Hôm nay,  

Người Ăn Cơm Phật

9/15/202106:44:00(View: 4499)

blank
.
Có một chút khác nhau giữa cách nói “ăn cơm Phật” và “ăn cơm nhà Phật.” Đó là giữa một mô tả về cơm, và một chỉ định về nơi chốn của cơm này. Nhưng cũng có thể nghĩ rằng sẽ không có dị biệt nào, nếu cùng hiểu rằng chữ Phật có nghĩa là “trí tuệ tỉnh thức.” Đức Phật, để nói ngắn gọn, là người đã tỉnh thức.
.
Có một câu ca dao Việt Nam thường nghe, trong đó nói về tâm thức của người ăn cơm Phật. Tác phẩm “Ca Dao Tục Ngữ Phật Giáo Việt Nam” do Thầy Lệ Như Thích Trung Hậu sưu tập, nơi câu thứ 25, có ghi:
.
“Ăn cơm Phật lật đật cả ngày,
Ăn cơm nhà bay thẳng tay mà ngủ.”
.
Hai hình ảnh khác nhau nổi bật. Hễ đã ăn cơm Phật, là bận rộn làm việc liên tục, không mệt mỏi. Hiểu là, ăn cơm Phật, là đã “tỉnh thức trí tuệ,” thì không lười biếng nổi được nữa, nghĩa là lúc nào cũng thấy có việc phải làm, và do cơ duyên lúc nào cũng gặp việc phải làm. Lúc đó, có muốn lười biếng, cũng không lười biếng nổi.
.
Còn “ăn cơm nhà bay,” theo nghĩa đối nghịch với câu trên, có nghĩa là “ăn cơm chúng sinh,” nên hiểu là “cơm của cõi chưa tỉnh thức,”là vẫn còn u mê mờ mịt, lúc nào cũng tự mãn và vui chơi ăn ngủ.
.
Nếu hiểu là ăn cơm nhà chùa, và ăn cơm ngoài đời thì lại nghĩa khác. Nhưng nơi đây không có ý như thế. Kiểu như một câu thường nghe, “ăn mày cửa Phật,” là cụ thể nói chuyện đời. Nhưng khi nói “ăn cơm Phật,” tất cả các nghĩa ngoài đời đều biến dạng, mà chỉ còn có nghĩa là “pháp hỷ, thiền duyệt,” nơi đó chỉ có niềm vui của người đã tỉnh thức.
.
Tuy nhiên, phải khéo léo. Bởi vì, chữ “lật đật” trong tiếng Việt có thể làm chệch ra ngoài ý nghĩa của trung dung, trung đạo. Tuy là làm việc gì cũng có thể làm khẩn cấp, nhanh nhẹn – ngay cả khi viết bài, dịch bài, chạy, bơi, múa võ, đánh quyền… – lúc nào tâm cũng cần giữ nơi lặng lẽ và tỉnh thức. Bởi vì ngay khi để tâm niệm chạy theo quán tính, lúc đó đã không còn là “ăn cơm Phật” nữa. Lúc đó là “ăn cơm nhà bay,” là cơm số nhiều, là “ăn cơm chúng sinh,” là niệm niệm sinh diệt dẫn theo kiếp kiếp sinh diệt.
.
Không giữ được trung dung, là các cõi chúng sinh lôi kéo liền. Nhưng hễ đi chệch hướng, nghĩa là “ăn cơm nhà bay,” nghĩa là khởi tâm chúng sinh, thì lúc đó dù có ngồi thiền quanh năm, dù tụng kinh ngàn biến, dù niệm Phật trọn đời… cũng vẫn gọi là kiểu “thẳng tay mà ngủ,” kiểu không tu gì hết, bởi vì tu trật hướng, có nghĩa là phóng dật vậy.
.
Kinh Pháp Cú, bài kệ 21, do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch, viết:
.
“Không phóng dật, đường sống,
Phóng dật là đường chết.
Không phóng dật, không chết,
Phóng dật như chết rồi.”
.
Câu đầu tiên trong bài kệ trên, tiếng Pali là “Appamado amatapadam.”
.
Tác phẩm “The Dhammapada: Verses and Stories” (Kinh Pháp Cú: Kệ và Truyện Tích) bản dịch Anh ngữ bởi Daw Mya Tin, giải thích:
.
Bài kệ 21: Tỉnh thức là đường tới Bất Tử (Niết Bàn); không tỉnh thức là đường tới sự chết. Những người tỉnh thức sẽ không chết; người không tỉnh thức là kể như đã chết rồi.” (Verse 21: Mindfulness is the way to the Deathless (Nibbana); unmindfulness is the way to Death. Those who are mindful do not die; those who are not mindful are as if already dead.)
.
Trang này còn giải thích về ngữ căn “appamada,” rằng:
.
Theo Bản Chú Giải, chữ này mang toàn bộ ý nghĩa các lời Phật dạy trong Ba Tạng Kinh, và do vậy chữ appamada được dịch như luôn luôn tỉnh thức khi làm việc công đức…” (appamada: According to the Commentary, it embraces all the meanings of the words of the Buddha in the Tipitaka, and therefore appamada is to be interpreted as being ever mindful in doing meritorious deeds...)
.
Như thế, “không phóng dật” có nghĩa là “tỉnh thức không ngừng nghỉ.” Như thế, dù có ngày đêm sáu thời tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền… mà tâm không tỉnh thức, cũng có nghĩa là tâm đã phóng dật. Làm sao có thể tỉnh thức không ngừng nghỉ? Làm sao có thể lúc nào cũng thọ dụng cơm Phật? Có thể nói một cách khác, rằng đừng bao giờ thọ dụng cơm chúng sinh, rằng đừng bao giờ để khởi lên một niệm tham, niệm sân, niệm si nào…
.
Tác phẩm “Tích Truyện Pháp Cú,” do Thiền Viện Viên Chiếu dịch từ cuốn “Buddhist Legends” của Eugène Watson Burlingame, có nói về bài kệ này, trích:
.
II. Phẩm Không Phóng Dật
.
Thời Phật Ca-diếp, có cô con gái viên chưởng khố ở Ba-la-nại, một hôm khi bóng chiều đổ xuống, lấy gương ra soi và trang điểm. Một ni cô bạn thân của cô, người đã dứt hết dục lạc, đến thăm. (Thường những ni cô đã dứt hết dục lạc, hay đến thăm gia chủ ủng hộ mình vào xế chiều). Lúc đó các nàng hầu của cô vắng mặt nên cô bảo vị ni lấy giùm giỏ trang điểm. Nếu không làm theo ý cô, có thể cô nổi sân và như thế sẽ tái sanh vào địa ngục, nhưng nếu nghe lời cô sai bảo thì cô sẽ làm người hầu ở kiếp sau. Làm người hầu dù sao cũng không khổ bằng ở địa ngục, nên vị ni lấy giỏ trang điểm đưa cho cô. Do đó cô trở thành nàng hầu.” (hết trích)


.
Truyện vừa kể cho thấy, chỉ một chút sơ ý thôi, vì có hành vi thiếu tôn kính với một vị ni đã dứt dục lạc, cô con quan phải tái sinh làm nàng hầu. Chỉ một khoảnh khắc thiếu tỉnh thức, thiếu cảnh giác canh giữ ba nghiệp… thế là lỡ cả một kiếp luân lạc.
.
Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là để tâm căng thẳng. Chữ “lật đật” có thể làm hiểu nhầm như thế. Bởi vì đã “ăn cơm trí tuệ” là sẽ biết điều hợp tâm mình “không phóng dật” liên tục, nghĩa là niệm niệm tỉnh thức liên tục. Không phảỉ gấp gáp, không phải lè phè.
.
Trong kinh “Appamada Sutta: Heedfulness” (Kinh Tỉnh Thức) từ Samyutta Nikaya (Tương Ưng Bộ Kinh), bản dịch từ Pali sang Anh văn của Thầy Thanissaro Bhikkhu, trên mạng:

http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn03/sn03.017.than.html 
.
có ghi lời Đức Phật nói tại thành Savatthi, với Vua Pasenadi Kosala, rằng có một phẩm chất làm lợi đời này và nhiều đời sau, đó là, trích dịch:
.
Tỉnh thức, thưa đại vương. Y hệt như dấu chân của tất cả các loài có chân có thể được bao phủ bởi dấu chân của một con voi, và dấu chân voi được tuyên xưng là vô thượng vì kích thước lớn; cũng như thế, tỉnh thức là một phẩm chất bảo đảm lợi ích cả hai phương diện — lợi ích trong kiếp này, và lợi ích trong nhiều kiếp sau.”
.
Như thế, “lật đật cả ngày” chỉ có nghĩa là liên tục ngày đêm sẽ không để một niệm chúng sinh nào sinh khởi, nghĩa là sẽ cắt hết mọi nhân duyên để không cho bất kỳ một hạt gạo nào trở thành một hạt cơm nhà bay…
.
Nghĩa là, ngày đêm sống với cơm Phật, cơm của trí tuệ, cơm của tỉnh thức.
.
Tới đây, chúng ta cần có một cảnh giác. Đó là, động từ “ăn” cho hiểu là đưa thêm cái gì vào. Nghĩa là, “ăn cơm Phật” hiểu là “đưa cơm Phật vào.” Thực sự không phải như nghĩa đó. Mà nên hiểu, cơm Phật đã có sẵn trong tâm rồi. Nếu có pháp nào ngoàì tâm, thì đó là ngoại đạo.
.
Vấn đề chỉ là: cơm đã chín chưa? Nghĩa là, gạo, củi, lửa… mọi thứ đã có sẵn, chỉ còn chờ dọn cơm Phật ra để thọ dụng.
.
Thiền Sư Liễu Quán (1667 – 1742) sau nhiều năm tham học với Thiền Sư Tử Dung ở Huế, tới khi trình kiến giải, “Sớm biết đèn là lửa, cơm chín đã lâu rồi,” bấy giờ mới được khen ngợi là đã hiểu đạo.
.
Đèn là lửa… sóng là nước… niệm niệm đều từ một tâm. Nhưng biết tu pháp tỉnh thức, thì là cơm Phật; chệch đi một chút, sẽ là cơm chúng sinh.
.
Trên đường tu, cũng cần phải tỉnh thức ngay trên pháp tỉnh thức. Bởi vì vô số cảnh giới sẽ trùng trùng hiện ra trong tâm, và chỉ khởi một tâm chúng sinh là sẽ hỏng, chỉ uổng công. Đây chính là chỗ mà bài Bát Nhã Tâm Kinh sẽ giúp cho học nhân. Nơi đây chính là “thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm…”
.
Có cơm Phật cũng không phải là tăng, lìa cơm chúng sinh cũng không phảỉ là giảm. Nhìn lại trong tâm, thực sự là “không tướng,” vì từ nhỏ tới già, chúng ta đã khởi lên vô lượng tâm, thấy vô lượng niệm hiện ra và biến mất…
.
Cũng cần cảnh giác, có một số vị tu thiền lại chấp vào cảnh giới an lạc, thanh tịnh. Thí dụ, khi ngồi thiền, thấy thân tâm mình an lạc, nên sinh tâm ưa thích cảnh thanh tịnh, thoải mái; hay khi rửa chén, chú tâm vào thọ lạc khi thấy nước ấm loang nơi bàn tay và ngửi mùi xà phòng thơm; hay khi nhai cơm, chú tâm vào thọ lạc khi nghiền hạt cơm… vân vân. Nghĩa là, “thấy quá phê” nhờ tập thiền.
.
Coi chừng, ưa thích cảnh thanh tịnh, lúc đó tâm tham sẽ hiện ra. Nhiều thập niên trước, một vị thiền sư ở Bình Dương đã từng dạy rằng, khi ngồi thiền mà thấy mê cảnh thiền định, thì hãy bỏ oai nghi ngồi…
.
Ngược lại, khi ghét cảnh bất tịnh, khi thấy cảnh không như ý mình, lại dễ dàng sinh khởi tâm sân. Thế lại là hỏng. Khi yêu cảnh này, sẽ bị niệm tham mai phục; khi ghét cảnh kia, sẽ bị niệm sân mai phục. Cả yêu cùng ghét đều là bệnh cả.
.
Cho nên, trong khi tu học, nên giữ tâm “bất cấu, bất tịnh” (không dơ, không sạch).
.
Hãy giữ tâm lặng lẽ và tỉnh thức, rồi “không tướng” sẽ hiện ra. Hãy để mặc cho vô lượng sóng niệm sinh khởi và biến dạng, rồi mặt hồ sẽ an tỉnh và ánh trăng sẽ hiện ra.
.
Cảnh giới đó, ánh trăng đó, chính là “cơm Phật.” Tâm đó chính là “không tướng,” chính là tâm của “bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm…”
.
Bạn có thể tập được các bước đầu đơn giản trong việc “ăn cơm Phật” này. Không có gì phải lật đật; đó chỉ là một kiểu nói cách điệu thôi. Hãy khởi sự thật đơn giản: hãy hít thở dịu dàng và tự nhiên, hãy để tâm cảm nhận hơi thở vào và ra dịu dàng. Hãy tập như thế bất kỳ khi nào nhớ tới hơi thở. Cả khi đi, đứng, nằm, ngồi. Trong vài ngày thôi, bạn sẽ thấy khác liền. Và khi nào có dịp, hãy tìm đọc thêm, và tìm các vị thầy hướng dẫn.
.
Tại sao, có cơm lại không chịu ăn? Huống gì, đây lại là cơm Phật.
.
Nguồn: Hoằng Pháp
https://hoangphap.org/nguyen-giac-phan-tan-hai-nguoi-an-com-phat/ 




Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Vào ngày 4 tháng 7 năm 1776, các nhà lập quốc Hoa Kỳ đã đặt bút ký vào một bản tuyên ngôn làm rung chuyển thời đại: “Tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng… và được ban cho những quyền không thể chuyển nhượng.” Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là văn kiện pháp lý, mà còn là bản thệ ước thiêng liêng cho một thể chế được xây dựng trên niềm tin vào pháp quyền, sự kiểm soát quyền lực và phẩm giá con người. Gần hai thế kỷ rưỡi sau, trong ánh pháo hoa rực rỡ ngày Quốc khánh, người dân Mỹ đang sống trong một thực tại đầy nghịch lý: nền dân chủ từng được xem như ngọn hải đăng của tự do nay đang dần rơi vào trạng thái mong manh, hỗn loạn và bị thao túng bởi chính những yếu tố mà các nhà lập quốc từng cảnh báo.
- Illinois: Dân biểu tiểu bang Hoan Huynh (Dân Chủ) sẽ ứng cử chức Dân Biểu liên bang trong bầu cử giữa kỳ 2026 - Tòa Tối cao cho Trump trục xuất di dân tới Nam Sudan, bất kể họ có liên hệ gì nơi đây hay không - Trump sẽ tổ chức đấu võ tại Nhà Trắng.
Ông Trump và ông Miller nói rằng người di dân đang xâm lược California. Người dân sống ở California và chính quyền California nói rằng không có cuộc xâm lược nào cả. Chúng ta nên tin ai? Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh cho Lực lượng Vệ binh Quốc gia California đến Los Angeles. Ông cho biết quân đội cần phải "giải phóng" Los Angeles khỏi "cuộc xâm lăng của người di dân".
Sky River Casino khởi động mùa hè với chương trình Biếu Tặng Xe Bronco Cực Chất trị giá $300,000 kéo dài suốt tháng Bảy, nổi bật với cơ hội trúng chiếc Ford Bronco Badlands 2025 hoàn toàn mới. Đồng thời, sòng bạc tháng này cũng giới thiệu Giải Đấu Blackjack Hàng Tuần trị giá $130,000, mang đến trải nghiệm cạnh tranh mới mẻ cho những người yêu thích bài tây.
Trong tình hình xã hội phân cực sâu sắc như hiện nay, cộng đồng LGBTQ đang trở thành mục tiêu phân biệt đối xử của các chính sách mới ở Hoa Kỳ. Chính quyền Trump tuyên bố sẽ ngừng tài trợ cho đường dây nóng phòng chống tự tử dành cho cộng đồng LGBTQ, dịch vụ đã phục vụ hơn 1.3 triệu thanh thiếu niên kể từ năm 2022. Vào ngày 18/06/2025, Tối Cao Pháp Viện đã duy trì lệnh cấm ở Tennessee đối với dịch vụ chăm sóc y tế khẳng định giới tính cho trẻ vị thành niên chuyển giới. Chính quyền cũng ban hành lệnh từ chối cấp sổ thông hành cho người Mỹ chuyển giới và đồng tính, nhưng bị một thẩm phán liên bang chặn lại.
Theo một bản tin trên tờ Huffpost.com, chính phủ liên bang có thể sẽ phải điều chỉnh lại quy trình cấp số An Sinh Xã Hội (Social Security), sau khi Tối Cao Pháp Viện (TCPV) ra phán quyết rằng chỉ thị của Tổng thống Donald Trump về việc chấm dứt quyền có quốc tịch theo nơi sinh (birthright citizenship) có thể được thi hành tại những nơi chưa bị tòa án cấp dưới ngăn chặn.
Ước muốn bấy lâu của Tổng thống Donald Trump về việc sáp nhập Canada để biến quốc gia láng giềng phương Bắc thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ lại tiếp tục gây xôn xao. Mặc dù lời “mời gọi” này đã nhiều lần bị các lãnh đạo Canada dứt khoát bác bỏ, dù là cựu Thủ tướng Justin Trudeau hay đương kim Thủ tướng Mark Carney, Trump vẫn nhiều lần công khai nhắc lại ý định gây tranh cãi này.
Tom Mollenkopf, Chủ tịch Hiệp hội Nước Quốc tế IWA (International Water Association) nhận định rằng: “Dự án đổi mới kiểm soát ô nhiễm hồ Nhĩ Hải và Phát triển Lưu vực đã cung cấp những hiểu biết quan trọng cho lĩnh vực môi trường nước toàn cầu”. Dự án được đánh giá là xuất sắc và đã được trao tặng Huy chương Bạc tại Đại hội Triển lãm Nước Thế giới. [Copenhagen 08.2022]
(WASHINGTON, ngày 3 tháng 7, APNews) – Bất chấp những khuyến nghị từ các khoa học gia của chính phủ, một viên chức cấp cao trong chính phủ, đang công tác dưới quyền Bộ trưởng Y Tế Robert F. Kennedy Jr., đã tự ý can thiệp vào quy trình chuẩn thuận vắc-xin để giới hạn phạm vi sử dụng của hai loại vắc-xin COVID-19.
(WASHINGTON, ngày 2 tháng 7, Reuters) – Một tòa án liên bang hôm Thứ Tư (2/7) đã ra phán quyết chặn lệnh cấm tị nạn của Tổng thống Donald Trump tại biên giới Hoa Kỳ-Mexico. Thẩm phán tuyên bố rằng Trump đã vượt quá thẩm quyền khi tự ý ban bố tình trạng khẩn cấp liên quan đến nhập cư bất hợp pháp và gạt bỏ các thủ tục pháp lý hiện hành.
Như mọi người đều biết, người ta càng lớn tuổi chừng nào, thì người ta lại thường hay nhớ tới những kỷ niệm trong dĩ vãng của mình nhiều bấy nhiêu. Nhất là những người cao niên đã về hưu, không còn bị ràng buộc bởi những công việc làm thường ngày của mình như trước kia, nên có nhiều thì giờ rành rỗi ngồi ở nhà một mình, để hồi tưởng lại những kỷ niệm buồn vui khó quên trong cuộc đời mình, rồi để có những lúc tâm sự cho nhau nghe lại những kỷ niệm khó quên
Chỉ từ một mặt nước tĩnh lặng, trăng mới có thể soi chiếu và tỏa sáng. Chỉ từ một tâm bình thường, định tĩnh, những phiền não dục vọng mới có thể tan biến, hiển lộ trí tuệ siêu việt của bậc hiền nhân.
Bài viết này sẽ phân tích lời dạy của sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh về ý chỉ Thiền Tông: vùng vằng chống chọi với những cái được thấy và được nghe là chưa biết đạo. Sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh là một tác phẩm về Thiền Tông Việt Nam xuất bản lần đầu vào năm 1796. Tác phẩm này được in trong Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V, ấn hành năm 2006 tại Hà Nội, do nhiều tác giả trong Viện Nghiên Cứu Hán Nôm biên dịch.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.