Hôm nay,  

Cha Bệnh

9/23/202111:11:00(View: 4812)

 Dong Thien


 Cha đã vượt qua cái tuổi mà người xưa gọi là “Cổ lai hy”, nếu là gia đình quyền quý thì ắt đã có cái lễ “Bát tuần khánh tuế” rồi. Ở cái tuổi này hầu như ai cũng phải chịu sự khảo nghiệm của cái già, cha cũng thế, những cơn đau của thể xác đang giày vò hành hạ ngày đêm. Cha vốn ốm yếu, ăn chay trường nhưng chỉ tương chao qua loa nên không đủ dinh dưỡng và đi đến suy kiệt sớm.

 Trông cha tiều tụy mà lòng xót xa, cả tháng này cha chẳng ăn uống gì được, dù chỉ là tí xíu thức ăn cũng làm cho ói ra, đã thế xương khớp lại đau nhức ê ẩm, những cơn đau hành hạ  nhưng bác sĩ không dám cho thuốc giảm đau, quả thật khổ khổ, khổ chồng khổ. Khổ vì cái già, khổ vì bệnh tật, khổ vì đau nhức lại thêm bệnh bao tử, trị cái này thì ảnh hưởng cái kia… Con người ai cũng khổ, phần nhiều là khổ khổ, nhân gian có được mấy người không khổ? 

 Thương cha lắm nhưng chẳng biết làm gì được, sẵn sàng chia sẻ bớt cơn đau của cha nhưng chia làm sao đây? Tứ đại như nhau, trước sau cũng vậy nhưng mỗi người mỗi mệnh, phước đức khác nhau, nghiệp lực khác nhau… thương cha nhưng không chia bớt được những cơn đau của cha. Cha đang chịu cái khổ khổ, cái hoại khổ vốn đã và đang có mặt, cái biến hoại vô thường đang hủy hoại từng tế bào của thân xác cha. Cha từ một thanh niên trẻ khỏe đẹp trai qua sự biến hoại hoại khổ mà thành ra một ông cụ hom hem, từng tế bào xương, tế bào thịt, tế bào da… hao mòn, già cỗi và hư hao. Mắt cha đã mờ chỉ còn khoảng ba mươi phần trăm, xương cốt rệu rạo, da thịt hao hớt gầy mòn, lục phủ ngũ tạng yếu ớt… cái biến hoại qua từng tháng năm, qua từng ngày, thậm chí qua từng phút giây. Con người và vạn vật đều chịu sự biến hoại, chịu sự hoại khổ này. Sau khi sinh ra và phát triển hoàn thiện thì là đi đến giai đoạn hoại khổ, họai khổ chẳng chừa ai. Họai khổ đang từng ngày từng giờ hủy hoại thân xác cha, không chỉ thịt xương máu huyết  mà ngay cả những tế bào thần kinh cũng hao hớt dần. Cha tuy vẫn  minh mẫn nhưng trí nhớ không còn như lúc trẻ, không thể nạp thêm nhiều hay phản ứng nhanh… tất cả mọi người rồi cũng sẽ già và rồi cũng sẽ như cha, không có ai nằm ngoài quy luật sanh – lão – bệnh – tử!

 Thương cha lắm cha ơi! Những ký ức ngày xưa khi con còn nhỏ, cha chở con đi chơi lòng vòng khắp đồng quê, khi thì vào phố thị đi ăn kem, đi tắm biển… Đặc biệt con nhớ có lần ăn cắp tiền trong xách của mẹ, cha bắt gặp nhưng chẳng la lối hay đánh đòn, thậm chí cha cũng chẳng cho mẹ biết. Buổi chiều cha chở con đi dạo mát và nhẹ nhàng khuyên nhủ con. Con nhớ mãi chuyện này, con nhớ đến khi nào trí óc không còn nhớ được nữa mới thôi! 

 Cha đang chịu sự khảo nghiệm của cái khổ khổ, cái hoại khổ và bao lâu nay đã chịu cái hành khổ. Mỗi ngày trôi qua, mỗi phút giây qua đi cũng đồng nghĩa cái khổ đang đến. Ngay từ khi còn là thanh niên, tráng niên bao nhiêu cái vui từ vật chất đến tinh thần đều dẫn đến cái kết cục là khổ, những cái vui ấy có vui trong thời gian ngắn tạm nhưng rồi vẫn là đi đến khổ. Từng ngày, từng giờ cả thân và tâm đều đi đến già lão suy hao nên khổ. Không chỉ mỗi cha thôi, tất cả những người cha, người mẹ trên thế gian này cũng đều vậy cả, cũng đang từ trẻ trung đi đến già nua, bệnh tật… Tức là cũng chịu cả ba cái khổ như cha đang chịu đựng. Thế gian này không có ai tránh được ba cái khổ này, duy có điều phước báo mỗi người khác nhau nên mức độ có khác nhau. Những người đượcc sinh sống ở Âu – Mỹ, nơi mà nền khoa học kỹ thuật tân tiến, kinh tết giaù mạnh, y học hiện đại… thì những phượng tiện kỹ thuật và thuốc men sẽ hỗ trợ tích cực để làm giảm bớt cái đau của thể xác, trợ giúp cái khó của già nua. 

 Thương cha đang từng ngày, từng giờ chịu sự khảo nghiệm của cái gìa, cái bệnh. Cái khổ sinh – lão – bệnh – tử. Thương cha mà xa cách như thế này thì thêm cái khổ ái biệt ly. Con xa ngoài vạn dặm, giờ này lại là lúc dịch bệnh hoành hành, không thể về thăm cha, cái khổ ái biệt ly cũng đau lắm! Thế gian này chắc cũng nhiều lắm chứ không chỉ có cha và con, ái biệt ly không chỉ về khoảng cách địa lý, nhiều khi trong gang tấc vẫn biệt ly như thường.

 Thương cha, cầu nguyện cho cha, cầu nguyện cũng chỉ an ủi và hy vọng phần nào chứ không thể làm thay được cái quả đã chín mùi. Cầu nguyện thế nào cũng không thể làm cho “ Đá nổi dầu chìm” *. Cái tiến trình sanh lão bệnh tử không thể thay đổi hay đảo ngược và cũng không thể làm cho ngưng lại dù chỉ là một sát na.

 Thương cha, nhớ cha! Cha thường tâm sự:” Ngày xưa khi còn nhỏ, nhà nội nghèo, cha phải bắt cá đồng, bắt dông về chặt đầu lột da làm thức ăn… Có lẽ bây giờ trả nghiệp là những cơn đau nhức trong từng đốt xương”, biết nói sao đây? Khi mình là phàm phu, mờ mịt tâm trí thì làm sao biết đâu là đau vì bệnh lý, đâu đau vì nghiệp? hay cả hai? Nhưng điều chắc chắn nnhất là thân xác già nua suy hao thì phải đau nhức. Cái khác ở cha là những cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ nhưng không tìm ra nguyên do. Thương cha, chỉ biết an ủi chút chút:” Chuyện sát sanh ai cũng từng làm qua, nó đã là quá khứ. Cha sám hối rồi thì buông bỏ đi, đừng giữ trong lòng nữa, vừa nhọc tâm lại trạo cử. Kinh Kim Cang có câu:” Pháp thượng ưng xả hà huống phi pháp”, đó là pháp thượng mà còn xả, vậy thì cái việc sát sanh trong quá khứ cha càng phải xả thôi! Buông xuống cho nhẹ lòng, còn cơn đau thể xác thì nhờ bác sĩ và thuốc men.” 



 Cha là một cư sĩ rất chí thành và tinh tấn, sáng, trưa, chiều, tối đều công phu miệt mài. Ấy vậy mà giờ cha phải bỏ vì những cơn đau hành hạ, những cơn đau làm cho cha không thể ngồi hay nằm dù chỉ chừng mươi phút. Thế mới biết tu hành cũng cần sức khỏe và tuổi trẻ, không thể đợi đến già mới tu, đợi đến già thì e không kịp già vì lẽ vô thường, vì không biết có đủ phước báo hay không? Vì không chắc có giữ được tâm niệm ấy được bao lâu?… Mà tu là gì? Có phải cạo đầu vào chùa? hành hạnh sa môn ngày ăn một bữa, tối ngủ dưới gốc cây? Hay miên mật khổ hạnh như mật tông trên núi tuyết?...Việc tu như thế là dành cho những vị hùng tâm đởm lược, chí lớn khí cao, buông đời bỏ dục… Còn với hàng Phật tử tại gia và với hầu hết mọi người như chúng ta thì tu chỉ đơn giản là sửa, sai gì sửa nấy, ai sai nấy sửa, sửa cái xấu thành tốt, cái tồi thành hay; sửa để bớt tham, bớt sân, bớt si… Sửa hành vi, lời nói và suy nghĩ của mình. Sửa từ hại người hại vật thành lợi người lợi vật; sửa sao cho mình hôm nay tốt hơn hôm qua, ngày mai dễ coi hơn hôm nay. Tu là sửa sai thế thôi! Còn giả như chí lớn quyết ra khỏi khổ, quyết liễu sanh thoát tử thì phải noi theo gương Thế Tôn và hành theo những chỉ dạy của ngài.

 Cha thường ẩn nhẫn im lặng chịu đựng những nỗi đau của thể xác lẫn tinh thần, chẳng khi nào cha than vãn điều chi, ngay cả những cơn đau này cũng vậy, cha âm thầm chịu đựng, chịu đựng đến khi vượt quá sức chịu đựng mới nói ra, giá cha nói sớm hơn thì có lẽ những cơn đau sẽ được điều trị sớm hơn, dễ hơn. Một người giỏi nhẫn nhục như cha vậy mà giờ bỏ cả công phu và buộc miệng than đau thì có lẽ cái đau ấy kinh khủng lắm, dữ dội lắm! Nhìn sắc diện của cha phờ phạc, thần sắc tiều tụy mà lòng con xót xa không biết phải nói lời gì. Những lời an ủi cũng trở nên sáo ngữ!

 Con thầm cầu nguyện chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ cho cha sớm vượt qua cơn đau của thể xác. Thương cha nhưng cách xa vạn dặm như thế này thì con biết làm gì đây? Cái khổ sanh lão bệnh tử, cái khổ ái biệt ly, cái khổ oán tắng hội, cái khổ ngũ ấm xí thạnh nó lẫy lừng quá, nó chi phối tất cả mọi con người ở thế gian này. Ba khổ, tám khổ vốn là luật tự nhiên, là bản chất của cõi Sa Bà kham nhẫn, không có cách nào làm thay đổi hay làm khác được. Ba khổ, tám khổ không thể thay đổi, không cũ không mới, nó hiện diện trong từng sát na, nó gắn với con người như hình với bóng, nghiệp nhân thế nào thì quả thế ấy, có thân người đã là quý, nhưng có thân người thì phải có những cái khổ kia, chỉ khi nào đắc quả Arahanta không còn sanh tử nữa thì mới hết ba khổ, tám khổ kia. 

 Ngày xưa còn nhỏ, cứ mỗi ngày rằm hay mùng một cha chở lên chùa lễ Phật. Cha kể tích Phật Thích Ca rời bỏ cung vàng điện ngọc, bỏ cả vợ con để vào rừng tu khổ hạnh, ngày ăn một bữa, đêm ngủ dưới gốc cây...Con khờ khạo bảo:” ông Phật tự làm khổ mình, đang sung sướng nhất trần gian không hưởng lại đâm đầu vào chỗ khổ”. Cha gỉai thích nhiều nhưng con nhỏ quá lại bướng bỉnh và háo thắng nên đâu chịu nghe. Giờ cha già rồi, con cũng đang đi đến cái già mới thấy được sự vĩ đại của ông Phật. Ông Phật buông xả tất cả những thứ mà người đời cầu mong tranh đoạt, tranh đoạt bằng mọi giá, sẵn sàng tru diệt truy sát để đoạt cho bằng được, đoạt đất đai, tài sản, sắc dục, danh tiếng...tất cả những thứ tranh đoạt cho bằng được ấy ông Phật quy vào năm thứ: Tài- sắc -danh- thực- thùy. Ông Phật có tất cả những thứ ấy và xem những thứ ấy như dép rách, rế cùng. Ông Phật buông tất cả để tu đạo và cuối cùng chứng đắc được quả vị chánh đẳng chánh giác. Ông Phật đã mở ra một kỷ nguyên mới cho loài người, khai sáng một con đường giải thoát cho con người, không chỉ con người mà cả chư thiên và những loài phi nhân khác. Nhờ có ông Phật mà loài người có giáo pháp để nương theo đó mà tu, nương vào đó để mà thoát ba khổ, tám khổ. Tuy nhiên thời gian và hiệu quả tùy thuộc nhân duyên, phước báo và năng lực của mỗi người. Nhờ ông Phật mà con người mới biết thế nào là ba khổ, tám khổ, nguyên nhân khổ và cách thoát khổ. Nhờ ông Phật mà con người mới biết mình nên sống như thế nào để mà bớt khổ, tránh khổ và thoát khổ.

Cha đang bệnh, đang chịu đựng những cơn đau giày vò thân xác, nhọc cả tâm. Cha đang khổ cả ngày và đêm nhưng tâm bồ đề của cha không suy suyển, vẫn tin chắc vào giáo pháp của Thế Tôn. Cha không ngồi thiền hay tụng kinh được nhưng cha vẫn miên mật giữ chánh niệm dù cho cơn đau có làm gián đoạn đôi lúc tạm quên. Thương cha lắm, nhưng con đang cách xa cả hai đại dương, không là chim nên không có cánh bay về, không là cá nên chẳng có vây để vượt Thái Bình Dương. Con chỉ biết thành tâm cầu nguyện, cầu nguyện và cầu nguyện chư Phật, chư Bồ Tát, chư hiền thánh tăng gia hộ cho cha.

Thương cha lắm, nhớ cha nhiều!


* Đá nổi dầu chìm

   Đây là cái tích xưa trong kinh Phật, thuở Phật còn tại thế, có một vị Bà La Môn đến hỏi đức Phật về việc cầu nguyện và hiệu quả. Đức Phật giảng giải về nhân quả và bảo cầu nguyện suông không thể thay đổi cái quả đã chín muồi, tỷ như ông có cầu nguyện cách mấy cũng không thể làm cho đả nổi lên và có nguyền rủa cỡ nào cũng không thể làm cho dầu chìm. 


TIỂU LỤC THẦN PHONG 

Ất Lăng thành, 09/21

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thay vì ghi lại những gì đang xảy ra, hôm nay xin được nói chuyện về một đại hội âm nhạc được trực tiếp phát ra trên 3 hệ thống truyền hình lớn ở Mỹ (ABC, CBS, và NBC) vào tối ngày thứ bảy 18 tháng 4 năm 2020, lúc 5 giờ chiều giờ California, 7:00PM ở Texas, và 8 giờ tối ở New York.
Trong cuộc chiến chống lại hậu quả kinh tế của cuộc khủng hoảng Corona, Pháp tăng gói biện pháp lên khoảng 100 tỷ euro. Cho đến nay, 45 tỷ euro đã được lên kế hoạch, trong số những thứ khác để tài trợ cho công việc thời gian ngắn, như bộ trưởng ngân sách Gérald Darmanin tuyên bố hôm thứ Năm.
Tên giữa của COVID-19 nên là “tàng hình.” Con người có thể bị nhiễm vi khuẩn từ một tới ba ngày trước khi thấy các triệu chứng - gồm không ho, nhảy mũi hay sốt – trong điều gọi là “truyền nhiễm không có triệu chứng.” Một nghiên cứu của Singapore cho thấy rằng 10% truyền nhiễm là lây lan không có triệu chứng. Nghiên cứu 3,711 hành khách và nhân viên du thuyền Diamond Princess cho thấy rằng 1/5 những người mang bệnh COVID-19 đều không phát triển các triệu chứng. Một số trong những người này lây lan vi khuẩn qua “truyền nhiễm không có triệu chứng.” Tỉ lệ những người bị lây bệnh mà không bao giờ phát triển các triệu chứng có thể nhiều tới 1/3 đối với tổng dân số người trẻ tuổi và mạnh khỏe hơn những người phục vụ trên thuyền. Khả năng lây lan của vi khuẩn rất dễ từ người sang người là lý do tại sao người được yêu cầu giữ khoảng cách vật lý nơi nơi công cộng. Nhưng con ngưiờ vẫn phải đi ra ngoài để mua những nhu yếu phẩm tại những nơi thường có nhiều người đến.
Vài năm trước, bên bàn nhậu, tui có nghe một cha bợm rượu kể lại chuyện sau: Khi còn tại chức, bà Phan Thúy Thanh – phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao của nước CHXHCNVN – có nuôi một con két nói năng rất sõi. Một hôm, chả may, nó sổ lồng bay mất. Bà Thanh nhờ báo đăng để tìm lại con thú cưng nhưng báo chưa ra mà đã có người đến gõ cửa. Hỏi: Sao anh biết là con vẹt này của tôi? Đáp: Nó chối leo lẻo nên nhà cháu biết ngay là của bà chứ còn ai vào đây nữa.
Từ ngày đại dịch cúm Corona Virus lan tràn ra khắp thế giới, lan tới tận nước Mỹ hiền lành, nhiều giới kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề. Ảnh hưởng nhứt vẫn là bà con trong ngành thẩm mỹ, do nghề nghiệp phải tiếp xúc quá gần với khách hàng, nên bắt buộc phải đóng cửa để tránh sự lây lan. Nhìn qua xứ Phật Ấn Độ, Tổng Thống nước họ lên đài truyền hình vừa ban lịnh nội bất xuất ngoại bất nhập 21 ngày trên toàn quốc, vừa ve vuốt năn nỉ người dân “Ở yên trong nhà 21 ngày hay la cà ngoài đường chơi để vi khuẩn corona tấn công lây bịnh chết chóc khiến đất nước phải lùi lại 21 năm, bà con chọn đi”. Ai mà muốn đất nước mình thụt lùi lại mấy chục năm trong khi thế giới tiến bộ từng ngày, vậy là lịnh ban ra, và Cảnh Sát tuôn ra đường với cây roi mây lăm lăm trên tay, để trừng trị những người bất tuân luật pháp tạm thời.Cô Tư coi cảnh quí ngài cảnh sát xứ Ấn quất cây roi mây vô những người dám chạy rong ngoài đường, hay tụ năm tụ ba ngồi tỉnh bơ trước cửa nhà hút thuốc, a lê hấp, vô nhà mà ngồi,
Do tình hình đại dịch Corona virus, để tránh lây lan theo những hướng dẫn, đề nghị của cơ quan Y Tế địa phương và tiểu bang California, văn phòng chính của Hội Đồng Thẩm Mỹ (HĐTM) sẽ đóng cửa không tiếp xúc với công chúng cho tới khi có thông báo mới. Tuy nhiên, văn phòng vẫn mở cửa cho các nhân viên làm việc. Nếu bạn cần gia hạn bằng cấp hành nghề, xin giấy phép môn bài, hoặc thay đổi chi tiết cá nhân xin vui lòng ghi danh với : www.breeze.ca.gov
Thời gian rảnh rổi phải ở nhà tránh lây lan dịch Corona virus, chị em bạn gái không còn có dịp trang điểm hay diện đẹp đi làm đi chơi…, thì chúng ta ở trong nhà cùng gia đình, dọn dẹp nhà cửa cho gọn gàng sạch sẽ, chăm sóc vườn hoa cây trái, những chuyện mà khi bận rộn làm việc, không có nhiều thờì gian, nhất là gần gũi, chăm sóc, chơi đùa với các con. Hơn thế nữa, với đôi bàn tay khéo léo, phụ nữ có thể tự may lấy những tấm khẩu trang che mũi, che miệng, cho người thân trong nhà dùng khi cần ra ngoài đường, đi chợ, đi ngân hàng, đi đổ xăng, đi theo hẹn với bác sĩ nếu có máy may. Nếu may nhiều, dư ra, hãy cho bạn bè không biết may, gởi tặng cho nhà thương nào cần. Khi may khẩu trang, bạn nhớ nên có túi để có thể nhét vào miếng “Filter” có thể lấy ra thải bỏ sau khi dùng thì bác sĩ, y tá, hay nhân viên làm việc trong nhà thương mới dùng được. May rất dễ chỉ cần vải 100% cotton, sợi giây thun, xếp 2, hay 3 li là vừa vặn. Các bạn có thể tìm trên mạng “YouTube” hướng dẫn cách may.
Họng được cấu tạo như thế nào? Cuống họng là một ống cơ bắp lót bằng một màng nhờn, chiều dài khoảng 2.7 phân và kéo dài từ phía sau của mũi tới thực quản.Nó cấu tạo một phần của hai bộ phận khác nhau là hô hấp và tiêu hóa.Không khí và thực phẩm đi qua đó và chúng ta rất ngạc nhiên là sự cộng sinh này xẩy ra êm ả. Họng chia ra làm ba vùng. Phần trên cùng là mũi hầu, bắt đầu từ xoang mũi. Từ đây không khí và các chất tiết từ mũi và các xoang bắt đầu chẩy ra. Phần giữa là họng miệng, rộng nhất của họng. Chính nơi đây, ngay ở dưới vòm miệng, là đường dẫn không khí hợp với hệ thống chuyên trở thực phẩm. Ở phần thấp nhất của họng là hầu thanh quản với các đường hô hấp và tiêu hóa. Vì chúng gặp nhau, có người cho rằng thực phẩm và nước thường thường đi nhầm đường nhiều hơn. Các ống dẫn không khí, bắt dầu từ phiá sau của họng,uốn cong về đằng trước. Ở đó nó trở thành thanh quản với các dây thanh âm.Thanh quản mở vào khí quản rồi lên phổi.
Thị Trưởng Tạ Đức Trí đã tuyên bố về kết quả cuộc bỏ phiếu nói trên như sau: “Một lần nữa, cư dân của thành phố Westminster đã lên tiếng thật rõ ràng và dứt khoát. Chân thành cảm tạ sự ủng hộ vững vàng của quý vị đối với khối đa số trên hội đồng thành phố và tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi trong nỗ lực duy trì hình ảnh “All-America City” của thành phố Westminster. Chúng tôi trân quý niềm tin của cử tri dành cho chúng tôi trong việc cải thiện thành phố ngày một tốt đẹp hơn cho mọi gia đình sinh sống và làm việc. Qua lá phiếu của mình, quý cử tri đã trao cho chúng tôi một sứ mạng rõ ràng là tiếp tục trọng trách đại diện cho quyền lợi chính đáng của mọi cư dân trong thành phố. Dù cuộc bầu cử dai dẳng đã có lúc trở nên căng thẳng, quý cư dân vẫn vững tin vào chúng tôi bằng những lá phiếu. Chúng tôi xin chân thành tri ân sự ủng hộ mạnh mẽ này và chúng tôi tâm nguyện sẽ tiếp tục cống hiến, phục vụ cư dân bằng việc cải thiện cung cách làm việc của Tòa Thị Chánh.
Tháng 5, 2017, tại Hội nghị Y tế Toàn cầu WHA (World Health Assembly) ở Geneva, Thụy Sĩ, lần đầu tiên đại diện 194 nước thành viên của Tổ chức Y tế Quốc tế WHO (World Health Organization) đã được quyền bầu trực tiếp người chủ tịch. Sau nhiều tháng tranh cử gay go, ông “Tedros” Adhanom Ghebreyes người Ethiopian đã chiến thắng với 133 phiếu thuận. Người về nhì, Bác sĩ David Nabarro của Anh, được 50 phiếu. Ông Tedros kế nhiệm Bác sĩ Margaret Chan — một công dân Gia Nã Đại gốc Hồng Kông, để trở thành người thứ 8 và người Phi Châu đầu tiên giữ chức vụ quan trọng này.
Thượng Nghị Sĩ Lindsey Graham (CH-South Carolina) và TNS Chris Coons (DC-Delaware) và một nhóm các thượng nghị sĩ lưỡng đảng hôm Thứ Năm đã “khẩn cấp” yêu cầu rằng TQ “lập tức” đóng cửa tất cả cáca hoạt động chợ ướt [chợ bán động vật hoang dã] mà đã bị liên kết với đại dịch vi khuẩn corona, theo bản tin Newsmax cho biết hôm Thứ Năm. Trong một lá thư mà Fox News có được, TNS Graham và TNS Coons thúc giục Đại Sứ TQ Cui Tiankai đóng cửa các chợ để “bảo vệ” thế giới khỏi bị “nguy hiểm sức khỏe thêm nữa.”
New York, trung tâm đại dịch vi khuẩn corona tại Mỹ, đã có mức tăng hàng ngày thấp nhất số người vào bệnh viện kể từ cuộc khủng hoảng bắt đầu, nhưng Thống Đốc Andrew Cuomo cảnh báo rằng tiểu bang mới chỉ ở “đợt sóng đầu,” theo CNN cho biết hôm Thứ Năm, 9 tháng 4. “Bạn vẫn chưa ra khỏi rừng,” ông Cuomo cho biết như vậy trong cuộc họp báo hôm Thứ Năm. “Chúng ta đã làm xong vài điều vĩ đại và chúng ta đã cứu mạng bởi vì chúng ta tuân thủ các chính sách này (như ở trong nhà).”
Phi Luật Tân hôm Thứ Tư bày tỏ tình đoàn kết với Việt Nam sau khi Hà Nội phản đối đều mà họ gọi là tài duyên phòng của Trung Cộng đã đâm chìm tàu cá Việt Nam trong vùng Biển Đông tranh chấp, theo AP cho biết hôm Thứ Năm.
là quốc gia cuối nguồn của dòng Mekong, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam lâu nay đã gánh chịu thiệt hại nặng nề từ những con đập thủy điện phía thượng nguồn. Lần này, Việt Nam nên ứng xử thế nào khi đích thân một doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam nhúng tay vào làm chủ đầu tư con đập Luang Prabang?
Không phải là chuyên gia y tế nên tôi chỉ dịch, thông tin liên quan đến đại dịch Corona bắt nguồn từ Wuhan (vì vậy mới có tên Wuhan-Virus (sic)). Riêng về Y, Dược chỉ dựa theo tin của các chuyên gia về Virus, Bác Sĩ hay giới lãnh đạo trách nhiệm về y tế, điển hình ở Đức là Bộ Y Tế dưới sự lãnh đạo của Bộ Trưởng Jens Spahn (CDU). Cũng nói thêm ông Spahn không làm việc một mình, ông Spahn có ban cố vấn giỏi, có sự cố vấn của Viện Robert Koch (RKI) và nhiều giảng sư y khoa nổi tiếng khác. Bên cạnh đó còn có sự nghiên cứu của các Unis và những hãng chuyên sáng chế thuốc nổi tiếng ở Đức, nói riêng khi cần thiết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.