Thực vậy, chưa bao giờ CS Hà nội bị áp lực thay đổi hơn lúc này. Một, do học lý; hệ kinh tế xã hội chủ nghĩa đã chuyển đổi sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nói theo định hướng xã hội chủ nghĩa mục đích là để không phải thay đổi chánh trị. Thực tế không thể làm như vậy được. Dầu không bao giờ hoà tan trong nước. Kinh tế thay là chánh trị phải đổi. Đó là luật chết. Hai, do nhân dân; Hiến pháp CS được xây dựng một phần lớn trong thời chiến, quyền lợi của nhân dân bi hy sinh vì lý do chiến tranh, lý do an ninh. Một phần tư thế kỷ hoà bình rồi. Một người lớn không thể mặc chiếc áo thời con nít được. Phong trào đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền, chống tham nhũng, đã phát triễn theo qui trình không thể đảo ngược được. Ba, do nội bộ Đảng; đa số đảng viên trí thức, lão thành, hồi hưu sống sát với quần chúng nhân dân thấy rõ Đảng phải sửa đổi hay Đảng phải chết . Bốn, do quốc tế, hầu hết các nước có liên quan ngoại giao, kinh tế và cả Liên hiệp quốc nữa không ngừng thúc đẩy CS Hà nội chuyển đổi cơ cấu. Đa số các viện trợ đều kèm điều kiện chánh trị này.
Trước đòi hỏi không thể chối bỏ được ấy, CS Hà nội giải quyết vấn đề bằng phương pháp bá đạo và mị dân. Một mặt, CS mở cả chiến dịch qui mô tuyên truyền sửa đổi Hiến pháp. Không lãnh tụ nào không nói. Bộ máy tuyên truyền mở hết công suất. Trưng cầu ý kiến nhân dân trong nước. Mời Việt kiều về tham khảo. Đủ trò, đủ trống, không thiếu một thứ gì về mặt nổi. Nhưng mặt khác, lập lờ, không nói rõ. Uûy ban tu chính có ai đại diện cho tôn giáo, đoàn thể không- CS không. Có biện pháp cụ thể và tích cực bảo vệ để người dân có thể phát biểâu ý kiến trung thực. Ai đứng ra đúc kết ý kiến một cách vô tư. Nếu để CS tự biên tự diễn như trước tới giờ, việc trưng cầu ý kiến chỉ là một trò tuyên truyền bịp bợm, tốn công, tốn của vô ích.
Nhưng điều khôi hài nhứt phải là nội dung sửa đổi Hiến pháp. Nó được gói gọn trong 4 chữ thôi," Thêm quyền cho Đảng CS". Tất cả các điều khoản, các từ ngữ, danh từ được sửa hay được đổi đều nhằm vào mục đích ấy. Đặc biệt là giành cho Đảng thêm quyền trong cơ chế kinh tế thị trường. Cách nói tuy quanh co, tránh né, nhưng thực chất là đảng hoá nền kinh tế mới. Trước đây Đảng làm chủ kinh tế quốc doanh. Bây giờ có thêm tư doanh, Đảng muốn hiến pháp hoá quyền kinh tế của Đảng để có căn bản pháp luật chi phối toàn bộ nền kinh tế, tư lẫn công. Chẳng có gì mới, chẳng có gì lợi cho dân cho nước cả. Chỉ lợi cho Đảng mà thôi.
Tuy nhiên cách làm mị dân đó sẽ đem lại nhiều hậu quả tệ hại cho Đảng CS trong những ngày sắp tới. Hậu quả thứ nhứt là đem lại sự tuyệt vọng cho người Việt và quốc tế. Những người xưa nay hy vọng CS sẽ cải lương dần, giờ đã thấy rõ sự ngoan cố, tham quyền cố vị, bám quyền hành của Đảng. Chỉ còn có một con đường là lật đổ chế độ, giải trừ Đảng mới có thay đổi. Quan niệm đấu tranh tự do dân chủ không xin mà có, phải đấu tranh mới có, được chứng nghiệm. Hậu quả thứ hai là quốc tế. Chánh sách mở rộng kinh tế VNCS trước và thúc đẩy chuyển đổi chánh trị sau đã phá sản. Chánh quyền các nước Tự do Tây phương sẽ khó lấy thuế cuả nhân dân để bù đắp cho một nước độc tài đảng trị ngoan cố từ da tới xương như VNCS trong những ngày sáp tới. Hậu quả thứ ba cùng tắc biến. Những người ưu tư cho dân, cho nước VN, chỉ còn có một con đường là tranh đấu trực diện. Con đường bàn bạc, thoả hiệp, sống chung đã thành tuyệt lộ, hoàn toàn bế tắc sau kỳ sửa đổi Hiến pháp để tăng quyền cho Đảng này. Theo sử gia Toynbee, trước một chế độ chánh trị mà người dân không thể chịu đựng được, hai thái độ thường xảy ra. Một là đập phá nó đi. Hai là phải sống dai hơn nó để thấy nó chết. Đối với VN, CS đã sống khá lâu rồi. 2 thế hệ ở Miền Bắc vả 1 thế hệ ở Miền Nam. Thái độ thứ nhứt bây giờ có lẽ được nhiều người không- CS chọn hơn. Hậu quả thứ tư và sau cùng có tánh tâm lý quần chúng.
Giải pháp sửa đổi mị dân và bá đạo_ thay vì sửa đổi lợi cho nước, cho dân, lại sửa đổi lợi cho phe đảng_ sẽ gây bất mản lớn. CS vô tình đổ thêm dầâu vào lửa đấu tranh đang cháy từ 2 năm nay. Sự sửa đổi dù ngược chiều nhưng dù sao cũng là một sửa đổi, sẽ kích thích nhân dân đòi hỏi nhiều hơn, mạnh hơn trong tương lai. Ít khi quần chúng chiu ngưng với một sửa đổi. Huống hồ kỳ sửa đổi này là một sửa đổi trái khoái, thì cường độ đòi hỏi, mức độ đấu tranh sẽ tăng cao hơn. Phong trào đấu tranh nhờ thế sẽ thêm sức trong những ngày sắp tới.