Hôm nay,  

Tuyên Bố Của Đặc Ủy Nhân Quyền Thuộc Chính Phủ Đức Về Việc Kết Án Ba Nhà Báo Việt Nam

08/01/202109:32:00(Xem: 3289)

Đặc Ủy Nhân Quyền Đức
Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Liên bang Đức, Bà Bärbel Kofler.


 

Hôm nay, ngày 5.1.2021, liên quan đến việc kết án các nhà báo Việt Nam Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức tại Bộ Ngoại giao, bà Bärbel Kofler phát biểu như sau:

Một lần nữa, các nhà hoạt động ở Việt Nam lại bị kết án tù dài hạn vì tranh đấu ôn hòa cho tự do báo chí và tự do bày tỏ ý kiến, cũng như thành lập các công đoàn tự do và độc lập. Chính phủ Việt Nam đang tiếp tục đường lối đàn áp xã hội dân sự cũng như quyền tự do bày tỏ ý kiến và tự do biểu tình. 

Với sự kết án này, Việt Nam đã vi phạm các công ước quốc tế mà nước này đã cam kết tuân thủ. Hiến pháp Việt Nam cũng bảo đảm quyền tự do bày tỏ ý kiến và tự do báo chí. Việc kết án các công dân vì hoạt động ôn hòa của họ là không chính đáng. 

Tôi kêu gọi Chính phủ Việt Nam không bắt giam công dân thực hiện quyền của họ, trả tự do cho các tù nhân chính trị và để xã hội dân sự tham gia với các yêu cầu chính đáng của họ vào trong quá trình ra quyết định chính trị và tôn trọng nhân quyền của mọi người Việt Nam!“.

 

Thông tin về vụ việc:

Vào ngày 5 tháng 1 năm 2021, nhà báo Phạm Chí Dũng bị kết án tù dài hạn 15 năm tù, cộng 3 năm quản chế, ông Nguyễn Tường Thụy cũng như Lê Hữu Minh Tuấn bị kết án 11 năm tù, cộng 3 năm quản chế; về tội “Tuyên truyền chống nhà nước”.

Là thành viên sáng lập kiêm Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN), Phạm Chí Dũng từ lâu đã là một nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền. Cho đến khi bị bắt hồi tháng 11 năm 2019, ông ta viết tới 3 bài báo mỗi ngày, cho nhiều hãng truyền thông trong và ngoài nước (bao gồm Đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA, Đài Á Châu Tự do RFA, đài BBC và đài RFI). Năm 2014, ông Dũng được Tổ chức Phóng viên Không Biên giới vinh danh là một trong 100 “Anh hùng thông tin”.

Nguyễn Tường Thụy là Phó Chủ tịch IJAVN, cũng như cộng tác với Đài Á Châu Tự Do – RFA. Trong các bài viết của mình, ông Thụy tố cáo tham nhũng và các tệ nạn khác.

Lê Hữu Minh Tuấn cũng cộng tác với đài RFA trong tư cách là một nhà báo độc lập. Ông đưa tin về bất công xã hội, chính trị trong nước và phong trào dân chủ ở Việt Nam.

 

Nguồn: https://baotiengdan.com/2021/01/05/tuyen-bo-cua-dac-uy-nhan-quyen-chinh-phu-duc-ve-viec-ket-an-ba-nha-bao-viet-nam/

___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

 

Bản gốc tiếng Đức của Bộ Ngoại giao CHLB Đức

 

Menschenrechtsbeauftragte Kofler zur Verurteilung von drei Journalisten in Vietnam zu langen Haftstrafen

05.01.2021 - Pressemitteilung

Zur Verurteilung der vietnamesischen Journalisten Pham Chi Dung, Nguyen Tuong Thuy und Le Huu Minh Tuan sagte die Beauftragte der Bundesregierung für Menschenrechtspolitik und Humanitäre Hilfe im Auswärtigen Amt, Bärbel Kofler, heute (05.01):

Erneut sind in Vietnam Aktivisten zu hohen Gefängnisstrafen verurteilt worden, die sich friedlich für‎ Presse- und Meinungsfreiheit sowie für die Gründung von freien und unabhängigen Gewerkschaften eingesetzt haben. Die vietnamesische Regierung setzt damit ihren Kurs der Unterdrückung von Zivilgesellschaft sowie Meinungs- und Demonstrationsfreiheit fort.

Vietnam verletzt mit dieser Verurteilung internationale Konventionen, zu deren Einhaltung sich das Land verpflichtet hat. Auch die vietnamesische Verfassung garantiert Meinungs- und Pressefreiheit. Es ist nicht zu rechtfertigen, wenn Bürger wegen ihres friedlichen Engagements ‎verurteilt werden.

Ich rufe die vietnamesische Regierung dazu auf, Bürger nicht für die Wahrnehmung ihrer Rechte zu inhaftieren, politische Häftlinge freizulassen und die Zivilgesellschaft mit ihren berechtigten Forderungen in den politischen Entscheidungsprozess einzubinden und die Menschenrechte aller Vietnamesen zu achten!

Hintergrund:

Am 5. Januar 2021 wurden gegen die Journalisten Pham Chi Dung, Nguyen Tuong Thuy und Le Huu Minh Tuan wegen „Propaganda gegen den Staat“ lange Gefängnisstrafen verhängt: 15 Jahre Haft plus 3 Jahre Bewährung sowie zwei Mal 11 Jahre Haft plus 3 Jahre Bewährung.

Als Gründungsmitglied und Vorsitzender der Vereinigung unabhängiger Journalisten in Vietnam (Independent Journalists Association of Vietnam IJAVN) setzt sich Pham Chi Dung seit langer Zeit für Demokratie und Menschenrechte ein. Bis zu seiner Verhaftung im November 2019 hat er täglich bis zu drei Artikel für verschiedene in- und ausländische Medien geschrieben (darunter Voice of America VOA, Radio Free Asia RFA, BBC und RFI). Im Jahr 2014 wurde Dung von „Reporter ohne Grenzen“ zu einem der hundert „Helden der Information“ erkoren.

Nguyen Tuong Thuy ist stellvertretender Vorsitzender der IJAVN und gleichzeitig Redakteur bei Radio Free Asia RFA. In seinen Beiträgen prangerte Thuy Korruption und andere Missstände an.

Le Huu Minh Tuan arbeitet ebenfalls als unabhängiger Journalist mit RFA zusammen. Er berichtete über soziale Ungerechtigkeit, Innenpolitik und die demokratische Bewegung in Vietnam.

https://www.auswaertiges-amt.de/de/newsroom/mrhhb-verurteilung-jounalisten-ange-haftstrafen/2431958

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nói rõ, tôi không phải là một nhà văn hay một nhà báo gì cả. Tôi chỉ là một “nhà gõ”. Tôi chỉ gõ laptop mà thôi. Tôi gõ chùa, không vì tiền (gõ chùa) nhưng gõ cho vui, để tự mình trau dồi thêm kiến thức, để tự học hỏi, để tự mình giải khuây, để khỏi nghĩ quẩn, để khỏi bị bệnh Alzeihmer, để thoát ly và cũng để giảm bớt stress trong cuộc sống, v.v...
Trong không khí gây gây lạnh của ngày cuối năm, người Việt tha hương ở Nam Cali vẫn có những ngày nắng ấm hanh vàng làm tươi hồng đôi má các cô thiếu nữ đương xuân. Đèn hoa lễ hội được trang hoàng khắp nơi chào đón ngày Chúa chào đời.
Tôi gọi cha tôi là cha. Không là bố, là ba, là tía, là thầy, hay là cậu. Tôi gọi mẹ tôi là mẹ, không là má, là mạ, là măng, hay là u. Tôi “quê một cục” vì tôi sinh ra và lớn lên ở một miền quê khô cằn. Sau này tôi thấy từ “cha” sao thân thương quá, vừa nhẹ nhàng vừa âu yếm, vừa thật thà lại vừa thiết tha.
-Bữa qua có chuyện ngộ lắm. Cái bàn cầu nhà tui cứ xục xịch hoài. Cái này có từ hồi mua nhà 10 năm trước, chứng tỏ hai con ốc nó cũ tới mức nào mới lỏng le vậy.
Nghe người ta nói: Người đẹp không cần son phấn, có đúng không chị?. Em thì lúc nào cũng cần son phấn, có ngược đời không chị nhỉ?
Màu tóc tự nhiên của người Á Đông là màu đen. Màu tóc đen mướt, mịn màng rất đẹp. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng nên làm cho màu tóc đen thêm phần tươi sáng nhờ vài nhiên liệu thường có sẵn trong nhà bếp, hoặc mua với giá khá rẻ ở chợ thực phẩm.
Nếu một người chủ thuê nhân viên có sự đối xử phân biệt, hoặc trả thù (ví dụ: người chủ sa thải một nhân viên bởi vì nhân viên đó đã hỏi anh ta tại sao họ không được trả tiền lương tối thiểu, hoặc bởi vì nhân viên đó nộp đơn, hoặc đe dọa nộp đơn yêu cầu tới bộ lao động), nhân viên đó có thể khiếu nại sự đối xử/ phân biệt/ trả thù tới văn phòng bộ lao động.
Chút ngỗ ngáo tom-boy. Màu sắc mùa thu hài hòa với tông nâu vàng đen, áo choàng dài, giày thể thao, đế thấp và bằng, thích hợp với những người có vóc dáng cao thon.
Bộ Nội An và Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ vừa loan báo những kế họach nhằm đưa ra khá nhiều điều lệ mới về di trú trong vài tháng sắp tới. Những quy luật này sẽ áp dụng cho những du khách xin chiếu khán công việc B-1, sinh viên du học với chiếu khán F1, những người chuyên nghiệp xin chiếu khán làm việc H1B và chiếu H4 dành cho người phối ngẫu của họ, và chiếu khán L-1.
Tin tức về việc Hạ Viện với đại đa số dân biểu Dân Chủ đã chính thức bỏ phiếu thông qua 2 điều khoản luận tội Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 18 tháng 12 đã gây sự chú ý đặc biệt trên khắp thế giới.
Đại Sứ Trung Quốc tại Thụy Điển là ông Quế Tòng Hữu đã bị các Nghị Sĩ Thụy Điển đòi trục xuất vì ông này đã nhiều lần phát ngôn uy hiếm Thụy Điển vì Hội Nhà Văn Thụy Điển đã trao giải thưởng Tucholsky cho một nhà văn và nhà xuất bản người Thụy Điển gốc Hồng Kông
Tô Kiều Ngân tên thật Lê Mộng Ngân, ông sinh năm 1926 tại Huế. Từ nhỏ ông đã sớm tỏ ra có chất nghệ sĩ, thường trốn học, đi chơi đó đây với cây sáo trúc không mấy khi rời tay.
Trung Tâm Công Giáo Việt Nam tọa lạc tại 1538 N. Century Blvd, Santa Ana, CA 92703, được hình thành vào năm 1975, với một số người Công Giáo tỵ nạn tại Orange County, với lúc đầu chỉ chừng 3,000, nhưng tới năm 1982 con số nầy đã tăng lên tới 7,000. Tuy đã có Thánh Lễ bằng tiếng Việt tại 9 nhà thờ của giáo xứ, nhưng họ vẫn thấy cần một nơi để sinh hoạt theo phong tục của người Việt.
Bị nước Tàu đô hộ ngàn năm, Việt Nam không bị đồng hóa mà vẫn giữ được truyền thống dân tộc. Tiếng nói, chữ viết, cách ăn mặc, tập tục, phong thái...và nói chung, mọi thứ đều là Việt Nam. Chuyện đó ai cũng biết.
Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn quê gốc làng Thanh Lương, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Ông sinh ngày 18 tháng 11 năm 1937 tại làng Dư Khánh, tỉnh Ninh Thuận.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.