không can thiệp vào giao dịch  ngân hàng của chúng tôi.. Đối phó với phe xã hội chủ nghĩa, theo Rockefeller nói, người theo chủ nghĩa Marxist, "thực sự không gây ra cho chúng tôi bất kỳ vấn đề nào .... Chúng tôi nhận thấy rằng chúng tôi có thể đối phó với bất kỳ loại chính phủ nào, miễn là họ nghiêm túc và có trách nhiệm." Và sau đó là Thomas Theobald, Phó chủ tịch điều hành của Citibank,  ngay sau cuộc đàn áp của Ba Lan, đã nói "Ai biết hệ thống chính trị hoạt động như thế nào? Bài kiểm tra duy nhất mà chúng tôi quan tâm là: Liệu họ có thể thanh toán các hóa đơn đã vay mượn  hay không?"

 

Tóm lại là đa số người châu Âu không tin rằng có bất kỳ sự thay thế nào về Liên minh với Hoa Kỳ và Canada. Tất nhiên, họ không phải lúc nào cũng nhận ra tác động bất lợi đối với quan điểm của Mỹ và đối với một số nhà hoạch định chính sách (đặc biệt là trong cơ quan lập pháp) của những gì được coi là mất đoàn kết với và trong Liên minh ở Hoa Kỳ hoặc là sự từ chối đối mặt với những rủi ro đi kèm bằng cách bảo mật của riêng họ. Nhưng đa số người dân châu Âu không bị cám dỗ bởi sự trung lập được đảm bảo bởi các siêu cường. Họ biết rằng vào thời điểm khủng hoảng giữa các quốc gia sau này, châu Âu sẽ trở thành con mồi tiềm năng của Liên Xô, vốn đe dọa hủy diệt họ. Trong ngắn hạn, ở bất kỳ mức độ nào, châu Âu chưa sẵn sàng  chấp nhận toàn bộ trách nhiệm về quốc phòng của mình. Do đó, những điểm xung đột đã phát triển giữa châu Âu và Hoa Kỳ, nhưng  không thể được coi là một phần của quá trình phân hóa có chủ ý,  mà là những lời cảnh báo giữa các Đồng minh được chuẩn bị để ngăn chặn sự khác biệt đó xảy ra.[3]

 

 Phản ứng của  quốc hội Mỹ về cuộc chiến tại Ukraine

 

 Phần trên:" tác động bất lợi đối với quan điểm của Mỹ và đối với một số nhà hoạch định chính sách (đặc biệt là trong cơ quan lập pháp) của những gì được coi là mất đoàn kết với và trong Liên minh ở Hoa Kỳ..."  Cho nên phải chăng nhóm” siêu quyền lực”  đã can thiệp vào các cuộc bỏ phiếu liên quan đến chính sách quốc phòng và đối ngoại tại quốc hội? Để rộng đường dư luận, người viết xin trích lại đoạn văn loan tải trước đây:

" ... về 4 cuộc bỏ phiếu tại quốc hội liên quan đến chính sách đối ngoại và quốc phòng trong quá khứ.

1- Public Law 107–40 - 18.9. 2001- Quốc hội chấp thuận gửi quân đội Mỹ chiến đấu tại Afghanistan ... Thượng viện xem xét và thông qua bằng một cuộc bỏ phiếu 98-0. Vào buổi tối cùng ngày, Hạ viện đã thông qua,  với phiếu bầu 420-1, cả hai viện tán thành với số phiếu tuyệt đối cho phép gửi quân đội Mỹ đến Afghanistan.
2- BUILD Act of 2018: Đạo luật BUILD, dễ dàng thông qua một cuộc bỏ phiếu bằng giọng nói tại Hạ viện với chỉ một tiếng nói bất đồng. Kế đến vào tháng 10.2018, Thượng viện đã thông qua Đạo luật BUILD với số phiếu áp đảo 93–6.

3- ARIA 2018 -Về cuộc bỏ phiếu dự luật ARIA  tháng 12.2018, Thượng viện bỏ phiếu 96-0, sau đó 1 tuần Hạ viện đồng thanh bỏ phiếu thuận (a decisive voice vote) không  ai chống đối.̣(Bảo vệ vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương)
4- NDAA 2020 thêm điều khoản PDI - Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng nêu trên, Thượng viện đã bỏ phiếu 81-13 và Hạ viện đã bỏ phiếu 322-87 đánh bại quyền phủ quyết của tổng thống.


Các sự kiện trên cho thấy các dự luật thuộc  chính sách đối ngoại,quốc phòng có sự đồng thuận tại quốc hội, không phân biệt Cộng Hòa hay Dân Chủ.  Phải chăng  nước Mỹ có  một "deep state"(nhà nước ngầm) hoạt động...theo cách nói của TT Putin «The Hill 20.2.2019», hay là viết theo La Presse Canada «21.8.2021» là có "các hành lang quyền lực ở Washington cùng toàn bộ  tập đoàn công nghiệp quốc phòng" can thiệp vào cuộc bỏ phiếu  liên hệ đến các dự luật thuộc chính sách đối ngoại, quốc phòng để đạt sự đồng thuận với số phiếu áp đảo? " «Việt Báo ngày 15.9.2021»

 

Đó là chuyện để tránh “tác động bất lợi” tại quốc hội  của quá khứ, còn trong hiện tại để chuẩn bị đối phó trước việc Nga chuẩn bị cuộc xâm lăng Ukraine, vào ngày 3.2.2022, Hạ viện bỏ phiếu thông qua Nghị quyết bảo vệ Ukraine  với số phiếu thuận tối đa là  426-3.  Mười bốn ngày sau,  Thượng viện Hoa Kỳ  vào ngày 17.2.2022 thông qua Nghị quyết ủng hộ Ukraine qua cuộc bỏ phiếu bằng giọng nói, ̣(không ai chống) Thượng viện đã thông qua một nghị quyết ủng hộ chủ quyền của Ukraine, trong đó kêu gọi Hoa Kỳ "áp đặt những chi phí đáng kể" đối với Nga trong trường hợp xảy ra một cuộc xâm lược. (theo The Hill và C-Span)

 

  Các thiết bị quân sự của Hoa Kỳ  viện trợ cho Ukraine

 

Theo bản văn của Bộ Ngoại Giao phổ biến ngày 21.4.2022 - Kể từ tháng 1 năm 2021, Hoa Kỳ đã chi hơn 4 tỷ đô la vào hỗ trợ an ninh để thể hiện cam kết lâu dài và kiên định của chúng tôi đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Con số này bao gồm hơn 3,4 tỷ đô la kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh tàn bạo, vô cớ  chống lại Ukraine vào ngày 24 tháng 2. Kể từ năm 2014, Hoa Kỳ đã cung cấp hơn 6,1 tỷ đô la hỗ trợ an ninh cho đào tạo và trang thiết bị để giúp Ukraine bảo tồn toàn vẹn lãnh thổ của mình, bảo vệ biên giới của mình và cải thiện khả năng tương tác với NATO. Các thiết bị bao gồm:

 

Hơn 1.400 hệ thống phòng không Stinger; Hơn 5.500 hệ thống chống giáp Javelin; Hơn 14.000 hệ thống chống giáp khác; Hơn 700  máy bay không người lái chiến thuật Switchblade; 90 khẩu pháo 155mm và 184.000 viên đạn pháo 155mm; 72 Xe chiến thuật để kéo Xe pháo 155mm; 11 trực thăng Mi-17; Hàng trăm xe bánh đa dụng cơ động cao được bọc thép; 200 Thiết vaajn xa  M113; Hơn 7.000  súng ngắn; Hơn 50.000.000 viên đạn; 75.000 bộ áo giáp và mũ bảo hiểm; Hệ thống tên lửa dẫn đường bằng laser; Hệ thống máy bay không người lái Puma; Hệ thống máy bay không người lái chiến thuật Phoenix Ghost; Tàu phòng thủ bờ biển không người lái; 14 radar phản pháo; Bốn radar phản cối; Hai radar giám sát đường không; M18A1 mìn Claymore chống người; Thuốc nổ C-4 và thiết bị phá hủy để phá hủy  chướng ngại vật; Hệ thống thông tin liên lạc an toàn chiến thuật; Thiết bị nhìn ban đêm, hệ thống hình ảnh nhiệt, quang học và máy đo khoảng cách laze; Công cụ nhìn hình ảnh vệ tinh thương mại; Đồ bảo vệ khi phá vật liệu nổ; Thiết bị bảo vệ Hóa chất, Sinh học, Phóng xạ, Hạt nhân; Nguồn cung cấp y tế bao gồm bộ dụng cụ cấp  cứu. [4]

 

Đó là chưa kể mới đây Mỹ trao F 16 cho  ba nước Ba Lan, Bảo Gia Lợi và  Slovakia để đổi lấy Mig 29, và được các phi công Ukraine đến 3 nước này lái máy bay về Ukraine. Ngoài ra một số nước trong khối NATO cũng gửi xe tanks T.72  và súng đại bác  đến Ukraine ( theo tin Forbes News và DW News  ngày  20.4.2022 ), có nghĩa là sau 55 ngày cuộc chiến diễn ra   Mỹ và NATO đã chuyển trọng tâm viện trợ vũ khí tấn công thay vì vũ khí phòng thủ.

 

Trung quốc coi  Mỹ là bên tham chiến trong cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine

 

 Một ngày sau thông cáo  Bộ Ngoại Giao nêu trên, ngày 22.4.2022, hãng tin Tân Hoa Xã của Trung quốc chỉ trích: “ Ngay cả khi không bắn một phát súng nào hoặc triển khai bất kỳ binh sĩ nào ở Ukraine, Mỹ vẫn được coi là bên tham chiến trong cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine. Bằng cách vũ khí hóa quyền tối cao tài chính toàn cầu của mình, chủ nghĩa khủng bố tài chính của Washington đang làm leo thang cuộc đối đầu vốn đã gay gắt và gây ra làn sóng chấn động khắp thế giới”.[5]

 

  Các nhà thầu quốc phòng Mỹ có lợi nhuận  lâu dài nhờ  chiến tranh ở Ukraine

 

Theo hãng tin Pháp AFP ngày 3.4.2022 - Các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ không thu lợi nhiều từ hàng nghìn tên lửa, máy bay không người lái và các loại vũ khí khác được gửi đến Ukraine, nhưng về lâu dài họ có lợi nhuận lớn hơn bằng cách cung cấp cho các quốc gia mong muốn tăng cường phòng thủ để chống lại Nga.

 

Giống như các nước phương Tây khác, Hoa Kỳ đã  cung cấp cho Ukraine các tên lửa Stinger và Javelin  vác vai từ các kho dự trữ. Những vũ khí này của Lockheed-Martin và Raytheon Technologies đã chuyển giao cho quân đôị Mỹ cách đây một thời gian.  Các vũ khí quân sự của Mỹ đã trao cho  Kyiv cũng cần được bổ sung…  Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng nói với AFP rằng Ngũ Giác Đài có kế hoạch chi tiêu 3,5 tỷ USD cho mục đích này bởi một đạo luật chi tiêu được quốc hội thông qua vào giữa tháng Ba.


Tên lửa chống tăng Javelin do liên doanh giữa Lockheed và Raytheon chế tạo. Người phát ngôn cho biết: “Chúng tôi có kế hoạch  nhằm  bổ sung nhanh chóng  hàng tồn kho của Mỹ và lấp đầy các kho dự trữ đã cạn kiệt của các đồng minh và đối tác”.


Greg Hayes, Giám đốc điều hành của Raytheon, nói rằng căng thẳng gia tăng ở châu Á, Trung Đông và Đông Âu sẽ dẫn đến doanh số bán hàng cho quốc tế cao hơn - không phải ngay lập tức mà là sau năm 2022 và hơn thế nữa.   Người đồng cấp của ông tại Lockheed-Martin, James Taiclet, chia sẻ  nhận xét  "sự cạnh tranh giữa các cường quốc mới" có thể kích hoạt chi tiêu quân sự của Mỹ cao hơn.

Burkett Huey của Morningstar, một tổ hợp̣ lo về  tài chính, cho biết: “Cuộc chiến ở Ukraine đã làm thay đổi trật tự địa chính trị, theo cách chưa từng được chứng kiến trong 30 năm qua. [6]

 

Theo Business Insider số  xe thiết giáp hiện có của Ukraine do Mỹ và một số nước trong khối NATO  viện trợ mà số lượng còn nhiều hơn số xe tanks của Nga  hiện có tại chiến trường Ukranie (tính đến ngày 21.4.2022).  Việc Mỹ và NATO đã chuyển trọng tâm viện trợ vũ khí tấn công thay vì vũ khí phòng thủ, không biết Nga liệu có đưa ra biện pháp đối phó về việc thay đổi của Mỹ và NATO hay không, hiện  chưa thấy phản ứng từ phía Nga. Nhưng phía Trung quốc ” Mỹ vẫn được coi là bên tham chiến trong cuộc xung đột… gây ra làn sóng chấn động khắp thế giới”.

 

Với phần trình bày trên, xem ra “ Nhóm siêu quyền lực Washington” vẫn duy trì  chính sách đối đầu từ thời Liên Xô trước đây và nay là Nga, và qua cuộc chiến tại Ukraine  phải chăng Mỹ đã làm thay đổi trật tự địa chính trịcủa thế giới?


-- Đào Văn


Nguồn:

[1] Public Intelligence: Bilderberg Conference Report 29-31 May 1954.pdf

[2] Marxists org International:Statement Of 81 Communist And Workers Parties Meeting In Moscow, USSR 1960

[3] Public Intelligence:Bilderberg Conference Report 1982.pdf

[4] Bộ Ng.Giao: US Security Cooperation With Ukraine

[5] Tân Hoa Xã,TQ: Washington's unbounded financial terrorism

[6]  AFP/France24: US Defense contractors see longer term benefits from war in Ukraine

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Canada: Sáu người đã bị bắt trong vụ trộm vàng trị giá hàng chục triệu đô la năm ngoái tại Sân bay Quốc tế Pearson ở Toronto, theo lời cảnh sát Canada và Mỹ cho biết hôm thứ Tư. Cảnh sát cũng đã ra lệnh truy nã ba người khác. Tất cả 9 nghi phạm đã bị truy tố tội trộm với hơn 19 tội danh.
EMS cảnh báo khuynh hướng xã hội ngày nay xem người gầy như một chuẩn mực, dẫn đến tâm lý sợ hãi cơ thể mập một cách thái quá, đặc biệt đối với phụ nữ và thanh thiếu niên.
Trong phiên tòa hình sự xét xử vụ chi tiền bịt miệng tài tử khiêu dâm, các công tố viên muốn thẩm vấn Donald Trump về các vụ kiện dân sự mà cựu Tổng thống bị cáo buộc gian lận và lạm dụng tình dục, nếu ông quyết định cho lời khai trước tòa, theo Reuters.
Thượng Viện với đa số Đảng Dân Chủ đã bác bỏ các cáo buộc luận tội đối với Bộ trưởng Nội An Alejandro Mayorkas, đặt dấu chấm hết cho nỗ lực mà các nghị sĩ Đảng Cộng Hòa đã khởi xướng từ nhiều tháng trước, theo Reuters.
kính mời quí đồng hương tham dự buổi nói chuyện với các vị tăng ni tu viện Lộc Uyển về những phương cách kết nối truyền thông trong gia đình, cải thiện liên hệ giữa cha mẹ con cái.
Biden kêu gọi Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) tăng gấp ba lần mức thuế 7,5% hiện tại đối với thép và nhôm nhập cảng từ Trung Quốc, với lý do TQ cạnh tranh không công bằng đối với công nhân Mỹ từ “các sản phẩm thay thế giá rẻ giả tạo của Trung Quốc được sản xuất với lượng khí thải cao hơn”.
Một ủy ban Quốc Hội đã điều tra và phát hiện ra rằng Trung Quốc đang trực tiếp tài trợ sản xuất các tiền chất của fentanyl để bán ra nước ngoài, và khiến cho cuộc khủng hoảng opioid ở Hoa Kỳ thêm phần trầm trọng. Kết quả điều tra được công bố hôm thứ Ba (16/4), đã vạch trần những động cơ của Bắc Kinh đằng sau việc tiếp tay sản xuất ra các loại hóa chất độc hại này, theo Reuters.
Hôm thứ Ba (16/4), đã có bảy vị bồi thẩm viên được chọn vào bồi thẩm đoàn tham gia phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump ở New York. Phiên tòa này sẽ xét xử các cáo buộc đối với cựu Tổng thống, liên quan đến vụ chi tiền bịt miệng cho một nữ diễn viên phim khiêu dâm. Đến buổi chiều, quá trình chọn lựa bồi thẩm viên tạm kết thúc và dự kiến sẽ tiếp tục vào 9:30 sáng thứ Năm (17/4), theo Washington Post.
Phá giá đôla để tăng xuất cảng... Các cố vấn chủ chốt của Donald Trump được cho là đang âm mưu những cách mới để phá giá đồng tiền Mỹ nếu Trump thắng cử tổng thống vào tháng 11, theo Politico đưa tin. Động thái này sẽ là một nỗ lực mạnh mẽ và đầy rủi ro nhằm nâng cao xuất cảng của Mỹ và giảm thâm hụt thương mại với cái giá phải trả là lạm phát tăng cao và gây nguy hiểm cho sự thống trị toàn cầu của đồng đô la cũng như vị thế là đồng tiền dự trữ chính của thế giới.
FBI loan tin đã mở một cuộc điều tra hình sự về vụ sập cầu ở Baltimore. Hồi tháng 3, một tàu chở hàng lớn đã đâm vào trụ cầu, khiến cho cầu Francis Scott Key bị sập, theo Reuters.
Hạ Viện sẽ tách các gói viện trợ cho Israel và Ukraine thành hai dự luật riêng biệt và tiến hành biểu quyết trong tuần này. Thông tin được Chủ tịch Hạ Viện Mike Johnson công bố, sau hơn 2 tháng kể từ khi Thượng Viện thông qua một dự luật kết hợp cả 2 vấn đề, theo Reuters.
Thêm một vụ đâm dao ở Úc châu: làn trước ở thương xá, lần này ở nhà thờ. Bốn người bị thương trong vụ đâm tại Nhà thờ Christ the Good Shepherd ở Sydney, theo cơ quan dịch vụ khẩn cấp New South Wales cho biết hôm thứ Hai. Cảnh sát cho biết họ đã bắt giữ một nghi phạm đang "hỗ trợ [họ] điều tra."
Theo các viên chức Hoa Kỳ, Tổng thống Joe Biden cảnh báo Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu rằng Hoa Kỳ sẽ không tham gia vào bất kỳ hành động phản công nào đối với Iran, theo Reuters.
Bộ Tư Lệnh đặc trách miền Trung (Central Command, CENTCOM) cho biết, các lực lượng của Hoa Kỳ, với sự hỗ trợ từ các tàu khu trục của Bộ Tư Lệnh Châu Âu (U.S. European Command), đã ngăn chặn hơn 80 máy bay không người lái tấn công một chiều (máy bay không người lái cảm tử, suicide drone) và ít nhất 6 hỏa tiễn đạn đạo nhằm vào Israel từ Iran và Yemen, theo Reuters.
Medi-Cal hiện nay đang chăm sóc y tế cho khoảng 1/3 dân số California, đang đi đầu trong cuộc cách mạng y tế toàn dân ở nước Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.