Hôm nay,  

Mất Cân Bằng Trong Kinh Tế Toàn Cầu: Dân Chủ Xã Hội và Xã Hội Chủ Nghĩa (Bài 25)

7/17/202016:30:00(View: 13425)

Người viết vốn dị ứng với xã hội chủ nghĩa và cảnh nhà nước lạm dụng quyền lực cho nên nghe đòi mở rộng vai trò của chính quyền để phục vụ xã hội là dán nhãn Mác-Xít theo cách nhìn nhà nước chẳng những không giải quyết mà còn tạo thêm vấn nạn (Government is not the solution to our problem, government is the problem – như Tổng Thống Ronald Reagan phát biểu). Tuy nhiên nghĩ lại thì oan uổng cho thành phần cấp tiến (progressive) khi một số đông trong đó vừa chống tư bản bất công lại chống độc tài cộng sản. Cho nên thiết tưởng cần phân biệt giữa hai mô hình Dân Chủ Xã Hội và Xã Hội Chủ Nghĩa, cọng thêm một khuông mẫu mới là Xã Hội Chủ Nghĩa theo màu sắc Trung Quốc. 


Mô hình Dân Chủ Xã Hội thường được gắn liền với kinh tế gia nổi tiếng John Manyard Keynes. Ông này sống vào đầu thế kỷ 20 nên chứng kiến cảnh Chủ Nghĩa Tư Bản phát triển quá độ dẫn đến chế độ thực dân, bất công xã hội và cuộc Đại Khủng Hoảng 1929. Keynes lại sang Nga nhìn thấy giáo điều Mác-Lenin chà đạp lên quyền tự do cá nhân và làm kiệt quệ nền kinh tế, rồi Đức với sự bùn nổ của tư tưởng Quốc Xã dẫn đến Thế Chiến Thứ Hai thảm khốc. Từ đó Keynes đưa ra giải pháp nhà nước phải đóng vai trò tích cực nhằm ngăn ngừa những quá độ của tư bản, bằng không bất công kinh tế sẽ dẫn đến phẩn nộ và  trào lưu dân túy cùng mầm mống Cộng Sản hay Phát Xít đe doạ hủy diệt quyền tự do cá nhân. Nói cách khác, chính quyền cần mang đến cơ hội đồng đều về kinh tế (economic opportunities – khác với sang bằng giàu nghèo) thì mới bảo vệ được tự do. Nhà nước phải chống độc quyền (monopoly) phát triễn dân sinh (giáo dục, y tế, quyền lợi lao động) tạo điều kiện để mọi người tìm ra được công ăn việc làm tốt (full employment) và chống đỡ nền kinh tế mỗi lần gặp khủng hoảng nhằm giảm thiểu tình trạng bất công và nghèo đói trước khi tâm lý phẫn uất lan tràn. 


Ở Mỹ Tổng Thống Roosevelt đã tiến hành nhiều bước cải cách như phát triển công đoàn và xây dựng mạng lưới an sinh từ sau năm 1929 theo chính sách New Deal để giúp Hoa Kỳ thoát ra Đại Khủng Hoảng. Trong khi đó Âu Châu vẫn còn chế độ thực dân cho nên có thể nói Hoa Kỳ áp dụng mô hình Dân Chủ Xã Hội trước Tây Âu. Nhưng Mỹ là vùng đất mới khai phóng ra đời từ khi dân chúng nổi dậy chống thuế má và sự bảo hộ của vương quốc Anh, do đó người dân Hoa Kỳ có truyền thống độc lập cá nhân (individualism) hoài nghi chính quyền sẽ tước đoạt quyền tự do và tài sản của họ dưới dạng thuế má. Ngược lại Tây Âu sau Thế Chiến Thứ Hai bị chèn ép giữa hai gã khổng lồ Nga và Mỹ nên nhất thiết phải có chính quyền dân chủ đủ mạnh để bảo đảm hoà bình, phục hồi kinh tế và phát triễn dân sinh. Do hoàn cảnh khác biệt này nên từ sau Thế Chiến Thứ Hai Âu Châu phát triễn theo mô hình Dân Chủ Xã Hội trong khi Hoa Kỳ lúc nào cũng bị dằn co giữa vai trò nhà nước lớn hay nhỏ.


Trong khi dân chúng Âu Châu tin vào chính quyền bảo đảm an sinh và quyền tự do cá nhân thì không ít dân chúng Hoa Kỳ chống lại vai trò bành trướng của nhà nước vì họ nghi nghờ sẽ tước đoạt tài sản (qua thuế má) và bóp nghẹt quyền tự do. Cho nên nhiều người Mỹ không phân biệt giữa Dân Chủ Xã Hội hay Xã Hội Chủ Nghĩa, trong cách mạng 1775 họ nổi lên chống “The British are coming” thì nay họ so sánh sự bành trướng của nhà nước giống như “The Communists are coming.”


Tuy nhiên giữa Dân Chủ Xã Hội và Xã Hội Chủ Nghĩa có nhiều khác biệt. Một là dân chủ đa đảng hay độc tài đơn đảng. Thứ nhì nhà nước vẫn phải tôn trọng luật pháp thay vì đứng trên luật pháp. Thứ ba là Tam Quyền Phân Lập. Nền Dân Chủ Xã Hội vẫn tôn trọng quyền tư hữu và kinh doanh tư nhân trong khi nhà nước dùng thuế má để tái phân phối tài sản nhằm giảm bớt giàu nghèo và phát triển dân sinh. Ngược lại trong Xã Hội Chủ Nghĩa không có quyền tư hữu kinh doanh tư nhân, nhà nước nắm trọn của cải và mọi sinh hoạt kinh tế trong nước để chia đều cho mọi người (mà cho đảng viên được nhiều hơn!) 


Xã Hội Chủ Nghĩa theo mô hình Trung Quốc (Việt Nam đang áp dụng) lại là một khuôn mẫu mới. Trước đây tư bản tạo ra của cải (wealth creation) trong khi cộng sản hô hào phân phối của cải (wealth distribution) dẫn đến tình trạng nghèo khó. Nhưng sau khi Liên Bang Xô Viết phá sản thì Đặng Tiểu Bình lập luận mèo trắng mèo đen cũng đều bắt chuột, đảng Cộng Sản tuy vẫn nắm độc quyền lãnh đạo nhưng tính chính danh đặt trên tăng trưởng GDP. Nhà cầm quyền tuy chấp nhận quyền tư hữu và kinh doanh nhưng phải có khả năng điều hành quốc gia tốt (good governance) nhằm tạo ổn định (stability) cho dân giàu nước mạnh. Kết quả nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhảy vọt đưa 1.5 tỷ người ra khỏi ngưỡng cửa nghèo khó trong đó 500-700 triệu người tiến vào giới trung lưu với mức sống và tiêu thụ không kém gì Tây Phương. Trung Quốc tự xem đang ở vào thời đại hoàn kim hơn cả đời nhà Hán. Dân chúng tuy có quyền tư hữu, khu vực kinh tế tư nhân dù được khuyến khích tăng trưởng vô cùng linh động nhưng vẫn đặt dưới sự giám sát trong khi nhà nước tiếp tục sở hữu đất đai, độc quyền lãnh đạo và đưa ra chiến lược công nghệ phát triễn quốc gia. Giữa nhà nước và các tập đoàn chủ lưc (Huawei, Alibaba, v.v…) mập mờ công hay tư.


Nói tóm lại hiện có 3 mô hình của 3 nền kinh tế lớn cạnh tranh lẫn nhau gồm Tư Bản (Hoa Kỳ), Dân Chủ Xã Hội (Tây Âu) và Xã Hội Chủ Nghĩa với màu sắc Trung Quốc. Âu Châu và Trung Quốc sẽ không thay đổi phương thức của mình trừ phi có biến động chính trị, trong khi tại Hoa Kỳ đang có biến động chính trị lớn dằn co quyết liệt giữa hai khuynh hướng Tư Bản và Dân Chủ Xã Hội. Còn lại các nước đang mở mang thì dân chúng thích nếp sống tự do Âu-Mỹ trong khi lãnh đạo lại muốn làm ăn với Trung Quốc để làm giàu và trị dân cho dễ. 

 

Reader's Comment
8/7/202001:38:07
Guest
Trích: “từ sau Thế Chiến Thứ Hai Âu Châu phát triễn theo mô hình Dân Chủ Xã Hội trong khi Hoa Kỳ lúc nào cũng bị dằn co giữa vai trò nhà nước lớn hay nhỏ”. Đây là sự biện luận cực kỳ láo khoét nhất mà ai cũng nhận thấy. Cả Âu châu đều theo tư bản chủ nghĩa. Ngay cả các quốc gia thuộc khối CS Nga cũng theo Tư Bản Chủ Nghĩa sau khi chế độ CNXH sụp đổ. Chả có cái quái gì gọi là Dân Chủ Xã Hội.
Năm xưa tổng thống Pháp Mitterrand cũng dụ dân Tây theo Xã Hội Dân Chủ bằng cách quốc hữu hoá ngân hàng và các nghành công nghệ chính. Kết quả sau 5 năm, nền kinh tế Pháp suy sụp chưa từng thấy, thất nghiệp tràn lan. Cũng may là các nhà chíng trị gia Pháp thấy được nên chống đối nên mới thay đổi lại. Hãy coi bài học của Venezuela mới xảy ra vài năm trước đây để đừng bị mắc vào cái bẫy của những tên đội lốt Dân Chủ Lưu Manh.
Chính chế độ Tư Bản mới có nhiều lợi nhuận để cải thiện xã hội, nâng cao đời sống của giới lao động nghèo khó.
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
- Alvin Bragg (Biện lý Manhattan) được thúc giục truy tố hình sự vụ Trump tống tiền các hãng luật để lấy hàng chục triệu dịch vụ - Trump lãnh búa pháp lý: Thẩm phán Wendy Beetlestone cho phép 5 người kiện Trump tội phỉ báng, bất kể Trump nói Tu chính án 1 là quyền tự do phát biểu.
(Ngày 2 tháng 4, Reuters) – Một bác sĩ nổi tiếng với các quan điểm trái chiều về vắc-xin thời kỳ đại dịch COVID-19 vừa được bổ nhiệm vào vị trí quan trọng trong Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA). Theo hai nguồn tin thân cận tiết lộ với Reuters, bác sĩ Tracy Beth Hoeg, chuyên gia y học thể thao và dịch tễ học, đã được chỉ định làm phụ tá đặc biệt cho tân Giám đốc FDA Martin Makary.
Con chip máy tính vận hành hoàn toàn bằng ánh sáng, được kỳ vọng sẽ trở thành “trái tim” cho các trung tâm dữ liệu Trí Tuệ Nhân Tạo (AI) và thúc đẩy tính toán hiệu năng cao (high-performance computing, HPC) theo hướng bền vững hơn, đã chính thức bước vào giai đoạn sản xuất. Đây được xem là vi mạch thần kinh nhân tạo (hay Bộ tăng tốc mạng nơ-ron, tiếng Anh là Neural processing units, NPU) dựa trên ánh sáng đầu tiên trên thế giới.
Vào đầu thế kỷ 20, một chú ngựa nổi tiếng tên là Clever Hans đã gây xôn xao cả nước Đức vì có vẻ như nó có thể hiểu tiếng Đức, biết giờ giấc và thậm chí là làm toán. Tuy nhiên, khi một nhóm nghiên cứu vào cuộc, họ phát hiện ra rằng Clever Hans không thực sự hiểu được ngôn ngữ hay các con số. Thực tế, chú ngựa này chỉ phản ứng với những dấu hiệu tiềm thức (subconscious) từ cử chỉ và nét mặt của huấn luyện viên.
Musk sa thải 6.000 người ở Bộ Nông nghiệp, bây giờ không kiểm dịch nổi các cảng, cánh đồng và siêu thị. Mỹ cơ nguy bị các sinh vật ngoại nhập xóa sổ mùa màng. - TNS Ron Wyden: kinh tế Mỹ từ từ sự ghen tị của thế giới bị Trump biến thành trò cười - John Bolton (cố vấn an ninh quốc gia chính phủ Trump 2018-2019): Trump là kẻ mù chữ về thuế quan, đang đẩy đồng minh về phe TQ
(WASHINGTON, ngày 9 tháng 4, Reuters) – Chánh Văn Phòng của Giám đốc Tình Báo Quốc Gia Hoa Kỳ cho biết cộng đồng tình báo đang tiến hành điều tra liệu FBI có dính líu đến việc lên kế hoạch cho vụ bạo loạn Điện Capitol ngày 6 tháng 1 năm 2021 hay không. Vụ việc từng khiến cả nước kinh hoàng khi hàng ngàn người ủng hộ Donald Trump tràn vào tòa nhà Quốc Hội đập phá.
(HOA KỲ, ngày 8 tháng 4, Lithub) – Hôm thứ Sáu tuần trước, một nhóm gồm 21 Bộ trưởng Tư Pháp tiểu bang trên toàn nước Mỹ đã đồng loạt khởi kiện nhằm phản đối các biện pháp cắt giảm ngân sách của chính quyền Trump và Musk đối với các cơ quan liên bang.
Washington, ngày 9 tháng 4, 2025 – Tổng thống Donald Trump vừa tuyên bố sẽ tạm ngừng áp dụng một số mức thuế trong vòng 90 ngày đối với 75 đối tác thương mại chưa có hành động trả đũa các chính sách thuế quan của chính quyền ông, trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu tiếp tục leo thang. Thông báo được đưa ra trên nền tảng mạng xã hội X vào khoảng 1:30 chiều, theo giờ miền Đông, trong đó ông Trump cho biết quyết định tạm hoãn này dựa trên việc các quốc gia liên quan đã “gọi đến để thảo luận” về những rào cản thương mại mà Hoa Kỳ cáo buộc họ đang áp dụng. Dù vậy, ông Trump khẳng định mức thuế 10% sẽ vẫn được giữ nguyên trên toàn bộ các mặt hàng nhập khẩu từ các quốc gia này trong thời gian hoãn.
- Elon Musk mắng Cố vấn Thương mại Peter Navarro của Trump là thằng ngu, vì thuế quan sẽ hại dân Mỹ - Doanh gia Kimbal Musk (em trai của Elon Musk): thuế quan của Trump làm hại vĩnh viễn người tiêu dùng Mỹ - Larry Summers (cựu Bộ trưởng Tài chính): Thuế quan của Trump sẽ làm bốc hơi 30 nghìn tỷ USD; Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Paul Krugman: bi quan.
Để đánh dấu năm thứ 15 phục vụ cộng đồng, tối Chủ Nhật, ngày 23 tháng 3 năm 2025 tại nhà hàng Hoàng Sa, Paracel Seafood Restaurant, 1583 Brookhurst Street, Westminster, CA 92683, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ (CLBTNS) đã tổ chức một buổi Đại Nhạc Hội với sự tham dự của gần 500 người.
(SEOUL, ngày 9 tháng 4, Reuters) – Bắc Hàn tuyên bố rõ ràng rằng tham vọng trở thành cường quốc vũ khí nguyên tử của họ sẽ luôn “vững như kiềng ba chân,” cho dù Hoa Kỳ và các đồng minh Á Châu có gây sức ép đến đâu.
(HOA KỲ, ngày 8 tháng 4, Reuters) – Một bé trai ở Texas vừa trở thành nạn nhân thứ hai tử vong vì bệnh sởi (measles), căn bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh nhất thế giới. Sởi từng được xem là đã bị xóa sổ tại Hoa Kỳ vào năm 2000, thành tựu lớn sau nhiều thập niên chủng ngừa rộng rãi với vắc-xin hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ chích ngừa ở trẻ em Hoa Kỳ giảm sút đáng kể – một phần do nhiều luồng thông tin sai lạc và không có cơ sở khoa học cho rằng vắc-xin không an toàn. Điều này đã khiến dịch bệnh bùng phát trở lại khắp nơi.
Chính quyền Trump công bố một số mức thuế quan mới áp dụng cho đa số đối tác thương mại của Hoa Kỳ vào ngày 2/4/2025, mà ông gọi là “Ngày Giải Phóng.” Giới tiêu thụ Hoa Kỳ sẽ sớm nhận thấy ảnh hưởng của quyết định này đối với thực phẩm bầy bán tại các cửa hàng thực phẩm trên toàn nước Mỹ. Báo New York Times tiên đoán rằng họ không cần phải chờ đợi lâu, mà sẽ thấy giá thực phẩm tăng ngay trong tháng 4 này. Nhưng đối với những sản phẩm lâu bền, cần khoảng một năm.
- Báo The New Republic: Trump có kiến ​​thức kinh tế học ở cấp mẫu giáo (Thí dụ: VN phải mua cái gì của Mỹ để cân bằng thâm hụt thương mại?) - TQ nói với Trump: TQ sẽ chiến đấu tới cùng trong cuộc chiến thương mại. TQ phá giá đồng nhân dân tệ so với USD để gồng lâu dài - TQ nói sẽ ra 6 đòn phản kích thương mại.
(WASHINGTON, ngày 7 tháng 4, Reuters) – Harvard, Đại học danh giá bậc nhất Hoa Kỳ, vừa công bố kế hoạch vay 750 triệu MK từ Wall Street như một phần trong kế hoạch dự phòng tài chánh. Quyết định này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi chính quyền Trump thông báo đang rà soát lại khoản tài trợ liên bang 9 tỷ MK dành cho các trường đại học, nhằm trấn áp những biểu hiện bị cho là “bài Do Thái” đang lan rộng trong môi trường đại học.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.