Hôm nay,  

Người Ăn Cơm Phật

15/09/202106:44:00(Xem: 4633)

blank
.
Có một chút khác nhau giữa cách nói “ăn cơm Phật” và “ăn cơm nhà Phật.” Đó là giữa một mô tả về cơm, và một chỉ định về nơi chốn của cơm này. Nhưng cũng có thể nghĩ rằng sẽ không có dị biệt nào, nếu cùng hiểu rằng chữ Phật có nghĩa là “trí tuệ tỉnh thức.” Đức Phật, để nói ngắn gọn, là người đã tỉnh thức.
.
Có một câu ca dao Việt Nam thường nghe, trong đó nói về tâm thức của người ăn cơm Phật. Tác phẩm “Ca Dao Tục Ngữ Phật Giáo Việt Nam” do Thầy Lệ Như Thích Trung Hậu sưu tập, nơi câu thứ 25, có ghi:
.
“Ăn cơm Phật lật đật cả ngày,
Ăn cơm nhà bay thẳng tay mà ngủ.”
.
Hai hình ảnh khác nhau nổi bật. Hễ đã ăn cơm Phật, là bận rộn làm việc liên tục, không mệt mỏi. Hiểu là, ăn cơm Phật, là đã “tỉnh thức trí tuệ,” thì không lười biếng nổi được nữa, nghĩa là lúc nào cũng thấy có việc phải làm, và do cơ duyên lúc nào cũng gặp việc phải làm. Lúc đó, có muốn lười biếng, cũng không lười biếng nổi.
.
Còn “ăn cơm nhà bay,” theo nghĩa đối nghịch với câu trên, có nghĩa là “ăn cơm chúng sinh,” nên hiểu là “cơm của cõi chưa tỉnh thức,”là vẫn còn u mê mờ mịt, lúc nào cũng tự mãn và vui chơi ăn ngủ.
.
Nếu hiểu là ăn cơm nhà chùa, và ăn cơm ngoài đời thì lại nghĩa khác. Nhưng nơi đây không có ý như thế. Kiểu như một câu thường nghe, “ăn mày cửa Phật,” là cụ thể nói chuyện đời. Nhưng khi nói “ăn cơm Phật,” tất cả các nghĩa ngoài đời đều biến dạng, mà chỉ còn có nghĩa là “pháp hỷ, thiền duyệt,” nơi đó chỉ có niềm vui của người đã tỉnh thức.
.
Tuy nhiên, phải khéo léo. Bởi vì, chữ “lật đật” trong tiếng Việt có thể làm chệch ra ngoài ý nghĩa của trung dung, trung đạo. Tuy là làm việc gì cũng có thể làm khẩn cấp, nhanh nhẹn – ngay cả khi viết bài, dịch bài, chạy, bơi, múa võ, đánh quyền… – lúc nào tâm cũng cần giữ nơi lặng lẽ và tỉnh thức. Bởi vì ngay khi để tâm niệm chạy theo quán tính, lúc đó đã không còn là “ăn cơm Phật” nữa. Lúc đó là “ăn cơm nhà bay,” là cơm số nhiều, là “ăn cơm chúng sinh,” là niệm niệm sinh diệt dẫn theo kiếp kiếp sinh diệt.
.
Không giữ được trung dung, là các cõi chúng sinh lôi kéo liền. Nhưng hễ đi chệch hướng, nghĩa là “ăn cơm nhà bay,” nghĩa là khởi tâm chúng sinh, thì lúc đó dù có ngồi thiền quanh năm, dù tụng kinh ngàn biến, dù niệm Phật trọn đời… cũng vẫn gọi là kiểu “thẳng tay mà ngủ,” kiểu không tu gì hết, bởi vì tu trật hướng, có nghĩa là phóng dật vậy.
.
Kinh Pháp Cú, bài kệ 21, do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch, viết:
.
“Không phóng dật, đường sống,
Phóng dật là đường chết.
Không phóng dật, không chết,
Phóng dật như chết rồi.”
.
Câu đầu tiên trong bài kệ trên, tiếng Pali là “Appamado amatapadam.”
.
Tác phẩm “The Dhammapada: Verses and Stories” (Kinh Pháp Cú: Kệ và Truyện Tích) bản dịch Anh ngữ bởi Daw Mya Tin, giải thích:
.
Bài kệ 21: Tỉnh thức là đường tới Bất Tử (Niết Bàn); không tỉnh thức là đường tới sự chết. Những người tỉnh thức sẽ không chết; người không tỉnh thức là kể như đã chết rồi.” (Verse 21: Mindfulness is the way to the Deathless (Nibbana); unmindfulness is the way to Death. Those who are mindful do not die; those who are not mindful are as if already dead.)
.
Trang này còn giải thích về ngữ căn “appamada,” rằng:
.
Theo Bản Chú Giải, chữ này mang toàn bộ ý nghĩa các lời Phật dạy trong Ba Tạng Kinh, và do vậy chữ appamada được dịch như luôn luôn tỉnh thức khi làm việc công đức…” (appamada: According to the Commentary, it embraces all the meanings of the words of the Buddha in the Tipitaka, and therefore appamada is to be interpreted as being ever mindful in doing meritorious deeds...)
.
Như thế, “không phóng dật” có nghĩa là “tỉnh thức không ngừng nghỉ.” Như thế, dù có ngày đêm sáu thời tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền… mà tâm không tỉnh thức, cũng có nghĩa là tâm đã phóng dật. Làm sao có thể tỉnh thức không ngừng nghỉ? Làm sao có thể lúc nào cũng thọ dụng cơm Phật? Có thể nói một cách khác, rằng đừng bao giờ thọ dụng cơm chúng sinh, rằng đừng bao giờ để khởi lên một niệm tham, niệm sân, niệm si nào…
.
Tác phẩm “Tích Truyện Pháp Cú,” do Thiền Viện Viên Chiếu dịch từ cuốn “Buddhist Legends” của Eugène Watson Burlingame, có nói về bài kệ này, trích:
.
II. Phẩm Không Phóng Dật
.
Thời Phật Ca-diếp, có cô con gái viên chưởng khố ở Ba-la-nại, một hôm khi bóng chiều đổ xuống, lấy gương ra soi và trang điểm. Một ni cô bạn thân của cô, người đã dứt hết dục lạc, đến thăm. (Thường những ni cô đã dứt hết dục lạc, hay đến thăm gia chủ ủng hộ mình vào xế chiều). Lúc đó các nàng hầu của cô vắng mặt nên cô bảo vị ni lấy giùm giỏ trang điểm. Nếu không làm theo ý cô, có thể cô nổi sân và như thế sẽ tái sanh vào địa ngục, nhưng nếu nghe lời cô sai bảo thì cô sẽ làm người hầu ở kiếp sau. Làm người hầu dù sao cũng không khổ bằng ở địa ngục, nên vị ni lấy giỏ trang điểm đưa cho cô. Do đó cô trở thành nàng hầu.” (hết trích)


.
Truyện vừa kể cho thấy, chỉ một chút sơ ý thôi, vì có hành vi thiếu tôn kính với một vị ni đã dứt dục lạc, cô con quan phải tái sinh làm nàng hầu. Chỉ một khoảnh khắc thiếu tỉnh thức, thiếu cảnh giác canh giữ ba nghiệp… thế là lỡ cả một kiếp luân lạc.
.
Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là để tâm căng thẳng. Chữ “lật đật” có thể làm hiểu nhầm như thế. Bởi vì đã “ăn cơm trí tuệ” là sẽ biết điều hợp tâm mình “không phóng dật” liên tục, nghĩa là niệm niệm tỉnh thức liên tục. Không phảỉ gấp gáp, không phải lè phè.
.
Trong kinh “Appamada Sutta: Heedfulness” (Kinh Tỉnh Thức) từ Samyutta Nikaya (Tương Ưng Bộ Kinh), bản dịch từ Pali sang Anh văn của Thầy Thanissaro Bhikkhu, trên mạng:

http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn03/sn03.017.than.html 
.
có ghi lời Đức Phật nói tại thành Savatthi, với Vua Pasenadi Kosala, rằng có một phẩm chất làm lợi đời này và nhiều đời sau, đó là, trích dịch:
.
Tỉnh thức, thưa đại vương. Y hệt như dấu chân của tất cả các loài có chân có thể được bao phủ bởi dấu chân của một con voi, và dấu chân voi được tuyên xưng là vô thượng vì kích thước lớn; cũng như thế, tỉnh thức là một phẩm chất bảo đảm lợi ích cả hai phương diện — lợi ích trong kiếp này, và lợi ích trong nhiều kiếp sau.”
.
Như thế, “lật đật cả ngày” chỉ có nghĩa là liên tục ngày đêm sẽ không để một niệm chúng sinh nào sinh khởi, nghĩa là sẽ cắt hết mọi nhân duyên để không cho bất kỳ một hạt gạo nào trở thành một hạt cơm nhà bay…
.
Nghĩa là, ngày đêm sống với cơm Phật, cơm của trí tuệ, cơm của tỉnh thức.
.
Tới đây, chúng ta cần có một cảnh giác. Đó là, động từ “ăn” cho hiểu là đưa thêm cái gì vào. Nghĩa là, “ăn cơm Phật” hiểu là “đưa cơm Phật vào.” Thực sự không phải như nghĩa đó. Mà nên hiểu, cơm Phật đã có sẵn trong tâm rồi. Nếu có pháp nào ngoàì tâm, thì đó là ngoại đạo.
.
Vấn đề chỉ là: cơm đã chín chưa? Nghĩa là, gạo, củi, lửa… mọi thứ đã có sẵn, chỉ còn chờ dọn cơm Phật ra để thọ dụng.
.
Thiền Sư Liễu Quán (1667 – 1742) sau nhiều năm tham học với Thiền Sư Tử Dung ở Huế, tới khi trình kiến giải, “Sớm biết đèn là lửa, cơm chín đã lâu rồi,” bấy giờ mới được khen ngợi là đã hiểu đạo.
.
Đèn là lửa… sóng là nước… niệm niệm đều từ một tâm. Nhưng biết tu pháp tỉnh thức, thì là cơm Phật; chệch đi một chút, sẽ là cơm chúng sinh.
.
Trên đường tu, cũng cần phải tỉnh thức ngay trên pháp tỉnh thức. Bởi vì vô số cảnh giới sẽ trùng trùng hiện ra trong tâm, và chỉ khởi một tâm chúng sinh là sẽ hỏng, chỉ uổng công. Đây chính là chỗ mà bài Bát Nhã Tâm Kinh sẽ giúp cho học nhân. Nơi đây chính là “thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm…”
.
Có cơm Phật cũng không phải là tăng, lìa cơm chúng sinh cũng không phảỉ là giảm. Nhìn lại trong tâm, thực sự là “không tướng,” vì từ nhỏ tới già, chúng ta đã khởi lên vô lượng tâm, thấy vô lượng niệm hiện ra và biến mất…
.
Cũng cần cảnh giác, có một số vị tu thiền lại chấp vào cảnh giới an lạc, thanh tịnh. Thí dụ, khi ngồi thiền, thấy thân tâm mình an lạc, nên sinh tâm ưa thích cảnh thanh tịnh, thoải mái; hay khi rửa chén, chú tâm vào thọ lạc khi thấy nước ấm loang nơi bàn tay và ngửi mùi xà phòng thơm; hay khi nhai cơm, chú tâm vào thọ lạc khi nghiền hạt cơm… vân vân. Nghĩa là, “thấy quá phê” nhờ tập thiền.
.
Coi chừng, ưa thích cảnh thanh tịnh, lúc đó tâm tham sẽ hiện ra. Nhiều thập niên trước, một vị thiền sư ở Bình Dương đã từng dạy rằng, khi ngồi thiền mà thấy mê cảnh thiền định, thì hãy bỏ oai nghi ngồi…
.
Ngược lại, khi ghét cảnh bất tịnh, khi thấy cảnh không như ý mình, lại dễ dàng sinh khởi tâm sân. Thế lại là hỏng. Khi yêu cảnh này, sẽ bị niệm tham mai phục; khi ghét cảnh kia, sẽ bị niệm sân mai phục. Cả yêu cùng ghét đều là bệnh cả.
.
Cho nên, trong khi tu học, nên giữ tâm “bất cấu, bất tịnh” (không dơ, không sạch).
.
Hãy giữ tâm lặng lẽ và tỉnh thức, rồi “không tướng” sẽ hiện ra. Hãy để mặc cho vô lượng sóng niệm sinh khởi và biến dạng, rồi mặt hồ sẽ an tỉnh và ánh trăng sẽ hiện ra.
.
Cảnh giới đó, ánh trăng đó, chính là “cơm Phật.” Tâm đó chính là “không tướng,” chính là tâm của “bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm…”
.
Bạn có thể tập được các bước đầu đơn giản trong việc “ăn cơm Phật” này. Không có gì phải lật đật; đó chỉ là một kiểu nói cách điệu thôi. Hãy khởi sự thật đơn giản: hãy hít thở dịu dàng và tự nhiên, hãy để tâm cảm nhận hơi thở vào và ra dịu dàng. Hãy tập như thế bất kỳ khi nào nhớ tới hơi thở. Cả khi đi, đứng, nằm, ngồi. Trong vài ngày thôi, bạn sẽ thấy khác liền. Và khi nào có dịp, hãy tìm đọc thêm, và tìm các vị thầy hướng dẫn.
.
Tại sao, có cơm lại không chịu ăn? Huống gì, đây lại là cơm Phật.
.
Nguồn: Hoằng Pháp
https://hoangphap.org/nguyen-giac-phan-tan-hai-nguoi-an-com-phat/ 




Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
BRUSSELS – Hôm thứ Hai (20/1), Ủy viên Môi trường EU Jessika Roswall cho biết, Ủy ban Âu Châu (EC) chuẩn bị đưa ra lệnh cấm sử dụng các hợp chất PFAS, hay còn được gọi là “hóa chất vĩnh cửu” (forever chemicals), trong các sản phẩm tiêu dùng, ngoại trừ một số trường hợp thực sự cần thiết cho một số ngành công nghiệp, theo Reuters.
Vào tối Thứ Bảy 18 tháng 1, 2025, dạ tiệc Mừng Xuân Ất Tỵ 2025 của Hội Y Sĩ Việt Nam Miền Nam California (VPASC) được tổ chức tại Hyatt Regency thành phố Irvine
Trước khi chính thức nhậm chức lần thứ hai, Donald Trump đã cam kết ban hành khoảng 100 sắc lệnh hành pháp nhằm tái định hình toàn diện các chính sách của chính phủ. Từ việc siết chặt thực thi luật nhập cư, giảm bớt các sáng kiến đa dạng, cho đến bãi bỏ các quy định về môi trường, các sắc lệnh này không chỉ phản ánh tham vọng của Trump mà còn mang mục tiêu xóa bỏ phần lớn di sản chính trị mà Joe Biden để lại. Trump không phải là vị Tổng thống đầu tiên sử dụng sắc lệnh hành pháp, và chắc chắn cũng không phải là vị cuối cùng. Theo Sharece Thrower, giảng sư về Khoa học chính trị tại Đại học Vanderbilt, sắc lệnh hành pháp đã trở thành công cụ quen thuộc trong chính trị Hoa Kỳ; chúng mang đến nhiều lợi thế cho Tổng thống, nhưng cũng có những giới hạn đáng kể.
Một đoạn clip ghi lại cử chỉ của Elon Musk tại lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump đã làm dấy lên nhiều tranh cãi vì rất giống "lời chào của Hitler", theo đài truyền hình SVT, Thụy điển. Trong buổi lễ diễn ra tại Capital One Arena, Elon Musk cám ơn các cử tri và thực hiện cử chỉ đập vào ngực mình rồi giơ tay thẳng lên theo đường chéo. Hành động này nhanh chóng thu hút sự chú ý và lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Các nhà phê bình đã chỉ trích rất gay gắt, nhiều người cho rằng đó là "lời chào kiểu Hitler" trong khi những người khác lại cho rằng đó chỉ là một cái vẫy tay chào khán giả.
Lễ nhậm chức lần hai của Trump không giống với bất kỳ lễ nhậm chức nào trước đây. Thay vì kêu gọi đoàn kết dân tộc như truyền thống, Trump chỉ trích mạnh mẽ chính quyền Biden, nhấn mạnh rằng nước Mỹ dưới thời ông Biden đã rơi vào tình trạng "sụp đổ." Bài phát biểu của tân tổng thống mang đậm phong cách vận động tranh cử, tập trung vào các chính sách cụ thể thay vì những thông điệp ý nghĩa quốc gia truyền cảm hứng hay lời cảm ơn đến người tiền nhiệm. Điều này phản ánh tính cách lãnh đạo đặc trưng của Trump: không ngại đối đầu và luôn đặt bản thân làm trung tâm.
Vụ kiện do Nippon Steel Corp. đệ trình chống lại chính quyền Biden sẽ bắt đầu vào ngày 3 tháng 2/2025, theo Kyodo News đưa tin hôm thứ Hai trích dẫn các tài liệu của tòa án. Công ty Nhật Bản đã kiện chính quyền cùng với US Steel
Ngày 20 tháng 1 năm 2025, lịch sử Hoa Kỳ lật qua một trang sử mới. Qua một thủ tục chuyển quyền hiến định, tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 47 và sẽ thay đổi một số chính sách cơ bản cho nhiệm kỳ sắp tới...
Ngày 19 tháng 1, người dùng tại Mỹ đã có thể sử dụng Tiktok trở lại, sau khi ứng dụng này tự ngừng hoạt động vào cuối tuần, thời hạn chót để công ty chủ Trung Quốc ByteDance thoái vốn tại Mỹ.
WASHINGTON – Hôm Chủ Nhật (19/1), trong buổi vận động hoành tráng tại Capital One Arena ở Washington, Donald Trump tuyên bố trước hàng ngàn người ủng hộ cuồng nhiệt rằng ông sẽ giữ lời hứa trong chiến dịch tranh cử, áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt về nhập cư ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức, theo Reuters.
BERLIN – Theo một tài liệu mật mà Reuters được xem hôm thứ Bảy (18/1), Đại sứ Đức tại Hoa Kỳ Andreas Michaelis đã cảnh báo rằng chính quyền Trump sắp tới sẽ tước đi sự độc lập của các cơ quan thực thi pháp luật và truyền thông, đồng thời trao “quyền đồng quản trị” cho các tập đoàn công nghệ lớn.
Nga lại vu khống. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tuyên bố hôm Chủ Nhật rằng Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã gây ra một cuộc chiến giữa phương Tây và Nga về vấn đề Ukraine, gần như đã phát triển thành một cuộc xung đột hạt nhân. Medvedev nói thêm rằng những tác động có hại của chính sách của Biden sẽ không sớm được đảo ngược.
Hà Nội: Báo nhà nước sau nhiều tháng im lặng, bắt đầu đăng tin về Thầy Minh Tuệ: Thầy Minh Tuệ cùng 9 sư khất thực sáng 18 tháng 1 năm 2025. Theo Báo HomeVN. Bản tin rất ngắn, viết chỉ mấy dòng như sau: "Thầy Minh Tuệ cùng 9 sư khất thực sáng 18 tháng 1 năm 2025. Sáng ngày 18/1/2025 thầy Minh Tuệ cùng 9 sư khất thực, bà con Lào, Thái Lan đến bố thí rất đông và vui vẻ, trong tâm mỗi người đều xúc động và hạnh phúc
“Chính quyền Nga…gần như luôn tiếp cận Phật giáo với một mức độ thận trọng nhất định”, theo Nikolai Tsyrempilov, sử gia về Phật giáo tại Đại học Nazarbayev University của Kazakhstan, nói với chương trình phát thanh podcast Republic Speaking. “Họ coi các cộng đồng tôn giáo có trụ sở tâm linh bên ngoài nước Nga là những kẻ phát tán ảnh hưởng [nước ngoài] không mong muốn… Bao gồm Hồi giáo, Công giáo và cả Phật giáo,” Tsyrempilov nói với Republic Speaking.
Tại sao không thử làm theo những cách mà khoa học ủng hộ này để đem lại hạnh phúc nhiều hơn trong đời bạn? Một vài người sinh ra hạnh phúc hơn những người khác. Nhưng cho dù bạn thuộc loại người ca hát yêu đời trong lúc tắm và nhảy múa trong mưa, hay là loại người có khuynh hướng khắc khổ hơn, thì hạnh phúc không chỉ là điều gì đó xảy ra đối với chúng ta. Tất cả chúng ta có thể thay đổi tập quán để theo đuổi nó nhiều hơn trong cuộc sống của mình.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.